kế toán nhà hàng ăn uống

Congdao2009

Member
Hội viên mới
Tôi mới nhận làm kế toán cho 1 DN kinh doanh về dịch vụ ăn uống, xin cả nhà tư vấn cho tôi phương pháp làm đúng nhất nhé: Sơ bộ như sau:
+ kinh doanh về lẩu dê, gà tươi, hải sản,...
+ nguyên vật liệu đầu vào vô cùng nhiều: gà, dê, cá, ba ba, hải sản biển,........
+ rau các loại, bia, rượu, hoa quả, đồ khô,.......
+...........................
+ Đặc biệt là DN kê khai thuế theo PP khấu trừ thuế
Vậy xin hỏi như sau:
1- Theo dõi hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên hay KK định kỳ thì thuận lợi hơn và phổ biến hơn
2- Một số mặt hàng mua của cá nhân (rau, gà, hải sản,...) không có hóa đơn đầu vào thì làm thế nào cho hợp lý
3- Sử dụng phần mềm kế toán như thế nào? Nếu Excell có bạn nào có Form không? Gửi cho minh với: nguyencongdao2007@yahoo.com.vn
4- Quy trình hạch toán từ nguyên vật tư đầu vào đến giá thành như thế nào? cách hạch toán ra sao?
5- Kế toán lĩnh vực này cần chú ý những gì?
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

mình thấy NH cũng không có gì phức tạp bạn ak, bia bọt đồ khô, hàng đông lạnh thì kiểm mỗi tháng. Cá, ba ba những con tươi sống ở trong hồ thì kiểm mỗi ngày để tránh chết hay mất.
Giá vốn hàng bán thì phải có định lượng món ăn của đầu bếp đưa lên mỗi món ăn gồm bao nhiu gam thức ăn từ đó tính đc giá vốn.
Hàng tồn kho đối với những vật liệu tuoi sống như cá thit thì phải quy ra 1 đơn vị nhất định vd; 1 cái lẫu định lượng 1 con cá hay định lượng là kg, nếu định lượng là con thì khi nhập vào phải quy ra con, từ đó biết dc nhập-xuất -tồn.
K biết gì cứ hỏi mình cái gì bít mình chỉ cho vì cũng từng làm bên nhà hàng hihi doll_tmy@yahoo.com
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

làm kế toán thế cho nhà hàng thì mệt lắm, mình đã từng làm rồi phải có 2, 3 người cùng làm chứ một mình thì chỉ có mà quay ko hết việc.
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

bạn nào có kinh nghiệm nữa chia sẻ đi, tôi đang cần kinh nghiệm kế toán cho nhà hàng đây. gấp quá
 
Chao ban Congdao2009
Mình làm về lĩnh vực phần mềm kế toán cũng đã triển khai phân mềm cho nhiều nhà hàng rồi nên có chút ý kiến mong rang co the giup duoc ban
1- Theo dõi hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên hay KK định kỳ thì thuận lợi hơn và phổ biến hơn
cai nay co 2 nhom
- Nhung mat hang la do uong thi ban cu nhap kho roi xuat ban -> so ton
- Những mặt hàng như thịt, cá, tôm cua, rau cỏ, mắm muối ... cái này hơi khó theo dõi tồn kho nên thuận tiện cho công việc bạn nên
sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (đại thể coi tất cả là chi phí sau đó cuối kỳ kiểm kê lai còn bao nhiêu thì đó là tồn kho)
về các hoạch toán bạn làm như sau
Đầu kỳ chuyển toàn bộ số dư đầu kỳ của hàng tồn kho: Nợ 611 (152, 153) Nợ 631 (154, 155) Có 152, 153, 154, 155 2)
Nhập trong kỳ Nợ 611 Nợ 133 Có 111, 112, 331 3)
Sau khi kiểm kê và tính giá thành thì sẽ có bút toán sau: Nợ 152, 153 (số dư cuối kỳ) Có 611 Nợ 154, 155 Có 631 4)
Các chi phí sản xuất chi trong kỳ sẽ đựơc hạch toán như sau: Nợ 631 Có 111, 112, 331 5)
Cuối kỳ sẽ tập hợp xác định sản xuất và giá thành Nợ 631 Có 611 Nợ 632 Có 631 Lưu ý: Các tài khỏan 611, 631 chỉ là tài khỏan trung gian và sẽ hết số dư cuối kỳ.
2- Một số mặt hàng mua của cá nhân (rau, gà, hải sản,...) không có hóa đơn đầu vào thì làm thế nào cho hợp lý
vì DN kê khai thuế theo PP khấu trừ thuế mà đầu vào không có hóa đơn thì tốt nhất bạn nên hạn điều chỉnh việc xuất hóa đơn đầu ra cho phù hợp với đầu vào
(bạn có thể theo doi ps thực tế riêng ra)
3- Sử dụng phần mềm kế toán như thế nào? Nếu Excell có bạn nào có Form không?
Excell thi ko có phần mềm thì nhà trồng được nều bạn quan tâm đến việc sử dụng phần mềm để hỗ trợ công việc của bạn được tôt hơn bạn liên hệ với tôi theo số 0983713381. Nếu bạn chưa muốn sử dụng phần mềm bạn cũng có thể liên hệ với tôi, tôi có thể tư vấn giúp bạn

Chúc bạn làm tốt công việc của bạn
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

Cảm ơn bạn duong_bk02
Tôi đã phần nào hiểu được vấn đề các bạn chỉ bảo, nhưng vẫn còn ă điều này tôi đang băn khoăn, xin các bạn tiếp tục giúp đỡ tôi:
đầu kỳ còn tồn thì ta làm như sau: Nợ TK 611, Co TK 152, 153 ̣̣̣̣̣chi tiết nguyên vật liệu, CCDC
Vấn đề là ở chỗ chi tiết này hạch toán như thế nào? nó có khoảng 100 loại NVL khác nhau mà, khi kết chuyển đầu kỳ thì mình lại chi tiết như sau à?
Nợ TK 611-tôm hùm: 200,0000,000
Có Tk 152-ttoom hùm 200,000,000
hoặc cá thì
Nợ TK 611-cá: 150,000,000
Có Tk 152- cá: 150,000,000
Cứ như vây thì nhiều lắm hả? \
Hay là làm như thế nào? vì theo quy đinh phải có chi tiết thì khi kiểm kê mới có số tồn kho chi tiết đúng kông?
Vậy mong các bạn giúp đõ tiếp
Xin cảm ơn
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

những vấn đề bạn nêu ở trên , thi minh nhận thây ban mới làm ở lĩnh vực ăn uống thì phải .
kế toán được chia làm nhiều loại : Kế toán thương mại dịch vụ , kế toán sản xuất , Kế toán hành chính sự nghiệp . Đa phần các bạn đều biết đến kế toán thương mại vì rất đơn giản 1 điều là mua vào rồi bán ra cùng 1 mặt hàng . Còn kế toán trong lĩnh vực nhà hàng hoặc ăn uống thì nó cũng giống như bên thương mại 50% còn 50% còn lại thì giống với kế toán trong lĩnh vực sản xuất .
Bên dịch vụ ăn uống có 1 đặc thù mà các ngành khác không có là sự hao hụt theo định lượng và mỗi mặt hàng rau củ quả cũng như lương thực đầu vào đều có tỉ lệ hao hụt nhất định mà bạn cần phải biết rõ . Vì 1 lý do rất đơn giản mà đa số các bạn có thể không hay biết . Do các nhà cung cấp thực phẩm kể cả các người bán hàng ngoài chợ họ đều bơm nước vào thực phẩm nhằm giữ độ tươi cho thực phẩm họ bán , vô tình các thực phẩm đều ngậm nước và tăng kg hơn so với thực tế . cho đến khi tới công đoạn sơ chế thì lựng nước đó nhả ra là mất kg và các phần ma khi sơ chế dạt bỏ thêm nữa đó là phần hao hụt trong thực phẩm .
VD : thực tế bạn mua vào 10 kg cải ngọt , nhưng sao khi sơ chế bạn chỉ còn 8 kg
vì vậy bạn nên quản lý kho theo giá trị thực tế rồi quy ra số lượng thi sẽ chính xác và hợp lý hơn . đồng thời bạn sử dụng tài khoản 611 là sai roi , Đồng thời 1 vấn đề nữa là làm kế toán ở ngành này bản phải biết tính ngược lại chứ không thể tính toán giống như bạn đã học và đã làm ở các ngành khác .
Vì thực tế mình đã làm ở ngành lương thực thực phẩm và dịch vụ ăn uông gần 10 năm rôi .
nếu có gi không rõ bạn có thể liên hệ với mình trao đổi sẽ rõ vấn đề hơn : ngothanhthai@gmail.com hoặc 0996080035 minh tên Thái
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

Mình cũng đang học làm kế toán nhà hàng mà thấy mông lung quá. Nhà hàng mình chuyên bán dê nhưng mình k biết nên phân chia tỷ lệ hàng ăn và hàng uống thế nào cho hợp lý. Cả nhà ai nắm rõ chia sẻ mình với.
 
Cả nhà ơi! hoạch toán chi phí kế toán nhà hàng như thế nào? mình lần đầu tiên mới làm báo cáo tài chính kế toán nhà hàng,
Mình chưa định hình đc cách hạch toán thế nào nữa?
nick yahooL quynhhuong_182002
Mong cả nhà giúp
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

E cũng mới làm kế toán nhà hàng, a c nao hiểu được cái ý nghĩa của bảng định mức nguyên vật liệu cho e bít với, huhuhu
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

cho mình hỏi để tính giá thành sản xuất các món ăn thì tính như nào ạ! mình mới làm nên mình chưa rõ lắm? bạn nào biết chỉ cho mình với?
 
Ðề: Re: kế toán nhà hàng ăn uống

Cả nhà ơi! hoạch toán chi phí kế toán nhà hàng như thế nào? mình lần đầu tiên mới làm báo cáo tài chính kế toán nhà hàng,
Mình chưa định hình đc cách hạch toán thế nào nữa?
nick yahooL quynhhuong_182002
Mong cả nhà giúp

Bia, nước ngọt hạch toán như KT TM
Đồ ăn, các món nước phải pha chế thì hạch toán như KT SX
 
Ðề: kế toán nhà hàng ăn uống

E cũng mới làm kế toán nhà hàng, a c nao hiểu được cái ý nghĩa của bảng định mức nguyên vật liệu cho e bít với, huhuhu

Bảng định mức nguyên vật liệu là: Đinh mức nguyên liệu cho món ăn là bao nhiêu ? Để tính giá Cost, đưa ra giá bán. và Doanh thu và lợi nhuận đó b ???
 
+ Kinh doanh về lẩu dê, gà tươi, hải sản,...

+ Nguyên vật liệu đầu vào vô cùng nhiều: gà, dê, cá, ba ba, hải sản biển,........

- Liện hệ bếp trưởng để thiết lập định lượng chi tiết cho các món ăn

- Nvl bếp được kiểm soát thông qua định lượng này

- Việc chế biến món ăn phục vụ thực khách cũng căn cứ bám sát định lượng này

- Số lượng đặt mua nguyên vật liệu chế biến được kiểm soát tốt hơn khi có định lượng, tránh thất thoát lãng phí

- Thiết lập quy trình thu mua, chế biến, và bảo quản động lạnh

- Thiết lập quy trình kiểm soát kiểm tra giám sát hàng tồn

- Những mặt hàng này nếu lấy siêu thị thì sẽ có hóa đơn GTGT hoặc các của hàng thì có hóa đơn thông thường

- Những mặt hàng ko có hóa đơn do thu mua trực tiếp của dân thì lập bảng ke thua mua hàng ngày

- Bộ phận thu mua phải liên hệ các nhà cung cấp tối thiểu là 3 để đảm bảo tính cạnh tranh giá cả hợp lý rẻ và đảm bảo chất lượng

- Đối dạng này thường mua về chế biến luôn do đặc tính sinh học và lý hóa nên thường kiểm theo phương pháp định kỳ: cuối tuần kiểm lại một lần, nếu công ty muốn kiểm soát chặt chẽ thì căn cứ cuối ngày kiểm kê lại = Số lượng Tồn + Số lượng nhập trong kỳ - Số lượng xuất ra trong ngày = Số lượng tồn còn lại trong ngày nếu làm theo phương pháp này nhân sự phải mạnh, kỹ năng phải tốt, nhạy bén và làm việc theo Bardem chuẩn theo quy trình tạm gọi là ISO vậy nên cứ theo lịch trình khuôn mẫu để thi hành còn nếu quản lý kiểu chợ búa thì khỏi cần

- Thường mặt hành này cái nào mua ngay trong ngày sử dụng hết thì hoạch toán thẳng vào 621 ko qua TK 152

- Cuối ngày kiểm lại bill và order đối chiếu lại việc bán thu tiền có đúng không, tránh tình trạng oder bán 10 món nhưng bill chỉ tính có 5 món do tính nhầm hoặc lộn xộn, Đồng thời đối chiếu lại xem bảng giá với bill đơn giá bán có đúng không đôi khi kế toán quầy nhập nhầm giá bán

- Việc thiết lập định lượng và menu tương quan chặt chẽ nhau khăng khiết định kỳ 1-2-3 tháng thì lập lại một lần để kịp thay đổi theo thời giá nguyên vật liệu đầu vào

- Thông thương đối với ngành ăn uống cost phí được tính = 30-40% so với doanh thu


+ Rau các loại, bia, rượu, hoa quả, đồ khô,.......- Thiếp lập báo giá nhà cụng cấp tối thiểu 3


- Thường đồ khô, và các loại nước uống: rượu, bia, nước ngọt…. là mặt hàng tồn kho nên mua về nhập kho

- Tổ chức công tác kho bảo quản thât tốt

- Sắp sếp hợp lý dạng kho hai cửa 1 vào 1 ra, để tránh tình trạng hàng về ùn ứ đọng, do nhân viên kho hoặc nhân viên phục vụ ngại hoặc biếng cái nào để ngoài thì lấy dùng cái nào trong cùng thì kệ dẫn đến các mặt hàng mua để hoài không bán ra = > hàng hết hạn sử dụng hư hỏng

- Thiết lập định mức hàng tồn kho tối thiểu và tối đa căn cứ vào vòng quay của hàng tồn để lập

- Mặt hàng bán chạy được ưu tiên, mặt hàng ùn ứ thì lấy số lượng ít

- Kiểm tra định kỳ hàng tồn theo ngày = Số lượng tồn cuối = số lượng nhập + số lượng tồn – số lượng xuất

- Định kỳ kiểm tra đối chiếu tồn sổ sách với kho: tuần tháng, quý năm

- Hàng nhập vào thủ kho phải kiểm tra Date sử dụng để tránh nhà cung cấp đại lý đưa hàng gần hết hạn sử dụng mà bạn bán ko kịp thì sẽ hư hỏng vô tình khách phát hiện đc mất tiếng tăm công ty

- Hoạch toán vào tài khoản 156

- Hàng hết hạn phải có kế hoạch: một là hủy, hai là trả lại dc nhà cung cấp
 
Chế độ báo cáo:

- Báo cáo tồn kho

- Báo cáo doanh thu

- Báo cáo chi phí tổng doanh nghiệp: văn phòng, đế sản xuất

- Báo cáo chi phí cost bếp

- Báo cáo dòng tiền doanh nghiệp

- Báo cáo lãi lỗ tổng hợp

- Báo cáo nhân sự
 
Chao ban Congdao2009
Mình làm về lĩnh vực phần mềm kế toán cũng đã triển khai phân mềm cho nhiều nhà hàng rồi nên có chút ý kiến mong rang co the giup duoc ban
1- Theo dõi hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên hay KK định kỳ thì thuận lợi hơn và phổ biến hơn
cai nay co 2 nhom
- Nhung mat hang la do uong thi ban cu nhap kho roi xuat ban -> so ton
- Những mặt hàng như thịt, cá, tôm cua, rau cỏ, mắm muối ... cái này hơi khó theo dõi tồn kho nên thuận tiện cho công việc bạn nên
sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (đại thể coi tất cả là chi phí sau đó cuối kỳ kiểm kê lai còn bao nhiêu thì đó là tồn kho)
về các hoạch toán bạn làm như sau
Đầu kỳ chuyển toàn bộ số dư đầu kỳ của hàng tồn kho: Nợ 611 (152, 153) Nợ 631 (154, 155) Có 152, 153, 154, 155 2)
Nhập trong kỳ Nợ 611 Nợ 133 Có 111, 112, 331 3)
Sau khi kiểm kê và tính giá thành thì sẽ có bút toán sau: Nợ 152, 153 (số dư cuối kỳ) Có 611 Nợ 154, 155 Có 631 4)
Các chi phí sản xuất chi trong kỳ sẽ đựơc hạch toán như sau: Nợ 631 Có 111, 112, 331 5)
Cuối kỳ sẽ tập hợp xác định sản xuất và giá thành Nợ 631 Có 611 Nợ 632 Có 631 Lưu ý: Các tài khỏan 611, 631 chỉ là tài khỏan trung gian và sẽ hết số dư cuối kỳ.
2- Một số mặt hàng mua của cá nhân (rau, gà, hải sản,...) không có hóa đơn đầu vào thì làm thế nào cho hợp lý
vì DN kê khai thuế theo PP khấu trừ thuế mà đầu vào không có hóa đơn thì tốt nhất bạn nên hạn điều chỉnh việc xuất hóa đơn đầu ra cho phù hợp với đầu vào
(bạn có thể theo doi ps thực tế riêng ra)
3- Sử dụng phần mềm kế toán như thế nào? Nếu Excell có bạn nào có Form không?
Excell thi ko có phần mềm thì nhà trồng được nều bạn quan tâm đến việc sử dụng phần mềm để hỗ trợ công việc của bạn được tôt hơn bạn liên hệ với tôi theo số 0983713381. Nếu bạn chưa muốn sử dụng phần mềm bạn cũng có thể liên hệ với tôi, tôi có thể tư vấn giúp bạn

Chúc bạn làm tốt công việc của bạn
 
Chao ban Congdao2009
Mình làm về lĩnh vực phần mềm kế toán cũng đã triển khai phân mềm cho nhiều nhà hàng rồi nên có chút ý kiến mong rang co the giup duoc ban
1- Theo dõi hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên hay KK định kỳ thì thuận lợi hơn và phổ biến hơn
cai nay co 2 nhom
- Nhung mat hang la do uong thi ban cu nhap kho roi xuat ban -> so ton
- Những mặt hàng như thịt, cá, tôm cua, rau cỏ, mắm muối ... cái này hơi khó theo dõi tồn kho nên thuận tiện cho công việc bạn nên
sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (đại thể coi tất cả là chi phí sau đó cuối kỳ kiểm kê lai còn bao nhiêu thì đó là tồn kho)
về các hoạch toán bạn làm như sau
Đầu kỳ chuyển toàn bộ số dư đầu kỳ của hàng tồn kho: Nợ 611 (152, 153) Nợ 631 (154, 155) Có 152, 153, 154, 155 2)
Nhập trong kỳ Nợ 611 Nợ 133 Có 111, 112, 331 3)
Sau khi kiểm kê và tính giá thành thì sẽ có bút toán sau: Nợ 152, 153 (số dư cuối kỳ) Có 611 Nợ 154, 155 Có 631 4)
Các chi phí sản xuất chi trong kỳ sẽ đựơc hạch toán như sau: Nợ 631 Có 111, 112, 331 5)
Cuối kỳ sẽ tập hợp xác định sản xuất và giá thành Nợ 631 Có 611 Nợ 632 Có 631 Lưu ý: Các tài khỏan 611, 631 chỉ là tài khỏan trung gian và sẽ hết số dư cuối kỳ.
2- Một số mặt hàng mua của cá nhân (rau, gà, hải sản,...) không có hóa đơn đầu vào thì làm thế nào cho hợp lý
vì DN kê khai thuế theo PP khấu trừ thuế mà đầu vào không có hóa đơn thì tốt nhất bạn nên hạn điều chỉnh việc xuất hóa đơn đầu ra cho phù hợp với đầu vào
(bạn có thể theo doi ps thực tế riêng ra)
3- Sử dụng phần mềm kế toán như thế nào? Nếu Excell có bạn nào có Form không?
Excell thi ko có phần mềm thì nhà trồng được nều bạn quan tâm đến việc sử dụng phần mềm để hỗ trợ công việc của bạn được tôt hơn bạn liên hệ với tôi theo số 0983713381. Nếu bạn chưa muốn sử dụng phần mềm bạn cũng có thể liên hệ với tôi, tôi có thể tư vấn giúp bạn

Chúc bạn làm tốt công việc của bạn
Xin chào bạn duong_bk02. Bạn có thể gửi phần mềm hoặc mẫu bản excell giúp mình để minh xem duoc ? Thanks bạn!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top