Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Báo Cáo "Thẻ Tài Khoản"

Kỳ trước có nói về báo cáo tiếp theo sẽ là Báo Cáo “ Thẻ Tài Khoản”.
Chỉ cái tên thôi chắc hẳn các bạn cũng hình dung ra nó dùng để theo dõi và phân tích cho một tài khoản nhất định được đề cập tới.
Nếu như Thẻ kho phản ánh số lượng của một mặt hàng nhất định thì thẻ tài khoản phản ánh phát sinh của một tài khoản theo quan hệ đối ứng Nợ/Có.
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về báo cáo này.

Là báo cáo quản trị phản ánh tình hình tăng giảm của một tài khoản nhất định trong kỳ lập báo cáo.
Thẻ tài khoản cũng phán ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của một tài khoản nhất định.
Bạn cần chọn kỳ để lập báo cáo: là khoảng thời gian mà bạn lập báo cáo
Chọn tài khoản để xem báo cáo ( Ví dụ chọn Tài khoản 1111 )

kdlsc2q3kujfspmeocd2.png


Thẻ tài khoản được trình bày gần giống như một sổ nhật ký, phản ánh số liệu trong bảng theo trình tự thời gian và theo các chứng từ gốc. Trong phần bảng thể hiện rõ các quan hệ đối ứng Nợ / Có
Thẻ tài khoản phản ánh chi tiết từng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Thẻ tài khoản có nhiều cách trình bày khác nhau
Chúng ta cùng phân tích, xem xét một số dạng thể hiện của báo cáo thẻ tài khoản
Báo cáo Thẻ Tài Khoản theo ngày

je4cwk7it5kogs6kc7g7.png


Báo cáo Thẻ Tài Khoản theo tuần

je4cwk7it5kogs6kc7g7.png




Báo cáo sẽ thể hiện số liệu và tổng hợp theo tuần, từ tuần này qua tuần kia. Báo cáo cho chúng ta biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó diễn ra như thế nào trong một tuần.


Báo cáo Thẻ Tài Khoản theo tháng

123a83z6f1zcjqvadn60.png


Báo cáo theo tháng sẽ phản ánh chi tiết tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó trong một tháng ra sao.


Thẻ tài khoản là một báo cáo cũng hữu dụng không kém phần Bảng cân đối theo một tài khoản. Đây là cũng là công cụ dùng để kiểm tra tính đúng đắn của nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua những chứng từ gốc và tài khoản đối ứng
Thẻ tải khoản cũng có thể tùy chỉnh có nghĩa là cũng có khả năng lọc theo từng dạng khoản mục
Lấy ví dụ: Với loại tài khoản tiền mặt, tiển gửi sẽ lọc theo dạng lưu chuyển tiền tệ.

usocjpjk8cdoke6eo87t.png





Với những tải khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ lọc theo đối tác, theo hợp đồng

m5fqblllmr6qyzy9vuxg.png


Từ thẻ tài khoản nếu thấy có phát hiện sai xót thì có thể tiến hành sửa ngay từ chứng từ gốc, Bạn click đúp chuột vào dòng sai thì sẽ hiện lên chứng từ gốc ban đầu, Tại đây sẽ tiền hành sửa lại cho đúng kết quả.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều khoản mục phát sinh, như khoản mục theo mặt hàng, khoản mục về bộ phận của doanh nghiệp, khoản mục về nhóm sản phẩm, khoản mục chi phí trả trước, khoản mục tài sản cố định …. Có rất nhiều và việc theo dõi quản lý từng loại khoản mục không phải là dễ. Việc theo dõi phân tích này như một cách quản lý chi phí chặt chẽ, tiết kiệm cho doanh nghiệp …
Trong chương trình 1C: Kế Toán 8 có thiết lập trước những dạng khoản mục và có thể thêm mới phù hợp với mô hình của doanh nghiệp.
Việc quản lý có khó không? Quản lý ra làm sao? …Chúng ta cùng tìm hiểu trong báo cáo “ Phân Tích Khoản Mục”
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Phân Tích Khoản Mục

Các loại khoản mục trong doanh nghiệp như: Khoản mục bộ phận, dạng chi phí, nhóm sản phẩm, mặt hàng, chi phí trả trước …Tóm lại là phát sinh rất nhiều và việc tập hợp phân loại chúng ra để mà tiến hành phân tích tài chính trong doanh nghiệp là việc làm không hề đơn giản chút nào.
Nhưng với 1C: Kế Toán 8 việc đó trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Bởi vì trong giải pháp 1C: Kế Toán 8 có báo cáo “ Phân tích khoản mục”.
Chúng ta cùng tìm hiểu báo cáo ngay bây giờ.

Báo Cáo “ Phân Tích Khoản Mục”


Là báo cáo mang tính quản trị cao. Mục đích chính của báo cáo này là cung cấp thông tin một cách chính xác và chi tiết tình hình trong doanh nghiệp cho nhà quản trị.
Hay cũng có thể nói là báo cáo cung cấp thông tin về các dạng khoản mục trong doanh nghiệp. Các bạn có thể hiểu đơn giản là đó chỉ là sự chia nhỏ hơn các mục trong một tài khoản hay mục trong doanh nghiệp mà thôi
Lấy ví dụ: Doanh nghiệp chia ra làm 3 bộ phận: Giám đốc, Xây dựng, kinh doanh. Vậy thì khi lập báo cáo theo khoản mục “Bộ phận” thì toàn bộ nghiệp vụ kế toán có liên quan tới 3 bộ phận lập tức được thể hiện trên báo cáo, theo sự phát sinh của tài khoản
Ví dụ khác như: Tài khoản 131 về bản chất là khoản phải thu của khách hàng, nhưng sẽ có thêm khoản mục là tên đối tác và hợp đồng với đối tác ...

Lấy ví dụ chọn Dạng khoản mục bộ phận, bên dưới là hình về khoản mục “ Bộ phận”

u3yuxq2ogx2w4997t1p.png


Bạn hoàn toàn có thể lọc theo trường mình đã chọn bằng cách tiến hành thao tác lọc theo giá trị. Ví dụ bạn chỉ cần phân tích bộ phận Ban giám đốc mà thôi thì khi đó bạn sẽ chọn bên trường lọc đúng bộ phận Ban giám đốc

pzafd8qtnr9ggyfnhyyk.png




Trong chương trình liệt kê rất nhiều dạng khoản mục, bạn có thể lựa chọn dạng cần thiết để tiến hành phân tích. Hình bên dưới là bảng liệt kê dạng khoản mục:

sik3r6q1iqja11n7r9sf.png




Ngoài ra bạn cũng có thể vào phần “Tùy chỉnh” để thực hiện thao tác lập báo cáo
Bạn vào phần tùy chỉnh, cũng tiền hành chọn kỳ lập báo cáo và tiến hành chọn dạng khoản mục mà bạn cần phân tích

9dwoovo8gwm37gkpt4ej.png


Một ví dụ khác về Phân tích khoản mục, ví dụ khoản mục “ Đối tác”

ki9hlffpjarj0zg6bla7.png




Từ báo cáo “ Phân tích khoản mục” bạn có thể mở ra những báo cáo chi tiết hơn để tiến hành phân tích. Ví dụ bạn nhấp chuột vào có chứa dòng tài khoản thì sẽ hiện lên báo cáo “ Thẻ Tài Khoản”. Còn nếu nhấp vào ô theo từng khoản mục thì sẽ hiện lên Báo cáo “ Thẻ Khoản mục” chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Báo Cáo " Phân Tích Giữa Các Khoản Mục"


Kỳ trước chúng ta có cùng nhau nghiên cứu về phân tích khoản mục, hẳn các bạn cũng hiểu được khoản mục mà chúng ta phân tích mang lại những thông tin gì cho doanh nghiệp.
Đó là phân tích từng khoản mục, vậy thì các khoản mục có liên hệ gì với nhau hay không? Hay chúng chỉ là những phần tử riêng lẻ độc lập?
Ngay bây giờ chúng ta cùng đi phân tích một vài khoản mục có liên quan tới nhau:
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu báo cáo

Nếu như báo cáo “ Phân tích khoản mục” là báo cáo phân tích các loại khoản mục thì báo cáo “ Phân tích giữa các khoản mục” sẽ tiến thể hiện dựa trên những dạng khoản mục đối ứng với nhau.
Lấy ví dụ: Bạn muốn phân tích khoản mục giữa “ Bộ phận” và “ Dạng lưu chuyển tiền tệ” thì báo cáo sẽ chỉ thể hiện số phát sinh tương ứng giữa khoản mục “ bộ phận”, ở đây chính là tài khoản thuộc chi phí quản lý ( TK 642) hoặc sản xuất ( TK 154) đối ứng với các khoản mục là tiền mặt ( Tk 111) hoặc tiền gửi ( TK 112).
Chúng ta cùng xem hình bên dưới ( hình tùy chỉnh + hình báo cáo ...)


ymeib1b611gmtjiesf6e.png




Báo cáo phân tích giữa các khoản mục:

vqutiire4sr8cl3vp32.png



Báo cáo đưa ra mối tương quan giữa 2 khoản mục mà bạn chọn

Tiếp theo
Ví dụ khác: bạn vào tùy chỉnh chọn dạng khoản mục đối tác và đối ứng với nó là dạng lưu chuyển tiền tệ. Thì phần bảng sẽ thể hiện theo quan hệ đối ứng giữa tài khoản phát sinh bên nợ TK 3331 đối ứng tương đương sẽ là bên Có TK 1111, 1112, 112...

8kkcclept4bu4ej32c4.png


Các bạn thấy là những khoản mục nào được lựa chọn sẽ hiển thị chi tiết thông tin. Từ đó giúp cho nhà quản trị đưa ra những chiến lược, quyết định đúng đắn về vấn đề chi phí, tiền lương, vốn bằng tiền, công nợ …Kế hoạch trong tương lai

Còn có nhiều dạng khoản mục mà 9kt1 chưa thể đề cập được hết như: Nhóm sản phẩm – Chi phí trả trước; Bộ phận – Tài sản cố định; …..Những khoản mục trong doanh nghiệp.

Từ Báo cáo “ Phân tích giữa các khoản mục” Bạn nhấp vào ô bất kỳ thì sẽ hiện lên “ Báo cáo theo các bút toán” Đây là báo cáo thể hiện nội dung nghiệp vụ theo các bút toán ghi sổ, chúng ta sẽ tìm hiểu báo cáo này trong phần dưới đây
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Báo Cáo " Thẻ Khoản Mục"

Hồi trước có đề cập tới các khoản mục trong doanh nghiệp. chúng ta cũng đã phân tích các khoản mục, giữa các khoản mục với nhau, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được khoản mục là gì? Đóng vai trò gì trong doanh nghiệp?. Nhưng việc theo dõi không hề đơn giản chút nào…

Báo cáo Thẻ Khoản Mục sẽ là báo cáo hữu ích dành cho bạn

Là báo cáo dùng để ghi chép, phân tích toàn bộ các dạng khoản mục của doanh nghiệp. Việc phản ánh theo dạng khoản mục này không gom theo dạng như trong phân tích khoản mục mà tất cả được trình bày theo thứ tự thời gian phát sinh. Sau mỗi giao dịch phát sinh đều tính toán số dư hiện thời của dạng giao dịch đó.

Bạn chọn kỳ lập báo cáo, vào phần tùy chỉnh để chọn dạng khoản mục ( hình tùy chỉnh )

xyn9ax74055rcxc40nn2.png




Hình bên dưới thể hiện thẻ khoản mục theo dạng “ Bộ phận”


fxnhvy4ugskwce2zgfv.png




Các bạn có thể thấy là toàn bộ nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian có liên quan tới dạng khoản mục là “ Bộ phận” đều được thể hiện chi tiết.
Một ví dụ khác: Nếu bạn chọn dạng khoản mục là “ Đối tác” thì trong phần báo cáo sẽ hiện lên toàn bộ nghiệp vụ liên quan tới đối tác giúp bạn có thể quản lý theo từng đối tác và chi tiết cho từng hợp đồng với đối tác.


nogv1oh8ipgfovq4b0.png





Từ Thẻ Khoản Mục bạn có thể truy suất ngược trở lại chứng từ gốc, bạn nhấp vào ô bất kỳ trong báo cáo “Thẻ Khoản Mục” sẽ hiện lên chứng từ gốc ban đầu.
Một điểm chú ý trong báo cáo “Thẻ khoản mục” là có những lựa chọn về hiển thị số phát sinh: Theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý. ( hình tỳ chỉnh theo ngày)
Theo ngày: số liệu từng ngày sẽ được tổng hợp theo từng ngày phát sinh ( số liệu được trình bày như hình bên trên)

Theo tuần: Số liệu được tổng hợp theo từng tuần phát sinh


ikx483ht0z8xl73kip53.png




Theo tháng: Số liệu được tổng hợp theo từng tháng phát sinh


u2se35z10my4h33rz3bm.png
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Báo Cáo " Các Bút Toán Tổng Hợp"


Hi cả nhà!
Hum vừa rồi cà nhà có xem về Báo Cáo “ Thẻ Khoản Mục”. Báo cáo cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình trong doanh nghiệp theo dạng khoản mục.
Và hôm nay mọi người cùng tìm hiểu báo cáo “ Các Bút Toán Tổng Hợp”.
Báo cáo phản ánh tổng phát sinh trong kỳ của những bút toán định khoản giống nhau.

Phản ánh số phát sinh giữa các tài khoản trong kỳ báo cáo. Nếu như Bạn đã làm quen với “Bảng Cân Đối Theo Dạng Bàn Cờ” là báo cáo thể hiện theo từng tài khoản Nợ và tài khoản Có, số liệu thể hiện là sự giao nhau giữa 2 tài khoản bên nợ và bên có.
Trong Báo cáo “ Các bút toán tổng hợp” thì không chia thành các ô như vậy nữa mà tiến hành đặt các bút toán theo cột Bên Nợ và cột Bên Có, rồi thể hiện số tiền bên cạnh và các cột tiếp sau là tên của tài khoản đó..


yo9rzlhem0nekzq4uek.png



Căn cứ vào Báo cáo này bạn hoàn toàn có thể hiểu được nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong doanh nghiệp một cách khái quát theo bút toán tổng hợp.
Toàn bộ nghiệp vụ được phản ánh theo bút toán đối ứng tổng hợp, chứ không chi tiết ra từng bút toán nhỏ.
Lấy ví dụ: trong kỳ có phát sinh 2 phiếu thu, đều là ghi Nợ TK 111 / Có TK 515 vào hai ngày khác nhau. Nhưng lên báo cáo “ Các bút toán tổng hợp” thì chỉ thể hiện một bút toán tổng hợp đó là Nợ TK 111 / Có TK 515: Số tiền bằng tổng của 2 bút toán vào 2 ngày đó.
Báo cáo sẽ thể hiện tổng hợp các tài khoản đối ứng theo trình tự thời gian.

Từ báo cáo “ Các bút toán tổng hợp” có thể mở ra báo cáo “Báo cáo theo các bút toán” Đây lại là báo cáo ngược với báo cáo “ Các bút toán tổng hợp” vì nó thể hiện chi tiết theo từng bút toán.
Chúng ta sẽ tìm hiểu báo cáo “ Báo cáo theo các bút toán” trong kỳ sau nhé.
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Hi cả nhà. Gặp lại cả nhà 9kt1 cảm thấy rất là vui và chúc cả nhà giữa tuần vui vẻ, cuối tuần vui vẻ. :D
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu báo cáo nữa trong chương trình 1C: Kế Toán 8. Báo cáo có tên “ Báo cáo theo các bút toán”.
Báo cáo này gần như một cuốn nhật ký để ghi chép nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp
Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn báo cáo này nhé.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Báo Cáo " Báo Cáo Theo Các Bút Toán"


Nếu như báo cáo “ Các bút toán tổng hợp” thể hiện tổng hợp thì báo cáo “ Báo cáo theo các bút toán” thể hiện chi tiết theo từng bút toán tức là theo từng nội dung nghiệp vu kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.
Quay trở lại ví dụ phiếu thu bên trên, tức là thu tiền lãi trong 2 ngày khác nhau thì báo cáo “ Báo cáo theo các bút toán” thể hiện chi tiết 2 bút toán đó chứ không ghi tổng hợp như trên.
Chính điều này giúp bạn có thể hình dung tình hình hình diễn ra trong doanh nghiệp một cách chi tiết hơn, ngày này diễn ra nghiệp vụ gì? Ngày sau diễn ra nghiệp vụ gì?

ihxcnrlvvhekxf0ti6aw.png




Các bạn nhìn thấy một đoạn trong Báo cáo theo các bút toán thể hiện rõ ràng ngày chứng từ, tên chứng từ gốc và nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, rồi đến quan hệ tài khoản đối ứng và số tiền của nghiệp vụ đó.
Báo cáo theo các bút toán thể hiện toàn bộ các nghiệp vụ, cho nên khi xem sẽ cảm thấy nhiều và dài dòng và có khi không đúng theo ý của người xem. Chính vì vậy mà báo cáo còn có tính năng lọc theo quan hệ đối ứng tài khoản.


Bạn vào phần tùy chỉnh sẽ hiện lên trường lọc theo tài khoản Nợ / Có.


ubvxv0sqxv8t7wkh5ng1.png



t2d4u7nc0a5n3bxz4gl2.png


Chức năng lọc trong phần tùy chỉnh rất hữu hiệu. Bạn có thể lọc theo tiền tệ, lọc theo Mã Nhật Ký hoặc lọc theo chứng từ
Lọc theo tiền tệ bạn vào phần tùy chỉnh, chọn thẻ Lọc và chọn loại tiền tệ

l2nn8bspbazjlc1mx6c.png




Hoặc như Lọc theo Chứng từ, thì bạn sẽ chọn tham chiếu để tới chứng từ đó và chọn chứng từ cần lọc. Bên dưới là tham chiếu tới chứng từ “Báo cáo sản xuất theo ca”

szmgyrag3fkpn31l881.png




Biểu mẫu màn hình khi lọc theo chứng từ:


72ssalj73e0pxuujvsiz.png



Trong doanh nghiệp bạn phát sinh giao dịch liên quan tới nhiều loại ngoại tệ và bạn chỉ muốn đưa ra các bút toán liên quan tới một loại ngoại tệ ( giả dụ USD) và không muốn thể hiện các bút toán liên quan tới tiền tệ khác.
Bạn vào tùy chỉnh của báo cáo và chọn lọc theo tiền tệ

l2nn8bspbazjlc1mx6c.png



Chương trình sẽ thể hiện bút toán bằng ngoại tệ

qvoklp750vbvksqb4b3y.png



Báo cáo sẽ hiển thị số liệu theo điều kiện lọc đó trong kỳ lập báo cáo.
Từ Báo cáo theo các bút toán bạn có thể truy suất ngược lại chứng từ gốc ban đầu bằng cách nhấp chuột vào ô bất kỳ trong Báo cáo. Chứng từ gốc theo số liệu đó sẽ được mở ra và bạn có thể xem xét việc nhập liệu đó đã chính xác hay chưa.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Theo như các bạn nói, phiên bản 2.0 của 1C:KẾ TOÁN có áp dụng chuẩn mực kế toán số 17, tính năng này trên cả 2 loại sp 1C:KẾ TOÁN mở rộng và 1C:KẾ TOÁN căn bản???
 
Xin chào các bạn. Trong phần trước các bạn đã được tìm hiểu căn bản về báo cáo quản trị trong chương trình 1C: Kế Toán 8. Đó là những báo cáo quản trị mà phần mềm thiết lập ra. Tuy nhiên công việc kế toán là phải lập nên sổ sách và báo cáo một cách tự động.
Toàn bộ sổ sách được lập trong chương trình như thế nào? Những cách tùy chỉnh, đưa ra các dạng báo cáo ra sao? …
Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Trong chương trình 1C: Kế Toán 8 toàn bộ sổ sách được nằm trong phân hệ Báo Cáo.


sdjgyc5ms2qsqx7y3r2.png



Trên màn hình là toàn bộ mẫu biểu sổ sách theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính ban hành, và các mẫu biểu này được cập nhật nếu BTC có sự thay đổi.


Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu “ Bảng Cân Đối Số Phát Sinh”

Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ lập báo cáo. Phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản.
Số liệu trên bảng là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ tổng hợp, dòng tổng dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và dư cuối kỳ...

bilb361h7uyzpbzq9afz.png



Có thể nói bảng cân đối số phát sinh là một bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo sự biến động của các tài khoản.

Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh kỳ lập báo cáo. Số liệu trong bảng sẽ được lấy theo khoảng thời gian mà bạn chọn.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Sổ Quỹ Tiền Mặt:

Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu Bảng Cân Đối Số Phát Sinh. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về “ Sổ Quỹ Tiền Mặt”. Và cách thể hiện trong chương trình 1C: Kế Toán như thế nào?

Phản ánh tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt tồn quỹ tiền mặt bằng tiền việt nam
Chương trình 1C: Kế Toán 8 lập ra đúng mẫu biểu theo quy định của BTC


wb3749y9hep5b7xlxv2s.png



Về ý nghĩa của sổ quỹ tiền mặt:
Sổ này chủ yếu dùng cho thủ quỹ, trong sổ thể hiện tình hình thu, chi, tồn quỹ chứ không thể hiện tài khoản đối ứng. Mỗi loại quỹ sẽ tương ứng với một sổ nhất định. Sổ này cũng được mở song hành cùng một sổ của kế toán gọi là “ Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”
Với sổ này chúng ta có thể xem xét được các dòng tiền thu, chi, và tồn quỹ tại bất kỳ thời điểm lập báo cáo
Sổ này được mở cho từng loại tiền tệ và theo từng tài khoản riêng biệt

Ngoài cách thể hiện theo đúng mẫu của BTC. Nếu như bạn muốn xem sổ theo ngày thì chỉ việc tích vào ô: Nhóm theo ngày. Lập tức toàn bộ chứng từ phát sinh cũng như lượng tồn quỹ sẽ được tính theo ngày của chứng từ.


r2iw791phw18pk61bs6z.png



Xem xét theo ngày như vậy sẽ biết chính xác tình hình và phát hiện sai xót kịp thời để tiến hành chỉnh sửa nhanh chóng.



Song hành cùng “Sổ Quỹ Tiền Mặt” đó là “ Sổ Kế Toán Chi Tiết Quỹ Tiền Mặt”. Tại sao phải làm 2 sổ cho nhiều việc? Mục đích tạo ra để làm gì?
Sổ Kế Toán Chi Tiết Quỹ Tiền Mặt được lập ra có đúng mẫu không? Có quản lý được tiền cho doanh nghiệp hay không? Cách thể hiện có gì nổi trội khi cung cấp thông tin? …
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong kỳ sau về “ Sổ Kế Toán Chi Tiết Quỹ Tiền Mặt”
-----------------------------------------------------------------------------------------
Sổ Kế Toán Chi Tiết Quỹ Tiền Mặt:

Hi các bạn! Như đã trình bày trong bài viết lần trước, có một loại sổ mà kế toán cần theo dõi, mở sổ song hành cùng với Sổ Quỹ Tiền Mặt của thủ quỹ đó chính là “ Sổ Kế Toán Chi Tiết Quỹ Tiền Mặt”
Như vậy là các bạn cũng thấy, một sổ dùng cho thủ quỹ theo dõi, một sổ là để kế toán theo dõi. Hai bên sẽ tiến hành đối chiếu số liệu và khi có sự sai sót cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm hướng giải quyết.
Tiền của doanh nghiệp sẽ được theo dõi chặt chẽ và tránh bị thất thoát.

Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về sổ này trong chương trình 1C: Kế Toán 8.

Như đã trình bày bên trên, sổ này mở dành chủ yếu cho kế toán, Sổ cũng được mở cho từng tài khoản, từng loại quỹ và lập được tại mọi thời điểm.


t58zw7pcw46qz0ps76o8.png




Sổ cũng được lập theo từng tài khoản và theo từng loại tiền tệ nhất định
Sổ này có hiện lên tài khoản đối ứng, căn cứ vào đó có thể hiểu được nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó là gì, kế toán có thể phân tích các dòng tiền được sử dụng như thế nào. Ngoài mục đích đó ra thì sổ này cùng với sổ quỹ tiền mặt chủ yếu phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ của doanh nghiệp.
Giữa thủ quỹ và kế toán sẽ có sự so sánh sổ liệu ghi sổ đảm bảo sự cân đối, tránh thất thoát trong doanh nghiệp.
Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh theo thời gian.
Trong sổ này còn có tính năng tùy chỉnh, có thể trình bày sổ theo cách gom nhóm theo chứng từ, có nghĩa là toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh được gom nhóm theo từng chứng từ. (hình)


bfzamy3ocylbm2rjz0ww.png




Việc gom nhóm theo từng chứng từ giúp bạn tìm và đối chiếu số liệu một cách thuận tiện hơn.
Đây cũng là điểm mới, tính năng nổi trội trong cách trình bày các báo cáo của 1C.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng

Các bạn đã được xem sổ sách về tiền mặt để quản lý cho thật tốt. Vậy còn tiền gửi tại ngân hàng thì sao?
Bạn mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau. Hay như bạn mở tài khoản tại một ngân hàng nhưng lại theo nhiều loại tiền tệ khác nhau. Và đương nhiên cần theo dõi từng loại tiền tệ, từng loại tài khoản khác nhau.
Phần mềm 1C: Kế Toán 8 sẽ giúp bạn làm điều đó.

Có một điều là bạn có mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau thì bạn cũng không việc gì phải tạo ra nhiều tiểu khoản theo những ngân hàng đó. Bởi vì trong phần mềm 1C: Kế Toán 8 bạn chỉ cần khai báo tài khoản ngân hàng và bên dưới là tên ngân hàng mà bạn mở tài khoản. Điều này giảm bớt việc tạo ra tiểu khoản cho bạn
Khi xem sổ sách thì bạn chọn tài khoản và đúng tên ngân hàng cần theo dõi

Trong phần mềm 1C: Kế Toán 8 có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng, chúng ta cùng xem sổ này nha

Là sổ dùng để theo dõi chi tiết tiền việt nam và ngoại tệ gửi tại ngân hàng. Sổ này mở cho mỗi loại tiền tệ khác nhau, mở cho mỗi ngân hàng khác nhau.


u9xxciamjnpz0qauywcd.png




Doanh nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng với từng loại tiền tệ khác nhau, thậm chí tại những ngân hàng khác nhau cho nên việc mở sổ và theo dõi sổ tiền gửi ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Cũng giống như sổ quỹ tiền mặt thì sổ này cũng theo dõi tình hình thu, chi và tồn quỹ của doanh nghiệp.
Số liệu trong sổ dùng để đối chiếu với số liệu ghi sổ tại ngân hàng
Trong sổ có cột tài khoản đối ứng, căn cứ vào đó có thể hiểu được nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng từ đó hiểu được các dòng tiền được lưu chuyển như thế nào.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Các bạn đã được làm quen với sổ sách dùng để theo dõi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. Bạn còn muốn quản lý và theo dõi những mặt hàng về số lượng và giá trị một cách chi tiết nữa
Trong chương trình 1C: Kế Toán 8 có sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa. Sổ được thiết kế theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính. Toàn bộ chứng từ được cập nhật sẽ phản ánh lên sổ này một cách tự động, và lẽ đương nhiên bạn có thể truy suất ngược lại chứng từ gốc nếu cần đối chiếu và chỉnh sửa
Sổ này có chức năng chính là ghi chép, phản ánh, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của một loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhất định


Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S07-DNN là sổ dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhâp, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
Trên màn hình là mẫu biểu của Sổ:


5krx5lkiqbvv430dl2n3.png


sổ này chỉ theo dõi tên số lượng nhập xuất tồn của một loại vật tư hàng hóa nhất định. Giúp bạn có thể quản lý chi tiết từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa…
Sau khi lập sổ bạn có thể kết xuất ra ngoài excel mà không hề lo lắng bị lỗi \font\ chữ để làm dữ liệu
Hoặc bạn có thể in trực tiếp từ phần mềm bằng biểu tượng nút In
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa


Hi cả nhà!
Hôm trước chúng ta đã t ìm hiểu về một loại sổ dùng để theo dõi chi tiết số lượng nhập xuất tồn của một loại sản phẩm hàng hóa nhất định. Tuy nhiên để thuận lợi cho công tác quản trị kế toán cần theo dõi tổng hợp về tình hình nhập xuất tồn của toàn bộ hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Khi đó kế toán sẽ sử dụng sổ sách nào để có thể thực hiện được việc đó? Câu trả lời đó chính dùng “Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa” để theo dõi
Các bạn có thể nhớ lại trước đây trong báo cáo quản trị chúng ta cũng đề cập tới vấn đề theo dõi tình hình nhập xuất tồn, đó chính là báo cáo “ Báo Cáo Mua Hàng”; “Báo Cáo Bán Hàng”; “ Báo Cáo Biến Động Hàng Tồn Kho”...

Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu “Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa”


Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( S08 – DNN)

Mục đích của bảng tổng hợp dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa, nhằm đối chiếu với số liệu tài khoản 152, 153, 155, 156 trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.
Mỗi tài khoản vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được lập một bảng riêng. Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để lập.
Từ trong bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa khi nháy vào các dòng trong báo cáo sẽ cho liên kết đến sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, thành phẩn, hàng hóa cụ thể.


o8uzx27ymf5tndth1u3.png



Bảng này được lập theo từng tài khoản nhưng mỗi tài khoản được chọn sẽ bao gồm nhiều loại mặt hàng khác nhau, đó là tồng hợp từ sổ chi tiết của từng mặt hàng.
Có bao nhiêu sổ chi tiết thì sẽ có bấy nhiêu dòng trên Bảng tổng hợp.

Báo cáo có tính năng tùy chính giúp bạn có thể lọc theo kỳ, có thể lọc theo từng mặt hàng cụ thể hoặc một nhóm hàng nào đó muốn xem báo cáo.
Tính năng truy vấn ngược của Bảng Tổng Hợp giúp cho bạn hoàn toàn xem sổ chi tiết và chứng từ gốc một cách thuận tiện và nhanh chóng.
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Thẻ Kho

Hi cả nhà!
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp một loại sổ cũng dùng để theo dõi số lượng hàng hóa, vật liệu trong kho. Loại sổ này chủ yếu dùng cho Thủ kho lập.
Nói tới đây chắc hẳn các bạn đã hình dung ra sổ đó là gì. Vâng, đó chính là Thẻ Kho ( hay còn gọi là Sổ Kho – Sổ Kho được tập hợp từ nhiều Thẻ Kho)

Thẻ kho ( S09 – DNN)

Dùng để theo dõi số lượng Nhập, xuất, tồn kho từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hóa nhất định ở từng kho. Làm căn cứ cho việc xác định tồn kho và trách nhiệm của thủ kho.
veutw7vn0l4vwdwqny.png




Trong Thẻ kho bạn cần chỉ ra tên một mặt hàng để thể hiện số liệu nhập xuất tồn, và chọn kỳ báo cáo rồi nhấn nút Lập Báo Cáo.
Từ Thẻ kho nếu phát hiện có gì sai xót bạn có thể click đúp chuột để hiện lên chứng từ gốc và bạn tiến hành sửa từ chứng từ gốc
Dĩ nhiên khi lập thẻ kho bạn cần phải chọn ra một loại vật liệu, hàng hóa, CCDC nhất định, chương trình sẽ tự động đưa ra số liệu theo khoảng thời gian mà bạn chọn.
Bạn có thể sử dụng tính năng tùy chỉnh để thực hiện việc lập thẻ kho theo ngày, theo kho, theo mặt hàng. :D
-----------------------------------------------------------------------------------------
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều loại tài sản cố định, yêu cầu đặt ra là làm sao quản lý tài sản đó một cách tốt nhất: Tài sản tên gì? Mã hiệu ra sao? Mua khi nào? Khấu hao ra sao? Hiện tình trạng đang dùng cho bộ phận nào? ….
1C: Kế Toán 8 đưa ra sổ theo dõi tài sản cố định. Tính năng quản lý theo dõi được thực hiện như thế nào?
Mời các bạn tìm hiểu trong kỳ sau.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Sổ Tài Sản Cố Định:

Hi cả nhà! Như hôm trước có nói về việc theo dõi quản lý tài sản cố định như thế nào cho tốt. Có rất nhiều cách quản lý mà 1C: Kế Toán 8 đưa ra như là Bảng Tính Khấu Hao, Báo cáo theo bộ phận, Hay như phân t ích khoản mục ….Những báo cáo quản trị mà chúng ta tìm hiểu từ những lần trước.

Còn xét theo phương diện sổ sách theo mẫu BTC. Phần mềm có đưa ra 2 mẫu sổ: Một là theo mẫu của BTC, và một mẫu quản trị riêng

Theo mẫu của Bộ Tài Chính

Sổ tài sản cố định là sổ dùng để theo dõi toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp trong kỳ. Tình hình tăng, giảm, điều động tài sản cố định cũng như khấu hao của tài sản trong kỳ.
Từ sổ tài sản cố định có thể truy vấn ngược lại đến tài sản cố định cần kiểm tra và chỉnh sửa phù hợp.

jd1z9iupptszr9768xi.png




Trong màn hình sổ cần khai báo các thông tin sau để lên được sổ
Kỳ lập sổ: chọn kỳ theo yêu cầu từ ngày đến ngày
Doanh nghiệp: Chọn doanh nghiệp cần lập sổ. Nếu cơ sở dữ liệu chỉ có 1 doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp là mặc định.
Trong phần lọc: Nếu chọn phần này trong báo cáo sẽ theo dõi được chi tiết từng tài sản do bộ phận nào, ai quản lý.

Theo mẫu quản trị:
Trong hộp kiểm “Lập theo mẫu số S10DNN” khi bỏ chọn sẽ cho sổ chi tiết hơn về tài sản như đánh giá lại tài sản, diều động tài sản…
25ap4d81lgi64dyggt9c.png
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

:phienghe:Mọi người chỉ e cách lập chi tiết báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp với.Nhất là chỉ tiêu 16 và 21 đó.:phienghe:
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

12345678912334566 34324 45 54
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng ( S11 – DNN)


Bạn có nhiều loại tài sản cố định khác nhau, nhiều loại công cụ dụng cụ khác nhau. Làm thế nào để quản lý chúng cho tốt nhất. Bạn muốn biết nó đang sử dung tại đâu cũng như sử dụng như thế nào?
Khi đó có một loại sổ để quản lý, theo dõi chính là “Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng.”

Là sổ dùng để ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại từng nơi sử dụng. Mục đích là quản lý tài sản và công cụ dụng cụ một cách chặt chẽ tại những bộ phận, phòng ban được cấp tài sản, công cụ dụng cụ đó.

Màn hình chứng từ theo dõi tài sản cố định của doanh nghiệp.

00wgfl10xznkbuxlft2h.png


Màn hình chứng từ theo dõi công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng:

tlng3bk17r9t83rle80v.png


Sổ được ghi chép rất chi tiết tình hình tài sản, công cụ dụng cụ tại chính những nơi sử dụng đó, điều này ngoài việc quản lý chặt chẽ còn tránh được những mất mát xảy ra, Căn cứ vào sổ đó bạn hoàn toàn có thể biết chính xác tình hình tăng giảm, tình hình khấu hao của tài sản, công cụ dụng cụ tại nơi đó
Sổ được lập tài mọi thời điểm lập báo cáo, Bạn chỉ cần chọn kỳ lập báo cáo và chọn Loại tài sản ( tài sản cố định, công cụ dụng cụ) rồi ấn nút lập báo cáo.
Bạn cũng có thể Click chuột vào tài sản bất kỳ lập tức chương trình sẽ đưa ra chứng từ gốc và bạn hoàn toàn có thể kiểm tra ngay tại chứng từ gốc này.
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Sổ chi tiết thanh toán với người mua ( người bán) ( S13 – DNN)


Trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp sẽ phát sinh những khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ, chi khác … Và thu tiền từ bán hàng hóa, dịch vụ, thu khác.
Khi đó sẽ phát sinh công nợ bao gồm cả phải thu, phải trả ...Kế toán sẽ tiến hành theo dõi chi tiết công nợ theo sổ “ Sổ chi tiết thanh toán với người mua ( người bán)”

Mục đích sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán. Sổ chi tiết thanh toán với người mua, bán được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán.


ja3p0kfvkmio4bidzlt.png



Sổ này chỉ dùng cho tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng và tài khoản 331 – Phải trả người bán, nhưng ngoài ra những khoản như khách hàng ứng trước tiến hàng hoặc doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp thì cũng được phản ánh vào sổ này
Sổ được lập tại mọi thời điểm, chỉ chọn tài khoản và đối tượng là bạn có thể xác định được công nợ phải thu, công nợ phải trả, cũng như các khoản ứng trước của người mua, cũng như người bán.
Sổ có tính năng tùy chỉnh, có thể gom nhóm theo chứng từ tức là các nghiệp vụ được phản ánh theo từng chứng từ, theo trình tự thời gian.

w4hy1kaa9dh6jd7niu8y.png



7czjafdk6v7mke48bi.png


Nhấp vào ô bất kỳ trong sổ chi tiết này sẽ truy suất ngược trở lại chứng từ gốc ban đầu
Từ sổ này bạn chú ý phần diễn giải và cột tài khoản đối ứng, căn cứ vào đó chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Sổ thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ mẫu số S14-DNN


Hi cả nhà!
Mấy hôm mới trở lại cùng với cả nhà để thao luận tiếp về sổ sách trong chương trình phần mềm 1C: Kế Toán 8.
Như cả nhà cũng biết, trong hoạt động của doanh nghiệp không chỉ diễn ra các nghiệp vụ mua bán, thanh toán bình thường theo tiền tệ là đồng việt nam mà còn có nhiều nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ ví du như: Mua ngoại tệ, bán hàng thu bằng ngoại tệ, mua hàng phải thanh toán bằng ngoại tệ, vay bằng ngoại tệ, nhận góp vốn bằng ngoại tệ … Tất cả cái đó đều liên quan tới ngoại tệ và yêu cầu đặt ra chính là quản lý, theo dõi số ngoại tệ đó ra? Đương nhiên là phải chi tiết cho từng đối tượng …
Trong chương trình 1C: Kế Toán 8 có đưa ra nhiều cách xem báo cáo như là : báo cáo theo một tài khoản, thẻ tài khoản, thể khoản mục ...( chọn tài khoản là ngoại tệ để xem)
ngoài ra còn có mẫu sổ theo quyết định của BTC đó chính là
“ Sổ thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ mẫu số S14-DNN”
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ dùng để theo dõi việc thanh toán theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.
Sổ này được mở theo chi tiết theo từng tài khoản, đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.
Chúng ta cần chọn tài khoản, chọn ngoại tệ và chọn ra một đối tượng cụ thể rồi nhấn nút “Lập báo cáo”. Khi đó sổ này sẽ hiện lên những dữ liệu theo kỳ lập báo cáo.
Bạn có thể xem tại mọi thời điểm lập báo cáo.

8fh3icrjwtvug699n14s.png



Căn cứ vào sổ này bạn theo dõi một cách chi tiết tình hình phát sinh và thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu được nội dung nghiệp vu kinh tế phát sinh, từ đó xây dựng kế hoạch thanh toán bằng ngoại tệ cho doanh nghiệp.
Sổ phản ánh đầy đủ số dư đầu kỳ, dư cuối kỳ và số phát sinh tăng và phát sinh giảm
Từ sổ chi tiết bạn nháy vào ô bất kỳ thì sẽ hiện lên chứng từ gốc ban đầu của ô dữ liệu đó. Tại đây nếu phát hiện có sai xót bạn hoàn toàn có thể tiến hành sửa lại cho đúng.
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Theo như các bạn nói, phiên bản 2.0 của 1C:KẾ TOÁN có áp dụng chuẩn mực kế toán số 17, tính năng này trên cả 2 loại sp 1C:KẾ TOÁN mở rộng và 1C:KẾ TOÁN căn bản???

Về tính các phần hành kế toán, chế độ kế toán thì 2 bản này ko khác gì nhau.

Khác biệt chính có thể kể đến là: phiên bản mở rộng có thể làm kế toán cho nhiều doanh nghiệp trong 1 dữ liệu, có thể sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán (áp dụng cho doanh nghiệp có văn phòng tại các vị trí địa lý khác nhau) còn phiên bản căn bản thì có thể kế toán cho nhiều doanh nghiệp tuy nhiên trên các dữ liệu khác nhau và ko dùng phân tán dữ liệu được.

Chi tiết hơn về sự khác biệt giữa phiên bản căn bản và mở rộng, bạn có thể xem tai đây http://www.1vs.vn/SanPham/1CKETOAN8/PhienBanCanBan.php
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Sổ chi tiết tiền vay ( S16 – DNN)


Chào các bạn!
Từ trước tới giờ các bạn đã tiến hành cho vay mượn tiền với bạn bè, người thân … người khác bao giờ chưa nhỉ?
Nếu đã làm việc này chắc hẳn bạn cần phải theo dõi cho ai vay, vay bao nhiêu? Bao giờ trả … tóm lại là phải theo dõi đúng không. :D
Trong doanh nghiệp thì điều này càng cần thiết hơn bao giờ hết:
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đôi khi để huy động vốn thì doanh nghiệp phải tiến hành đi vay để tiếp tục sản xuất, tiếp tục dự án ... Vậy thì vay của ai và thanh toán sau khi vay là thế nào thì cần phải ghi chép một cách cụ thể, chi tiết. Và kế toán sử dụng Sổ chi tiết tiền vay để ghi chép phản ánh nghiệp vụ đi vay.
Sổ chi tiết tiền vay là sổ chi tiết theo dõi từng khoản vay của doanh nghiệp. Các khoản vay có thể là vay doanh nghiệp khác,vay ngân hàng, vay theo các loại khế ước ...
Sổ được lập theo từng đối tương, tài khoản riêng biệt, tương ứng với các khoản vay của doanh nghiệp.


2g6cc43nsrern0t4ei62.png



Căn cứ vào sổ này bạn theo dõi được chi tiết tình hình vay của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới các khoản vay sẽ được ghi chép theo trình tự thời gian
Trong sổ có cột tài khoản đối ứng và ngày đến hạn thanh toán, giúp bạn hoàn toàn có thể theo dõi được số tiền vay và thời hạn thanh toán.
Từ sổ bạn có thể truy xuất ngược lại chứng từ gốc để xem xét và sửa lại nội dung và nghiệp vụ cho đúng.
Chú ý: Sổ được lập theo từng đối tượng chi tiết, từng khế ước riêng biệt
với sổ theo dõi này chắc chắn đem lại sự thuận tiện trong việc theo dõi các đối tượng cho bạn.
Chúc các bạn vui vẻ!
 
Ðề: Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

Sổ chi tiết bán hàng ( S17- DNN)

Xin chào các bạn!
Như các bạn biết, một trong những khâu quan trọng của cả quy trình hoạt động trong bộ máy công ty đó là việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Việc bán hàng đã khó nhưng quản lý, theo dõi bán hàng còn khó hơn. Ban lãnh đạo cần biết chính xác doanh số trong kỳ là bao nhiêu? Đối tượng nào là chủ yếu? Mặt hàng nào đang được ưa chuộng? Hay như doanh số bằng đồng việt nam là bao nhiêu? Doanh số theo ngoại tệ là bao nhiêu? …. có nhiều thông tin cần phải được đưa ra.
“1C:Kế Toán 8” là giải pháp đưa ra rất nhiều thông tin mang tính quản trị cao, và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một trong những sổ sách, báo cáo mà chương trình đưa ra:
Sổ Chi Tiết Bán Hàng

Sổ chi tiết bán hàng theo mẫu được mở theo từng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp đã được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Mỗi dòng trên sổ chi tiết bán hàng là tổng hợp của chứng từ giao hàng và cung cấp dịch vụ. Tại mỗi dòng trên sổ chi tiết bán hàng khi nháy vào sẽ truy vấn ngược đến chứng từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.



rhv4l6hdzr5ns6cs7ycz.png




Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể xác định được chúng ta bán sản phẩm đó là gì? Xác định chính xác khách hàng mua sản phẩm của chúng ta là ai? Số tiền mà chúng ta thu được là gì? Đồng thời phản ánh chính xác doanh thu, giá vốn của mặt hàng đó và từ đó tính ra số lãi gộp khi bán hàng.
Chắc cũng không cần giải thích thêm từ số liệu của sổ chỉ danh cho một mặt hàng bán nhất định. Bởi vì đã gọi là chi tiết thì nó phải chi tiết cho một mặt hàng nhất định rồi chứ không thể nào gộp nhiều mặt hàng lại với nhau được.

Sổ chi tiết bán hàng được ghi chép theo trình tự thời gian, nghiệp vụ bán hàng nào diễn ra trước thì ghi chép trước, diễn ra sau thì ghi chép sau.
Sổ chi tiết bán hàng còn có phần tùy chình theo yêu cầu của người quàn trị. Có nghĩa là hoàn toàn có thể lọc theo đối tượng khách mua hàng, đồng thời cũng có thể lọc theo từng loại ngoại tệ, có nghĩa là không chỉ bán hàng bằng tiền đồng mà còn có thể lọc ra theo việc bán hàng theo ngoại tệ. (hình – lọc theo ngoại tệ)


6kuyga84s7v1f52xqu5v.png




voex98v39p9h2w6ufiuq.png



Trong chương trình 1C:Kế Toán 8 ngoại tệ có thể thêm không hạn chế, do đó bán bằng bất kỳ ngoại tệ nào, cùng với tỷ giá của nó chúng ta hoàn toàn có thể xem được.
Ngoài ra tính năng truy suất ngược trở lại sổ chi tiết và chứng từ gốc cũng rất tiện lợi, các bạn thực hiện thao tác đơn giản là nhấp đúp chuột vào dữ liệu sẽ hiện lên thẻ kho và chứng từ gốc ban đầu.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top