Ðề: Ẩm thực
Trong một dịp về chơi Gò Công (thuộc tỉnh Tiền Giang), khi đi qua địa danh Sơn Qui, tôi nghe một vị ngồi cùng xe chỉ vào quán bên đường, nói:
- Món ăn của tình nhân đó!
Tôi ngạc nhiên, định hỏi là món gì, thì một vị khác đã lên tiếng:
- Món chè đó, ai ăn mà chẳng được, đâu chỉ dành cho tình nhân!
Lúc này tôi mới thật sự tò mò:- Chè gì mà lãng mạn vậy?
Anh chàng tài xế người gốc Mỹ Tho, có lẽ muốn có dịp khoe món ăn của quê hương mình, nên nhanh nhảu đề nghị:
- Sẵn quý vị đang khát nước, sao không ghé ăn món tình nhân này?
Nói rồi, anh ghé ngay vào quán bên đường ấy, trước sự e dè của tôi và vài người nữa:
- Sao lại ăn chè vào giờ này, rồi lát làm sao ăn cơm?
Anh tài xế cười cười:
- Ăn món này xong thì chẳng cần ăn cơm nữa, mà phải tìm món khác ăn cho nó đủ cặp!
Những lời nói úp mở đó chỉ được giải mã khi món ăn được gọi:
- Cho sáu ly chè. Đồng thời dặn nhà hàng kế bên làm giùm một đĩa gỏi Cặp Đôi cùng với lít đế Gò Đen. Làm nhanh, để quý vị đây đỡ đói bụng!
Tôi phản đối ngay:
- Ai lại vừa ăn chè vừa nhậu, phản qui luật quá!
Một vị khá sành sõi cách ăn theo kiểu đánh đố này, đã vội lên tiếng:
- Ông quên các cụ xưa hay nói rượu chè luôn có đôi sao?
Tôi tưởng anh ta lầm, nên chỉnh:
- Chè đó là trà, chứ không phải chè ngọt này đâu!
Vị ấy cười:
- Chứ có ai cãi đâu. Nhưng với hôm nay thì chè đúng là chè ngọt, nấu bằng đậu xanh với đường cát hẳn hoi.
Tôi chưa kịp hỏi thêm thì chị bán chè đã dọn ra sáu ly. Nhìn ly chè, tôi chợt nhớ, nên kêu lên:
- Chè Sơn Qui!
Anh bạn ngồi cạnh xác nhận:
- Đúng là chè Sơn Qui, bởi nơi đây chính là làng Sơn Qui nổi tiếng của Gò Công. Và món chè này cũng nổi tiếng mà đâu đâu người ta cũng biết.
Tôi nhắc lại:
- Món chè Sơn Qui này, tôi đã ăn nhiều lần rồi, nhưng có nghe ai bảo nó là món ăn chỉ dành cho các cặp tình nhân đâu?
Một anh bạn lại cười:
- Anh chưa ăn món thứ hai, làm sao chứng minh được!
Tôi nâng ly chè lên, gọi là ăn món thứ nhất. Và đây là dịp để anh chàng tài xế dẻo miệng chứng tỏ sự sành ăn của mình:
- Mọi người đừng thấy món chè bán ven đường mà coi thường nhé. Món có gốc hoàng tộc đó!
Tôi thường nghiên cứu về món ăn mà cũng phải ngạc nhiên với câu nói của anh ta:
- Sao gọi là món ăn hoàng tộc?
Anh ta cười:
- Anh không nhớ đây là quê hương chôn nhau cắt rốn của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức triều Nguyễn sao? Người ta kể rằng thời còn con gái, khi chưa được tiến cung vào Huế, người đẹp Phạm Thị Hằng (tên tộc của bà Thái hậu Từ Dũ) thích nhất hai món ăn của quê hương mình, đó là món chè này và món gỏi sam. Anh biết gỏi sam?
- Biết. Nhưng chắc gì đây là hai món ăn ruột của bà Từ Dũ?
Anh chàng cười to:
- Thì có ai kiểm chứng đâu, cứ hiểu vậy cho vui!
Chị bán chè nãy giờ im lặng, bỗng lên tiếng:
- Anh này nói đúng đó. Ở xứ Gò Công này có hai món ăn đó là nổi tiếng nhất, chắc chắn bà Từ Dũ ngày xưa khoái ăn rồi! Anh ăn thử xem và sẽ biết tại sao dân hoàng tộc cũng khoái!
Ly chè Sơn Qui thoạt trông cũng giống những loại chè khác, với đậu xanh cà nấu chín nhuyễn, đường cát trắng nấu tan thành nước, đậu phộng rang giã hạt lựu (đậu phộng rang xong, nhúng vào bột năng pha nước sền sệt, sau đó luộc trong nước sôi cho bột chín và tạo thành lớp áo trong suốt quanh hạt đậu, giống hạt lựu), nước cốt dừa và đậu thạch (loại đậu màu trắng, hạt lớn như đậu ngự) rim đường.
Tất cả những thứ vừa kể được để riêng sau khi nấu chín, khi ăn mới múc từng thứ cho vào ly. Trên cùng rưới một lớp nước cốt dừa sền sệt, béo ngậy.
Ngày nay, chè này ăn với đá bào, ngày xưa ăn nóng. Các hợp chất vừa kể tạo thành một vị vừa ngọt, vừa béo, vừa bùi, nhất là khi cắn hạt đậu phộng giã hạt lựu - vừa giòn giòn vừa béo béo, cực kỳ thú vị!
- Nhưng nó có liên quan gì với món gỏi sam?
Một anh bạn cười to:
- Nhà nghiên cứu ẩm thực mắc mưu cậu tài xế rồi! Chẳng qua cậu ta muốn mời anh ăn một lúc hai đặc sản của Gò Công thôi!
Tuy nhiên, anh chàng tài xế rất nghiêm túc, tỏ rõ sự sành ăn của mình:
- Không phải đùa đâu. Đây là hai món cần phải đi cặp với nhau mỗi khi về Gò Công để ăn. Anh biết sao không? Cũng do chuyện của bà Từ Dũ thời con gái đó.
Rồi anh ta dẫn nhập một câu chuyện ăn món gỏi sam khá lý thú:
- Như quý vị biết, sam là con vật sống ở biển, có đặc tính luôn bên nhau, nhất là khi lên bờ, chúng đeo nhau không rời, nên mới có câu “dính như sam”! Con vật này ngày càng ít đi, có lẽ do cách ăn của con người.
Một vị không hiểu, vội hỏi:- Sao vậy?
Anh tài xế lý giải:
- Bởi khi làm thịt con sam để ăn, người ta hầu như không ăn thịt của chúng, mà chủ yếu là ăn... trứng. Mà trứng bị tận diệt như vậy, làm sao con vật đó kịp sinh sôi!
Tôi bảo:
- Đúng là con sam chỉ ngon có phần trứng. Các phần khác ăn thua thịt cua, ghẹ nhiều. Bởi vậy mới nổi tiếng món gỏi sam!
Gỏi sam là món ăn thuộc loại hiếm và chế biến tương đối cầu kỳ. Hiếm là bởi phải chờ đến mùa sam bắt cặp, mang trứng thì mới có nguyên liệu để tạo ra món gỏi. Trong hai con sam bắt cặp, chỉ có con cái là hữu dụng, bởi nó có trứng! Trứng sam màu nâu đen, to cỡ hạt đậu Hà Lan.
Trong mỗi con sam mang đến chục ngàn trứng. Muốn ăn, ta đem nướng nguyên con sam trên lửa than, rồi tách trứng ra, trộn với múi bưởi. Bưởi phải chọn loại hơi chua, tách múi ra từng tép nhỏ, trộn chung trứng sam, rau răm xắt nhuyễn, hành tây thái mỏng, cà-rốt xắt sợi, đậu phộng rang giã nhuyễn. Nước mắm pha chanh, tỏi, ớt, chút đường, rưới lên khi ăn.
Món này nhậu thì khỏi chê, nhưng quý bà quý cô không biết nhậu cũng có thể dùng làm món ăn chơi, ngon tuyệt cú mèo!
Anh chàng tài xế kết bằng câu:
- Bà Từ Dũ ngày xưa nghe nói được nuông chìu nên thường xuyên được ăn món quý hiếm này. Bà không biết uống rượu, nên mỗi khi ăn xong, bà thường tráng miệng bằng một loại chè mà khi đó gọi là chè Tân Qui.
- Sao bây giờ gọi là chè Sơn Qui?
- Ngày xưa, làng này gọi là Tân Qui, sau mới đổi thành Sơn Qui (Gò Rùa).
- Nhưng tại sao hai món ăn này lại có tên khác là món “sống có đôi, ăn có cặp”?
- Thì các anh nghe đó, không phải tương truyền bà Từ Dũ thời còn con gái đã ăn luôn có cặp, có đôi sao? Cặp là sam, lúc nào con vật ấy cũng cặp với nhau cho đến chết và khi muốn chế ngự bớt độ chua, béo ngậy của món gỏi sam, phải dùng vị ngọt cùa chè Sơn Qui!
Một người cười bảo:
- Nếu là dân nhậu thì thay chè bằng vị cay cay của... đế Gò Đen!
(Theo Đẹponline)
Sống có đôi, ăn có cặp
Chè Sơn Qui - Gỏi Sam
Chè Sơn Qui - Gỏi Sam
Trong một dịp về chơi Gò Công (thuộc tỉnh Tiền Giang), khi đi qua địa danh Sơn Qui, tôi nghe một vị ngồi cùng xe chỉ vào quán bên đường, nói:
- Món ăn của tình nhân đó!
Tôi ngạc nhiên, định hỏi là món gì, thì một vị khác đã lên tiếng:
- Món chè đó, ai ăn mà chẳng được, đâu chỉ dành cho tình nhân!
Lúc này tôi mới thật sự tò mò:- Chè gì mà lãng mạn vậy?
Anh chàng tài xế người gốc Mỹ Tho, có lẽ muốn có dịp khoe món ăn của quê hương mình, nên nhanh nhảu đề nghị:
- Sẵn quý vị đang khát nước, sao không ghé ăn món tình nhân này?
Nói rồi, anh ghé ngay vào quán bên đường ấy, trước sự e dè của tôi và vài người nữa:
- Sao lại ăn chè vào giờ này, rồi lát làm sao ăn cơm?
Anh tài xế cười cười:
- Ăn món này xong thì chẳng cần ăn cơm nữa, mà phải tìm món khác ăn cho nó đủ cặp!
Những lời nói úp mở đó chỉ được giải mã khi món ăn được gọi:
- Cho sáu ly chè. Đồng thời dặn nhà hàng kế bên làm giùm một đĩa gỏi Cặp Đôi cùng với lít đế Gò Đen. Làm nhanh, để quý vị đây đỡ đói bụng!
Tôi phản đối ngay:
- Ai lại vừa ăn chè vừa nhậu, phản qui luật quá!
Một vị khá sành sõi cách ăn theo kiểu đánh đố này, đã vội lên tiếng:
- Ông quên các cụ xưa hay nói rượu chè luôn có đôi sao?
Tôi tưởng anh ta lầm, nên chỉnh:
- Chè đó là trà, chứ không phải chè ngọt này đâu!
Vị ấy cười:
- Chứ có ai cãi đâu. Nhưng với hôm nay thì chè đúng là chè ngọt, nấu bằng đậu xanh với đường cát hẳn hoi.
Tôi chưa kịp hỏi thêm thì chị bán chè đã dọn ra sáu ly. Nhìn ly chè, tôi chợt nhớ, nên kêu lên:
- Chè Sơn Qui!
Anh bạn ngồi cạnh xác nhận:
- Đúng là chè Sơn Qui, bởi nơi đây chính là làng Sơn Qui nổi tiếng của Gò Công. Và món chè này cũng nổi tiếng mà đâu đâu người ta cũng biết.
Tôi nhắc lại:
- Món chè Sơn Qui này, tôi đã ăn nhiều lần rồi, nhưng có nghe ai bảo nó là món ăn chỉ dành cho các cặp tình nhân đâu?
Một anh bạn lại cười:
- Anh chưa ăn món thứ hai, làm sao chứng minh được!
Tôi nâng ly chè lên, gọi là ăn món thứ nhất. Và đây là dịp để anh chàng tài xế dẻo miệng chứng tỏ sự sành ăn của mình:
- Mọi người đừng thấy món chè bán ven đường mà coi thường nhé. Món có gốc hoàng tộc đó!
Tôi thường nghiên cứu về món ăn mà cũng phải ngạc nhiên với câu nói của anh ta:
- Sao gọi là món ăn hoàng tộc?
Anh ta cười:
- Anh không nhớ đây là quê hương chôn nhau cắt rốn của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức triều Nguyễn sao? Người ta kể rằng thời còn con gái, khi chưa được tiến cung vào Huế, người đẹp Phạm Thị Hằng (tên tộc của bà Thái hậu Từ Dũ) thích nhất hai món ăn của quê hương mình, đó là món chè này và món gỏi sam. Anh biết gỏi sam?
- Biết. Nhưng chắc gì đây là hai món ăn ruột của bà Từ Dũ?
Anh chàng cười to:
- Thì có ai kiểm chứng đâu, cứ hiểu vậy cho vui!
Chị bán chè nãy giờ im lặng, bỗng lên tiếng:
- Anh này nói đúng đó. Ở xứ Gò Công này có hai món ăn đó là nổi tiếng nhất, chắc chắn bà Từ Dũ ngày xưa khoái ăn rồi! Anh ăn thử xem và sẽ biết tại sao dân hoàng tộc cũng khoái!
Ly chè Sơn Qui thoạt trông cũng giống những loại chè khác, với đậu xanh cà nấu chín nhuyễn, đường cát trắng nấu tan thành nước, đậu phộng rang giã hạt lựu (đậu phộng rang xong, nhúng vào bột năng pha nước sền sệt, sau đó luộc trong nước sôi cho bột chín và tạo thành lớp áo trong suốt quanh hạt đậu, giống hạt lựu), nước cốt dừa và đậu thạch (loại đậu màu trắng, hạt lớn như đậu ngự) rim đường.
Tất cả những thứ vừa kể được để riêng sau khi nấu chín, khi ăn mới múc từng thứ cho vào ly. Trên cùng rưới một lớp nước cốt dừa sền sệt, béo ngậy.
Ngày nay, chè này ăn với đá bào, ngày xưa ăn nóng. Các hợp chất vừa kể tạo thành một vị vừa ngọt, vừa béo, vừa bùi, nhất là khi cắn hạt đậu phộng giã hạt lựu - vừa giòn giòn vừa béo béo, cực kỳ thú vị!
- Nhưng nó có liên quan gì với món gỏi sam?
Một anh bạn cười to:
- Nhà nghiên cứu ẩm thực mắc mưu cậu tài xế rồi! Chẳng qua cậu ta muốn mời anh ăn một lúc hai đặc sản của Gò Công thôi!
Tuy nhiên, anh chàng tài xế rất nghiêm túc, tỏ rõ sự sành ăn của mình:
- Không phải đùa đâu. Đây là hai món cần phải đi cặp với nhau mỗi khi về Gò Công để ăn. Anh biết sao không? Cũng do chuyện của bà Từ Dũ thời con gái đó.
Rồi anh ta dẫn nhập một câu chuyện ăn món gỏi sam khá lý thú:
- Như quý vị biết, sam là con vật sống ở biển, có đặc tính luôn bên nhau, nhất là khi lên bờ, chúng đeo nhau không rời, nên mới có câu “dính như sam”! Con vật này ngày càng ít đi, có lẽ do cách ăn của con người.
Một vị không hiểu, vội hỏi:- Sao vậy?
Anh tài xế lý giải:
- Bởi khi làm thịt con sam để ăn, người ta hầu như không ăn thịt của chúng, mà chủ yếu là ăn... trứng. Mà trứng bị tận diệt như vậy, làm sao con vật đó kịp sinh sôi!
Tôi bảo:
- Đúng là con sam chỉ ngon có phần trứng. Các phần khác ăn thua thịt cua, ghẹ nhiều. Bởi vậy mới nổi tiếng món gỏi sam!
Gỏi sam là món ăn thuộc loại hiếm và chế biến tương đối cầu kỳ. Hiếm là bởi phải chờ đến mùa sam bắt cặp, mang trứng thì mới có nguyên liệu để tạo ra món gỏi. Trong hai con sam bắt cặp, chỉ có con cái là hữu dụng, bởi nó có trứng! Trứng sam màu nâu đen, to cỡ hạt đậu Hà Lan.
Trong mỗi con sam mang đến chục ngàn trứng. Muốn ăn, ta đem nướng nguyên con sam trên lửa than, rồi tách trứng ra, trộn với múi bưởi. Bưởi phải chọn loại hơi chua, tách múi ra từng tép nhỏ, trộn chung trứng sam, rau răm xắt nhuyễn, hành tây thái mỏng, cà-rốt xắt sợi, đậu phộng rang giã nhuyễn. Nước mắm pha chanh, tỏi, ớt, chút đường, rưới lên khi ăn.
Món này nhậu thì khỏi chê, nhưng quý bà quý cô không biết nhậu cũng có thể dùng làm món ăn chơi, ngon tuyệt cú mèo!
Anh chàng tài xế kết bằng câu:
- Bà Từ Dũ ngày xưa nghe nói được nuông chìu nên thường xuyên được ăn món quý hiếm này. Bà không biết uống rượu, nên mỗi khi ăn xong, bà thường tráng miệng bằng một loại chè mà khi đó gọi là chè Tân Qui.
- Sao bây giờ gọi là chè Sơn Qui?
- Ngày xưa, làng này gọi là Tân Qui, sau mới đổi thành Sơn Qui (Gò Rùa).
- Nhưng tại sao hai món ăn này lại có tên khác là món “sống có đôi, ăn có cặp”?
- Thì các anh nghe đó, không phải tương truyền bà Từ Dũ thời còn con gái đã ăn luôn có cặp, có đôi sao? Cặp là sam, lúc nào con vật ấy cũng cặp với nhau cho đến chết và khi muốn chế ngự bớt độ chua, béo ngậy của món gỏi sam, phải dùng vị ngọt cùa chè Sơn Qui!
Một người cười bảo:
- Nếu là dân nhậu thì thay chè bằng vị cay cay của... đế Gò Đen!
(Theo Đẹponline)
Sửa lần cuối: