Sổ Sách Kế Toán Trong Chương Trình 1C: Kế Toán 8

ngodong

New Member
Hội viên mới
Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Tôi mới mua bộ 1C kế toán 8, bản căn bản, không sử dụng dịch vụ hỗ trợ của 1VS, tôi muốn làm kế toán cho nhiề doanh nghiệp, nhưng khi thêm doanh nghiệp vào toàn báo là hạn chế của phiên bản căn bản chỉ cho 1 doanh nghiệp, làm sao để làm cho nhiều doanh nghiệp như 1vs đã nói, bác nào biết chỉ dùm với???
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Tôi mới mua bộ 1C kế toán 8, bản căn bản, không sử dụng dịch vụ hỗ trợ của 1VS, tôi muốn làm kế toán cho nhiề doanh nghiệp, nhưng khi thêm doanh nghiệp vào toàn báo là hạn chế của phiên bản căn bản chỉ cho 1 doanh nghiệp, làm sao để làm cho nhiều doanh nghiệp như 1vs đã nói, bác nào biết chỉ dùm với???

- Phiên bản căn bản hay mở rộng của 1C_8 không hạn chế cơ sở dữ liệu tạo ra, có thể trong một số thao tác bạn làm sai quy trình.
- Bạn mua 1C_8 ở đâu, VP Hà Nội hay chi nhánh Hồ Chí Minh. Mặc dù bạn không sử dụng dịch vụ nhưng bạn có thể liên lạc trực tiếp hoặc đến thẳng văn phòng sẽ được hỗ trợ dịch vụ miễn phí!
Thân!
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Tôi mua ở Kon Tum, thông qua đối tác 1VS là Công ty Hoàng Ngyên Bách.
Trong mục danh mục Doanh nghiệp (Công ty - daonh nghiệp), khi ấn nút thêm để thêm doanh nghiệp mới, điền tên, sau đó ấn OK thì có thôgn báo "Hạn chế của phiên bản căn bản. Trong cơ sở thông tin chỉ có thể nhập một doanh nghiệp."
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Đối với Phiên bản căn bản của 1C kế toán 8 chỉ hạn chế trong trường hợp bạn muốn tạo nhiều công ty trên một cơ sở dữ liệu. Do vậy, với thao tác vừa rùi bạn làm bạn đã tạo nhiều doanh nghiệp trên cùng một cơ sở dữ liệu. Phần mềm báo hạn chế.
Khi bạn muốn tạo nhiều doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu khác nhau bạn phải out ra khỏi chương trình bạn đang dùng cho một doanh nghiệp vừa tạo. Sau đó bạn mở phần mềm thấy giao diện của phần mềm bạn bấm nút thêm mới bên ngoài và chọn ổ chứa dữ liệu của công ty bạn mới tạo. Tương tự khi bạn thêm công ty mới bạn làm như vậy.
Nếu có bất kỳ vướng mắc nào bạn có thể gọi điện đến văn phòng trung tâm tại Hà Nội để được hỗ trợ theo số : 04.3514.8550 Hoặc bạn có thể truy cập vàotrang web:http://1vs.vn/ để biết thêm thông tin về sản phẩm.
Chúc bạn thành công!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

tôi thấy bản căn bản có hạn chế không dùng được dữ liệu phân tán cho nhiều chi nhánh hoặc địa điểm khác nhau, nếu sau này tôi muốn dùng phân tán, chuyển lên bản mở rộng, có gặp khó khăn như nhập lại dữ liệu hay có vấn đề gì phát sinh không, chi phí như thế nào??
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Thanks Lazy :)

Bản căn bản của 1C tuy rẻ, nhung lại không cho phép tùy chỉnh 1 số mẫu in (biểu mẫu) theo yêu cầu, trong khi muốn được tùy chỉnh lại phải dùng bản mở rộng, giá 8triệu lận, chênh lệnh nhau quá, giá mà có bản nào trung bình ở giữa thì tốt.

Hoặc nếu chúng tôi muốn dùng 2 bản căn bản, mà chẳng cần tùy chỉnh gì cả, mà muốn dùng chung dữ liệu để làm việc thì cũng chịu!!!, đó cũng là 1 hạn chế của căn bản!!!
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Tôi mới mua bộ 1C kế toán 8, bản căn bản, không sử dụng dịch vụ hỗ trợ của 1VS, tôi muốn làm kế toán cho nhiề doanh nghiệp, nhưng khi thêm doanh nghiệp vào toàn báo là hạn chế của phiên bản căn bản chỉ cho 1 doanh nghiệp, làm sao để làm cho nhiều doanh nghiệp như 1vs đã nói, bác nào biết chỉ dùm với???

Sử dụng cho snhiều DN trên một phần mềm sao bạn ko dùng pm ktvn? http://ktvn.vom.vn
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Như bạn nói thì bản 2.0 căn bản có thể dùng trong mạng Lan, cho hỏi dùng tối đa được bao nhiêu máy, có ảnh hưởng tới hiệu suất của hệ thống không, bản căn bản chạy có chậm hơn phiên bản mở rộng không??
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Theo tôi được biết, các giải pháp xây dựng trên nền tảng côngn nghệ 1C:DOANH NGHIỆP 8 có 2 phương án sử dụng: File-server, client server.

Phương án file-server (chia sẻ file) phù hợp khi dùng với số lượng 5-7 máy, khi dùng nhiều hơn tới hàng trăm máy, bạn có thể chuyển sang sử dụng phương án Client-server, đây là mô hình 3 lớp, sử dụng thêm 1 hệ quản trị dữ liệu nữa (1C có thể dùng MS SQL Server, IBM DB2 hoặc PosgreSQL Server), mô hình 3 lớp giúp bạn có thể phân bổ các mức tải tuỳ theo như cầu sử dụng.

Ngoài ra có thể sử dụng Cluster server như là một biện pháp tăng quy mô và hiệu suất của hệ thống 1C.

Các thông tin trên trích từ nguồn trang web 1VS (http://www.1vs.vn/HoTro/CauHoiThuongGap.php?SECTION_ID=236#4323)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Tôi đang dùng phiên bản căn bản, tuy nhiên muốn chỉnh 1 chút mẫu in chứng từ "Giao hàng và cugn cấp dịch vụ", liệu có thể tự chỉnh được không nhỉ?? (chỉ đơn giản là trình bày lại trong mẫu in, sửa cỡ chữ ...)
 
Ðề: Làm sao kế toán cho nhiều doanh nghiệp trên 1C kế toán 8, bản căn bản???

Phiên bản căn bản thì không cho phép tùy chỉnh cấu hình, tuy nhiên phần 1C có 1 đặc điểm nổi bật đó là có thể sử dụng thêm các báo cáo ngoài, mẫu in ngoài cũng như các bộ xử lý ngoài.

Trong trường hợp của bạn, Bạn có thể yêu cầu 1VS cung cấp mẫu in ngoài, sau đó thêm vào chương trình để có thể in mẫu theo yêu cầu của bạn.
 
Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

:welcome_2

Nếu như bạn đã dùng phần mềm kế toán "1C: Kế Toán 8" Thì bài viết này hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho bạn khi xem và trình bày các báo cáo trong chương trình 1C: Kế Toán 8. Còn nếu bạn chưa dùng giải pháp thì đây cũng là tài liệu giúp cho bạn tham khảo các báo cáo quản trị - báo cáo pháp quy cũng như các bộ sổ sách theo đúng mẫu biểu của BTC.

Trong chương trình phân ra thành các loại báo cáo như sau:
Báo cáo quản trị
Bộ sổ chi tiết và bộ sổ tổng hợp
Báo cáo pháp quy

 Báo cáo quản trị: Cung cấp những số liệu, thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý, quản trị trong doanh nghiệp.( Báo cáo bán hàng, Báo cáo công nợ, Báo cáo biến động hàng tồn kho …)

 Bộ sổ chi tiết - bộ sổ tổng hợp: là những sổ sách mẫu biểu theo đúng quy định của Bộ Tài Chính (Sổ Nhật Ký Chung, Chứng Từ Ghi Sổ, Số Cái …) được lập ra một cách tự động tạo thành bộ sổ sách kế toán hoàn chỉnh cho doanh nghiệp, công việc lập sổ của kế toán được giảm bớt đi rất nhiều.

 Báo cáo pháp quy: Được lập theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính ( Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh …)

Giao diện và ngôn ngữ Tiếng Việt + Báo cáo được sắp xếp rõ ràng chắc chắn đem lại sự đơn giản dễ sử dụng cho bạn:

n4se5xqo3f1uozyvu6kr.png


Một ví dụ về báo cáo quản trị là Báo Cáo Mua Hàng

1- Báo cáo mua hàng:
Báo cáo này phản ánh tất cả các nội dung nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp
Trong báo cáo các cách trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như theo kiểu mặt hàng - người bán: Cung cấp thông tin chính xác về số mặt hàng bạn mua về được mua của ai? mua của nhà cung cấp nào?...

s3oxa3790vlwv5rcrrw.png


Hay như kiểu mặt hàng - kho: Cung cấp thông tin chính xác các mặt hàng mua về được để cho kho nào ( rất hữu hiệu cho những doanh nghiệp có nhiều kho khác nhau và cần quản lý chặt chẽ)...

xy7ubo4vab0alrs6x.png


Ngoài ra trong chương trình còn có tính năng lọc theo từng mặt hàng, lọc theo từng nhóm mặt hàng, hay như lọc theo kho bãi ... để biết chính xác mặt hàng đó ở đâu? mua từ khi nào?

Báo cáo có thể truy vấn ngược lại theo các sổ chi tiết và theo chứng từ gốc ban đầu ... điều này rất thuận lợi để kiểm tra và sửa chữa những lỗi từ các chứng từ mua hàng
-----------------------------------------------------------------------------------------
Bán hàng - tiêu thụ sản phẩm cần yêu cầu như thế nào? Cần quản lý khách hàng ra sao, bán những mặt hàng nào? bán bao nhiêu? doanh thu lãi lỗ từng mặt hàng thế nào? ....
Chúng ta cùng tìm hiểu kỳ sau Báo Cáo Bán Hàng
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Kỳ trước chúng ta đã cùng phân loại bộ báo cáo trong chương trình 1C: Kế Toán 8. Điểm qua về báo cáo quản trị, Bộ sổ sách, và Báo cáo pháp quy theo đúng quy định của Bộ tài chính và cũng tìm hiểu về “ Báo Cáo Mua Hàng” - một trong những loại báo cáo của Báo Cáo Quản Trị. Tiếp theo 9kt1 xin trình bày một loại báo cáo nữa thuộc báo cáo quản trị - Báo Cáo Bán Hàng
Việc bán hàng cần quản lý lượng hàng bán? Cần biết xem mặt hàng bán cho đối tượng khách hàng nào? Lãi ( lỗ) trên 1 đơn vị mặt hàng là bao nhiêu? …Báo cáo bán hàng trong chương trình 1C: Kế Toán 8 đáp ứng được những yêu cầu đó.

Là báo cáo tổng hợp dùng để phản ánh tình hình bán hàng diễn ra trong doanh nghiệp. Căn cứ vào đó giúp cho nhà quản trị định hướng việc sản xuất và bán gì trên thị trường là hợp lý nhất
Báo cáo này thể hiện gần giống như báo cáo mua hàng mà tôi giới thiệu bên trên.
Cách thể hiện báo cáo đa dạng phong phú:
Theo kiểu mặt hàng - khách hàng: cung cấp số liệu về việc ai mua mặt hàng đó? Mua ở đâu? thời gian nào? Mua với số lượng bao nhiêu?

ia9jcnxkhr3jk6jpji_tn_640x480.png


Với cách trình bày này bạn cũng xác định được đâu là khách hàng mục tiêu? và đâu là khách hàng tiền năng của doanh nghiệp? Để từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp cho ban giám đốc về việc tiêu thụ sản phẩm...cũng như thị trường phát triển sản phẩm trong tương lai.

Theo kiểu mặt hàng – kho: Bạn sẽ quản lý được những mặt hàng bán ra lấy từ kho nào? Bán số lượng bao nhiêu? Chương trình sẽ tự động ghi giảm mặt hàng từ kho được lấy ra. Báo cáo này rất hữu hiệu cho những doanh nghiệp có nhiều kho bãi ( nơi cất giữ ) và cần quản lý chi tiết các kho.

ng8uicll0iwaq3ilytkv_tn_640x480.png


Chương trình có thể tự động tính toán và đưa ra báo cáo lãi lỗ cho từng loại mặt hàng nhờ cơ chế tự động tính toán giá vốn từng mặt hàng

gimqnxkromwv2i2lcy7_tn_640x480.png


Nếu như bạn muốn kiểm soát chi tiết hơn nữa thì trong báo cáo còn có tính năng lọc chi tiết theo từng mặt hàng, theo kho, theo nhà cung cấp.

ejzmppghqupbg9eq6al_tn_640x480.png


Báo cáo có thể truy vấn ngược lại theo các sổ chi tiết và theo chứng từ gốc ban đầu ... điều này rất thuận lợi để kiểm tra và sửa chữa những lỗi từ các chứng từ gốc.

Bên trên chỉ là điểm qua một số tính năng, Xin các bạn đón đọc báo cáo biến động hàng tồn và báo cáo công nợ mà chương trình sẵn có để thấy được những lợi ích mà báo cáo trong 1C: Kế Toán 8 mang lại
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

QUẢN LÝ CÔNG NỢ

Công nợ bao gồm các khoải phải thu và các khoản phải trả. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh các khoản này như:
- Mua hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp
- Ứng trước tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu
- Bán hàng chưa thu được tiền
- Người mua ứng trước một khoản tiền cho doanh nghiệp
- Các khoản phải thu khác
- Các khoản phải trả khác.

Nguyên tắc cho việc thanh toán đó là: Phải chi tiết cho từng đối tượng thanh toán và không được tiến hành bù trừ công nợ cho nhau. Chỉ được bù trừ theo “ Nguyên tắc bù trừ công nợ”.
Chương trình 1C: Kế Toán 8 có lập ra Báo Cáo Công Nợ để phản ánh tất cả các khoản phải thu - phải trả, chi tiết cho từng đối tượng:

c42b5cmir11729kwz7qn_tn_640x480.png


Đối với những nghiệp vụ có phát sinh liên quan tới công nợ bằng ngoại tệ, Báo cáo cũng ghi nhận toàn bộ thông tin:

1q4ykggf7yhuckud4v8r_tn_640x480.png


Một trong những yêu cầu quản lý nữa là lọc chi tiết. Trong chương trình1C: Kế Toán 8 có tiến hành lọc theo đối tượng và theo tài khoản:

5yner30ged5qo3htdk_tn_640x480.png


zyqig20ny0iqjvpfrycu_tn_640x480.png


Trên cơ sở lọc sẽ đưa ra báo cáo theo điều kiện lọc:

284duzsjiehgnkapehxe_tn_640x480.png


Báo cáo có tính năng truy suất ngược trở lại các sổ chi tiết và chứng từ gốc ban đầu
 Điều này rất thuận tiện cho việc phát hiện sai sót và tiến hành sửa chữa những sai sót đó.

Lợi ích mà báo cáo mang lại:
- Phản ánh chính xác số công nợ của doanh nghiệp
- Đưa ra số liệu một cách chính xác, kịp thời tại mọi thời điểm
- Quản lý chi tiết số phải thu - phải trả ( một cách tổng hợp và chi tiết)
- Tính năng lọc thuận tiện cho việc tìm kiếm
- Phát hiện sai sót và sửa chữa khi xem báo cáo.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Các bạn phần nào thấy những báo cáo mà 1C: Kế Toán 8 mang lại cho bạn. Hôm nay xin mời các bạn cùng tìm hiểu tiếp về một loại báo cáo nữa. Chính là

Báo Cáo Biến Động Hàng Tồn Kho


Báo cáo còn có tên gọi khác là “ Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn”.
Phản ánh tình hình nhập xuất và tồn kho của tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa, công cụ dụng cụ…Theo số lượng và giá trị, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời các mặt hàng và kho chứa các loại mặt hàng đó.
Báo cáo mang lại:
- Giao diện báo cáo có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của người sử dụng
- Quản lý được số lượng, giá trị từng mặt hàng
- Quản lý được số tồn đầu, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ
- Quán lỳ mặt hàng và kho bãi chứa những mặt hàng đó
- Quản lý mặt hàng hoặc nhóm hàng
- Xem và sửa số liệu cho chính xác

Báo cáo có nhiều cách trình bày khác nhau:
Cách trình bày theo kiểu Mặt hàng – Tài khoản – Kho Bãi: hiển thị nhập, xuất, tồn của từng loại mặt hàng, và biết thông tin ngay lập tức mặt hàng đó thuộc tài khoản nào và ở kho nào?

qdaoukkg04un2u50g0q_tn_640x480.png


Cách trình bày Kho bãi – Mặt hàng – Tài khoản: Cách trình bày này giúp bạn có thể quản lý theo từng kho bãi, phân chia thành các kho riêng biệt rồi sau đó là liệt kê danh sách các mặt hàng có trong kho đó cùng với tài khoản tương ứng với mỗi mặt hàng. Việc liệt kê tên tất cả các mặt hàng được xếp theo thứ tự theo tên chứ cái từ A → Z, cho nên muốn tìm tên mặt hàng cũng không khó

s7ki4eyb9j0woveolm5t_tn_640x480.png


Ngoài ra còn có những kiểu trình bày khác nhau như: Tài khoản – kho bãi - mặt hàng, Trình bày theo kiểu “lớp trên”: hiển thị nhóm mặt hàng rồi chi tiết cho từng mặt hàng cụ thể, cách trình bày này giúp bạn phân loại danh mục hàng hóa một cách khoa học, dễ hiểu hơn …và còn nhiều cách trình bày khác nữa
Báo cáo còn có tính năng tùy chỉnh lọc theo từng mặt hàng, lọc theo tài khoản để có thể theo dõi một cách chi tiết hơn tình hình hàng hóa, NVL, CCDC … trong kho.

0smfzwnctglmf91631a_tn_640x480.png


Báo cáo có tính năng truy vấn ngược trở lại sổ chi tiết và chứng từ gốc, chính vì vậy mà có thể sửa chữa ngay từ chứng từ gốc khi phát hiện sai sót.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Chúng ta đều biết Bảng Cân Đối Tài Khoản như một bức tranh phản ánh đầy đủ tình hình diễn ra trong doanh nghiệp dưới dạng tài khoản và các con số
Các bạn muốn biết nó được trình bày trong phần mềm 1C: Kế Toán 8 như thế nào hay không?
Xin mới các bạn đón đọc bài viết lần sau " Bảng Cân Đối Tài Khoản trong 1C: Kế Toán 8"
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Bảng Cân Đối Tài Khoản

Xin chào cả nhà, chúc cả nhà một ngày mới vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc.
Hôm nay chúng ta cùng đi tiếp tìm hiểu về một báo cáo đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp và báo cáo thuế. Đó chính là “Bảng Cân Đối Tài Khoản”

Như hôm trước có nói “Bảng Cân Đối Tài Khoản” như một bức tranh thu nhỏ phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn.
Bảng Cân Đối Tài Khoản ghi nhận toàn bộ thông tin liên quan tới tài khoản được dùng trong doanh nghiệp.
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản có phát sinh trong kỳ lập báo cáo.

ipvvkaofblj0160t3jbt_tn_475x356.png


Căn cứ vào Bảng Cân Đối Tài Khoản chúng ta có thể hiểu được tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách khái quát, cho biết đến các khoản tiền, giá trị hàng tồn kho, công nợ phải thu, phải trả, khấu hao tài sản cố định, nguồn vốn và xác định kết quả lãi, lỗ trong kỳ lập báo cáo ...
Bảng còn được dùng để xem xét kiểm tra tình đúng đắn khi nhập liệu chứng từ, căn cứ vào đó chúng ta biết được chỉ tiêu cho tài khoản này, tài khoản kia có được phản ánh chính xác hay không
Ngoài cách thể hiện theo tài khoản tổng hợp, Báo cáo còn cho phép trình bày chi tiết tới từng tiểu khoản và theo từng khoản mục. (hình chi tiết). Điều này giúp bạn phân tích báo cáo một cách chính xác hơn các chỉ tiêu.

av4in9lselqg6dtovjuz_tn_475x356.png


Báo cáo có tính năng truy vấn ngược và mở nhiều báo cáo cùng lúc: khi bạn nhấp vào ô trong Bảng thì sẽ cho bạn mở đến các báo cáo chi tiết hơn: Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản, Thẻ Tài Khoản, Phân tích tài khoản ...Đó là những biểu ghi chi tiết hơn Bảng Cân Đối Tài Khoản. ( hình khi nhấp đúp)

uuxoqgvwbcj9devzwgz_tn_475x356.png


Ví dụ bạn nhấp vào “ Thẻ Tài Khoản” – Là báo cáo mang tính quản trị ghi chép đầy đủ nghiệp vụ phát sinh theo nội dung và tài khoản đối ứng, giúp bạn xem xét nghiệp vụ phát sinh lên quan tới tài khoản đó trong kỳ lập báo cáo

zzura59hqgsic725p7o0_tn_475x356.png


Chi tiết “ Thẻ Tài Khoản” chúng ta sẽ tìm hiểu trong những bài viết sau.
Báo cáo có tính năng tùy chỉnh
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ

:D
Kỳ trước có nói đến Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ. Thực chất đây cũng là một trong những báo cáo quản trị trong chương trình 1C: Kế Toán 8. Báo cáo này cũng giống như Bảng Cân Đối Tài Khoản chỉ có điều cách trình bày số liệu được thiết kế theo kiểu cột dọc ( Tài khoản Nợ) và hàng ngang ( Tài Khoản Có). Số liệu lấy từ phát sinh giữa Cột Dọc và hàng ngang tương ứng là Nợ/Có ... Nó giống như bàn cờ cho nên được gọi là Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ.

Chúng ta đã tìm hiểu Báo Cáo “ Bảng Cân Đối Tài Khoản” vì vậy mà cũng hiểu được ý nghĩa của Bảng Cân Đối Tài Khoản. Trong chương trình 1C: Kế Toán 8 còn lập ra nhiều Báo Cáo theo cách thể hiện khác nhau như Báo Cáo “ Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ” là một ví dụ.
Là Báo cáo phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo dạng đối ứng Nợ / Có

t33ggxoab63c37bddx3p_tn_475x356.png


Chúng ta có thể thấy toàn bộ các tài khoản trong bảng thể hiện theo chiều ngang và theo chiều dọc. Theo chiều dọc là phát sinh bên Nợ, theo chiều ngang là phát sinh bên Có.
Với bảng này bạn sẽ xem chỉ tiêu theo từng ô, Bạn sẽ lấy ô giao nhau giữa phát sinh bên Nợ TK và bên Có TK.
Với cách thể hiện trên bảng bạn cũng hoàn toàn nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ theo quan hệ đối ứng tài khoản,
Ví dụ: Giao nhau giữa Nợ 112 và Có TK 111 là 500.000 đ. Thông qua chỉ tiêu này bạn sẽ biết rằng đó là nghiệp vụ rút tiền mặt gửi vào ngân hàng... Và các hoạt động khác cũng được phân tích theo quan hệ đối ứng tài khoản như thế.
Có thể nói thông qua bảng cân đối tài khoản dạng bàn cờ chúng ta biết được toàn bộ tình hình phát sinh trong doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ hoạt động kế toán vốn bằng tiền, kế toán công nợ phải thu, phải trả, kế toán tài sản cố định, ....
Trong chỉ tiêu bên trên đầu, bạn có thể lập bảng theo chỉ tiêu lựa chọn. Ví dụ như chỉ tiêu theo ngoại tệ, theo tiểu khoản, theo tài khoản ngoại bảng

Chỉ tiêu theo ngoại tệ: phẩn bảng sẽ thể hiện số liệu có thêm số ngoại tệ vào trong và phần tiền việt nam tương ứng.

o8jo2p101kyq5j6755j0_tn_475x356.png



Chỉ tiêu theo tiểu khoản: Phần bảng sẽ được mở chi tiết đến từng tiểu khoản sau đó cộng dồn vào chỉ tiêu tổng hợp bên trên. Với việc lập bảng theo tiểu khoản bạn sẽ quản lý, theo dõi tình hình chi tiết đến từng tiểu khoản
Chỉ tiêu theo tài khoản ngoại bảng: sẽ phản ánh thêm các hoạt động trong doanh nghiệp có liên quan đến tài khoản ngoài bảng.
Nhấp vào ô bất kỳ trong Bảng cân đối tài khoản dạng bàn cờ có thể mở lên một báo cáo khác, chi tiết hơn cho chỉ tiêu trong ô đó.

4i70njqlmpsoox1xuqf_tn_475x356.png

-----------------------------------------------------------------------------------------
Qúy vị và các bạn đã được đọc về Báo cáo " Bảng Cân Đối Tài Khoản" và " Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ". Chắc hẳn các bạn cũng đã có sự so sánh khi xem hai báo cáo.
Có người nói Bảng Cân Đối Tài Khoản phản ánh dễ hiểu hơn, phản ánh số dư đầu, phát sinh và số dư cuối các tài khoản trông dễ hiểu, Báo cáo theo mẫu Bộ Tài Chính cho nên được làm nhiều, xem nhiều nên thấy nó dễ hiểu.

Nhưng cũng có ý kiến Báo Cáo " Bảng Cân Đối Tài Khoản Dạng Bàn Cờ" được trình bày theo dạng Nơ/Có. phản ánh chi tiết và quan sát dễ hơn ...
So sánh 2 báo cáo thì nhiều lời để nói nhưng cái quan trọng là giải pháp 1C: Kế Toán 8 lập ra các báo cáo theo đúng mẫu Bộ Tài Chính, cung cấp số liệu chính xác, đảm bảo, nhanh chóng, kịp thời và luôn hướng tới là làm sao cung cấp những báo cáo tốt nhất cho người sử dụng.
Vì lẽ đó mà bộ báo cáo quản trị trong chương trình 1C: Kế Toán 8 không dừng lại ở đó mà còn nhiều Báo cáo quản trị cao nữa.
Hãy cùng xem Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản trong kỳ sau
Báo cáo phản ánh những gì? Sao lại là một tài khoản? Tổng hợp nhóm tài khoản thì sao?...
Thân ái!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản


Xin chào cả nhà thân thương !
Kỳ trước 9kt1 có nói về Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản. Có đặt ra là sao lại là một tài khoản mà không phải nhiều tài khoản? Đơn giản là Nhiều tài khoản chúng ta đã có Báo Cáo Bảng Cân Đối Tài Khoản, Có các báo cáo tổng hợp, sổ tổng hợp để theo dõi …Nhưng yêu cầu quản trị đặt ra là cần phải chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản mục … Chính vì vậy Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản là báo cáo chắc chắn mang lại thông tin hữu ích cho người dùng.

Tất cả chúng ta đều biết hàng ngày trong doanh nghiệp diễn ra rất nhiều hoạt động về kế toán và những sự kiện đó được phản ánh vào những tài khoản kế toán.
Để theo dõi sự kiện phát sinh cũng như phản ánh số dư đầu, số phát sinh và số dư cuối của một tài khoản nhất định … Trong chương trình 1C: Kế Toán 8 có đưa ra báo cáo quản trị “ Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản” (hình)

a4zxmp9ww5m4oziqmp9h_tn_640x480.png


Từ báo cáo này chúng ta sẽ biết được tình hình số dư, số phát sinh của tài khoản mà chúng ta cần xem, đây là báo cáo hữu hiệu khi tiến hành xem xét dữ liệu của một tài khoản nhất định
Báo cáo cũng được mở theo các chỉ tiêu khoản mục. Đối với những tài khoản thuộc vốn bằng tiền được chi tiết theo dạng lưu chuyển tiền tệ (hình)

862j21ey2es8dzrj3vf8_tn_640x480.png



Đối với những tài khoản công nợ phải thu, phải trả cũng mở theo từng đối tác, theo từng hợp đồng cụ thể, (hình)

akjf02scyx8kaqpqnqty_tn_640x480.png


qjvt0l37l0tvzgqmap_tn_640x480.png


Đối với những tài khoản vốn chủ sở hữu được chi tiết theo từng đối tác, hợp đồng góp vốn...

Và rất nhiều các dạng khoản mục khác nhau. Điều đó cho thấy báo cáo theo một tài khoản phản ánh đầy đủ chi tiết toàn bộ khoản mục của một tài khoản nhất định. Đó cũng là báo cáo để kiểm tra tình hình ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đúng hay không.
Cũng như báo cáo khác, báo cáo theo một tài khoản cũng được thiết kế để có thể tùy chỉnh, có thể mở chi tiết theo từng tiểu khoản và có thể lọc theo yêu cầu quản trị( hình tùy chỉnh mở chi tiết)

ykxo0lqeff7qm7f50xt_tn_640x480.png


m4uebqbqq8ycbg3v5p3t_tn_640x480.png


Báo cáo cũng có tính năng truy vấn ngược ra những sổ sách báo cáo quản trị khác và từ đó ngược trở lại chứng từ gốc ban đầu.
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Báo Cáo " Phát Sinh Trong Tài Khoản"

Chúng ta đã tìm hiểu Bảng Cân Đối Theo Một Tài Khoản, phản ánh dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư có cuối kỳ của một tài khoản nhất định trong kỳ lập báo cáo. Chúng ta có thể mở chi tiết nếu chọn chức năng tùy chỉnh mở chi tiết.
Tuy nhiên trong giải pháp 1C: Kế Toán 8 có một báo cáo quản trị nữa phản ánh chi tiết phát sinh của tài khoản theo dạng khoản mục.
Ví dụ: những tài khoản thuộc vốn bằng tiền có dạng khoản mục cơ bản: Dạng lưu chuyển tiền tệ;
những tài khoản công nợ phải thu, phải trả có dạng khoản mục: Đối tác, hợp đồng …

Báo cáo phản ánh tổng số tiền của chính tài khoản đó với tài khoản đối ứng trong khoảng thời gian lập báo cáo.
Báo cáo được lập theo chiều ngang, có nghĩa là những phát sinh bên nợ của tải khoản được chọn sẽ được thể hiện trước, sau đó là đến phát sinh bên có của tài khoản đó với các tài khoản đối ứng có phát sinh trong kỳ lập báo cáo
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem phát sinh của tài khoản tiền mặt ( TK 111) (hình)

agc8l7s5uv19djt6wihl.png


Đối với những tài khoản là tiền mặt, tiền gửi ( kế toán vốn bằng tiền) thì sẽ hiển thị tồng số tiền theo quan hệ đối ứng, theo dạng mẫu lưu chuyển tiền tệ.

Đối với tài khoản tồn kho thì sẽ thể hiện số lượng, giá trị, kho bãi và thể hiện chi tiết chứng từ gốc của số hàng đó. (hình)

cnsv67pmt46h8rgmcg3z.png


Đối với một số tài khoản phải thu, phải trả thì có thể phân tích theo cả từng khách hàng, chi tiết theo từng hợp đồng.

7rb8hkrxck1ro0p4fnk.png


Trong hệ thống tài khoản nếu bạn đưa ra dạng khoản mục nào thì trong báo cáo “Phát sinh trong tài khoản” sẽ chỉ ra toàn bộ những dạng đó.
Việc phân tích này cũng giúp bạn hoàn toàn có thể hiểu được nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài khoản đó trong kỳ lập báo cáo
Báo cáo cũng có tính năng tùy chỉnh. Có thể hiển thị số liệu theo số dư nợ, dư có đầu kỳ, cũng có thể chỉ thể hiện phát sinh nợ, phát sinh có trong kỳ trên cơ sở chọn dấu tích.
Có thẻ lọc theo dạng khoản mục, có thể xem báo cáo theo cách khác nhau: Như trình bày báo cáo theo tuần, theo mười ngày, theo tháng …

kx0zpxo25g7iw4glmln.png
 
Ðề: Bộ Báo Cáo Trong Giải Pháp 1C: Kế Toán 8

Báo Cáo " Phân Tích Tài Khoản"


Bài trước chúng ta tìm hiểu báo cáo quản trị “ Phát sinh trong tài khoản”. Chúng ta thấy được số liệu đưa ra báo cáo lấy theo dạng khoản mục mà ta đã chọn từ các chứng từ.
Một trong những báo cáo tiếp theo để bạn có thể nắm bắt thông tin từ những tài khoản đó chính là báo cáo “ Phân Tích Tài Khoản”.
Báo cáo này sẽ phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của một tài khoản được chọn theo dạng bút toán Nợ/Có.
Báo cáo này không phản ánh các dạng khoản mục để người sử dụng có thể hiểu được sự phát sinh đó là từ khoản mục nào mà có. Đơn giản vì ta đã có báo cáo “ Phát Sinh Trong Tài Khoản”.

Số liệu được trình bày theo quan hệ đối ứng tài khoản dạng Nợ/Có. (hình)

pbn8ggy28qdsklo6q9k3.png


Chúng ta có thể xem thông tin khi phân tích tài khoản hàng tồn kho, cụ thể phân tích tài khoản 1563 trong hình, thể hiện giá trị, số dư đầu, phát sinh và dư cuối của tài khoản đó


ipwxp3wh7h0gneembxce.png


Cùng xem thêm báo cáo phân tích tài khoản 131 phải thu của khách hàng

p70fvvidjurfce7qdn0g.png


Tài khoản đối ứng thể hiện trên bảng là thể hiện toàn bộ những tài khoản đối ứng trong kỳ lập báo cáo chứ không riêng cho một tài khoản bất kỳ nào

Các giá trị khoản mục được thực hiện trong phần tùy chỉnh. Ví dụ loại tiền mặt sẽ có khoản mục “ Dạng lưu chuyển tiền tệ”; Giá trị tài khoản công nơ sẽ có “ Đối tác, hợp đồng …

ylqamjh6lyaemxkbiyl.png


Báo cáo mang lại:
Phản ánh chi tiết, chính xác những phát sinh liên quan tới tài khoản cần phân tích
Như cuốn Sổ Cái phản ánh những gì liên quan tới tài khoản phân tích
Có thể mở chi tiết cho tài khoản đối ứng
Truy vấn ngược lại chứng từ gốc

Một loại báo cáo quản trị mà 9kt1 muốn giới thiệu với các bạn trong kỳ sau đó chính là Báo cáo theo “ Thẻ Tài Khoản”.
Thẻ tài khoản có đặc điểm gì? Mang lại lợi ích gì? Nó liên quan gì tới Thẻ Kho hay không? …
Cùng tìm hiểu nhé!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top