Ẩm thực

Ðề: Ẩm thực

MỲ QUẢNG

Vật Liệu:
-2 kg mì Quảng. Có thể thay thế bằng phở khô sợi to.
-1 kg xương heo, hay xương gà.
-1 kg thịt heo nạc, hoặc thịt gà ức.
-1 kg tôm tươi, loại tôm cỏ hoặc tôm bạc vỏ mỏng.
-200 gr đậu phộng rang
-3 bánh tráng mè loại dày
-1 búp chuối hột (chuối sứ)
-Rau salad, rau thơm(húng, trà quế), rau muống chẻ, giá sống.
-Nước mắm, hành tím, tỏi khô, tiêu, đường, bột ngọt, hột điều màu (tuỳ ý).
-Chanh, tỏi, ớt, hành, ngò. </SPAN />Chuẩn bị:

- Nếu không mua được mì Quảng, ta có thể dùng bánh phở khô sợi to, ngâm nước nóng, rồi trụng với nước có pha bột nghệ. Đem xáo lại nước lạnh, rồi xáo với dầu ăn đã khử hành cho thơm, cho sợi mì không bị dính lại.
-Nước lèo, xương heo đem rửa sạch, để ráo. Hai lít nước đun sôi, bỏ xương vào nồi hầm mềm. Trong lúc hầm, nêm vô muỗng cafe muối, vớt bọt thường xuyên cho nước trong.
- Thịt heo (gà) xắt ra từng miếng, dày mỏng tùy ý. Ướp hành, tiêu, muối, đường.
- Tôm cắt bỏ đầu đuôi, rút chỉ lưng. Nếu không sợ cholesterol thì lấy gạch của tôm, bằng cách lột đầu tôm, cắt đầu để riêng, giã nát nhuyễn. Cho vào 1 tsp nước chanh để ngăn giảm sự lên mùi. Lúc xào nhân thì bỏ chung vào với tôm. Rửa tôm để ráo, nếu không muốn ăn vỏ, thì lột vỏ bỏ. Cũng ướp muối,tiêu, đường.
- Bánh tráng mè đem nướng vàng.
- Đậu phộng rang chín, chà sạch vỏ, giã nhỏ.
- Búp chuối bào mỏng, ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, đến khi gần dọn ăn sẽ xả lại nước lạnh, để ráo.
- Rau salad, rau thơm (húng) các thứ đem nhặt, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ, trộn chung với bắp chuối bào và rau muống chẻ cùng giá đã rửa sạch (ăn sống hoặc trụng tuỳ ý).

Cách nấu:

- Đổ thêm vô nồi xương hầm một lít nước sôi, đập dập 3 củ hành tím đã lột vỏ, bỏ vô nồi xương, nêm thêm vô 3 muỗng canh nước mắm + muỗng cafe đường + muỗng cafe bột ngọt + chút tiêu, nêm nếm nước dùng cho vừa ăn, giữ nóng trên bếp.
- Bắc xoong bỏ vô 5 muỗng canh dầu ăn, dầu nóng cho muỗng súp hột điều màu vô xào cho ra hết màu, vớt bỏ xác, đổ dầu hột điều này vô cái chén riêng, bỏ thêm vô nồi 5 muỗng canh dầu ăn nữa, bỏ 5 củ hành tím bào mỏng + 3 tép tỏi đập dập vô xào cho thơm, bỏ thịt vô xào, trút tôm, đầu gạch tôm vô chung , tôm chín cho thịt vô trộn đều, nêm vô 3 muõng súp nước mắm + muỗng cafe bột ngọt + trộn đều cho tôm và thịt thấm gia vị, múc vài vá nước hầm xương đổ vào nồi tôm thịt, nấu thêm một chút nữa , sau đó múc nước hầm xương đổ thêm vô cho ngập sâm sấp mặt tôm thịt, nêm nếm cho vừa ăn, chan chén dầu hột điều vô nồi tôm thịt, để nhỏ lửa, giữ cho nồi tôm thịt luôn nóng.
-Bắc chảo mỡ, phi thêm một ít hành tím, đổ dầu hành vô nồi nước dùng cho thơm và béo.
-Hỗn hợp rau giá bỏ dưới tô, đến mì, hành ngò, chan nước nhưng sâm sấp, nặn chanh, bỏ ớt vào, đậu phụng, cùng với bánh tráng mè bóp nhỏ.

Ghi chú:
Mì Quảng được ăn theo dạng khô, sợi mì chỉ thấm ướt nước lèo và không chan nhiều nước như hủ tiếu hay phở. Ăn Mì Quảng phải ăn nhiều rau mới ngon. Có người thêm vào nồi nhân thịt cua, thịt gà ức, chả cá thác lác, hay là giò chả, mực ống xắt lát mỏng, tô mì sẽ phong phú và hấp dẫn hơn. Có người còn cho thêm cà chua, tạo nước nhưn sền sệt, ngon hơn.

1178857206_miquang2.jpg


Bài này cũng chưa gọi là oách đâu, bí quyết còn đang giữ đêy kè kè... :cogidau:
 
Ðề: Ẩm thực

em thik món mỳ quảng cá lóc hơn..nhỏ bạn hay làm cho ăn..hjhj.Nhưng hok bít làm..mặc dù rất thik nấu ăn..Bày em nha KimThanh
 
Ðề: Ẩm thực

MỲ QUẢNG

Vật Liệu:
-2 kg mì Quảng. Có thể thay thế bằng phở khô sợi to.
-1 kg xương heo, hay xương gà.
-1 kg thịt heo nạc, hoặc thịt gà ức.
-1 kg tôm tươi, loại tôm cỏ hoặc tôm bạc vỏ mỏng.
-200 gr đậu phộng rang
-3 bánh tráng mè loại dày
-1 búp chuối hột (chuối sứ)
-Rau salad, rau thơm(húng, trà quế), rau muống chẻ, giá sống.
-Nước mắm, hành tím, tỏi khô, tiêu, đường, bột ngọt, hột điều màu (tuỳ ý).
-Chanh, tỏi, ớt, hành, ngò. </SPAN />Chuẩn bị:

- Nếu không mua được mì Quảng, ta có thể dùng bánh phở khô sợi to, ngâm nước nóng, rồi trụng với nước có pha bột nghệ. Đem xáo lại nước lạnh, rồi xáo với dầu ăn đã khử hành cho thơm, cho sợi mì không bị dính lại.
-Nước lèo, xương heo đem rửa sạch, để ráo. Hai lít nước đun sôi, bỏ xương vào nồi hầm mềm. Trong lúc hầm, nêm vô muỗng cafe muối, vớt bọt thường xuyên cho nước trong.
- Thịt heo (gà) xắt ra từng miếng, dày mỏng tùy ý. Ướp hành, tiêu, muối, đường.
- Tôm cắt bỏ đầu đuôi, rút chỉ lưng. Nếu không sợ cholesterol thì lấy gạch của tôm, bằng cách lột đầu tôm, cắt đầu để riêng, giã nát nhuyễn. Cho vào 1 tsp nước chanh để ngăn giảm sự lên mùi. Lúc xào nhân thì bỏ chung vào với tôm. Rửa tôm để ráo, nếu không muốn ăn vỏ, thì lột vỏ bỏ. Cũng ướp muối,tiêu, đường.
- Bánh tráng mè đem nướng vàng.
- Đậu phộng rang chín, chà sạch vỏ, giã nhỏ.
- Búp chuối bào mỏng, ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, đến khi gần dọn ăn sẽ xả lại nước lạnh, để ráo.
- Rau salad, rau thơm (húng) các thứ đem nhặt, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ, trộn chung với bắp chuối bào và rau muống chẻ cùng giá đã rửa sạch (ăn sống hoặc trụng tuỳ ý).

Cách nấu:

- Đổ thêm vô nồi xương hầm một lít nước sôi, đập dập 3 củ hành tím đã lột vỏ, bỏ vô nồi xương, nêm thêm vô 3 muỗng canh nước mắm + muỗng cafe đường + muỗng cafe bột ngọt + chút tiêu, nêm nếm nước dùng cho vừa ăn, giữ nóng trên bếp.
- Bắc xoong bỏ vô 5 muỗng canh dầu ăn, dầu nóng cho muỗng súp hột điều màu vô xào cho ra hết màu, vớt bỏ xác, đổ dầu hột điều này vô cái chén riêng, bỏ thêm vô nồi 5 muỗng canh dầu ăn nữa, bỏ 5 củ hành tím bào mỏng + 3 tép tỏi đập dập vô xào cho thơm, bỏ thịt vô xào, trút tôm, đầu gạch tôm vô chung , tôm chín cho thịt vô trộn đều, nêm vô 3 muõng súp nước mắm + muỗng cafe bột ngọt + trộn đều cho tôm và thịt thấm gia vị, múc vài vá nước hầm xương đổ vào nồi tôm thịt, nấu thêm một chút nữa , sau đó múc nước hầm xương đổ thêm vô cho ngập sâm sấp mặt tôm thịt, nêm nếm cho vừa ăn, chan chén dầu hột điều vô nồi tôm thịt, để nhỏ lửa, giữ cho nồi tôm thịt luôn nóng.
-Bắc chảo mỡ, phi thêm một ít hành tím, đổ dầu hành vô nồi nước dùng cho thơm và béo.
-Hỗn hợp rau giá bỏ dưới tô, đến mì, hành ngò, chan nước nhưng sâm sấp, nặn chanh, bỏ ớt vào, đậu phụng, cùng với bánh tráng mè bóp nhỏ.

Ghi chú:
Mì Quảng được ăn theo dạng khô, sợi mì chỉ thấm ướt nước lèo và không chan nhiều nước như hủ tiếu hay phở. Ăn Mì Quảng phải ăn nhiều rau mới ngon. Có người thêm vào nồi nhân thịt cua, thịt gà ức, chả cá thác lác, hay là giò chả, mực ống xắt lát mỏng, tô mì sẽ phong phú và hấp dẫn hơn. Có người còn cho thêm cà chua, tạo nước nhưn sền sệt, ngon hơn.

1178857206_miquang2.jpg


Bài này cũng chưa gọi là oách đâu, bí quyết còn đang giữ đêy kè kè... :cogidau:

Mì gói​
Thành phần: Mì gói (Gia vị có sẵn trong gói), tô, nắp đậy và nước sôi.

Cách chế biến: Bỏ mì và gia vị vào tô, đổ nước sôi vào, đậy nắp 5 phút rồi ăn.

:ngacnhien::ngacnhien::ngacnhien:
 
Ðề: Ẩm thực

Sữa chua (Yaourt)
Ai cũng biết sữa chua ăn đẹp da, đẹp dáng mà lại giàu canxi, giúp tạo men tiêu hóa tốt cho cả trẻ em và người lớn. Hôm nay mình bày các làm sữa chua cho các bác nhé, món này chắc đa số các pác đều biết làm nhưng mà thực tế thì chỉ có 1 số ít người thành công với món này. Sau đây là các làm của em và thành phẩm rất là đạt chuẩn nhoa :e1:
suachua.jpg
Nguyên liệu:
1 hộp sữa đặc có đừơng cô gái hà lan
4 muỗng canh sữa bột cô gái hà lan (nếu ko có thì dùng 1 bịch sữa tươi có đường thay thế)
1 hộp sữa chua vinamilk (cái này dùng để làm men)
2 muỗng canh đừơng
Cách làm
(Chú ý là toàn bộ nước lường đều dùng hộp lon sữa đã khui)
Pha 1 hộp sữa đặc, 2 muỗng canh đừơng với 2 hộp nước đang sôi khuấy đều
Pha 1 hộp sữa chua với 1/2 hộp nước lạnh
Pha 1 hộp nước ấm (2 phần nóng 1 phần lạnh) với 4 muỗng canh sữa bột
Trộn tất cả các hỗn hợp trên lại khuấy đều thật đều rót ra các hủ nhỏ(hộp,ca, ly có nắp, lớn nhỏ tùy thích, cũng có thể cho êết vào 1 hộp lớn cũng đc), đóng nắp lại. xếp các hủ vào 1 thùng giữ nhiệt (các thùng đựng đá) hoặc xếp vào 1 cái nồi lớn hoặc bất cứ cái gì tiện cho bạn, chế nước nóng (2 phần nóng 1 phần lạnh) bên ngoài cái hủ, chế đến chỗ ngang mặt sữa bên trong, ko chế ngập hủ, và cũng ko chế nước thấp hơn phần sữa bên trong. Nếu là thùng giữ nhiệt thì đậy nắp lại là đc, nếu là cái nồi hay cái gì khác thì phải quấn khăn xung quanh nồi đầy nắp lại dằn kín nắp nồi (mục đích là giữ đc độ nóng bên trong nồi), để yên 1 góc trong 10-12 giờ, thích ăn chua nhiều thì để 12 giờ, ko thích ăn chua thì để 10 giờ (thời tiết lạnh thì có thể để lâu hơn 1vài giờ). Trong thời gian ủ sữa chua, ko được động đến thùng hay nồi ủ vì nếu sữa bên trong dao động sẽ làm rữa sữa chua thành phẩm.
Sau 12 giờ mở nắp lấy các hủ sữa chua ra(mở nắp thử 1 hủ, nếu thấy mặt sữa đặc như đậu hủ non là thành công) đem cho vào tủ lạnh chờ lạnh và dùng
Yêu cầu: Sữa chua thành phẩm đạt yêu cầu phải mịn, đặc và mềm như đậu hủ non, đặc từ trên xuống dưới, ko bị tách lớp (lớp trên sữa, lớp dưới nước), sữa chua thành phẩm ngọt, béo, thơm có vị chua nhẹ. Nếu làm đúng y như trên đảm bảo ngon hơn sữa chua vinamilk hộp :yayyay:
BTW: Nếu bạn đã làm 1 lần thành công và muốn làm tiếp thì chỉ cần chừa sữa chua đã làm lại đúng bằng 1 hộp vinamilk để làm men ko cần phải mua sữa chua để làm men nữa
 
Ðề: Ẩm thực

Cá cơm - món ăn bình dân

small_1238770245.nv.jpg

Một món ăn ngon được chế biến công phu từ cá cơm là nem. Cắt đầu và phần bụng cá, bỏ ruột, rửa sạch, ngâm nước muối cho cá nhũn ra, gỡ bỏ xương, ngâm lại với nước dừa cho thấm chất ngọt. Vớt để ráo nước, gói cá vào vải mùng vắt khô, quết nhuyễn với tỏi nướng, cá sẽ dai và thơm. Trung bình 1 kg cá cần 50 gram tỏi cùng với muối, đường, tiêu hột, bột màu thực phẩm, tỏi sống xắt lát mỏng, trộn đều với cá và gia vị rồi vo viên cỡ ngón tay cái, thoa ngoài bằng mỡ nước. Dùng vài lá chùm ruột gói viên cá, ngoài là lá vông, lá chuối, cột dây chữ thập thật chặt. Sau một tuần là ăn được. Nem cá cơm dễ tiêu, hàm lượng dinh dưỡng cao.

Trong các buổi tiệc, giỗ ở miền quê Gò Công (Tiền Giang), ngoài những thức ăn thịt, cá ê hề, chủ nhà thường dọn kèm mỗi bàn vài ba thố mắm cá cơm chua cùng bún, rau sống.

Giản dị như vậy, nhưng sau khi khách đã ngán các món ăn bài bản đầy chất béo thì món mắm chua sẽ lôi cuốn khách bằng hương vị đậm đà, dân dã. Cách chế biến cũng không khó.

Cá cơm cắt đầu, bỏ ruột, chà bằng rổ tre cho sạch vảy. Để ráo nước, rải phơi nắng vừa độ dai và trong. Đâm nhuyễn tỏi, ớt vừa khẩu vị trộn đều với cá, sắp khéo vào hũ thủy tinh, nấu nước mắm ngon cùng đường cát trắng cho sôi, để nguội đổ ngập cá. Mía chặt lóng chẻ tư gài ép cá không cho nổi, đậy kín. Bình quân 2 kg cá cơm khi thành phẩm còn độ 1 kg mắm. Để từ 10 đến 15 ngày, mắm có mùi thơm là dùng được.

Khi ăn, xắt khóm miếng nhỏ, rim đường cát cho dẻo, đu đủ xanh bào sợi bóp muối, vắt khô sẽ giòn và không làm nát cá. Trộn các thứ với mắm, thêm chanh, ớt tuỳ thích. Nếu trộn để hai ngày sau mắm sẽ chua và thơm ngon hơn. Ăn kèm thịt phay luộc, bún, khế, chuối hột non, dưa leo và các loại rau thơm. Những vị này hoà lẫn nhau tạo cảm giác rất ngon miệng, trên hết vẫn là hương mắm cá cơm ngọt dịu, đằm thắm chất quê.

Tuy là món ăn bình dân dễ chế biến, nhưng mắm cá cơm chua, nem cá cơm rất được ưa chuộng và thường không thiếu vắng trong các buổi tiệc, giỗ của người Gò Công chính gốc.
 
Ðề: Ẩm thực

Vịt nâú chao
Nguyên liệu:
1 con vịt 1.5-2kg (ngon nhất là vịt sim)
1 hủ chao ngon
Các loại gia vị thông thường
600 gr khoai cao (còn gọi là khoai sọ, khoai môn) ko có thì thay thế bằng khoai lang cũng đc nhưng ko ngon bằng khoai cao
Rau ăn lẩu các lọai (ví dụ: rau muống, mồng tơi, tần ô, cải xanh....)
1 nắm hành lá
1 ít gừng, 1 chén rượu trắng
1 lít nước dừa tươi
1kg bún
Cách làm:
Giã gừng nhuyễn rồi trộn vào với muối, chế rượu trắng vào ngâm để đó
Khoai cao hoặc khoai lang gọt vỏ, cắt miềng vừa ăn. Lấy 2/3 khoai đó đem chiên vàng, 1/3 còn lại để đó
Vịt làm sạch rồi dùng hỗn hợp rượu-gừng-muối chà lên mình con vịt cho đều thật đều, để 5 - 10 phút, rồi chặt vịt ra thành miếng nhỏ vừa ăn
Ướp vịt với tỏi, củ hành giã nhuyễn trộn muối, đường
Vớt những miếng chao ra 1 cái bát, nước chao đó pha vào 1 tí đường.
Phi dầu tỏi cho thơm, cho miếng chao vào xào nêm thêm đường, xào cho chao thơm và thấm đường và đỏ lên thì múc 1/2 chao đó ra 1 cái bát khác. Phần chao còn lại trong chảo, cho vịt đã chặt vào xào, xào cho đến khi vịt khô nước và thấm đều chao.
Bắt nồi nấu nước dừa, khi nước dừa sôi lên thì cho vịt đã xào và khoai chưa chiên vào nấu, nấu đến khi thấy khoai chín thì vớt khoai ra và nghiền cho nát khoai rồi đổ trở vào (chủ yếu là tạo độ sệt và béo thơm cho nước dùng). Khi vịt gần chín thì cho khoai đã chiên vào nấu tiếp đến khi vịt mềm, nêm nếm lại.
Phần chao đã xào còn lại pha thêm 1 ít nước chao và nước dừa vào, nêm cho hơi đậm 1 tí vì phần này làm nước chấm ( pha sao cho nó sền sệt là được)
Rau cải rửa sạch, cắt khúc, hành cắt khúc.
Sau đó cho thịt vịt ra lẩu hoặc nồi để bếp gá nhỏ, đun lửa riu riu (để giữ nóng). Khi ăn nhúng rau và hành vào, ăn kèm với bún. Dọn kèm với nước chấm đã pha lúc nãy, cắt vào vài khoanh ớt.
==> thế là xong
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ẩm thực

Vịt nâú chao
Nguyên liệu:
1 con vịt 1.5-2kg (ngon nhất là vịt sim)
1 hủ chao ngon
Các loại gia vị thông thường
600 gr khoai cao (còn gọi là khoai sọ, khoai môn) ko có thì thay thế bằng khoai lang cũng đc nhưng ko ngon bằng khoai cao
Rau ăn lẩu các lọai (ví dụ: rau muống, mồng tơi, tần ô, cải xanh....)
1 nắm hành lá
1 ít gừng, 1 chén rượu trắng
1 lít nước dừa tươi
1kg bún
Cách làm:
Giã gừng nhuyễn rồi trộn vào với muối, chế rượu trắng vào ngâm để đó
Khoai cao hoặc khoai lang gọt vỏ, cắt miềng vừa ăn. Lấy 2/3 khoai đó đem chiên vàng, 1/3 còn lại để đó
Vịt làm sạch rồi dùng hỗn hợp rượu-gừng-muối chà lên mình con vịt cho đều thật đều, để 5 - 10 phút, rồi chặt vịt ra thành miếng nhỏ vừa ăn
Ướp vịt với tỏi, củ hành giã nhuyễn trộn muối, đường
Vớt những miếng chao ra 1 cái bát, nước chao đó pha vào 1 tí đường.
Phi tỏi cho thơm, cho miếng chao vào xào nêm thêm đường, xào cho chao thơm và thấm đường thì múc 1/2 chao đó ra 1 cái bát khác. Phần chao còn lại trong chảo, cho vịt đã chặt vào xào, xào cho đến khi vịt khô nước và thấm đều chao.
Bắt nồi nấu nước dừa, khi nước dừa sôi lên thì cho vịt đã xào và khoai chưa chiên vào nấu, nấu đến khi thấy khoai chín thì vớt khoai ra và nghiền cho nát khoai rồi đổ trở vào (chủ yếu là tạo độ sệt và béo thơm cho nước dùng). Khi vịt gần chín thì cho khoai đã chiên vào nấu tiếp đến khi vịt mềm, nêm nếm lại.
Phần chao đã xào còn lại pha thêm 1 ít nước chao và nước dừa vào, nêm cho hơi đậm 1 tí vì phần này làm nước chấm ( pha sao cho nó sền sệt là được)
Rau cải rửa sạch, cắt khúc, hành cắt khúc.
Sau đó cho thịt vịt ra lẩu hoặc nồi để bếp gá nhỏ, đun lửa riu riu (để giữ nóng). Khi ăn nhúng rau và hành vào, ăn kèm với bún. Dọn kèm với nước chấm đã pha lúc nãy, cắt vào vài khoanh ớt.
==> thế là xong
Thêm vào cho phong phú nè. Nhìn là thèm :tinhtuong:

im12227969601.jpg


vitnauchao.jpg
 
Ðề: Ẩm thực

Hủ tiếu Satế Mỹ Tho
HutieuSate.jpg
Mỗi lần nhắc đến Mỹ Tho, người ta thường nhớ ngay tới món Hủ tiếu Mỹ Tho vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh. Đất Mỹ Tho nổi tiếng với nhiều món ăn ngon, như Hủ tiếu Mỹ Tho đậm đà có nước lèo nấu với thịt heo bằm, mực, tôm khô… làm ấm lòng thực khách xa quê; Bún gỏi già ăn lạ miệng, có vị chua của me, ăn với tôm luộc và thịt luộc, hẹ, đậu phọng… đi đâu cũng nhớ hương vị này; Hủ tiếu bò viên có nước lèo trong, cọng hủ tiếu dai và từng mảng ngò gai xắt nhuyễn... đã ăn qua thì khó nhai nổi bò viên chỗ khác; Hủ tiếu chay Mỹ Tho với nước lèo được nấu bằng trái mướp non, có vị ngọt, ngon và rất bổ…; Bánh giá Chợ Giồng thơm lựng với mấy con tôm giòn rụm v.v…

Đặc biệt Mỹ Tho còn có một đặc sản là Hủ tiếu Sa tế, nếu không nhắc đến sẽ là một thiếu sót lớn. Cái món ăn nghe tên rất lạ, tuy sinh sau đẻ muộn so với hủ tiếu Mỹ Tho, nhưng cũng là một món ăn đặc sắc, làm thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức của bao thế hệ thực khách địa phương cũng như những vùng lân cận.

Hủ tiếu thịt bò được khéo léo kết hợp với sa tế thành món ăn ngon độc đáo. Để nấu được nồi nước lèo, nghe nói phải phối trộn mười mấy thứ gia vị khác nhau và chủ đạo là ớt sa tế, để cho ra một dạng nước súp đặc sệt. Trong những chiều mưa buồn, tan sở về thấy đói bụng nên tớ thường ghé một tiệm quen ăn hủ tiếu Sa tế. Mới đậu xe trước tiệm, đã hít được mùi thơm phảng phất lan tỏa từ cái nồi nước lèo đang sôi sùng sục, rất lôi cuốn và mời mọc.

Bánh hủ tiếu khô, được trụng mềm rồi cho vào tô, cùng với giá, rau quế, lá ngò gai xắt nhỏ. Tiếp theo người bán dùng một chiếc vợt nhỏ cho thịt bò vào và đem trụng trong nồi nước lèo, khi thịt vừa tái cho lên phía trên mặt bánh. Sau đó chan nước lèo vào tô. Ngoài thịt bò, còn có gân bò. Xếp thêm mấy lát khế, dưa leo và rắc đậu phọng… là có ngay món hủ tiếu Sa tế hấp dẫn.

Một tô Sa tế nghi ngút khói với nhiều thịt bò, màu sắc bắt mắt được dọn ra bàn. Nêm nếm chút tương xay, chanh và ớt là có thể vừa thổi vừa ăn. Cái tên "hủ tiếu sa tế" đã nói lên đặc trưng của món hủ tiếu chắc chắn phải cay. Tuy nhiên người nấu đã bớt đi liều lượng những thứ gia vị căn bản nhằm giảm mùi hôi nồng, cũng như hãm vị cay "hỗn" như xé lưỡi của sa tế, nên tô hủ tiếu chỉ vừa ăn chứ không quá cay. Rất hợp khẩu vị.

Hủ tiếu càng ngon hơn khi có sự kết hợp nhiều hương vị đặc trưng riêng của sa tế. Thành phần thịt thì giống thịt trong bò kho, nếu ăn vội vàng có cảm nhận nó giống như hủ tiếu bò kho. Mùi thơm của nước lèo cùng vị cay làm cho thịt bò tái trở nên ngọt hơn. Những lát khế chua và dưa leo như làm dịu đi cái cay. Hủ tiếu Sa tế có vị béo, chua, cay, mặn, ngọt đủ cả. Ăn hết phần cái, húp cạn nước sốt, cảm thấy cái ngon như trọn vẹn hơn. Món này bảo đảm ăn... hết sẩy.

Cái hay là tô hủ tiếu Sa tế có thể giữ nóng rất tốt. Trời mưa mới dứt, lạnh run thế mà ăn xong tô hủ tiếu thấy nóng cả người, cảm giác sảng khoái do món ăn mang đến thật thú vị! Hủ tiếu sa tế Mỹ Tho ở Tiền Giang không giống hủ tiếu sa tế của người Hoa ở Chợ Lớn, nước lèo trong tô hủ tiếu sa tế Mỹ Tho "khiêm tốn" hơn. Khế, dưa leo… được để chung với giá, rau quế và ngò gai sẵn trong tô, còn hủ tiếu Sa tế ở nơi khác thì khế và dưa leo để riêng ở ngoài dĩa, người ăn tự cho vào tô.

Hủ tiếu Sa tế Mỹ Tho với hương vị riêng biệt đã nhanh chóng trở thành món ăn không thể thiếu của người dân bản xứ. Một món ăn dân dã nhưng không kém phần sang trọng. Ở thành phố Mỹ Tho hiện nay có nhiều tiệm bán hủ tiếu Sa tế.

Quán hủ tiếu Sa tế đầu tiên của Mỹ Tho bán ở đường Trưng Trắc, đã định hình một thương hiệu hủ tiếu Sa tế thơm dịu, tươi sắc. Nghe đồn là bí quyết nấu nước lèo ở tiệm này được treo giá đến vài chục triệu đồng nhưng vẫn không bán. Trong quá trình đô thị hóa, mặt bằng bị giải tỏa nên tiệm đã phải di dời đến nhiều địa điểm khác nhau. Sau này có nhiều người ra bắt chước bán hủ tiếu Sa tế nhưng không ngon bằng.

Nếu có dịp đến Mỹ Tho, bạn hãy tranh thủ thưởng thức một tô hủ tiếu Sa tế để cảm nhận hương vị lạ của vùng sông nước miền Tây hiền hòa. “Hãy thử một lần rồi xem, bạn sẽ thik ngay mà!” Hehehe……… :dangyeu:
 
Ðề: Ẩm thực

em thik món mỳ quảng cá lóc hơn..nhỏ bạn hay làm cho ăn..hjhj.Nhưng hok bít làm..mặc dù rất thik nấu ăn..Bày em nha KimThanh
Rất dễ. Hãy liên hệ ngay hôm nay để có bí quyết mì quảng cá lóc chánh hãng nhé
 
Ðề: Ẩm thực

Kim chi Hàn Quốc
Hôm nay chia sẻ với bà con 1 món ăn rất hợp gu với dịp tết: Kim chi :mua: Kim chi dùng ăn kèm với thịt kho tàu với vị chua thanh sẽ làm giảm cái béo ngậy của thịt mỡ. Đặc biệt, em thấy tết năm nay hơi se lạnh,có món kim chi, với vị cay nồng của nó sẽ làm cho tết trở nên ấm áp hơn :muatumlum: Chú ý: chống chỉ định với những ai không ăn cay được..vì độ cay của kim chi thuộc dạng rất khủng :muongita:
kimchi.jpg

kimchicaithao.jpg
Nguyên liệu
Cải thảo:2 cây (khỏang 1 kg)
Củ cải trắng 2 củ (to thì 1 củ)
Hành: 150 gr
Hẹ: 100gr
Carrot: 1 củ (nếu thích thì cho thêm, ko thích thì cũng ko cần thiết)
Ớt sừng trái to và đỏ: 150gr
Gừng: 100gr
Tỏi: 3 củ (to thì 2 củ)
Củ hành: 1 cái
Táo: 1/2 quả
Ớt bột: 1/2 chén
Bột nếp: 2/3 chén
Gia vị: muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, nứơc mắm ngon
Sơ chế rau củ:
Cải thảo chẻ làm 4 rửa sạch (ko cho rời từg lá ra, dùng tay lần vào từng bẹ lá rửa sạch), ngâm trong nước muối (3 chén muối 10 chén nước) khoảng 1-2 giờ rồi vớt ra rửa sơ lại nước lạnh, vớt lên để ráo nước đem phơi nắng đến khi lá cải ráo nước hơi ỉu xuống (ko phơi quá lâu sẽ làm mất độ giòn của cải, nắng to thì phơi 2 tiếng, nắng ít thì 3 tiếng)
Củ cải trắng rửa sạch gọt vỏ băm sợi mỏng ướp 2 muỗng cafe muối để 30 phút thì vắt cho khô nước ướp ớt bột vào
Hành hẹ rửa sạch, giũ khô nước cắt khúc
Carrot gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng ướp vào 1 muỗng cafe muối đem phơi nắng đến khi miếng carrot khô mặt và ráo nước.
Ớt sừng chẻ đôi bỏ hạt và băm nhuyễn
Táo gọt vỏ băm nhuyễn
Gừng bỏ vỏ băm nhuyễn
Tỏi bỏ vỏ băm nhuyễn
Củ hành bỏ vỏ xắt mỏng
Làm sốt kim chi
Cho táo, tỏi, gừng, ớt đã băm vào máy xay mịn (khi xay ko cho thêm nước)
Pha 2/3 chén bột nếp vào 5 chén nước, cho muối, đường, hạt nêm, bột ngọt vào (nhắm cho vừa ăn, tuỳ khẩu vị) nấu cho bột đặc lại cho vào 2 muỗng canh nước mắm (cái này em cho thêm thấy nó đậm đà hơn, còn HQ thì ko có nước mắm VN nên tụi nó chẳng cho vào đâu :xinloinhe:)
Chờ khi bột ngụi hẳn thì cho hỗn hợp táo-gừng-tỏi-ớt đã xay vào bột trộn đều rồi cho củ cải trắng ướp ớt bột, hành, hẹ cắt khúc, củ hành xắt mỏng, củ carrot vào vào trộn đều lên, cho luôn phần ớt bột còn lại vào tiếp tục trộn đều.
Trộn và ủ kim chi
Để cải thảo lên 1 cái mâm, lật từng lá cải ra trét sốt kim chi vào từng lá cải.
Xếp cải vào 1 cái hộp (hủ) ép chặt đậy nắp để ở ngoài 2 ngày rồi cho vào tủ lạnh để ăn dần.
P/S: Nếu thích có thể cho thêm dưa leo, trái su cũng rất ngon. Dưa leo chẻ tư vẫn chừa dính bỏ hết hạt ướp muối 30 phút rồi đem phơi nắng cho ráo nước rồi nhét sốt kim chi vào giữa rồi ém vào hủ kim chi. Củ su xắt miếng ướp muối phơi nắng cho ráo nước rồi trộn chung vào keo kim chi đậy nắp lại. Em thì em ko cho vào vì làm biếng :xinloinhe:
Kim chi có thể ăn kèm với thịt kho tàu, thịt luộc,...hoặc ăn kèm như 1 món dưa cải. Ngoài ra còn có thể dùng làm nguyên liệu nấu canh cá, canh thịt, lẩu hải sản...:dangiuqua:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ẩm thực

Trứng chiên thịt

Nguyên liệu:
- 100 g thịt nạc, băm nhỏ.
- 3 trứng vịt, đánh tan (không cần đánh nổi).
- 2 tai nấm đông cô, ngâm nở mềm, thái sợi mỏng (có thể thay nấm đông cô bằng nấm hương hay nấm rơm).
- 1 củ hành tây, băm nhỏ.
- 1 củ tỏi, băm nhỏ.
- Nước mắm, muối, tiêu đường, dầu ăn.
Thực hiện:
Trộn thịt với nấm, củ hành tỏi, nước mắm, muối, tiêu.
Cho trứng vào thịt trộn đều.
Chảo nóng, cho dầu ăn vào chảo. Cho trứng đã trộn và gia vị vào. Tráng trứng mỏng đều trên chảo.
Nghiêng chảo cho trứng chín vàng đều xung quanh. Chiên với lửa trung bình.
Khi trứng đã chín một mặt, trở qua mặt kia cho chín vàng.
Thưởng thức:
Dọn ra đĩa. Dùng dao cắt thành miếng. Ăn kèm với dưa cải chua.

trungchien.jpg
 
Ðề: Ẩm thực

Sâm Bí đao ( Trà bí đao)
Dạo này thời tiết nóng kinh hồn, chỗ em nhiệt độ lên đến 37 độ...Với thời tiết này rất dễ bị cảm nắng, say nắng...Em xin giới thiệu mọi ng 1 thứ thức uống thanh nhiệt mà khá ngon rất thích hợp với mùa này :mua: giúp phòng các bệnh do nhịêt gây ra đồng thời cũng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp ng khỏe hẳn ra làm việc hiệu quả hơn..Đó là "sâm bì đao" :ngaytho:
Nguyên liệu:
Bí đao (còn gọi là bí xanh) to thì 1 quả, nhỏ thì 2 quả (tương đương 700gr - 1 kg) Chọn quả thật già càng già càng tốt, đừng chọn bí non
Lá dứa (miền Bắc gọi là lá nếp) 7 - 10 tàu
Thục địa 10gr (thục địa ra tiệm thuốc bắc mà mua, mua 50 gr về chia làm 5 lần nấu)
5 lít nước
2 ống đường thơm (còn gọi là vani)
200gr đường phèn đập nhuyễn (ko có đừơng phèn thì dùng đừơng kính nhưng đường phèn uống mát hơn)
Cách nấu
Gọt vỏ bí, rửa sạch và xắt miếng thật mỏng
Cắt nhuyễn 10 gr thục địa
Lá dứa (lá nếp) cột lại thành bó
Bắt 5 lít nước cho sôi lên cho bí và thục địa vào nấu khỏang 20 phút cho bó lá dứa vào nấu tiếp khỏang 5-7 phút, tắt lửa cho đường thơm vào khuấy đều. Sau đó lọc lấy nước bí bỏ hết xác bí và thục địa đi, cho đường phèn vào nước bí khuấy tan để ngụi và cho vào tủ lạnh uống dần.Khi uống có thể thêm nước đá tùy thích.
Đảm bảo ngon hơn cả trà bí đao lon. Trời nóng uống vào 1 ly thấy nhẹ người hẳn ra :giavo:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top