Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Uh! biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, thế mới gọi là biết!!!
like nè!
toWuDA_guZeCsC1MLYbIswyK2GdsX-AGSyW8Ao80da8=w368-h207-p-no

Không biết không nói, biết không nói, thế mới gọi là biết?

Topic này, theo MHT nên đóng tại đây. Mọi người đọc và sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Hãy bỏ qua cái tôi, cái bản ngã của mình sẽ thấy mọi việc nhẹ nhành hơn mà.
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Không biết không nói, biết không nói, thế mới gọi là biết?

Topic này, theo MHT nên đóng tại đây. Mọi người đọc và sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Hãy bỏ qua cái tôi, cái bản ngã của mình sẽ thấy mọi việc nhẹ nhành hơn mà.

Ơ, Anh MHT ơi... ko có mùi sát khí đâu ạ :D
Chỉ là ko đồng ý với các nói của Anh là ai về kaka, và cũng muốn hóng xem cách giải quyết của Anh ấy.
:sorrynha:
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Buồn là chuyện của bạn, đừng vì buồn mà bực mình, đừng vì bực mình mà tỏ ra nguy hiểm trong khi hướng dẫn người khác thiếu như vậy. Mà hướng dẫn thiếu trong kế toán là dẫn tới sai đó. Với bài của bạn chưa giải quyết được việc là số dư trên 133 khớp với tờ khai sau khi điều chỉnh.
Bạn nghĩ sao khi người ta nói là kê khai trùng, kê khai trùng nhưng hạch toán có trùng không, tức là ghi Nợ 133 trùng không. Chưa có dữ kiện này mà đã hướng dẫn người ta thì tớ bái phục.
Tiếp đến là tại thời điểm hoàn thuế đó, số dư đầu tháng (hoặc quý) của tờ khai có trùng với số dư của TK 133 không? nếu trùng thì sao, nếu lệch thì sao.
Bạn còn chưa chú ý một việc nữa là khi mình đề nghị hoàn mà thời gian hoàn thì lâu (2 tháng chẳng hạn) thế thì trong thời điểm đó số dư của TK133 lệch với số dư trên tờ khai, mình giải quyết cái đó thế nào.
Lắm yếu tố lắm bạn à
Để trả lời thì bạn nên đóng khung những dữ kiện lại rồi mới trả lời thì sẽ có suy nghĩ chính xác hơn.

Bạn đừng buồn nhé!

Giải quyết số dư trên tài khoản 133
Từ sai sót là kê trùng lắp hóa đơn mua vào ta có thể giả định 2 trường hợp:

  1. Đồng thời kê khai, hạch toán trùng lắp cả trên tờ khai và cả trên sổ sách:
Khi đó muốn xử lý đúng thì chỉ việc hoặc là xóa bút toán trùng (nếu phần mềm kế toán cho phép chức năng này) hoặc hạch toán trên phiếu tổng hợp bút toán ngược lại với bút toán nhập trùng.

  1. Chỉ kê khai trùng trên tờ khai mà không hạch toán trùng:
Khi đó trên sổ sách không cần phải điều chỉnh gì thêm cho tới khi nhận được tiền hoàn thuế và kê khai bổ sung.
Điều dễ nhận thấy là qua cả hai khả năng trên thì đều có một điểm chung là chắc chắn trên tờ khai sẽ có số thuế còn được khấu trừ tại kỳ lập hồ sơ hoàn thuế trên chỉ tiêu [41] tờ khai 01/GTGT là 700.000.000đ, giá trị này khi hoàn tất thủ tục, nộp hòa sơ hoàn thuế chuyển sang chỉ tiêu [42] => số còn khấu trừ chuyển kỳ sau = 0 đ. Đồng thời vào thời điểm đó thì trên sổ sách kế toán số dư nợ trên tài khoản 133 = (700.000.000 - 12.000.000) = 688.000.000đ (đây cũng là con số chính xác được hoàn)

  • Như vậy có phải khi nhận được tiền hoàn thuế thể hiện thông qua bút toán N 112/C 133 = 700.000.000 đ. Sẽ làm cho tài khoản 133 lập tức có số dư Có 12.000.000đ? (Có lẽ đây cũng chính là dấu hiệu để người đi hỏi phát hiện ra họ đã sai ở đâu đó)
  • Và như vậy muốn điều chỉnh sai sót nếu không lập tờ khai bổ sung và không dựa vào đó cùng với chứng từ Báo có tiền hoàn thuế để hạch toán như các bút toán (N 133/C 3331…) thì phải làm sao?. Khi đó phần dư có TK 133 do hoàn lố tiền thuế trên sổ với bút toán vừa lập sẽ tự bù trừ hết khi xử lý cuối kỳ!
  • Có thể vẫn còn cách làm khác là “mượn” một vài bút toán qua các tài khoản trung gian… Nhưng với tôi chỉ cần như vậy là đủ cả về bản chất lẫn yêu cầu và dấu hiệu rằng người cần hỏi ko còn thắc mắc thì có lẽ ít nhiều… “thuốc có tác dụng”.

P/S: Cách đây vài ba năm trong một chương “Hài Táo Quân” tôi thực sụ ấn tượng khi nghệ sỹ Chí Trung sử dụng cụm từ “ Ngu mà còn làm ra vẻ nguy hiểm” và hôm nay cũng thế!
Không khó để nhận ra “Ga Sẹo” bạn là một trong các Mod… của diễn đàn nên nếu bài viết của bạn nhằm vào nơi tôi với tư cách cá nhân tôi xin cảm ơn bởi tôi là người biết cầu thị! Còn nếu đó là tư cách của một quản trị viên xin hãy làm ơn xóa nick “ketoanly” hộ tôi!
Các thành viên khác xin hiểu cho Lý một điều nhỏ rằng Lý với một số bạn có thể đã gặp nhau, có thể mới chuyện trò qua điện thoại nên đôi khi trong các top chúng tôi nói cùng nhau “thứ ngôn ngữ” nghe thấy “gai gai, ghê ghê” song đó mới là hòa khí, thân thiện mới là “xì tai” của chúng tôi chứ ko phải đang giao chiến gì đâu!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Buồn là chuyện của bạn, đừng vì buồn mà bực mình, đừng vì bực mình mà tỏ ra nguy hiểm trong khi hướng dẫn người khác thiếu như vậy. Mà hướng dẫn thiếu trong kế toán là dẫn tới sai đó. Với bài của bạn chưa giải quyết được việc là số dư trên 133 khớp với tờ khai sau khi điều chỉnh.
Bạn nghĩ sao khi người ta nói là kê khai trùng, kê khai trùng nhưng hạch toán có trùng không, tức là ghi Nợ 133 trùng không. Chưa có dữ kiện này mà đã hướng dẫn người ta thì tớ bái phục.
Tiếp đến là tại thời điểm hoàn thuế đó, số dư đầu tháng (hoặc quý) của tờ khai có trùng với số dư của TK 133 không? nếu trùng thì sao, nếu lệch thì sao.
Bạn còn chưa chú ý một việc nữa là khi mình đề nghị hoàn mà thời gian hoàn thì lâu (2 tháng chẳng hạn) thế thì trong thời điểm đó số dư của TK133 lệch với số dư trên tờ khai, mình giải quyết cái đó thế nào.
Lắm yếu tố lắm bạn à
Để trả lời thì bạn nên đóng khung những dữ kiện lại rồi mới trả lời thì sẽ có suy nghĩ chính xác hơn.

Bạn đừng buồn nhé!
Thật sự khi góp ý chúng ta nên tế nhị nhau chút nhân bất thập toàn mà, bản thân tôi cũng từng bị góp ý từng bị nói "chỉ dẫn như bạn là xúi người ta làm bậy hả....." đại loại là thế góp ý rất chân thành dí dỏm nhưng lại đánh động mình xem lại, bản thân ketoanly đã giúp rất nhiều cho anh em trên diễn đàn bạn ấy rất có tính chuyên nghiệp, dĩ nhiên con người nhất là làm kế toán ko thể thoát bực bội rồi do yếu tố bên ngoài và có thể yếu tố bên trong, nhưng ngữ cảnh khi bạn ấy nói không hề có tính tự cao hay nguy hiểm, có lẽ chưa thông hiểu nhau và Gã Sẹo lâu lắm mới thấy trên diễn đàn có lẽ chưa cảm nhận hết tình hình thực tế, vì thực tế "cao nhân ắt cao nhân trị" không ai giỏi hơn ai và không ai dốt hơn ai mà người hiểu rõ cái này người khác hiểu rõ cái khác thế thôi, tôi mong rằng 2 bạn nên có tiếng nói chung và bỏ qua tất cả cùng chung tay đóng góp và xây dựng cho diễn đàn tốt hơn đó mới là cái mà chúng ta cũng như những ai cần diễn đàn này đang mong muốn, dĩ hoà vi quý nhé Gã Sẹo và ketoanly hjhjhjhj, tháng cô hồn nhiều chuyện bực bội cố sống với lũ vài hôm qua tháng lại hoan hỷ thôi ok chứ các bạn, mai tôi mời 2 bạn cafe nhé ! ok
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Giải quyết số dư trên tài khoản 133
Từ sai sót là kê trùng lắp hóa đơn mua vào ta có thể giả định 2 trường hợp:
1. Đồng thời kê khai, hạch toán trùng lắp cả trên tờ khai và cả trên sổ sách:
Khi đó muốn xử lý đúng thì chỉ việc hoặc là xóa bút toán trùng (nếu phần mềm kế toán cho phép chức năng này) hoặc hạch toán trên phiếu tổng hợp bút toán ngược lại với bút toán nhập trùng.
1. Chỉ kê khai trùng trên tờ khai mà không hạch toán trùng:
Khi đó trên sổ sách không cần phải điều chỉnh gì thêm cho tới khi nhận được tiền hoàn thuế và kê khai bổ sung.
Điều dễ nhận thấy là qua cả hai khả năng trên thì đều có một điểm chung là chắc chắn trên tờ khai sẽ có số thuế còn được khấu trừ tại kỳ lập hồ sơ hoàn thuế trên chỉ tiêu [41] tờ khai 01/GTGT là 700.000.000đ, giá trị này khi hoàn tất thủ tục, nộp hòa sơ hoàn thuế chuyển sang chỉ tiêu [42] => số còn khấu trừ chuyển kỳ sau = 0 đ. Đồng thời vào thời điểm đó thì trên sổ sách kế toán số dư nợ trên tài khoản 133 = (700.000.000 - 12.000.000) = 688.000.000đ (đây cũng là con số chính xác được hoàn)
· Như vậy có phải khi nhận được tiền hoàn thuế thể hiện thông qua bút toán N 112/C 133 = 700.000.000 đ. Sẽ làm cho tài khoản 133 lập tức có số dư Có 12.000.000đ? (Có lẽ đây cũng chính là dấu hiệu để người đi hỏi phát hiện ra họ đã sai ở đâu đó)
· Và như vậy muốn điều chỉnh sai sót nếu không lập tờ khai bổ sung và không dựa vào đó cùng với chứng từ Báo có tiền hoàn thuế để hạch toán như các bút toán (N 133/C 3331…) thì phải làm sao?. Khi đó phần dư có TK 133 do hoàn lố tiền thuế trên sổ với bút toán vừa lập sẽ tự bù trừ hết khi xử lý cuối kỳ!
· Có thể vẫn còn cách làm khác là “mượn” một vài bút toán qua các tài khoản trung gian… Nhưng với tôi chỉ cần như vậy là đủ cả về bản chất lẫn yêu cầu và dấu hiệu rằng người cần hỏi ko còn thắc mắc thì có lẽ ít nhiều… “thuốc có tác dụng”.

P/S: Cách đây vài ba năm trong một chương “Hài Táo Quân” tôi thực sụ ấn tượng khi nghệ sỹ Chí Trung sử dụng cụm từ “ Ngu mà còn làm ra vẻ nguy hiểm” và hôm nay cũng thế!
Không khó để nhận ra “Ga Sẹo” bạn là một trong các Mod… của diễn đàn nên nếu bài viết của bạn nhằm vào nơi tôi với tư cách cá nhân tôi xin cảm ơn bởi tôi là người biết cầu thị! Còn nếu đó là tư cách của một quản trị viên xin hãy làm ơn xóa nick “ketoanly” hộ tôi!
Các thành viên khác xin hiểu cho Lý một điều nhỏ rằng Lý với một số bạn có thể đã gặp nhau, có thể mới chuyện trò qua điện thoại nên đôi khi trong các top chúng tôi nói cùng nhau “thứ ngôn ngữ” nghe thấy “gai gai, ghê ghê” song đó mới là hòa khí, thân thiện mới là “xì tai” của chúng tôi chứ ko phải đang giao chiến gì đâu!

Với tư cách cá nhân và với tư cách là mod, tớ xin lỗi vì tớ đã dùng các ngôn từ "nguy hiểm" => tớ cũng cầu thị.

Trở lại bài tiếp nhé:

Bạn trả lời chưa đúng ở chỗ là bạn hạch toán Nợ 133/Có 3331 rồi hạch toán Nợ 3331/Có 112 (số tiền thuế trùng)

Rút gọn lại là bạn hạch toán Nợ 133/Có 112 (số tiền thuế kê khai trùng) . Bạn hạch toán như thế này không có tác dụng gì cả bởi nó chưa thể hiện là bạn sai khi kê khai trùng. Cuối tháng vẫn thấy một cục ở trên 133. Cẩn thận khi kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ lại vác sang khấu trừ ở 3331 thì chả có tác dụng gì cả. Bởi bạn nộp tiền thuế GTGT đó rồi bạn khấu trừ nó thì bằng hòa, y như kiểu nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu rồi về khấu trừ.
Bạn hiểu ý diễn giải của tớ ở chỗ này chứ ạ!

Với bài của bạn này mình sẽ trả lời theo phương án sau:
Có một câu bạn ý nói trong bài là :" Nhưng có một vấn đề là khi mình định khoản như vậy thì khi xem SỔ CÁI TK 133 và Thuế đầu vào 133 của mình sẽ bị chênh lệch 12.000.000 đ ". Từ câu này mình có thể khẳng định đến 90% là bạn vừa kê khai trùng, vừa hạch toán trùng. Nguyên nhân lệch này là do chính bạn đã hạch toán thêm Nợ 133 số tiền 12 triệu này. Để hạch toán đúng bạn nên hạch toán (tớ hạch toán theo cách của bạn nhé) như sau:

- Tiền thuế hoàn về thì bạn hạch toán Nợ 112/Có 133 (phương pháp của bạn, không sai nhưng không khoái cách này)
Do kê trùng thì mình phải xét lại bút toán hạch toán trùng đó và điều chỉnh. Ví dụ hồi xưa hạch toán Nợ 133/Có 331 trùng 2 lần thì nay điều chỉnh như sau:

- Tăng số tiền thuế GTGT phải nộp do hoàn thừa đồng thời giảm số tiền phải trả người bán do hạch toán trùng hồi xưa
Nợ TK331/Có TK3331 số tiền thuế GTGT (các tài khoản khác mình không bàn ở đây).

- Khi nộp thuế đó thì hạch toán Nợ TK3331/Có TK112 (số tiền trùng)
Cách này tớ không động chạm gì đến TK 133 nhé. như vậy thì 133 và tờ khai sẽ khớp và phản ánh đúng bản chất

Hết phim mời đồng bào về nghỉ.

Đó là với phương pháp của bạn, với mình thì quy trình làm với thuế GTGT hoàn thì mình sẽ làm như thế này.

- Khi Công ty thực hiện hoàn thuế GTGT thì tại thời điểm đó mình sẽ hạch toán
Nợ 1388/Có 133 (đối tượng 1388 là Cục thuế, còn khoản mục theo dõi thì là tiền thuế GTGT hoàn) Khi này trên tờ khai số chuyển kỳ sau sẽ bằng 0 và bằng đúng số dư của tài khoản 133, tháng tháng tiếp theo vẫn hạch toán và kê khai bình thường. Điểm hay của phương pháp này là số dư của tài khoản 133 và tờ khai thuế GTGT bao giờ cũng bằng nhau (kể cả các tháng sau khi chưa được hoàn thuế GTGT), tiện cho việc kiểm tra. Số tiền hoàn thuế sẽ nằm ở riêng khoản mục tại 1388, tiện cho việc theo dõi và xử lý khi cơ quan thuế có quyết định hoàn số tiền không đúng với số đề nghị hoàn (trường hợp này là phổ biến khi hoàn thuế).
- Khi tiền hoàn thuế về mình sẽ hạch toán Nợ 112/Có 1388. Trường hợp chênh lệch thì mình sẽ căn cứ biên bản kiểm tra hoàn thuế để xử lý trên tài khoản 1388. Bởi vì hồ sơ hoàn thuế là khoản mục riêng nên hạch toán trên này sẽ thuận tiện nhất.
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Với tư cách cá nhân và với tư cách là mod, tớ xin lỗi vì tớ đã dùng các ngôn từ "nguy hiểm" => tớ cũng cầu thị.

Trở lại bài tiếp nhé:

Bạn trả lời chưa đúng ở chỗ là bạn hạch toán Nợ 133/Có 3331 rồi hạch toán Nợ 3331/Có 112 (số tiền thuế trùng)

Rút gọn lại là bạn hạch toán Nợ 133/Có 112 (số tiền thuế kê khai trùng) . Bạn hạch toán như thế này không có tác dụng gì cả bởi nó chưa thể hiện là bạn sai khi kê khai trùng. Cuối tháng vẫn thấy một cục ở trên 133. Cẩn thận khi kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ lại vác sang khấu trừ ở 3331 thì chả có tác dụng gì cả. Bởi bạn nộp tiền thuế GTGT đó rồi bạn khấu trừ nó thì bằng hòa, y như kiểu nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu rồi về khấu trừ.
Bạn hiểu ý diễn giải của tớ ở chỗ này chứ ạ!

Với bài của bạn này mình sẽ trả lời theo phương án sau:
Có một câu bạn ý nói trong bài là :" Nhưng có một vấn đề là khi mình định khoản như vậy thì khi xem SỔ CÁI TK 133 và Thuế đầu vào 133 của mình sẽ bị chênh lệch 12.000.000 đ ". Từ câu này mình có thể khẳng định đến 90% là bạn vừa kê khai trùng, vừa hạch toán trùng. Nguyên nhân lệch này là do chính bạn đã hạch toán thêm Nợ 133 số tiền 12 triệu này. Để hạch toán đúng bạn nên hạch toán (tớ hạch toán theo cách của bạn nhé) như sau:

- Tiền thuế hoàn về thì bạn hạch toán Nợ 112/Có 133 (phương pháp của bạn, không sai nhưng không khoái cách này)
Do kê trùng thì mình phải xét lại bút toán hạch toán trùng đó và điều chỉnh. Ví dụ hồi xưa hạch toán Nợ 133/Có 331 trùng 2 lần thì nay điều chỉnh như sau:

- Tăng số tiền thuế GTGT phải nộp do hoàn thừa đồng thời giảm số tiền phải trả người bán do hạch toán trùng hồi xưa
Nợ TK331/Có TK3331 số tiền thuế GTGT (các tài khoản khác mình không bàn ở đây).

- Khi nộp thuế đó thì hạch toán Nợ TK3331/Có TK112 (số tiền trùng)
Cách này tớ không động chạm gì đến TK 133 nhé. như vậy thì 133 và tờ khai sẽ khớp và phản ánh đúng bản chất

Hết phim mời đồng bào về nghỉ.

Đó là với phương pháp của bạn, với mình thì quy trình làm với thuế GTGT hoàn thì mình sẽ làm như thế này.

- Khi Công ty thực hiện hoàn thuế GTGT thì tại thời điểm đó mình sẽ hạch toán
Nợ 1388/Có 133 (đối tượng 1388 là Cục thuế, còn khoản mục theo dõi thì là tiền thuế GTGT hoàn) Khi này trên tờ khai số chuyển kỳ sau sẽ bằng 0 và bằng đúng số dư của tài khoản 133, tháng tháng tiếp theo vẫn hạch toán và kê khai bình thường. Điểm hay của phương pháp này là số dư của tài khoản 133 và tờ khai thuế GTGT bao giờ cũng bằng nhau (kể cả các tháng sau khi chưa được hoàn thuế GTGT), tiện cho việc kiểm tra. Số tiền hoàn thuế sẽ nằm ở riêng khoản mục tại 1388, tiện cho việc theo dõi và xử lý khi cơ quan thuế có quyết định hoàn số tiền không đúng với số đề nghị hoàn (trường hợp này là phổ biến khi hoàn thuế).
- Khi tiền hoàn thuế về mình sẽ hạch toán Nợ 112/Có 1388. Trường hợp chênh lệch thì mình sẽ căn cứ biên bản kiểm tra hoàn thuế để xử lý trên tài khoản 1388. Bởi vì hồ sơ hoàn thuế là khoản mục riêng nên hạch toán trên này sẽ thuận tiện nhất.

Bác Gã Sẹo ơi. Công ty e cũng gặp trường hợp tương tự nhưng:

1. Kê khai trùng năm N, đã được hoàn thuế như chủ Topic. T7/ N + 1, phát hiện sai sót và thực hiện kê khai điều chỉnh giảm Số VAT đc khấu trừ 12.000.000 đồng.

2. Kiểm tra phát hiện hạch toán trùng NV: N 154: 120.000.000; N 1331: 12.000.000/ C 331: 132.000.000. Chi phí sxkd đã đc kết chuyển sang Giá vốn công trình xd.

3. Năm N lãi: 55.000.000 đồng

Em đã hỏi kiểm toán và được hướng dẫn điều chỉnh vào năm N như sau:

Nợ TK 331: 132.000.000
C TK 421: 120.000.000 x 75%
C TK 3334: 120.000.000 x 25%
C TK 3331: 12.000.000
( Thuế suất thuế TNDN 25%)

Điều chỉnh như vậy có được không? Em đang phân vân quá, mong bác chỉ giáo.
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Trở lại bài tiếp nhé:

Bạn trả lời chưa đúng ở chỗ là bạn hạch toán Nợ 133/Có 3331 rồi hạch toán Nợ 3331/Có 112 (số tiền thuế trùng)

Rút gọn lại là bạn hạch toán Nợ 133/Có 112 (số tiền thuế kê khai trùng) . Bạn hạch toán như thế này không có tác dụng gì cả bởi nó chưa thể hiện là bạn sai khi kê khai trùng. Cuối tháng vẫn thấy một cục ở trên 133. Cẩn thận khi kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ lại vác sang khấu trừ ở 3331 thì chả có tác dụng gì cả. Bởi bạn nộp tiền thuế GTGT đó rồi bạn khấu trừ nó thì bằng hòa, y như kiểu nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu rồi về khấu trừ.
Bạn hiểu ý diễn giải của tớ ở chỗ này chứ ạ!

Bất luận là trên sổ sách có hạch toán trùng hay không nhưng đối với trường hợp này việc tờ khai bị sai thì đã rõ ràng và đương nhiên sai thì phải điều chỉnh bổ sung lại cho đúng, cốt làm sao đó để thực hiện 3 vấn đề chính là Kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT sai sót, Nộp lại khoản tiền thuế chênh lệch bắt nguồn từ việc kê khai sai, cuối cùng là điều chỉnh cũng như hạch toán thêm các bút toán phát sinh sau xử lý.

Như vậy, việc có sử dụng các tài khoản cùng với cách hạch toán như mình đã làm mà bị khẳng định là “chưa đúng” thì e là hơi võ đoán!

Untitled2.png


Untitled1.png



Có lẽ giữa chúng ta không cần phải tranh cãi nhiều về chuyện đúng hay sai, cả bạn và tôi đều hiểu rằng nghề của chúng ta là phải “chuẩn mực”, phải “luật định”… song trên thực tế, có rất nhiều con đường, nhiều cách di chuyển để cuối cùng là về đích.
Có lẽ nếu cùng có mặt trên topic này ngay từ đầu để hiểu nội dung của đề tài vẫn còn thuần nguyên theo vốn có của nó, hiểu được dụng ý của mình muốn truyền tải đến cho người hỏi… chắc bạn sẽ không “gay gắt” như đã làm.

Chính xác như bạn MHT thổ lộ “Mọi người đọc và sẽ có câu trả lời cho riêng mình”. Tức là rồi cả bạn cả mình đều biết phải làm gì với công việc nói chung hay gặp riêng việc tương tự này, hãy làm tốt việc của mỗi người. Thực tế mình cũng có chút ít kinh nghiệm về hoàn thuế và lâu nay thông qua diễn đàn cũng đã giúp được một số người hoàn tất thủ tục sau đó DN họ đã hoàn được tiền thuế!

Còn trường hợp này, mình đã căn cứ rất sát vào nội dung thắc mắc của “chủ top”:
Công ty kê thuế trùng một vài HĐ đầu vào trong T3 + T4 /2014… Đến T7/2014, công ty phát hiện ra sai sót và nộp lại tiền hoàn thuế…
…. Mình định khoản như thế này có đúng ko mọi người:
- Nhận được tiền hoàn thuế của cục Thuế:
Nợ TK 112: 700.000.000 đ
Có TK 113: 700.000.000 đ
- Nộp lại tiền hoàn thuế của những HĐ kê trùng:
Nợ TK 133: 12.000.000 đ
Có TK 112: 12.000.000 đ
……”

Để không phải cùng nhau đi “dạo chơi lanh quanh” nên mình đã ý kiến để bạn ấy bước tiếp theo những gì bạn ấy đang bước, dĩ nhiên là vẫn giải quyết được việc thôi! Còn lại, với khả năng của một người được giao nhiệm vụ hoàn tất hồ sơ hoàn thuế, nếu cứ đúng trình tự xử lý và với các số liệu ban đầu thì theo cách xử lý của mình chắc chắn chẳng còn "dư một cục 133" nào cả!
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Bút toán 133/3331 của @ketoanly là để làm mất đi số dư CÓ trên TK 133 sau khi đã điều chỉnh các bút toán trùng trên sổ kế toán đồng thời phản ánh số thuế đã hoàn sai phải trả lại, nên chẳng có gì phải thắc mắc cả.

P/S : @ketoanly có thấy điều gì bất cập trong bút toán này không ?
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Bút toán 133/3331 của @ketoanly là để làm mất đi số dư CÓ trên TK 133 sau khi đã điều chỉnh các bút toán trùng trên sổ kế toán đồng thời phản ánh số thuế đã hoàn sai phải trả lại, nên chẳng có gì phải thắc mắc cả.

P/S : @ketoanly có thấy điều gì bất cập trong bút toán này không ?

Dạ vâng, rất cảm ơn anh vì đã chia sẻ!
Có phải ý của anh muốn nói đến sự xuất hiện của TK 3331 chăng? Như em từng có nói, để giải quyết một trường hợp cụ thể nào đó tuy vẫn phải bám sát theo các quy định chung…, song về hạch toán kế thì chắc hẳn phải có hơn một phương án cho trường hợp đó. Vậy nên có lẽ anh cũng đã có cho riêng mình 1 cách nào đó khác với những gì em và mọi người đưa ra trên đây, và em cũng vậy đó và như anh đã biết, em chọn cách hạch toán N 133/C 3331 bởi theo em thì:

1. Ghi Nợ 133 là điều chắc chắn vì chúng ta đã biết đến bút toán (N 112/C 133 = 700tr mà trong 700tr đó có 12tr là số khống) nên để điều chỉnh chỉ cần hạch toán trả 12tr trên TK 133 về bên nợ như khi chưa nhận được tiền hoàn thuế, làm như thế theo em nó giải quyết đồng thời hai vấn đề, thứ nhất tạm thời đưa 12tr đó về đúng vị trí của nó, thứ 2 là để bù trừ với số dư Có TK 133 khi mà chúng ta thực hiện điều chỉnh bổ sung khắc phục động tác kê trùng hóa đơn đầu vào.

2. Ghi Có TK 3331! Ít nhiều có thể chúng ta sẽ đắn đo khi sử dụng TK 3331 nhưng tính toán logic một chút sẽ thấy nó hoàn tòan hợp lý. Hợp lý ở chỗ nếu không có chuyện kê khai trùng lặp hóa đơn mua vào thì chắc chắn trên tờ khai thuế ở một kỳ “quá khứ” cho tới thời điểm hoàn tất thủ tục hoàn thuế số tiền đề nghị hoàn phải là 688tr chứ không phải 700tr nhưng nó lại đã là 700tr tại sao vậy? Là do “kê trùng…” mà kê trùng thì vô tình khi kết chuyển hay bù trừ giữa mua vào bán ra trên tờ khai nó đã kết chuyển “oan” số phát sinh Có của TK 3331 mất 12tr và khi “giải oan” thì em đã chọn cách ghi Có trở lại TK 3331 điều này cũng đồng thời vừa là để ghi nhận đúng số phải hoàn trả NSNN vừa gắn đích danh tài khoản loại thuế, dễ dàng cho việc thuyết minh khi cần.

Một thắc mắc nữa cũng cần được làm rõ đó là có thể có người đặt câu hỏi, tại sao không chọn cách cứ tái nộp lại số đã hoàn sai và hạch toán thế nào đó, bằng tài khoản nào đó thật đơn giản thôi? Còn trên tờ khai sau khi điều chỉnh bổ sung thì chỉ cần điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước trên chỉ tiêu [37] ở kỳ tiếp theo sau khi kê khai bổ sung cũng có thể được vậy?
Và ở đây em cũng không chọn cách đó bởi ngay khi hoàn tất thủ tục hoàn thuế thì tại tờ khai của kỳ đó sẽ có số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau = 0. Tức là như một dạng “quyết toán” nghĩa vụ thuế với Nhà nước song do sự sơ ý của nhân viên kiểm tra thuế mà DN họ đã nhận khống thêm được 12tr nên về sau này có trả lại cho Nhà nước số tiền đó thì nhất thiết phải tính toán trả nợ tại lúc “quyết toán” chứ không thể đưa qua cấn trừ tại một kỳ nào đó trong tương lai là không hợp lý.
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Hi hi, đã biết 3331 là "quá khứ", thì hiện tại nó phải khác đi mới gọi là phù hợp chứ @ketoanly .

Tiền trả lại do hoàn nhầm ngay tại thời điểm này không còn là 133 hay 3331 nữa rồi, mà chỉ đơn thuần là một khoản phải nộp lại ngân sách.
Với lại , về tổng quan, bút toán này hoàn toàn hợp lý nhưng chi tiết cho từng TK 133 và 3331 sẽ có bất cập, số phát sinh trên các TK này sẽ không còn đúng với thực tế nữa .
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Love bon chen chút. Nếu là Love làm thì Love sẽ có 2 cách làm như sau:
Cách 1.
Nhận tiền hoàn:
Nợ 112
Có 133
Trả lại tiền hoàn:
Nợ 133
Có 111, 112
=> Tất toán TK 133, khỏi qua bút toán Nợ 33311/Có 133. Vậy cho gọn lẹ, dễ hiểu

Cách 2:
Nhận tiền hoàn:
Nợ 112
Có 133
Phát hiện kê khai trùng và KHBS điều chỉnh. (kiểm tra sổ sách thấy như vậy)
Nợ 133
Có 338
Trả lại tiền hoàn:
Nợ 338
Có 111, 112

P/s: Thu hồi thuế GTGT đã hoàn không phải nộp vào Chương, Tiểu mục (1701) mà nộp vào TÀI KHOẢN THU HỒI TẠI KHO BẠC. Nên tiền này không được xem là tiền thuế đầu ra 33311,
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Dạ đúng vậy đó anh!
Nhưng theo cách lý luận của em nếu gỉả sử trong T7/2014 mình đồng thời vừa phát hiện, điều chỉnh (cả tờ khai, cả sổ sách) và hoàn trả tiền thuế hoàn sai thì chỉ cần trưng tờ khai bổ sung thuế GTGT mà trên đó thấy xuất hiện số chênh lệch âm (12.000.000) là số còn được khấu trừ, được hoàn có lẽ cũng không phải là không thể chấp nhận! (Số còn được khấu trừ, được hoàn mà âm thì cũng có nghĩa là số phải nộp sẽ dương sẽ phải nộp..., có thể hơi rối nhưng nhìn chung trên sổ Cái của từng TK cho cả năm cũng không đến nỗi nào)

P/s: Anh em mình nên dừng tại đây thôi, xét cho cùng trường hợp này nó cũng chỉ như một bài tập tình huống của một lớp học nào đó chứ trên thực tế công việc có khi cả đời anh hoặc em chắc gì đã gặp phải mà có đi chăng nữa thì cũng chả đến mức phải ầm ĩ thế này đâu.
Chúc anh sức khỏe (pqhung091965)!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

....
P/s: Anh em mình nên dừng tại đây thôi, xét cho cùng trường hợp này nó cũng chỉ như một bài tập tình huống của một lớp học nào đó chứ trên thực tế công việc có khi cả đời anh hoặc em chắc gì đã gặp phải mà có đi chăng nữa thì cũng chả đến mức phải ầm ĩ thế này đâu.
Chúc anh sức khỏe!

Hihi, mình có cái may mắn là đã gặp trường hợp này cách đây mấy năm nên mới tham gia tí, vấn đề mình đặt ra cũng từ thực tế này .

@Love You, chính vì khi trả lại tiền hoàn thuế mình không ghi vào TM 1701 nên tôi mới đặt vấn đề về sự bất cập của bút toán 133/3331.
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Nói chung là làm sao để hạn chế sai sót tới mức tối đa. Vì không có quy định cụ thể nên việc hạch toán làm sao cho vừa lòng vừa dạ mấy ông thuế thì làm. Nói qua nói lại để học hỏi, chia sẽ cùng nhau làm việc. Có đâu mà rùm ben,
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Hihi, mình có cái may mắn là đã gặp trường hợp này cách đây mấy năm nên mới tham gia tí, vấn đề mình đặt ra cũng từ thực tế này .

@Love You, chính vì khi trả lại tiền hoàn thuế mình không ghi vào TM 1701 nên tôi mới đặt vấn đề về sự bất cập của bút toán 133/3331.

Thật ra nếu đúng thì không có nộp theo Chương, tiểu mục. Mà nộp thẳng vào Kho bạc cấp tỉnh bằng tài khoản được chỉ định trên quyết định thu hồi. Ngòai ra có 1 chút ngoại lệ thế này, Love đã làm rồi nên chia sẽ luôn;

Hồi xưa hoàn xong, phát hiện trùng nên tự làm KHBS rồi tự xách tiền đi nộp trả lại theo tiểu mục 1701 luôn. Nhưng vẫn không an tâm nên chạy xuống Cục thuế hỏi thì được hướng dẫn là: Làm CV xin thu hồi => Sau đó Thuế lập biên bản => Thuế ra Quyết định thu hồi và kêu nộp vào TK thu hồi. Lúc này thấy lo lắng vì mình đã nộp trước vào 1701 rồi. Tiếp tục hỏi thuế làm sao với số đã nộp lại trước đó. => Thuế tư vấn là: Làm CV xin chuyển từ 1701 sang TK thu hồi ==> Xong,

Cục Thuế Bình Dương,
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Dựa vào hóa đơn bạn hạch toán trên phần mềm trước sau đó mới kết xuất phần 133 và 3331 ra để làm hồ sơ hoàn thuế. Như vậy bạn đã nhập hóa đơn đó 2 lần, nó có thể là hàng hóa, vật tư,... Ví dụ ở đây là vật tư và bạn đã định khoản 2 lần Nợ 133, 152/có 111,112,331
- Đương nhiên khi phát hiện sai bạn phải chỉnh sửa ngay trên phần mềm kế toán bút toán điều chỉnh ngược lại Nợ 111,112,331/Có 133,152
- Khi nhận tiền hoàn thuế: Nợ 112/Có 133
- Khi nộp lại tiền thuế trùng : Nợ 133/có 111,112 là ok
Do ở trên bạn chưa có bút toán điều chỉnh ngược nên sổ cái mới bị lệch 12tr
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Bác Gã Sẹo ơi. Công ty e cũng gặp trường hợp tương tự nhưng:

1. Kê khai trùng năm N, đã được hoàn thuế như chủ Topic. T7/ N + 1, phát hiện sai sót và thực hiện kê khai điều chỉnh giảm Số VAT đc khấu trừ 12.000.000 đồng.

2. Kiểm tra phát hiện hạch toán trùng NV: N 154: 120.000.000; N 1331: 12.000.000/ C 331: 132.000.000. Chi phí sxkd đã đc kết chuyển sang Giá vốn công trình xd.

3. Năm N lãi: 55.000.000 đồng

Em đã hỏi kiểm toán và được hướng dẫn điều chỉnh vào năm N như sau:

Nợ TK 331: 132.000.000
C TK 421: 120.000.000 x 75%
C TK 3334: 120.000.000 x 25%
C TK 3331: 12.000.000
( Thuế suất thuế TNDN 25%)

Điều chỉnh như vậy có được không? Em đang phân vân quá, mong bác chỉ giáo.

Bạn điều chỉnh như vậy đúng rồi, chỉ sửa một tý là nên sửa vào năm N+1, các bút toán tính phạt chậm nộp thuế thì bạn tự làm. Thân
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Love bon chen chút. Nếu là Love làm thì Love sẽ có 2 cách làm như sau:
Cách 1.
Nhận tiền hoàn:
Nợ 112
Có 133
Trả lại tiền hoàn:
Nợ 133
Có 111, 112
=> Tất toán TK 133, khỏi qua bút toán Nợ 33311/Có 133. Vậy cho gọn lẹ, dễ hiểu

Cách 2:
Nhận tiền hoàn:
Nợ 112
Có 133
Phát hiện kê khai trùng và KHBS điều chỉnh. (kiểm tra sổ sách thấy như vậy)
Nợ 133
Có 338
Trả lại tiền hoàn:
Nợ 338
Có 111, 112

P/s: Thu hồi thuế GTGT đã hoàn không phải nộp vào Chương, Tiểu mục (1701) mà nộp vào TÀI KHOẢN THU HỒI TẠI KHO BẠC. Nên tiền này không được xem là tiền thuế đầu ra 33311,

Với 2 cách: Thế hạch toán trùng hồi xưa Nợ 133/Có 331 (phải trả người bán) thì giải quyết cách nào? hay kệ nó.
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Bất luận là trên sổ sách có hạch toán trùng hay không nhưng đối với trường hợp này việc tờ khai bị sai thì đã rõ ràng và đương nhiên sai thì phải điều chỉnh bổ sung lại cho đúng, cốt làm sao đó để thực hiện 3 vấn đề chính là Kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT sai sót, Nộp lại khoản tiền thuế chênh lệch bắt nguồn từ việc kê khai sai, cuối cùng là điều chỉnh cũng như hạch toán thêm các bút toán phát sinh sau xử lý.

Như vậy, việc có sử dụng các tài khoản cùng với cách hạch toán như mình đã làm mà bị khẳng định là “chưa đúng” thì e là hơi võ đoán!

Untitled2.png


Untitled1.png



Có lẽ giữa chúng ta không cần phải tranh cãi nhiều về chuyện đúng hay sai, cả bạn và tôi đều hiểu rằng nghề của chúng ta là phải “chuẩn mực”, phải “luật định”… song trên thực tế, có rất nhiều con đường, nhiều cách di chuyển để cuối cùng là về đích.
Có lẽ nếu cùng có mặt trên topic này ngay từ đầu để hiểu nội dung của đề tài vẫn còn thuần nguyên theo vốn có của nó, hiểu được dụng ý của mình muốn truyền tải đến cho người hỏi… chắc bạn sẽ không “gay gắt” như đã làm.

Chính xác như bạn MHT thổ lộ “Mọi người đọc và sẽ có câu trả lời cho riêng mình”. Tức là rồi cả bạn cả mình đều biết phải làm gì với công việc nói chung hay gặp riêng việc tương tự này, hãy làm tốt việc của mỗi người. Thực tế mình cũng có chút ít kinh nghiệm về hoàn thuế và lâu nay thông qua diễn đàn cũng đã giúp được một số người hoàn tất thủ tục sau đó DN họ đã hoàn được tiền thuế!

Còn trường hợp này, mình đã căn cứ rất sát vào nội dung thắc mắc của “chủ top”:
Công ty kê thuế trùng một vài HĐ đầu vào trong T3 + T4 /2014… Đến T7/2014, công ty phát hiện ra sai sót và nộp lại tiền hoàn thuế…
…. Mình định khoản như thế này có đúng ko mọi người:
- Nhận được tiền hoàn thuế của cục Thuế:
Nợ TK 112: 700.000.000 đ
Có TK 113: 700.000.000 đ
- Nộp lại tiền hoàn thuế của những HĐ kê trùng:
Nợ TK 133: 12.000.000 đ
Có TK 112: 12.000.000 đ
……”

Để không phải cùng nhau đi “dạo chơi lanh quanh” nên mình đã ý kiến để bạn ấy bước tiếp theo những gì bạn ấy đang bước, dĩ nhiên là vẫn giải quyết được việc thôi! Còn lại, với khả năng của một người được giao nhiệm vụ hoàn tất hồ sơ hoàn thuế, nếu cứ đúng trình tự xử lý và với các số liệu ban đầu thì theo cách xử lý của mình chắc chắn chẳng còn "dư một cục 133" nào cả!


Người ta hỏi mình, mình trả lời phải cố gắng có câu trả lời đúng cho người ta để người ta hạch toán cho đúng, đỡ bị phạt. Thế mà bạn bảo chúng ta " không cần phải tranh cãi nhiều về chuyện đúng hay sai,".

Bạn thử đọc kỹ lại và nghiên cứu giúp mình đi xem bạn chưa đúng ở điểm nào?. Khi chúng ta tranh luận sẽ đưa ra được điểm đúng cho các bạn đọc và hỏi.
 
Ðề: Định khoản: Nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã được hoàn

Để tìm ra ánh sáng chân lý thì sẽ mất thời gian và trải qua không ít chông gai, nhất là các Topic về nghiệp vụ như thế này.

Mình cũng không muốn bon chen nhưng theo dõi Topic này và cũng xin có 1 số ý kiến:

1. Tại thời điểm T7, khi phát hiện sai sót, đơn vị thực hiện kê khai điều chỉnh? Cái này là do Đơn vị tự làm hay Thuế hướng dẫn? Nếu thuế không phát hiện, không yêu cầu thu lại thì điều chỉnh làm gì? Và "chỉ thực hiện kê khai bổ sung trước khi CQ thuế có Quyết định kiểm tra" và ở đây thuộc diện " kiểm trước hoàn sau => đã có quyết định kiểm tra.

2. Thuế là thuế, kế toán là kế toán. Tất cả đều có văn bản hướng dẫn => sai thằng nào thì điều chỉnh thằng đó. Với trường hợp hạch toán sai, trùng thì chỉ cần xem NV hạch toán sai, trùng và hủy hoặc điều chỉnh:

VD: T1 năm N hạch toán trùng NV N 642, N 133/ C 111 có 2 cách xử lý:

1. Hủy Bút toán số.....ngày.........do hạch toán trùng: ( cái này theo mình nên ghi âm: N 642, N 133: (-)/ C 111: (-).

2. Xem ảnh hưởng bởi sai sót để xử lý trả nó về trạng thái hiện có: VD với nghiệp vụ trên: Tiền mặt giảm => Tiền và tương đương tiền giảm => Điều chỉnh tăng TM; Chi phí QLDN tăng => Lợi nhuận chưa phân phối giảm => Điều chỉnh tăng; Thuế VAT được khấu trừ tăng => Thuế và các khoản phải thu của Nhà nước tăng => Điều chỉnh giảm ( trong trường hợp đã được hoàn thì có thể chuyển qua 3331 chỉ tiêu: Thuế và các khoản phải nộp NN)

3. Ở đây chúng ta chỉ tranh luận về theo các văn bản hướng dẫn của Thuế, Kế toán. Còn cách hạch toán, điều chỉnh thì mỗi người có thể thực hiện khác nhau miễn đúng là được ( miễn khi thuế ktra ok, đáp ứng được yêu cầu quản lý, cách quản lý của mình).

VD: Ở bài Gã sẹo chuyển số thuế GTGT đề nghị hoàn sang 138 nhưng ở đơn vị tôi: Hệ thống tài khoản chia nhỏ: 1331: Thuế GTGT hàng hóa, dvu (13311; 13312..), 1332: Thuế GTGT TSCĐ (13321: Mua sắm; 13322: XDCB); 1333: Thuế GTGT đề nghị hoàn (13331: Thuế GTGT đủ điều kiện hoàn; Thuế GTGT không đủ điều kiện hoàn) rồi hạch toán loanh quanh qua các tiểu khoản 133 cũng theo dõi được giống như qua 138. Tuy lòng vòng nhưng vẫn phải dựa vào Hệ thống tk cũ, sổ sách cũ..
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top