Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8
Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ
Kỳ trước có nói đến Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ. Thực chất đây cũng là một trong những báo cáo quản trị trong chương trình 1C: Kế Toán 8. Báo cáo này cũng giống như Bảng Cân Đối Tài Khoản chỉ có điều cách trình bày số liệu được thiết kế theo kiểu cột dọc ( Tài khoản Nợ) và hàng ngang ( Tài Khoản Có). Số liệu lấy từ phát sinh giữa Cột Dọc và hàng ngang tương ứng là Nợ/Có ... Nó giống như bàn cờ cho nên được gọi là Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ.
Chúng ta đã tìm hiểu Báo Cáo “ Bảng Cân Đối Tài Khoản” vì vậy mà cũng hiểu được ý nghĩa của Bảng Cân Đối Tài Khoản. Trong chương trình 1C: Kế Toán 8 còn lập ra nhiều Báo Cáo theo cách thể hiện khác nhau như Báo Cáo “ Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ” là một ví dụ.
Là Báo cáo phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo dạng đối ứng Nợ / Có
Chúng ta có thể thấy toàn bộ các tài khoản trong bảng thể hiện theo chiều ngang và theo chiều dọc. Theo chiều dọc là phát sinh bên Nợ, theo chiều ngang là phát sinh bên Có.
Với bảng này bạn sẽ xem chỉ tiêu theo từng ô, Bạn sẽ lấy ô giao nhau giữa phát sinh bên Nợ TK và bên Có TK.
Với cách thể hiện trên bảng bạn cũng hoàn toàn nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ theo quan hệ đối ứng tài khoản,
Ví dụ: Giao nhau giữa Nợ 112 và Có TK 111 là 500.000 đ. Thông qua chỉ tiêu này bạn sẽ biết rằng đó là nghiệp vụ rút tiền mặt gửi vào ngân hàng... Và các hoạt động khác cũng được phân tích theo quan hệ đối ứng tài khoản như thế.
Có thể nói thông qua bảng cân đối tài khoản dạng bàn cờ chúng ta biết được toàn bộ tình hình phát sinh trong doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ hoạt động kế toán vốn bằng tiền, kế toán công nợ phải thu, phải trả, kế toán tài sản cố định, ....
Trong chỉ tiêu bên trên đầu, bạn có thể lập bảng theo chỉ tiêu lựa chọn. Ví dụ như chỉ tiêu theo ngoại tệ, theo tiểu khoản, theo tài khoản ngoại bảng
Chỉ tiêu theo ngoại tệ: phẩn bảng sẽ thể hiện số liệu có thêm số ngoại tệ vào trong và phần tiền việt nam tương ứng.
Chỉ tiêu theo tiểu khoản: Phần bảng sẽ được mở chi tiết đến từng tiểu khoản sau đó cộng dồn vào chỉ tiêu tổng hợp bên trên. Với việc lập bảng theo tiểu khoản bạn sẽ quản lý, theo dõi tình hình chi tiết đến từng tiểu khoản
Chỉ tiêu theo tài khoản ngoại bảng: sẽ phản ánh thêm các hoạt động trong doanh nghiệp có liên quan đến tài khoản ngoài bảng.
Nhấp vào ô bất kỳ trong Bảng cân đối tài khoản dạng bàn cờ có thể mở lên một báo cáo khác, chi tiết hơn cho chỉ tiêu trong ô đó.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Qúy vị và các bạn đã được đọc về Báo cáo " Bảng Cân Đối Tài Khoản" và " Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ". Chắc hẳn các bạn cũng đã có sự so sánh khi xem hai báo cáo.
Có người nói Bảng Cân Đối Tài Khoản phản ánh dễ hiểu hơn, phản ánh số dư đầu, phát sinh và số dư cuối các tài khoản trông dễ hiểu, Báo cáo theo mẫu Bộ Tài Chính cho nên được làm nhiều, xem nhiều nên thấy nó dễ hiểu.
Nhưng cũng có ý kiến Báo Cáo " Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ" được trình bày theo dạng Nơ/Có. phản ánh chi tiết và quan sát dễ hơn ...
So sánh 2 báo cáo thì nhiều lời để nói nhưng cái quan trọng là giải pháp 1C: Kế Toán 8 lập ra các báo cáo theo đúng mẫu Bộ Tài Chính, cung cấp số liệu chính xác, đảm bảo, nhanh chóng, kịp thời và luôn hướng tới là làm sao cung cấp những báo cáo tốt nhất cho người sử dụng.
Vì lẽ đó mà bộ báo cáo quản trị trong chương trình 1C: Kế Toán 8 không dừng lại ở đó mà còn nhiều Báo cáo quản trị cao nữa.
Hãy cùng xem Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản trong kỳ sau
Báo cáo phản ánh những gì? Sao lại là một tài khoản? Tổng hợp nhóm tài khoản thì sao?...
Thân ái!