Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

trùi. đọc bài các bác xong em mất đến hơn tiếng, cuối cùng vẫn chưa có kết luận nào mà mọi người thống nhất cả.
nếu tiền thưởng tết đc ghi trong hợp đồng lao động là người lao động đc hưởng tiền thưởng tết với số tiền là bao nhiêu đó, mà trong năm nào đó cty họat động không có lãi nhưng rõ ràng vẫn phải chi.
nếu tiền thưởng tết ko ghi trong hợp đồng lao động là đc hưởng bao nhiêu, trong năm cty hoạt động ko có lãi, hoặc có lãi mà ông giám đốc quyết định ko thưởng thì nhân viên có kiện ổng đc ko?
mà theo tui biết thì hầu hết các hợp đồng lao động đâu có ghi cụ thể số tiền thưởng tết trong hợp đồng đâu (các nhà quản lý bao giờ chả muốn nắm đằng chuôi cơ chứ) chỉ có "tháng lương thứ 13" thì hầu hết các dn đều có (nếu em ko nhầm thì là theo một luật nào đó về lao động)
vậy năm nay ổng ko thưởng, năm sau ổng thưởng thì có phải cái phần chi thưởng tết đó nếu đc tính vào giá thành ko phải là sẽ làm cho giá thành sp sẽ biến động quá nhiều sao?
tất nhiên tiền này sẽ là chi phí của dn, nhưng ghi vào khoản mục chi phí nào cho hợp lý? nếu ghi vào các tk đầu 6 thì nó là chi phí bắt buộc dù muốn hay ko dn cũng phải chi để phục vụ hoạt động kinh doanh, tiền thưởng tết thì ko thế, dn có quyền chi hay ko chi.
kết luận của em: nếu ko có quỹ để thưởng riêng, hoặc dn ko lấy quỹ để chi thì hạch toán vào 811.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Đồng ý với bác sẹo nếu từ "thưởng" đưa ra không bị gắn thêm chữ "tết"
Không đồng ý với ông GĐ người Iran ở quan điểm là có thể tính tiền thưởng tết vào giá thành sản phẩm theo yêu cầu của nhà quản trị vì.
Người làm kế toán tài chính không bị chi phối bởi ý muốn của nhà quản trị vì theo Điều 5 của luật kế toán thì không có điểm nào nói hạch toán phải nghe theo ông GĐ cả.
Và theo nguyên lý kế toán thì chi phí sản xuất liên quan đến người lao động chỉ có 622 và 627. Lấy VD hạch toán TK 622.
Phần chi phí vượt trên mức bình thường còn bị loại nói chi tiền thưởng tết.
Nếu muốn hạch toán vào chi phí thì hạch toán vào khoản nào khác chư đừng hạch toán vào giá thành SP.

Vấn đề không phải là chữ "tết" hay không "tết", Tết cũng có phải là cái gì đó bất thường đâu. Bài của Tổng thống chưa chắc hẳn đẫ đúng hết, chính vì vậy tớ mới đưa ra điểm cần chú ý. Đọc kỹ điểm cần chú ý đó nó sẽ bao hàm rất nhiều ý trong đó. Tớ nghĩ chấm dứt ở đây được rồi, đừng chấm xuống dòng.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Bác này hiểu thế nào về chi phí nhân công vượt trên mức bình thường

Nếu hợp đồng lao động có ghi là Tết sẽ thưởng 1 số tiền XXX thì số tiền đó là một phần của chi phí liên quan đến nhân công, nó là bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Các doanh nghiệp đủ thông minh để tính toán về trả các khoản thu nhập cho người lao động bao nhiêu là lương, bao nhiêu là thưởng để khích lệ và giữ chân lao động). Việc hạch toán chi phí nhân công này vào tài khoản nào là tuỳ thuộc vào nhân công đó làm ở đâu. Tiền thưởng Tết là chi phí của niên độ kế toán nên cuối kỳ (tháng, quý, năm) cần trích trước: N622 (theo kế toán Mỹ thì các khoản tiền thưởng này không ghi vào CPNCTT mà đưa vào CP SXC), 627, 641, 642/C335.

Nếu không hạch toán vào giá thành như lập luận của bạn thì vẫn đưa vào giá vốn, thế chẳng hẳn là chi phí sao?
Sao bạn không chịu đọc kỹ gì vậy, tôi có nói đoạn nào là không được tính vào chi phí đâu?. Ở đây tôi chỉ nói đến khoản tiền thưởng tết đó không được tính vào giá thành sản phẩm (giá thành sản phẩm chứ không phải giá vốn nhé) vì nó sẽ làm giá thành tăng lên một cách chủ quan.
Khi bạn phân tích tình hình biến động của giá thành để cố vấn cho nhà quản trị thì bạn sẽ nói thế nào?lấy lý do là do ban giám đốc quyết định thưởng nhiều quá làm đội giá thành lên đáng kể, biện pháp khắc phục là không được thưởng nữa. Hic. :thodai:
Việc DN thưởng cho công nhân là một việc làm đáng được khuyến khích, luật lao động cũng bảo vệ quyền lợi cho người công nhân, Nhà nước cũng thấy được việc này nên luật thuế TNDN của quốc hội ban hành năm 2008 đã nới lỏng hơn phần chi phí cho CNV. Ngược lại DN cũng gián tiếp thu được lợi ích lâu dài từ quyết định này. Chính vì tính chất gián tiếp và lâu dài nên không ai hạch toán nó vào giá thành sản phẩm cả.
Còn vấn đề vượt mức bình thường thì bạn thử tính lương theo sản phẩm thì xem chi phí nhân công trực tiếp có vượt mức hay không thôi. Không nói chuyện trích trước chi phí thưởng tết vào giá thành nhé, nếu có nghiệp vụ này thì bạn là người đầu tiên đề cập đến vì mình chưa gặp được tài liệu nào của kế toán nói đến nghiệp vụ này cả.
Vài ý kiến nhỏ của mình có thể làm bạn chưa đồng ý, nếu bạn vẫn giữ ý kiến là hạch toán nó vào giá thành sản phẩm thì mình bàn tiếp, nếu như chỉ là chi phí chung chung thì không cần bàn thêm nữa làm gì.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

trích từ quỹ khen thưởng là 431 chứ.tức là từ 421 mới phân sang 431.tiền thưởng cũng là hoạt động phúc lợi mà..tại sao lại cho sang 811 được nhỉ ai giải thích cho tui cái nha
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Tạm gác câu hỏi của chủ tôpic ra. Dưới đây là các trao đổi về tính lôgic chung của hạch toán các khoản tiền thưởng.

Sao bạn không chịu đọc kỹ gì vậy, tôi có nói đoạn nào là không được tính vào chi phí đâu?. Ở đây tôi chỉ nói đến khoản tiền thưởng tết đó không được tính vào giá thành sản phẩm (giá thành sản phẩm chứ không phải giá vốn nhé) vì nó sẽ làm giá thành tăng lên một cách chủ quan.
Khi bạn phân tích tình hình biến động của giá thành để cố vấn cho nhà quản trị thì bạn sẽ nói thế nào?lấy lý do là do ban giám đốc quyết định thưởng nhiều quá làm đội giá thành lên đáng kể, biện pháp khắc phục là không được thưởng nữa. Hic. :thodai:

Chi thưởng Tết hay bất cứ khoản thưởng gì đều là chi phí nhân viên.

Nếu là chi phí nhân viên liên quan đến sản xuất thì nó được tính vào giá thành là đương nhiên. Những lập luận của tôi là dựa theo chuẩn mực kế toán và sự lôgic, kể cả khi chế độ kế toán chưa hướng dẫn.

Nếu doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết (Thường trong kế hoạch năm hay thoả ước lao động thường xác định một khoản thưởng Tết) thì nó đương nhiên là chi phí nhân công. Khoản thưởng này là chi phí bình thường của doanh nghiệp này

Theo VAS 02:

05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Trong đó Chi phí chế biến:
Chi phí chế biến
07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.

Và đây là các chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho (giá thành sản phẩm).

Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Như vậy là nếu tiền thưởng nói chung của doanh nghiệp mà có trong hợp đồng, thoả ước lao động, kế hoạch của doanh nghiệp thì nó là các chi phí bình thường của doanh nghiệp, nó đương nhiên được tính vào giá thành (giá gốc thành phẩm).


Theo kế toán Mỹ, các khoản thu nhập thuộc dạng này (còn nhiều khoản khác tương đương nữa) của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý sản xuất thường được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.



Việc DN thưởng cho công nhân là một việc làm đáng được khuyến khích, luật lao động cũng bảo vệ quyền lợi cho người công nhân, Nhà nước cũng thấy được việc này nên luật thuế TNDN của quốc hội ban hành năm 2008 đã nới lỏng hơn phần chi phí cho CNV. Ngược lại DN cũng gián tiếp thu được lợi ích lâu dài từ quyết định này. Chính vì tính chất gián tiếp và lâu dài nên không ai hạch toán nó vào giá thành sản phẩm cả.

Vấn đề đưa vào giá thành hay không là tuỳ thuộc vào người lao động đó thuộc bộ phận nào. Nếu là công nhân sản xuất thì đương nhiên phải tính vào giá thành, nếu hạch toán vào Chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc Chi phí khác là không lôgic.

Tuy nhiên có một ngoại lệ nếu trong trường hợp trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động mà không ghi cụ thể khoản thưởng Tết là bao nhiêu, hoặc khoản thưởng dựa trên kết quả kinh doanh của công ty thì các công ty không hạch toán vào giá thành mà có thể hạch toán vào 642 (Ví dụ ở Mỹ các công ty hạch toan khoản thưởng dựa theo kết quả của công ty vào tài khoản Employees’ Bonus Expense - Chi phí khen thưởng bằng bút toán: Dr Employees’ Bonus Expense/ Cr Profit-Sharing Bonus Payable).
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Theo VAS 02:
Tuy nhiên có một ngoại lệ nếu trong trường hợp trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động mà không ghi cụ thể khoản thưởng Tết là bao nhiêu, hoặc khoản thưởng dựa trên kết quả kinh doanh của công ty thì các công ty không hạch toán vào giá thành mà có thể hạch toán vào 642 (Ví dụ ở Mỹ các công ty hạch toan khoản thưởng dựa theo kết quả của công ty vào tài khoản Employees’ Bonus Expense - Chi phí khen thưởng bằng bút toán: Dr Employees’ Bonus Expense/ Cr Profit-Sharing Bonus Payable).

Cái trường hợp ngoại lệ của bạn xuất hiện ở đa phần các DN nhỏ và vừa ở VN, Thường thưởng tết hay thưởng 02/09, 30/04 đều phụ thuộc vào tính chủ quan của từng Ông giám đốc điều hành.. có khi năm nay thưởng nhiều, năm sau lại thưởng ít. Nếu làm ăn có lãi cuối năm hứng lên các Ông ấy cho hẳn tháng lương. Không có lãi lại cắt đi không theo một quy định nào cả.
Nếu trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể đã ghi rõ ràng thì không còn gì phải bàn cãi ..mọi người đang thắc mắc chính là trường hợp ngoại lệ mà bạn nói.
Theo mình hiểu trường hợp này nếu cho tất vào 642 cũng không đúng bản chất của nó. Mình nghĩ chỉ có hai trường hợp. ( cả hai trường hợp này đều loại ra khỏi chi phí hợp lý)
Một là
1. Hạch toán vào giá vốn đối với thưởng cho bộ phận sản xuất.
2. Hạch toán vào 641 đối với bộ phận bán hàng
3. Hạch toán vào 642 đối với bộ phận quản lý.
Hai là:
Hạch toán vào 811 chi phí khác.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Tạm gác câu hỏi của chủ tôpic ra. Dưới đây là các trao đổi về tính lôgic chung của hạch toán các khoản tiền thưởng.



Chi thưởng Tết hay bất cứ khoản thưởng gì đều là chi phí nhân viên.

....

Trong toàn bộ bài của Hiennt thì câu đầu tiên đã được dùng như 1 tiên đề để giải thích các vấn đề phía dưới nó.
Thế nhưng bản thân tiên đề đó đã sai rồi. Làm sao dùng để lý luận các vấn đề sau đó được nữa?

Cứ giả sử trong trường hợp rất khó phân định nhất: thưởng 10% lãi.
Giả sử DN lãi 10 tỷ và do đó theo Điều lệ ông GĐ sẽ có trong tay 1 tỷ để chi thưởng.
1 - Lúc này cũng thấy rõ là trước tiên phải tính cho ra lãi là bao nhiêu. Ta sẽ phải lấy Doanh thu (giả sử 100 tỷ) - Chi phí (giả sử 90tỷ) và kết quả có được là 10 tỷ, tiếp theo đó thì "Chi phí nhân viên về thưởng" sẽ được tính thêm 1 tỷ nên Tổng Chi phí sẽ là 91 tỷ (???). Vậy chính xác chi phí là bao nhiêu? Nếu là 91 tỷ thì lãi phải là 9 tỷ và do đó theo Điều lệ thì GĐ chỉ được quyền chi thưởng tối đa là 900 triệu. Mà nếu thưởng chỉ 900tr thì Chi phí là bao nhiêu? Phải là 90,9 tỷ chứ. Một cái vòng lẫn quẫn đã được tạo ra.
2 - "Chi phí" và "Chi tiền" là 2 khái niệm khác nhau. Điều đó là rất rõ ràng cả trong kế toán quản trị lẫn kế toán tài chánh. Bản thân báo cáo quản trị cũng không phải chỉ đơn giản là kết luận "cuối cùng thì ông chủ còn có thể bỏ túi là xxx đồng" và chỉ riêng BCTC của kế toán tài chánh đã hoàn toàn trả lời được câu hỏi "Cổ tức được chia là bao nhiêu?". Bạn dựa vào lý luận sai lầm mà bạn tự cho là "quan điểm của nhà quản trị" thì thật khó thảo luận với bạn. Trước hết bạn cần chứng minh "Đưa hết vào chi phí là cách của nhà quản trị". Nhà quản trị nào tính như thế vậy?
3 - Chi phí thuế TNDN cũng là 1 dạng "được xem như là chi phí" và nó cũng được ghi vào "1 TK riêng biệt" - TK 821 - và tài khoản này được quy định nội dung ghi chép cụ thể. Trong khi đó ta chưa hề có TK 831 để ghi nhận chi phí thưởng "như là chi phí". Tại sao khi Nhà nước quyết định mở thêm tài khoản 821 mà Nhà nước không quyết định thêm luôn TK831 cho tiện? Vì Nhà nước quá dốt, chờ đến nay DKT nhà ta mới phát hiện ra nhỉ? Có thể là thế lắm chứ. Ai biết được.
4 - Về đề nghị chuyển Quỹ khen thưởng sang TK nhóm 3, tuy không liên quan đến vấn đề thảo luận ở đây, nhưng ý kiến cá nhân của tôi là: sai lầm. Bởi vì sử dụng Quỹ khen thưởng như thế nào là quyền quyết định của GĐ, thành lập nó là quyền của chủ sở hữu DN, do đó bản chất của nó không giống 1 khoản "Phải trả" chút nào.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Trong toàn bộ bài của Hiennt thì câu đầu tiên đã được dùng như 1 tiên đề để giải thích các vấn đề phía dưới nó.
Thế nhưng bản thân tiên đề đó đã sai rồi. Làm sao dùng để lý luận các vấn đề sau đó được nữa?

Cứ giả sử trong trường hợp rất khó phân định nhất: thưởng 10% lãi.
Giả sử DN lãi 10 tỷ và do đó theo Điều lệ ông GĐ sẽ có trong tay 1 tỷ để chi thưởng.
1 - Lúc này cũng thấy rõ là trước tiên phải tính cho ra lãi là bao nhiêu. Ta sẽ phải lấy Doanh thu (giả sử 100 tỷ) - Chi phí (giả sử 90tỷ) và kết quả có được là 10 tỷ, tiếp theo đó thì "Chi phí nhân viên về thưởng" sẽ được tính thêm 1 tỷ nên Tổng Chi phí sẽ là 91 tỷ (???). Vậy chính xác chi phí là bao nhiêu? Nếu là 91 tỷ thì lãi phải là 9 tỷ và do đó theo Điều lệ thì GĐ chỉ được quyền chi thưởng tối đa là 900 triệu. Mà nếu thưởng chỉ 900tr thì Chi phí là bao nhiêu? Phải là 90,9 tỷ chứ. Một cái vòng lẫn quẫn đã được tạo ra.

Vì Việt Nam chưa có hướng dẫn về vấn đề này nên đã gây ra sự không thống nhất giữa các doanh nghiệp về cách hiểu và hạch toán về khoản thưởng trên lợi nhuận.

Đây là đoạn trích trong IAS 19, Employee benefit (Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực tương đương):

Profit-sharing and bonus plans17 An entity shall recognise the expected cost of profit-sharing and bonus payments under paragraph 10 when, and only when:
(a) the entity has a present legal or constructive obligation to make such payments as a result of past events; and
(b) a reliable estimate of the obligation can be made.
A present obligation exists when, and only when, the entity has no realistic alternative but to make the payments.

Như vậy khoản thưởng trên lợi nhuận dành cho nhân viên cần được hạch toán vào chi phí. Vấn đề tính toán chi phí như thế nào thì đã có nhiều công ty lớn áp dụng rồi. (ví dụ trang 645, 646 của sách Intermediate Accounting).



Còn đây là Trích từ trang 629, 630 của sách Intermediate Accounting, 11th Edition - Kieso, Weygandt, and Warfield


Bonus Agreements
For various reasons, many companies give a bonus to certain or all officers and employees in addition to their regular salary or wage. Frequently the bonus amount is dependent on the company’s yearly profit. For example, Ford Motor Company has a plan whereby employees share in the success of the company’s operations on the basis of a complicated formula using net income as its primary basis for computation. From the standpoint of the enterprise, bonus payments to employees may be considered additional wages and should be included as a deduction in determining the net income for the year.


To illustrate the entries for an employee bonus, assume a company whose income for the year 2004 is $100,000 will pay out bonuses of $10,714.29 in January 2005. (Computations of this and other bonuses are illustrated in Appendix 13A.) An adjusting entry dated December 31, 2004, is made to record the bonus as follows.
Employees’ Bonus Expense 10,714.29
Profit-Sharing Bonus Payable 10,714.29
In January 2005, when the bonus is paid, the journal entry would be:
Profit-Sharing Bonus Payable 10,714.29
Cash 10,714.29
The expense account should appear in the income statement as an operating expense.
The liability, profit-sharing bonus payable, is usually payable within a short
period of time and should be included as a current liability in the balance sheet.

Về đề nghị chuyển Quỹ khen thưởng sang TK nhóm 3, tuy không liên quan đến vấn đề thảo luận ở đây, nhưng ý kiến cá nhân của tôi là: sai lầm. Bởi vì sử dụng Quỹ khen thưởng như thế nào là quyền quyết định của GĐ, thành lập nó là quyền của chủ sở hữu DN, do đó bản chất của nó không giống 1 khoản "Phải trả" chút nào.

Quỹ khen thưởng phúc lợi để trả cho người lao động, nó thuộc về lợi ích của nhân viên nên nó không thể thuộc vốn chủ sở hữu nên dĩ nhiên thuộc về nợ phải trả.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

.
Ngay công văn 1551 cũng đã nói lên hai vấnd dề thưởng màn tính chất lương và thưởng không mang tính chất lương rồi, căn cứ đó làm sẽ hợp lý.
TT 130/2008/TT-BTC có nói vè chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh , cũng chính là cái này.
Ơ việt nam thì làmt heo việt nam, chúng ta không thể làm khác và gnhe người nước ngâo phát biểu ý kiến ta theo đài mà làm .
Thử nhận định lại vấnd đề xem có đúng không .Chúng ta sẽ bàn tiếp sau/

Bác lại mang văn bản về thuế ra để tranh luận về tính lôgic của kế toán. Thuế là thuế, kế toán là kế toán. Không thể bắt kế toán làm theo các quy định của Luật thuế.

Đáp án cho chủ topic đã có ở trên. Các vấn đề tôi đưa ra để cho mọi người cùng suy ngẫm và trao đổi thôi. Tài khoản 431 rồi cũng chuyển sang loại 3 thôi (như TK 416 trứơc kia bây giờ chuyển sang thành 351 ấy).
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Vấn đề không phải là chữ "tết" hay không "tết", Tết cũng có phải là cái gì đó bất thường đâu.
em không đồng ý điều này:
vì một doanh nghiệp tết này thưởng, tết sau ko thưởng??? nó ko phải là khoản bắt buộc hay cần thiết nên ko thể chắc chắn nó xảy ra hay ko => ko thường xuyên roài. :k4929481:
Chi thưởng Tết hay bất cứ khoản thưởng gì đều là chi phí nhân viên.
chi phí nhân viên là tất cả những hao phí liên quan tới nhân viên trong quá trình sản xuất kinh doanh chứ nhỉ? nó khác hẳn với khái niệm chi thưởng tết chứ :k4929481:
:odau:
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết

hoạch toán vào đâu cũndduwwocj, cãi nhau hoài nhức đầu quá àh.

phát biểu câu nài hay nhỉ, giả dụ chi thưởng tết 2 tháng lương mà đưa vào đầu 6 có khác đưa vào đầu 8 ko:momong:, lên báo cáo tài chính nó sẽ là giá vốn hay chi phí khác đấy, mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều vấn đề về quản trị: đưa vào giá thành hay giá vốn thì nó sẽ làm lầm tưởng là để sản xuất ra sản phẩm này cần một khoản chi phí lớn như thế này, còn đưa vào chi phí khác thì có thể hiểu là doanh nghiệp làm ăn lãi nên thưởn nhân viên bằng nài:momong: còn nhiều cách hiểu khác nhau nữa đấy:k5197769: :odau:
nghiêm trọng ko???
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Dạ em trích đọan trên là từ QĐ 15 đấy ,nó không phải kế tóan à, cái của bác bàn sau nhưng cái hiện tại tranh luận.Em nói vừa kế tóan vừa thuế rất phù hợp đấy nhé.Cái TK 416 chuyển sang TK 351 chỉ thay đôi tài khỏan chứ không thay đổi tính chất của nó.Theo em thì người ta đặt ra tên của mỗi nghiệp vụ hay khỏan sau đó mới lấy ký hiểu TK gáng cho nó.Khi nào nó thay đổi tính chất của nó ,người ta gáng cho nó ký hiệu mới thôi.Hiểu vấn đề thì chúng ta nên căn cứ vào Quỹ khen thưởng,phúc lợi và mình hiểu quỹ khen thưởng phuc lợi là gì.Cái tên nói lên vấn đề rồi.

Chế độ kế toán chưa hợp lý nên Vụ chế độ kế toán và kiểm toán mới đang làm dự thảo để sửa đổi cách hạch toán và trình bày báo cáo trên TK Quỹ khen thưởng phúc lợi


Trước kia khi Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm có số hiệu TK là 416 thì hạch toán như sau:
- Trích quỹ: N421/C416 (Phân phối lợi nhuận sau thuế)
- Khi sử dụng quỹ: N416/C111, 112.

Khi Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm đổi số hiệu thành 3353 (sau này thành 351) thì hạch toán:
- Trích quỹ: N642/C3353 (351)
- Sử dụng quỹ: N3353 (351)/C111, 112.

Như vậy đã chấp nhận một tư duy: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là một khoản nợ phải trả, nó thuộc về lợi ích của nhân viên chứ không phải chủ sở hữu.

Từ đó suy ra Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng như vậy thôi. Nó thuộc về lợi ích của nhân viên (nợ phải trả), chứ không phải các chủ sở hữu (Qua rồi cái thời tư duy người lao động làm chủ doanh nghiệp)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Chế độ kế toán chưa hợp lý nên Vụ chế độ kế toán và kiểm toán mới đang làm dự thảo để sửa đổi cách hạch toán và trình bày báo cáo trên TK Quỹ khen thưởng phúc lợi
Sao bạn giám khẳng định là chế độ kế toán của Việt Nam chưa hợp lý, bạn căn cứ vào chuẩn mực kế toán nước ngoài sao?. Dự thảo là dự thảo, khi nào có quyết định ban hành thì chúng ta mới nên căn cứ vào nó để thực hiện, bạn cứ "đi trước thời đại" như vậy có phải là "cấm đèn chạy trước ô tô" không.
Chúng ta đang sống trong một xã hội luôn luôn vận động, vì vậy mọi quy tắc xử sự được quy định trong các văn bản luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ của xã hội đến một thời điểm nào đó trở nên "không còn phù hợp" và nó sẽ được thay đổi, bổ xung. Nhưng những người thay đổi nó cũng chỉ lấy lý do là quy định cũ "không còn phù hợp". Tuy nhiên nếu bạn đang trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản luật thì bạn vẫn phải thực hiện theo nó, cho dù nó có còn hợp lý hay không. Các ý kiến chủ quan của bạn chỉ là của cá nhân và mang tính chất phỏng đoán, không thể áp dụng để giải quyết các trường hợp cụ thể trong phạm vi topic này.
Bạn nên mở 1 topic bàn về các vấn đề "chưa hợp lý" của chế độ kế toán Việt Nam, khi đó sẽ có nhiều ý kiến khác nữa đó.:k4929481:

Như vậy đã chấp nhận một tư duy: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là một khoản nợ phải trả, nó thuộc về lợi ích của nhân viên chứ không phải chủ sở hữu.

Từ đó suy ra Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng như vậy thôi. Nó thuộc về lợi ích của nhân viên (nợ phải trả), chứ không phải các chủ sở hữu (Qua rồi cái thời tư duy người lao động làm chủ doanh nghiệp)
Đúng là qua rồi cái thời tư duy "người lao động làm chủ doanh nghiệp" bây giờ đã đến thời người lao động là "chủ nợ" của doanh nghiệp rồi.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết

Theo tui thì nên trích quỹ khen thưởng phúc lợi vì đó là chi phí hợp lý nhất
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

.
Dạ ,bác nói em nghe ạ, như em trình bày là các khỏan thưởng mang tính chất lương, thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo :thưởng theo năng suất,cải tiến ạ.nếu bác nói thưởng tết là nợ phải trả thì em thua, trong hợp đồng không quy định thì ai nợ ai .Theo quyết định của hội đồng quản trị, thành viên thưởng hay không thưởng không thể bắt buộc họ phải làm vậy.Đến cuối năm mà kêu họ thưởng thì họ đánh cho thúi đầu đấy.
Bọn em tư tưởng cổ hủ cứ thấy họ viết vậy em làm vậy chứ không theo cái mới từ bên ngoài như nhận định của bác.
Topic nói ở việt nam, em chỉ nói ở việt nam không xa xôi, buồn buồn cuối năm ,họ quyết địnnh thưởng 10 tháng lương dưa vào chi phí lương ngon lành.Kết quả lỗ -khỏi đóng thuế ạ.Nếu thế mấy cổ đông chả có ông nào góp vốn vào công ty khi mà công ty lỗ theo kiểu 'sắp đặt'.Dạ,do em dùng từ chưa chuẩn xin mấy bác thông cảm.Hơn nữa đầu óc em lạc hậu không tiến bộ nhưng có chút nhiệt tình mong các bác cám ơn em một cái để mang tính khích lệ ạ.
:khonghiu::khonghiu::khonghiu: Chú đọc lại những dòng màu đỏ. Hiểu chưa đúng ý bài của Hientn viết
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

À. Vấn đề về chiện tiền thưởng thì cũng khá phức tạp. Tùy vào kết cấu tổ chức của mỗi công ty. Không công ty nào giống công ty nào. Thật ra tiền thưởng cũng là 1 chi phi hợp lý nếu nó không vượt quá định mức. Nhưng tiền thưởng thì ko phải lúc nào giám đốc kêu thưởng thì phải thưởng. Nếu làm vậy chắc cty phá sản sớm. Theo sự hiểu biết của em thì em có một số ý kiến như sau: Tiền thưởng sẽ được quy định trong hợp đồng hoặc điều lệ của mỗi cty. Nếu tiền thưởng ko có quy định rõ ràng mà nó được chi ko vượt định mức thì vẫn là chi phí hợp lý thì lúc đó sẽ hạch toán vào chi phí tiền lương. Còn cty nào dư tiền, thưởng nhiều quá, vượt định mức, thì chi phí đó sẽ ko được tính vào chi phí hợp lý. hạch toán vào 811, chi phí bất thường (trường hợp này ít gặp). Các bác cho em thêm ý kiến.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Cũng rắc rối đó nha cty ko trích qũy phúc lợi nhưng vẫn chi tiền thưởng tết cho CBCNV thì khoản chi dó đưa vào 811 thì nghe cũng ko ổn lắm ví dụ cong ty bạn trích thưởng tết cho CBCNV mỗi người 01 tháng lương giả sử quỹ tiền lương của cty bạn 01 tháng là 300tr tự nhiên một lúc bạn chi 300tr vào chi phí khác xem có hợp lý ko. theo mình bạn chi thẳng vào cho từng bộ phận. chi lương tháng thứ 13 vẫn được xem là chi phí hợp lý mà.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Sao bạn giám khẳng định là chế độ kế toán của Việt Nam chưa hợp lý, bạn căn cứ vào chuẩn mực kế toán nước ngoài sao?. Dự thảo là dự thảo, khi nào có quyết định ban hành thì chúng ta mới nên căn cứ vào nó để thực hiện, bạn cứ "đi trước thời đại" như vậy có phải là "cấm đèn chạy trước ô tô" không.
Chúng ta đang sống trong một xã hội luôn luôn vận động, vì vậy mọi quy tắc xử sự được quy định trong các văn bản luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ của xã hội đến một thời điểm nào đó trở nên "không còn phù hợp" và nó sẽ được thay đổi, bổ xung. Nhưng những người thay đổi nó cũng chỉ lấy lý do là quy định cũ "không còn phù hợp". Tuy nhiên nếu bạn đang trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản luật thì bạn vẫn phải thực hiện theo nó, cho dù nó có còn hợp lý hay không. Các ý kiến chủ quan của bạn chỉ là của cá nhân và mang tính chất phỏng đoán, không thể áp dụng để giải quyết các trường hợp cụ thể trong phạm vi topic này.
Bạn nên mở 1 topic bàn về các vấn đề "chưa hợp lý" của chế độ kế toán Việt Nam, khi đó sẽ có nhiều ý kiến khác nữa đó.:k4929481:

Tôi không phải là chỉ đưa ý kiến cá nhân mà không có cơ sở. Bác hãy xem trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 1, đoạn 31):
b/ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.


Tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho nhân viên (dù là lương, phụ cấp, thưởng, khoản chi cho thăm quan, ...) đều là chi phí vì:
(1) Nó làm giảm lợi ích kinh tế cho kỳ kế toán;
(2) Nó làm giảm vốn chủ (lợi ích của chủ sở hữu giảm);
(3) Nó không phải là khoản phân phối vốn cho các cổ đông và chủ sở hữu.

Như vậy nó thoả mãn định nghĩa chi phí. Theo Luật thuế thì các khoản tiền thưởng mà có trong thoả ước lao động tập thể hoặc hợp đồng thì được tính vào chi phí tính thuế, ngược lại thì không. Tuy nhiên theo kế toán thì chi phí là những gì thoả mãn định nghĩa ở trên

Việc Vụ chế độ kế toán và kiểm toán ban hành chế độ chưa hợp lý là việc khó tránh khỏi vì chuẩn mực kế toán mới đưa vào áp dụng ở Việt Nam và nó dẫn đến sự khác biệt nhất định về cách hạch toán so với trước đây.

Dạ ,bác nói em nghe ạ, như em trình bày là các khỏan thưởng mang tính chất lương, thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo :thưởng theo năng suất,cải tiến ạ.nếu bác nói thưởng tết là nợ phải trả thì em thua, trong hợp đồng không quy định thì ai nợ ai .Theo quyết định của hội đồng quản trị, thành viên thưởng hay không thưởng không thể bắt buộc họ phải làm vậy.Đến cuối năm mà kêu họ thưởng thì họ đánh cho thúi đầu đấy.

Khi công ty đã có quyết định về khoản thưởng sẽ trả (trả trong năm nay hoặc vài năm nữa) thì khoản thưởng đó là nợ phải trả.

Theo chuẩn mực số 1:

b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

.
Mọi quyết định thưởng thì căn cứ trên hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể, cam kết sẽ trả tiền lương tiền thưởng.


.
Còn tiền thưởng tết không có công ty nào dại cam kết cả, vậy nó không phải là bợ phải trả , nó phù thuộc vào kết quả kinh doanh, hướng của ban bản trị .

Hientn không nói tiền thưởng tết là khoản nợ phải trả mà Quỹ khen thưởng là một khoản nợ phải trả

Hiểu lầm ý nhau rồi
 
Ðề: Chi tiền thưởng tết thì hạch toán vào đâu?

Hientn không nói tiền thưởng tết là khoản nợ phải trả mà Quỹ khen thưởng là một khoản nợ phải trả

Hiểu lầm ý nhau rồi

Sao mà lầm?

Giả sử cuối năm nay Cty còn thừa quỹ khen thưởng 1 tỷ. Mà quỹ này trước đó do Hội đồng cổ đông quyết định thành lập.
Mà quy chế khen thưởng của cty là: trong năm công nhân nào không đi làm trễ thì được thưởng 10tr.
Nhưng không có ai được thưởng vì ai cũng có hôm bị kẹt xe, không hôm này thì cũng hôm khác.
Vậy quỹ khen thưởng đó có phải là 1 khoản phải trả hay không? Phải trả cho ai?
Giả sử năm sau Hội đồng cổ đông quyết định chuyển quỹ khen thưởng đó sang quỹ đầu tư phát triển thì có hợp pháp hay không?
Trong trường hợp đó thì chi phí cần được điều chỉnh thế nào (năm ngoái đã hạch toán vào chi phí)?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top