Ẩm thực

Ðề: Ẩm thực

Gà hấp mỡ hành


Món gà hấp mỡ hành chế biến đơn giản,nhìn đẹp mắt và ăn ngon,tuy nhiên để làm món ăn này,gà nên chọn từ 1kg1-1kg2 là vừa,đừng chọn gà mái dầu,ăn rất ngán,vì là ăn với mỡ hành,nên không cần chọn gà dầu,cách làm dưới đây.

gahapmohanh.jpg

Nguyên liệu:

- 1 con gà 1kg
- 1 chén hành cắt nhỏ
- 50g gừng non,băm nhỏ
- 1 muỗng canh tỏi băm
- 1 muỗng canh dầu hào
- 1 muỗng canh dầu mè

Cách làm:

Gà làm sạch,dùng khoảng 2muỗng cà phê muối+1 muỗng sup rượu trắng ướp gà,ướp từ trong ra ngoài cho gà thấm,sau đó để gà qua đêm,khi gà đã ướp qua 1 đêm,mang gà ra hấp cách thủy khoảng 1/2 tiếng là gà chín,cho gà ra đĩa,trút phần nước hấp gà ra chén(vì khi hấp gà,gà sẽ có phần nước tước ra,mình sẽ dùng phần nước hấp gà này làm nước sốt)phết lên da gà một lớp dầu mè để da gà được bóng đẹp và không bị khô,gà nguội chặt gà ra từng miếng bày ra dĩa,cho phần hành lá cắt nhỏ và gừng băm lên dĩa gà,dùng 3-4 muỗng canh dầu hơ nóng,rưới phần dầu này lên phần gừng hành cho chín tái,tiếp đó cho 1 muỗng dầu mè vô chảo để nóng,cho tỏi vào phi thơm,cho phần nước hấp gà vào nấu sôi,nêm dầu hào và ít đường,nếu lạt thêm tí muối,cho tí bột năng hòa nước,cho vào để có nước sốt,khi nước sốt đã được rưới nước sốt vào dĩa gà,vậy là hoàn tất món gà hấp mỡ hành,khi ăn trộn nhẹ để gà thấm nước sốt,và ăn chung với phần mỡ hành và gừng
 
Salat trộn dầu dấm

Hỗn hợp các loại rau quả mát chua ngọt sẽ giúp bữa ăn chóng ngán, dễ tiêu.

Nguyên liệu: Rau salat : 100g ; Giá đỗ : 50g; Dưa chuột : 2 quả; Cà chua : 2 quả; Hành tây : 50g; Trứng gà : 1 quả; Muối, đường, dấm ớt, tỏi, dầu ôliu (dầu salat), dứa xanh 1 quả.


Salat trộn dấm.

Cách làm:

- Các loại nguyên liệu rửa sạch để riêng.
- Trứng gà luộc chín bổ làm 6 miếng.
- Dưa chuột thái vát mỏng.
- Hành tây thái mỏng
- Dứa xanh bỏ vỏ mắt, thái mỏng.
- Cà chua thái mỏng vừa.
- Hành tây, giá đỗ, ngâm một chút muối trước khi trộn 5 phút, gạn bỏ nước dư để riêng.
- Hoà 1 bát nước gồm: dấm + đường + tỏi ớt + nước và 1 chút muối, cuối cùng cho dầu ô liu (dầu ăn) đảo đều.
- Xếp rau salát xuống dưới, xếp xen kẽ các nguyên liệu khác cho đẹp.
- Bầy trứng, trút nước sa lát dội lên trên. Ăn kèm các món nướng, rán.

 
Ðề: Ẩm thực

Khoai tây xào tôm càng

Khoai tây là loại củ chứa nhiều tinh bột và dưỡng chất. Bạn có thể chế biến khoai tây thành nhiều món ăn khác nhau và mang hương vị của ẩm thực phương Tây. Khoai tây xào tôm càng là một món dễ thực hiện và có hương vị khá lạ miệng

Thành phần:

- 200 g tôm càng bỏ vỏ và cắt miếng vừa ăn.

- 3 củ khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc dài.

- Hành lá, ngò, xắt nhuyễn.

- 1 nhánh tỏi, bằm nhuyễn.

- dầu ăn, muối, bột ớt, bột nghệ, bột thì là.

- 1 nhánh gừng tươi xắt nhuyễn.

- 1 trái ớt xanh, xắt nhuyễn.

- 1/4 chén nước.

Cách thực hiện:

Bắc chảo đun sôi dầu ăn, cho thêm hành, tỏi và gừng xắt nhuyễn vào, phi thơm vàng. Sau đó, cho nước, muối, bột thì là, bột nghệ và bột ớt, trộn đều hỗn hợp và xào khoảng 3-4 phút.

Cho thêm khoai tây, trộn đều và đậy nắp. Xào trong khoảng 7-8 phút cho đến khi khoai tây chín mềm ở cạnh nhưng vẫn còn chắc. Cho tôm càng vào, xào cho đến khi chín hồng và khoai tây mềm hẳn. Cuối cùng cho hành lá, rau ngò và ớt xanh xắt nhuyễn vào trộn đều nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt lửa. Món này dùng với cơm nóng.
 
Ðề: Ẩm thực

Em xin góp món tráng miệng phục vụ các anh chị! Chúc cả nhà ngon miệng.

Bánh kem hoa quả


Nguyên liệu:
3 lòng trắng trứng gà
1 thìa nhỏ bột vani
1/4 thìa nhỏ kem chua Tartar
3/4 tách đường cát
Trái cây các loại đang mùa
1 nhúm muối
1 tách kem xóc
Cách làm

1 - Dùng máy đánh tròng trắng trứng, vani, kem Tartar và muối. Rồi từ từ đổ đường vào, đánh tới khi hỗn hợp vun lên
2- Dùng giấy sáp hoặc nhôm lót vào ngăn nướng. Dùng từng muỗng để phết thành khoanh bánh rồi đặt lên ngăn nướng
3- Vặn lò lên 150oC, nướng trong 45 phút, tắt lửa (đóng cửa lò) cho vỏ bánh khô hẳn trong 60 phút rồi mới rút giấy ra. Có thể bảo quản trong hộp thật kín.
4- Phía trên bánh trang trí kem xóc với trái cây tươi các loại.

Bánh Puding Noel

Nguyên liệu (làm 12 cái)
450g nho khô vàng, cắt nhỏ.
450g trái nho không hột (trái phúc bồn tử).
227g vỏ cam quít đã làm kẹo trộn với nhau.
1/2 tách rượu mạnh.
450g bơ.
1/2 tách đường vàng.
7 cái trứng.
1 tách bột năng đã rây.
1 nhúm muối.
3 tách vụn bánh mì.
1/4 tách bột nhục đậu khấu tươi.
1 muỗng canh quế xay.
2 muỗng cà phê trái chùy xay hoặc các gia vị.
1/4 tách kem lạt.
1 1/2 tách vani hoặc kem hương rượu mạnh để dọn.
Cách làm
Chuẩn bị trái cây và đặt vào trong chén với 1/4 tách rượu mạnh. Đậy lại và để vậy ít nhất 5 giờ.

Đánh bơ và đường thành kem cho đến khi mềm. Cho lòng đỏ trứng vào, mỗi lần 1 cái và đánh kỹ mỗi khi cho thêm vào. Trộn bột năng, muối, vụn bánh mì và các gia vị với trái cây. Trộn kem với 1/4 tách rượu mạnh còn lại. Rồi đổ tất cả vào khuôn làm bánh pudding cách nhiệt lớn. Đậy bằng 2 tấm giấy sáp và rồi đậy với 1 tấm nhôm. Dùng dây cột khuôn cho chắc. Quấn dây quanh đỉnh của khuôn tạo thành tay cầm bằng cách cột thêm dây ngang qua đỉnh.

Cho đủ lượng nước vào chảo lớn đủ để giữ khuôn bánh, sao cho nước ngập 3/4 khuôn bánh và mang đun sôi.

Ấn thấp khuôn vào nước đang sôi và luộc trong 6 giờ, tiếp tục cho nước đang sôi vào chảo để giữ cho nước luôn ngập 3/4 khuôn bánh. Lấy bánh ra và để ít nhất 1 tuần trước khi dọn.

Dọn với vani hoặc bánh kem có hương rượu mạnh.

Kem dâu tây

Nguyên liệu (làm 4 phần)
340g dâu tây tươi, cắt bỏ phần đầu.
1 muỗng canh nước chanh ép.
1 muỗng canh đường.
4 lòng đỏ trứng gà.
1/4 tách đường.
1 tách sữa.
1 muỗng cà phê bột vani.
1 muỗng cà phê đậu vani.
Cách làm
1. Trước hết chuẩn bị kem vani. Đánh lòng đỏ trứng và đường cho đến khi đặt và hơi đổi màu.
2. Đun sôi sữa và vani.
3. Từ từ cho 1/4 sữa vào hỗn hợp trứng trong khi đó vẫn đánh mạnh.
4. Cho hỗn hợp này vào phần sữa còn lại và đun sôi trên lửa nhỏ. Quậy đều cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Cho vani vào và quậy đều.
5. Đổ hỗn hợp này qua một cái máy lọc để lấy hạt vani và bất cứ vật lớn nào khác. Làm nguội trong một thùng nước đá và để đông lạnh trong 2 giờ.
6. Để dọn : Lau sạch và rửa dâu, đặt vào ly thủy tinh và đổ kem vani vào
 
Ðề: Ẩm thực

Trứng luộc

Nguyên liệu:
- 1 quả trứng vịt
- 1 chén nước mắm
- Tỏi, ớt, gia vị...vừa đủ

Cách làm:


Cho nước vào nồi, bỏ trứng vào đun sôi khoảng 10 phút. Vớt trứng ra, tách vỏ rồi cho vào chén nước mắm. Thế là có cái để ăn cơm. Chúc bà con cô bác ngon miệng :hysterical:
 
Ðề: Ẩm thực

Trứng luộc

Nguyên liệu:
- 1 quả trứng vịt
- 1 chén nước mắm
- Tỏi, ớt, gia vị...vừa đủ

Cách làm:


Cho nước vào nồi, bỏ trứng vào đun sôi khoảng 10 phút. Vớt trứng ra, tách vỏ rồi cho vào chén nước mắm. Thế là có cái để ăn cơm. Chúc bà con cô bác ngon miệng :hysterical:

5' thui chú ơi! Như vậy trứng lồng đào mới ngon. :hi::hi:
 
Ðề: Ẩm thực

Thịt chuột đồng:
Chợ bán chuột

kxfum1244444058.jpg


Rửa chuột

6_1.jpg

Sạch nhé

1487affc0cc00b.jpg

DSC01120.jpg


Vừa ngon vừa giòn:
Chuột nướng

180_1221528320.jpg


Nhìn bé ăn thấy là thèm

080827173854-686-498.jpg


Nướng lu

thit%20chuot.jpg


Chuột hấp

s.JPG

Những con chuột đồng to lớn gần bằng loại chuột cống ở đô thị, chỉ có khác là bộ lông của chuột đồng màu vàng nâu. Chuột đồng thường sống ở nơi hoang dã như bờ bụi rậm rạp hoặc làm hang ở các gò đất cao giữa cánh đồng. Bà con nông dân ở Nam Bộ xem chuột đồng là một món ăn khoái khẩu và cũng từ đó nghĩ ra cách săn bắt chuột khá thú vị.


Để bắt chuột đồng, trước hết, người ta cố gắng tìm cho được cửa hang chính và các cửa hang phụ khác. Sau đó tiến hành kế “hỏa công” bằng cách đốt rơm rạ hay cỏ khô và chận các lối thoát hiểm. Chuột trong hang bị ngộp khói, buộc phải thoát ra cửa hang, thế là bị lọt ngay vào bẫy giăng sẵn. Riêng trong mùa nước nổi, các hang đều bị chìm dưới nước, họ hàng nhà chuột kéo nhau lên ẩn trên các gò đất cao. Muốn bắt chuột đồng chỉ việc quây rơm và cỏ khô đốt trụi cả gò, sau đó đi thu lượm chuột thui.
Khi làm thịt chuột, người ta thường bỏ đầu, đuôi, chân và bộ đồ lòng. Sau đó người ta đem ướp với ngũ vị hương hay sả ớt, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: rô ti, chiên sả ớt, kho nước dừa, rang me, xào lăn, xào lá cách… Bà con nông dân ở Nam Bộ còn nấu thịt chuột với hà thủ ô và lá câu kỷ để có một món ăn bổ dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, khi phá được ổ chuột con còn đỏ hỏn, chưa mở mắt gọi là chuột bao tử, người ta đem rửa sạch bằng rượu đế, cắt bỏ bộ đồ lòng, rồi ngâm rượu chung với một vài vị thuốc bổ Đông y khác, để khoảng chừng 100 ngày sau sẽ có một loại rượu thuốc bổ dưỡng. Bởi lẽ, chuột bao tử còn giữ đầy đủ nguyên khí của chuột mẹ và chuột cha.
Không chỉ ở Nam Bộ, nhiều nơi khác trên thế giới cũng khoái ăn thịt chuột. Nhà văn Vũ Bằng từng nổi tiếng với quyển sách “Miếng ngon Hà Nội” viết về các món ăn ngon của đất Hà thành, cũng đã viết về món thịt chuột đồng rất tỉ mỉ, từ cách bắt chuột cho đến cách làm thịt rồi nấu nướng và thưởng thức trong quyển sách “Món lạ miền Nam”. Điều này là minh chứng hùng hồn về sự hấp dẫn của món thịt chuột đồng.

Trong sách “Món ăn bài thuốc” của dược sĩ Bùi Kim Tùng cũng viết: Do chuột đồng có khả năng sinh sản mạnh nên ăn thịt chuột đồng càng nhiều càng giúp mạnh thận khí, tóc đen, tinh túy đầy đủ, không đau lưng, hết mỏi gối. Dược sĩ Bùi Kim Tùng còn dẫn thêm rằng, y sư Tuệ Tĩnh từng khẳng định thịt chuột đồng đực có vị ngọt chát, hơi ấm, không độc, chữa trị các chứng: gãy xương, phỏng lửa, các vết thương do đâm chém, hiếm muộn con cái…

Nói tóm lại, bên cạnh loài chuột nhà phá phách và gớm ghiếc, còn có loài chuột đồng mà thịt của chúng là những món ăn ngon, bài thuốc bổ góp phần phục vụ cho nhu cầu ẩm thực và trị liệu. :cungly:

im12206521301.jpg
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ẩm thực

mời các bác xơi thử đặc sản quê em

45178649-5.jpg
Nem chợ Huyện xuất hiện ngày càng nhiều và được ưa chuộng trên thị trường - Ảnh Bình An Người Bình Định thường nhắc đến câu ca dao khi nói về một món đặc sản đậm đà hương vị quê hương miền đất võ: Ai về Vinh Thạnh quê em/Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng. Theo Văn hóa ẩm thực Bình Định, thôn Vinh Thạnh ngày xưa là huyện lỵ Tuy Phước, có chợ Huyện buôn bán sầm uất; đặc biệt nhất là hát tuồng - quê hương của vị hậu tổ tuồng Đào Tấn. Hễ có hội là có hát. Ngoài thú xem tuồng còn có thú ăn uống. Món ăn tuy nhiều nhưng nổi bật nhất là "nem chợ Huyện", nem nổi tiếng từ xưa cho đến bây giờ.

Theo kinh nghiệm gia truyền của các nhà sản xuất, nem ngon là nhờ vào cách chế biến công phu nhưng yếu tố chính vẫn là thịt (heo). Thịt nạc phải săn, tươi, được cắt theo chiều ngang thớ thịt chừng 3 phân, thái nhỏ, để ráo nước rồi mới cho vào cối quết. Thợ làm nem là những người trai lực lưỡng. Muốn thịt được nhuyễn, dai, giòn, người thợ phải quết liên tục, không có quãng thời gian ngừng tay lâu, chỉ dừng lại khi thịt đã "chín". Mỗi cối thịt chỉ nặng chừng vài ký. Trong lúc quết họ còn gia thêm đường và muối theo một tỷ lệ chính xác. Khi thịt đã chín, nhuyễn người ta gia thêm tiêu hạt và da heo đã xắt nhỏ như con bún, hoặc như hạt lựu.
Nem tươi có mùi vị thơm lựng sau khi được nướng than, ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt. Tùy theo sở thích, có người chỉ ăn độc một thứ nem để tận hưởng hương vị của thịt; có người lại thích cuốn với bánh tráng mỏng để thưởng thức cái dai, cái giòn của đặc sản này. Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua nem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọc lá chuối. Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông nhưng nem được gói bằng lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được ba ngày thì nem sẽ đến độ chín, chua như món dưa cay tuyệt vời.
 
Ðề: Ẩm thực

topic của chú kinh hay quá, như một phố lả ẩm thực vậy
 
Ðề: Ẩm thực

Thịt chuột đồng:
Chợ bán chuột

kxfum1244444058.jpg


Rửa chuột

6_1.jpg

Sạch nhé

1487affc0cc00b.jpg

DSC01120.jpg


Vừa ngon vừa giòn:
Chuột nướng

180_1221528320.jpg


Nhìn bé ăn thấy là thèm

080827173854-686-498.jpg


Nướng lu

thit%20chuot.jpg


Chuột hấp

s.JPG

Những con chuột đồng to lớn gần bằng loại chuột cống ở đô thị, chỉ có khác là bộ lông của chuột đồng màu vàng nâu. Chuột đồng thường sống ở nơi hoang dã như bờ bụi rậm rạp hoặc làm hang ở các gò đất cao giữa cánh đồng. Bà con nông dân ở Nam Bộ xem chuột đồng là một món ăn khoái khẩu và cũng từ đó nghĩ ra cách săn bắt chuột khá thú vị.


Để bắt chuột đồng, trước hết, người ta cố gắng tìm cho được cửa hang chính và các cửa hang phụ khác. Sau đó tiến hành kế “hỏa công” bằng cách đốt rơm rạ hay cỏ khô và chận các lối thoát hiểm. Chuột trong hang bị ngộp khói, buộc phải thoát ra cửa hang, thế là bị lọt ngay vào bẫy giăng sẵn. Riêng trong mùa nước nổi, các hang đều bị chìm dưới nước, họ hàng nhà chuột kéo nhau lên ẩn trên các gò đất cao. Muốn bắt chuột đồng chỉ việc quây rơm và cỏ khô đốt trụi cả gò, sau đó đi thu lượm chuột thui.
Khi làm thịt chuột, người ta thường bỏ đầu, đuôi, chân và bộ đồ lòng. Sau đó người ta đem ướp với ngũ vị hương hay sả ớt, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: rô ti, chiên sả ớt, kho nước dừa, rang me, xào lăn, xào lá cách… Bà con nông dân ở Nam Bộ còn nấu thịt chuột với hà thủ ô và lá câu kỷ để có một món ăn bổ dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, khi phá được ổ chuột con còn đỏ hỏn, chưa mở mắt gọi là chuột bao tử, người ta đem rửa sạch bằng rượu đế, cắt bỏ bộ đồ lòng, rồi ngâm rượu chung với một vài vị thuốc bổ Đông y khác, để khoảng chừng 100 ngày sau sẽ có một loại rượu thuốc bổ dưỡng. Bởi lẽ, chuột bao tử còn giữ đầy đủ nguyên khí của chuột mẹ và chuột cha.
Không chỉ ở Nam Bộ, nhiều nơi khác trên thế giới cũng khoái ăn thịt chuột. Nhà văn Vũ Bằng từng nổi tiếng với quyển sách “Miếng ngon Hà Nội” viết về các món ăn ngon của đất Hà thành, cũng đã viết về món thịt chuột đồng rất tỉ mỉ, từ cách bắt chuột cho đến cách làm thịt rồi nấu nướng và thưởng thức trong quyển sách “Món lạ miền Nam”. Điều này là minh chứng hùng hồn về sự hấp dẫn của món thịt chuột đồng.

Trong sách “Món ăn bài thuốc” của dược sĩ Bùi Kim Tùng cũng viết: Do chuột đồng có khả năng sinh sản mạnh nên ăn thịt chuột đồng càng nhiều càng giúp mạnh thận khí, tóc đen, tinh túy đầy đủ, không đau lưng, hết mỏi gối. Dược sĩ Bùi Kim Tùng còn dẫn thêm rằng, y sư Tuệ Tĩnh từng khẳng định thịt chuột đồng đực có vị ngọt chát, hơi ấm, không độc, chữa trị các chứng: gãy xương, phỏng lửa, các vết thương do đâm chém, hiếm muộn con cái…

Nói tóm lại, bên cạnh loài chuột nhà phá phách và gớm ghiếc, còn có loài chuột đồng mà thịt của chúng là những món ăn ngon, bài thuốc bổ góp phần phục vụ cho nhu cầu ẩm thực và trị liệu. :cungly:

im12206521301.jpg
Thịt chuột ngon lắm mọi người đã được thưởng thức chưa.Mà phải là thịt chuột ở đồng lúa đúng mùa gặt mới ăn được.Chứ không phải chuột cống đâu nha.
 
Ðề: Ẩm thực

Hehe....Mấy bác xài chuột với gà thì tui chơi món 'mộc tồn"...Một món "đệ nhất ẩm thực" của Việt nam! Ai đã từng nếm qua một lần thì chỉ còn nước kêu lên hai chữ;"Qua ngon!".

11 món thịt chó !


1. Tiết canh
2. Dồi
3. Thịt luộc
4. Chả nướng
5. Sườn xào
6. Lòng xào
7. Nhựa mận
8. Xáo ninh
Và bổn quán xin cống hiến 3 món đặc biệt nữa là :
9. Óc chó
10. Chả chiên lá na
11. Tái áp chảo

-----
Xả thịt
Sau khi con cầy đã thui xong, rửa nước thật sạch, vừa dội nước vừa lấy dao cạo trên da cho hết cáu đen. Đặt cầy nằm ngửa rạch một đường dọc giữa ngực xuống tới bụng dưới để đem bộ lòng ra ngoài. Sau đó bắt đầu xả thịt. Muốn dễ dàng trong việc xả thịt này, xin cống hiến sơ đồ đã phân chia từng phần để làm các món.
------
Cách thức thực hiện 11 món
Muốn làm bữa tiệc cầy cho chu đáo, cần phải sửa soạn các phương tiện từ trước cũng như mua sắm các đồ gia vị và để sẵn sàng ngay tại chỗ xả thịt.
VẬT LIỆU : 3 nồi nhỏ, 3 nồi vừa, 2 nồi to, 1 chảo đất, 1 chảo gang, 1 thớt to, 1 dao phay, 1 dao chặt, vỉ nướng, rơm, than củi, cối đá, rổ rá.
GIA VỊ : Riềng, mẻ, mắm tôm, nước mắm, muối, hành sống, sả, lá na, lá bí đao, lá lốt, lá mơ, húng quế, húng lìu, chanh ớt, vừng, đậu xanh, mỡ nước, thịt lợn nạc, mỡ lợn sống, dầu ăn.
----
...(Còn tiếp)....
 
Ðề: Ẩm thực

Ngon miệng với hến


blank.gif
blank.gif
blank.gif

Hến nước ngọt có vị riêng đặc biệt, như thể vị ngọt của nước đã thấm vào từng sớ thịt hến.
Súp hến

Nguyên liệu:

500g hến tươi, 100g rau muống, 1 thìa cà phê dầu tỏi, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa muối, 1/4 thìa cà phê tiêu.

Thực hiện:

Hến luộc chín, gỡ lấy thịt, lấy nước dùng để riêng để làm nước súp. Rau muống nhặt bỏ lá, rửa sạch, cắt khúc. Nấu sôi lại nước dùng, cho hến vào nêm nếm vừa ăn, thêm rau muống vào đợi sôi lại một dạo, tắt bếp.

Múc ra chén, rắc tiêu vào, thêm ít dầu tỏi cho thơm, dùng nóng.

Mách nhỏ: Hến luộc xong cho vào rổ đãi lấy thịt. Rau muống thả vào lúc nước sôi già, đợi súp sôi kỹ lại, tắt bếp ngay thì rau mới giữ được màu xanh mà vẫn giòn.

Hến trộn

Nguyên liệu:

2kg hến tươi, 50g rau răm, 1 thìa cà phê tỏi, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa súp đậu phộng rang, 1/2 thìa súp mè, 1 thìa súp hành phi, bánh tráng mè nướng

Thực hiện:

Hến luộc chín, gỡ lấy thịt. Rau răm nhặt bỏ gốc và lá già, rửa sạch, vẩy ráo, xắt nhuyễn. Bắc chảo nóng, cho dầu vào phi thơm tỏi, cho hến vào xào, nêm hạt nêm và muối, đảo nhiều cho hên săn thịt và thấm.

Cho ra đĩa rắc mè, đậu phộng, hành phi lên mặt. Dùng kèm với bánh tráng mè nướng.

Mách nhỏ: Món này không dùng đến nước nên khi luộc hến không cho nước, chỉ đậy vung, thỉnh thoảng đảo hến bung vỏ là được. Như thế hến sẽ giữ được độ ngọt.

Miến xào hến

Nguyên liệu:

1kg hến tươi, 50g rau răm, 100g miến, 1 thìa cà phê tỏi, 1 thìa súp dầu ăn, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp đậu phộng rang, 1/2 thìa súp mè, 1 thìa súp hành phi.

Thực hiện:

Hến luộc chín, gỡ lấy thịt. Rau răm nhặt rửa sạch, vẩy ráo, xắt nhuyễn. Miến ngâm nước lạnh cho nở mềm.

Chao dầu nóng, cho tỏi vào phi thơm, cho hến và hạt nêm vào xào thấm. Đảo miến vào chung với hến cho tơi ra, thả rau răm vào đảo đều lại, cho ra đĩa.

Rắc mè rang, đậu phộng, hành phi lên trên. Thêm vài khoanh ớt cho đẹp.

Mách nhỏ: Miến chỉ ngâm cho nở, không trụng. Như thế miến mềm mà vẫn giữ được độ giòn. Hến thịt nên bóp cho ráo nước thì khi xào miến mới không bị bở.
 
Ðề: Ẩm thực

Món ngon tình yêu đây!
Thành phần:
100gr TÌNH BẠN
500gr TÌNH YÊU
200gr HY SINH
100gr THÀNH THẬT
1 lít YÊU THƯƠNG
1 lít TÔN TRỌNG
100gr HY VỌNG
200gr CHĂM SÓC
1/2 gr LÒNGTIN
3 lít NỤ CƯỜI
1 ĐIỆN THOẠI ( di động càng tốt)
1 Email account

CÁCH LÀM

- Trộn TÌNH BẠN với THÀNH THẬT, cho thêm vài cuộc ĐIỆN THOẠI
- Nhồi mạnh và đều tay, ủ thật lâu để THÀNH THẬT thấm sâu vào TÌNH BẠN
- Kế tiếp đặt TÌNHYÊU lên trên, đổ hết HY VỌNG và LÒNG TIN vào trộn đều

Nếm thử trước khi nấu

- Nếu không đủ ngọt thì thêm vài chén THƯƠNG YÊU
- Nếu hơi mặn thì thì phải thêm vào một chút HY SINH
- Nếu có vị đắng thì phải thêm THA THỨ vào
- Khi thấy món ăn có vẻ khác thường thì phải có mặt ngay với NỤ CƯỜI để làm món ăn ngon trở lại.

* Thời gian nấu nhanh hay chậm khôngthành vấn đề! ( Món này ngon hay không tùy thuộc vào người nấu có theo dõi và chăm sóc kỹ hay không)

Chúc các bác nấu thành công món này nhé!
 
Ðề: Ẩm thực

Món ăn miền Nam;;;

BÁNH XÈO

Bánh Xèo

Vật liệu:

- 400g bột gạo
- 500g bột năng
- 800ml nước lạnh
- 3hột gà
- 30g đường
- 30g dừa bào khô
- 1chút muối + bột ngọt
- 1chút màu vàng hay cari bột sào chung với một ít dầu ăn để nguội
- thit ba rọi + tôm + giá (tùy theo mình ăn)

Cách làm:

- Bột gạo, đường, muối, bột ngọt trộn chung, rồi đổ từ từ nước vào hòa tan. Xong cho màu vàng hay cari bột sào với dầu vào bột hòa tan. Kế tiếp cho dừa khô vào hỗn hợp với bột, xong để khoảng 30min. Rồi cho 1muỗng canh dầu và thái lá hành cho vào hỗn hợp bột trộn đều xong đổ bánh.

- Còn phần nhân bánh thì luộc thịt ba rọi (thịt ba chỉ) cho chút muối, bột ngọt, xong thái ra. Kế tiếp là tôm sào sơ cho chút muối, bột ngọt.

- Khi đổ bánh thì cho thịt, tôm giá vào. Món này ăn với nước mắm dấm, xà lách, rau thơm (thí dụ như: lá húng quế, ngò,v.v...)

( Theo kinh nghiệm của em, để Bánh xèo có màu vàng, thì giã nghệ , sau vắt lấy nước cốt bỏ vào. Để vỏ bánh được giòn, thì lúc tráng bánh, chế thêm tý mỡ vào. Để vỏ bánh ngậy, thơm, thì cho thêm bột đỗ xanh, và nước cốt dừa. Chậc ! Nghĩ đến mà thèm, chỉ tuần nào có thời gian, em mới trổ tài được món này, tiếc là ko chụp lại hình cho mọi người xem)

tttt01319968-ccc4-454e-86ae-d6335129ca68.jpg


NGoài ra, nước chấm bánh xèo cũng rất quan trọng, nếu có nước dừa thì càng ngon. Và sau khi nêm đường, mỳ chính, nước dừa, thì mới cho tỏi và ớt cay băm nhỏ vào. Tỏi và ớt sẽ nổi lên trên, rất đẹp mắt ạ.

-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngoài ra, em xin chia sẻ món " bánh cuốn chảo không dính"

Công thức mô đi phai từ Sức sống mới:

- Hành phi, giá trụng, rau thơm xắt vừa
- Nước mắm: Nấu tan 300g nước lạnh với 50g đường và 50g nước mắm ngon. Khi ăn, thêm ớt băm vào.
* Phi hành: hành khô/hành tím lột vỏ, KHÔNG RỬA, xắt mỏng, bỏ vào chảo dầu phi. Không rửa hành để hành được nỏ, phi ra rất giòn.

Nhân bánh: (lượng thịt dưới đây chỉ nửa của công thức từ Sức sống mới, là vừa đủ cho lượng bột)
- 150g nạc + mỡ xay nhỏ (nạc dăm hoặc thịt đùi có cả mỡ xay cho nhuyễn vào, nạc thường thì bị cứng và đóng cục hơi to)
- 2-3 tai nấm mèo, ngâm nở, xắt sợi nhỏ
- 1 củ hành tây bổ dọc làm 8, xắt ngang mỏng thật mỏng lại. Hành nhiều mới ngon.

Cho ít nước vào chảo, chờ sôi, cho thịt vào quậy và miết cho thịt đừng đóng cục to. Thịt còn xăm xắp nước, cho nấm mèo + dầu ăn vào xào tiếp, nêm nếm cho vừa. Thịt gần hết nước thì cho hành tây vào đảo vài vòng nhắc ra.

Vỏ bánh:
- 200g bột gạo
- 70g bột năng
- 650g nước (công thức chính của Sức sống mới là 600g, nhưng tui tráng lần đầu thấy nó không được mỏng nên cho thêm nước)
- 1 ít muối, 4 tsp dầu ăn

Sau vài lần làm, rút ra được kinh nghiệm là nên ngâm bột trước ít nhất 4 tiếng để loại bớt mùi bột lúc tráng bánh. Ngâm (không cho muối và dầu ăn), để khoảng 2 tiếng, gạn chắt nước trong ở trên, cho một lượng nước khác vào đúng số đã chắt ra, quậy lại, ngâm, chắt và cho nước mới (xem cái ngấn bột trên thành chậu ngâm để cho nước vào cho đúng). Tổng cộng 2 hoặc 3 lần chắt. Lần cuối cùng để tráng bánh thì cho muối và dầu ăn vào.

- Khuấy đều tất cả nguyên liệu vỏ bánh. Mỗi lần múc bột tráng lại phải khuấy đều trước khi múc để tránh bột bị lóng xuống.
- Lần tráng đầu tiên, chảo không dính tráng 1 lớp dầu mỏng thật mỏng thôi, có thể sau khoảng chục lần tráng lại phải quét thêm dầu như lần đầu. (dùng cọ thấm dầu để quét)
- Vặn nhỏ lửa (lửa nhỏ của loại vòng lớn chứ không phải loại lửa tụm nhé), để hơi nóng chảo (hơi nóng thôi nhé, chảo nóng quá bột sẽ bị dính ngay vào chảo khi vừa đổ vào, sẽ không có thời gian để lắc cho bột dàn mỏng ra xung quanh; còn chảo chưa đủ nóng thì đổ bột vô lắc bột không dính vào chảo mà cứ chạy vòng vòng)
- Đổ một vá bột vào, lắc cho đều tròn đáy chảo. Tùy chảo mà định lượng, chảo 24cm của tui khoảng một muôi múc canh (muôi 40ml).
- Đậy nắp lại khoảng 1 phút chờ bánh chín, trong khi đó quay qua bỏ nhân và cuốn cái trước. Bột trong là bánh đã chín rồi, có khi chưa đến 1 phút. Úp ra đĩa để cho nhân vào cuốn. * KHÔNG NÊN để bánh quá lâu trên bếp, bánh sẽ bị nổ mặt (bong bóng -> không trong bánh) và bánh sẽ quá khô, đồng thời chảo lại bị quá nóng, khó đổ cái bánh tiếp theo.

Tips:
- Lấy cái thớt (càng dày càng tốt để tránh ồn), bọc lớp giấy bạc ở trên, phết dầu/mỡ. Lúc đổ bánh ra, rất có thể phải đập nhẹ chảo một cái để bánh rớt xuống thớt (nếu là đĩa thì lại phải nhẹ nhàng sợ bể đĩa, nên làm thớt cho chắc ăn, hihi). HOẶC cầm sẵn cái xạng hay chiếc đũa gỗ mỏng, chạy một vòng quanh rìa bánh để tróc rìa, úp ra dễ dàng mà không cần đập xuống thớt.
- Đặc biệt Lưu ý: mặt trên của bánh ở trên chảo thành mặt úp xuống thớt để khi cuốn thì mặt này là mặt đưa ra ngoài, bánh mới bóng được (mặt tiếp xúc trực tiếp với đáy chảo không bóng đâu).
- Cuốn bánh để lộ phần thịt ra cho hấp dẫn: bánh tròn, chia tưởng tượng làm 3 phần ngang. Rải nhân lên 1/3 cuối, chừa khoảng 2-3 cm mép bánh. Gấp 2 cánh 2 bên vào rồi cuốn từ chỗ bánh không có nhân cuốn lên. Vừa qua khỏi phần nhân là có mép 2-3cm giữ lại.

------ >> game over cũng làm món này nhiều lần rồi, nói chung là mấy cái đầu ko thành công cho lắm, Quen tay tráng đều bột vào chảo, vỏ bánh sẽ ko dính.

banhcuon.JPG
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ẩm thực

1. Món tiết canh:
tietcanh.jpg

Nhân tiết canh gồm thịt da đầu, lưỡi, thái và băm nát, cho một ít húng quế vào băm luôn. Băm xong cho nhân vào từng đĩa có lòng sâu. Mỗi đĩa tuỳ nhân nhiều hay ít,số lượng tiết cũng theo đó mà tăng giảm. Nhưng thường thường từ 3 đến 4 thìa tiết đổ thêm 5 đến 6 thìa nước lạnh (nước này là nước luộc thịt múc ra trước để cho nguội). Khi đổ nước vào tiết, cần quấy nhanh tay và đổ liền vào đĩa nhân. Chừng ½ phút thì đĩa tiết canh sẽ đông lại. Lấy 5,6 miếng gan đặt lên trên tiết canh theo hình ngôi sao.
Lưu ý : Gặp khi tiết không đông, nên nếm tiết xem có mặn không, nếu tiết mặn đổ thêm chút nước lạnh quấy đều, tiết sẽ đông. Nếu nhận thấy ít nhân, có thể băm thêm một ít ruột cây chuối non, trộn lẫn với nhân thit.
:drool5: :cuoiranuocmat:
 
Ðề: Ẩm thực

Cá chạch nướng

Cá chạch nướng là một món ăn rất hấp dẫn ở miền Tây. Để làm món cá chạch nướng, nên chọn những con bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhỏ, hơi nhọn, dài khoảng gang tay.
Cá chạch bắt lên rửa trong nước phèn chua cho sạch, để ráo nước. Cơm mẻ tán nhuyễn, nêm chút muối, đường, bột ngọt, ớt băm nhỏ. Trộn tất cả hỗn hợp đó vào với nhau sao cho vừa ăn.
Rau sống gồm: chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai… rửa sạch đặt sẵn trên dĩa.
Bếp than hồng được chuẩn bị sẵn, xếp cá chạch lên vỉ nướng. Khi ngửi thấy mùi thơm, và da cá nhăn dúm lại, bong ra khỏi vỉ nướng là cá sắp chín. Phết một lớp cơm mẻ lên trên mình cá, đợi se mặt là dùng được.
Ăn cá chạch nướng, kẹp với rau sống chấm cơm mẻ. Thịt cá beo béo, mùi cá nướng thơm lựng, cơm mẻ vị chua chua, cay cay…nhâm nhi để biết thêm một đặc sản nữa của miền Tây.

Theo Vietbao
 
Ðề: Ẩm thực

Chuối lát nướng quà quê dân dã





mndp2_73.jpg
Chuối lát nướng là một thức quà bình dân, thường được bày bán chung với các loại bánh kẹp, bánh tráng mạch nha, bánh bông lan, bò bía ngọt… mà các mẹ, các chị gánh đi khắp nơi trên những con đường Sài Gòn.

Bài KIM CÚC ảnh HOÀNG THỤY
Việt Nam là nước nhiệt đới nên được thiên nhiên ưu đãi một thế giới trái cây cực kỳ phong phú. Trong đó, riêng chuối đã có hơn chục giống khác nhau. Nào chuối sim, chuối sứ, chuối ngự, chuối cao… tuy tên gọi và hình dáng khác nhau nhưng đều là những loại trái cây rất lành và bổ dưỡng. Vì vậy, người Việt Nam từ lâu đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon từ chuối để thưởng thức hết hương vị ngọt ngào của loại trái cây này đồng thời bảo quản chúng được lâu hơn. Nhìn chung, có thể kể ra những món ăn ngay như chè chuối, bánh chuối hấp, chuối chiên, chuối đập… và những món dự trữ được lâu như chuối khô, chuối ngào đường, chuối xào gừng và không thể không kể đến chuối lát nướng.
Chọn chuối cũng lắm công phu
Nếu chỉ nghe tên gọi, chuối lát nướng thường bị nhầm với món chuối đập chấm nước cốt dừa. Chuối sim sắp chín, vỏ còn xanh nhưng phần ruột hơi ửng hồng được bổ làm đôi, đập cho dẹp, nướng lên chấm với nước cốt dừa pha mỡ hành béo ngậy và thơm phức, đó là món chuối đập. Chuối lát nướng cũng dùng chuối sim, nhưng là loại vừa chín tới để có độ dẻo và dính. Vì vậy, chọn chuối cũng lắm công phu, chuối xanh quá làm bánh sẽ bị cứng và có vị chát, chuối chín quá sẽ cho ra những miếng bánh mềm nhũn và hơi chua. Ngoài ra, những người thợ bánh khéo tay phải biết cách xắt chuối vừa đủ mỏng để khi nướng lên bánh có độ giòn, ăn không thấy ngán, vừa phải đủ dày để không bị rách khi kết thành từng miếng bánh lớn. Chuối vốn thơm và ngọt nên không cần phải thêm vào bất cứ một loại gia vị nào. Sau đó, những miếng chuối tươi này được đem phơi “sương sương” ngoài nắng cho khô ráo. Thời gian phơi bao lâu còn tùy thuộc vào thời tiết của từng ngày, khi nào xếp các miếng chuối chồng lên nhau mà không bị bết dính là mẻ chuối đã đạt chất lượng. Chuối đã khô được cất nơi khô ráo, khi nào ăn mới lấy ra nướng cho dậy mùi thơm. Gọi là nướng nhưng chỉ cần lật qua, trở lại vài lần trên bếp than nóng là có thể dùng được. Do miếng chuối khá mỏng, nên phải trở đều và nhanh tay để bánh lên màu vàng ngả nâu tự nhiên, nhìn “đã con mắt”! Cũng do đặc điểm này mà bánh chuối lát chỉ có thể nướng trên bếp than hồng chứ không thể nướng bằng ngọn lửa “hỗn” của bếp ga.
 
Ðề: Ẩm thực

2. Dồi chó:

doicho.jpg

Tất cả khúc ruột non, ruột già phải “lộn lèo” để rửa sạch sẽ bằng muối. Nhớ đừng cắt dạ dày rời cuống ruột non, vì sẽ dùng dạ dày để dồn nhân vào ruột cho dễ dàng.
Nhân dồi có những gia vị sau :
- 2 nắm lá mơ
- 100 gr đậu xanh rang chín, giã nát
- 1 thìa mắm tôm
- 1 thìa mẻ
- 1 chút riềng
- 1 thìa nước mắm
- 1 lít mỡ lợn sống và mỡ chó.

Tất cả các gia vị trên cho vào chậu thau nhỏ trộn nhuyễn và dồi vào khúc ruột non. Nên cho vào 3,4 thìa thịt luộc để khi tuốt nhân chứa từ dạ dày xuống được trơn tru. Trước khi dồn nhân, lấy dây buộc chặt khúc cuối ruột, và buộc đầu dạ dày sau khi đã nhồi nhân xong. Cho vào nồi luộc chín. Khoảng 30 phút sau dùng một chiếc đũa tre vót nhọn, đâm sâu vào đầu, giữa, đuôi khúc dồi, cốt ý để xả hơi làm cho nhân dồi nở, chặt. Vớt khúc dồi ra để trong rổ cho khô ráo. Trước bữa ăn, cho vào chảo chiên vàng (cũng có thể nướng bằng rơm). Thái hơi vát từng khúc dồi bằng đốt ngón tay đặt vào đĩa. Khúc dồi lớn (dạ dày) đặt sát mặt đĩa, khúc dồi nhỏ đặt ở giữa và thái tim gan đặt lên trên

(Còn tiếp)....
 
Ðề: Ẩm thực

3. Món luộc:
monluoc1.jpg

Xử dụng một đùi sau để làm món thịt luộc. Luộc luôn tim gan, thịt da đầu (lóc trước), lưỡi để làm nhân tiết canh. Nồi luộc phải dùng nồi lớn, cho nhiều nước. Vì nước luộc này sẽ còn dùng cho nhiều món sẽ nói ở sau.
Luộc chừng một giờ thì chín, vớt ra để cho nguội. Riêng thịt đùi đun thêm 30 phút nữa.
Lưu ý : Thái thịt luộc cần phải dùng con dao phay mỏng lưỡi, sắc bén. Thái mỏng và to bản. Mỗi miếng thịt luộc phải có đủ 3 thành phần : da, mỡ, thịt.
 
Ðề: Ẩm thực

Cà chua nhồi thịt rán – món ngon đẹp mắt


H.jpg
Nguyên liệu:
Cà chua: 5 quả cỡ vừa. Nên chọn những quả cà chua có hình oliu, chín đỏ, căng mọng, không dập nát, hạt ít.
Thịt lợn vai: 150 gr, băm nhỏ.
Hành xanh, mùi
Bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, hạt tiêu, dấm (hoặc chanh, quất)
H13.jpg
Cách làm:
Thịt băm ướp chút gia vị, bột nêm, hạt tiêu, hành xanh thái nhỏ cho dậy mùi. Để khoảng 15 phút cho ngấm.
Cà chua rửa sạch, bổ đôi theo chiều ngang, bỏ hết hạt bên trong.
H23.jpg
Lần lượt nhồi thịt băm đã ướp vào từng nửa quả cà chua. Chú ý thịt nên được nhồi chặt tay để khi rán sẽ không bị rời ra khỏi miếng cà.
Sau khi nhồi thịt xong, bắc chảo dầu, chờ cho dầu nóng già
Thả cà chua nhồi thịt vào chảo dầu, mặt có thịt được rán trước. Để lửa to vừa
Khi mặt có thịt chín vàng mới lật rán tiếp mặt cà chua. Mặt này chỉ rán qua (rán kỹ, cà chua sẽ nát và ra nước).
Gắp ra đĩa.
H33.jpg
Pha nước mắm chua ngọt, trang trí thêm rau mùi, dọn ăn nóng cùng cơm.
Món cà chua nhồi thịt rán rất hợp với những bữa cơm mùa đông, cả nhà quây quần bên nhau, ấm áp thưởng thức vị mát nhẹ của chà chua thơm hương thịt rán quyện với cái ngọt của cơm gạo mới…

Chúc các bạn ngon miệng!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top