Cấn trừ

feelingyes

Member
Hội viên mới
Hi Anh chị DKT
Em đã nghe nhiều về
-Giảm trừ, khấu trừ, .....
Nhưng em chưa hiểu từ Cấn trừ có nghĩa trong truờng hợp nào?

Anh chị giải thích giúp em
 
Ðề: Cấn trừ

He he
Lặn lội mãi thì FY cũng được giải thích như sau
-Công ty mình mua vật liệu của công ty A, sau đó lại bán hàng hóa cho công A
Khoản công nợ trên sẽ được cấn trừ

Hic
Các bác góp ý thêm
 
Ðề: Cấn trừ

He he
Lặn lội mãi thì FY cũng được giải thích như sau
-Công ty mình mua vật liệu của công ty A, sau đó lại bán hàng hóa cho công A
Khoản công nợ trên sẽ được cấn trừ

Hic
Các bác góp ý thêm

:hmm: Không chỉ là giữa các công ty với công ty mà có thể là cấn trừ giữa các chi nhánh của cùng một công ty(trường hợp này thì nhiều hơn).
 
Ðề: Cấn trừ

Còn nữa Cty A nợ Cty B, Cty B lại nợ Cty C.
Cty A có quan hệ làm ăn với Cty C nên biết Cty B có nợ C.
Cty A yêu cầu B làm cái biên bản cấn trừ công nợ và cty A chuyển tiền vào cty C.
1 Công đôi việc trả nợ đc ông B và được ông C cảm ơn. Hi hi
 
Ðề: Cấn trừ

- Nếu DN này cùng Mua & Bán hàng với DN kia, thì với KToán để ghi chép vào SS KToán hoặc lập HĐ GTGT tuyệt đối ko có chuyện cấn trừ. Được hiểu rõ ràng tách bạch giữa Nvụ mua & Nvụ bán. Chỉ khi đi thu tiền (số bán > số mua) thì mới tính cấn trừ mà thôi.

- Cấn trừ là từ ngữ ko phải dùng cho chuyên môn mà là từ thông dụng.
VD bà A mua cá của bà B, bà B lại mua rau của bà A. Hai người tính qua tính lại cấn trừ cho nhau, ai còn nhiều tiền hơn thì người kia phải trả nốt.
 
Ðề: Cấn trừ

Theo quy định chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán không có bút toán cấn trừ , dây là thuật ngữ thường dùng trước dây và các DN chưa hoàn thiện hệ thống kế toán .
Theo đúng vì bên nào nợ thì ghi cho bên đó .
VD: công ty A mua hàng của Cty B thì kế toán A ghi: Nợ 152,156.../ có 331( khi này công ty B hiểu là nhà cung cấp )
Công ty A cung cấp dịch vụ cho Cty B thì kế toán A ghi : Nợ 131/ Có 511( khi này hiểu Công ty B là Khách hàng)

Cuối tháng bạn Lập biên bản dối chiếu
Muốn theo dõi cho kỹ thì làm phiếu chi trả tiền mua hàng và làm phiếu thu tiền cung cấp dịch vụ .
Có một số Công ty làm Biênb bản đối chiếu và ghi rõ 02 bên thống nhất số tiền còn phải trả là ...( phương pháp này một số cán bộ thuế và Kiểm toán ko đồng tình dâu
 
Ðề: Cấn trừ

Theo quy định chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán không có bút toán cấn trừ , dây là thuật ngữ thường dùng trước dây và các DN chưa hoàn thiện hệ thống kế toán .
Theo đúng vì bên nào nợ thì ghi cho bên đó .
VD: công ty A mua hàng của Cty B thì kế toán A ghi: Nợ 152,156.../ có 331( khi này công ty B hiểu là nhà cung cấp )
Công ty A cung cấp dịch vụ cho Cty B thì kế toán A ghi : Nợ 131/ Có 511( khi này hiểu Công ty B là Khách hàng)

Cuối tháng bạn Lập biên bản dối chiếu
Muốn theo dõi cho kỹ thì làm phiếu chi trả tiền mua hàng và làm phiếu thu tiền cung cấp dịch vụ .
Có một số Công ty làm Biênb bản đối chiếu và ghi rõ 02 bên thống nhất số tiền còn phải trả là ...( phương pháp này một số cán bộ thuế và Kiểm toán ko đồng tình dâu
Cái này nghe hơi lạ, quá trình kinh doanh xuất hiện rồi mới có nhu cầu ghi chép sổ sách kia mà. Kế toán ra đời do nhu cầu đó nên không thể nói rằng chế độ hay chuẩn mực có quy định hay không. Không lẽ, trong quá trình kinh doanh, có một nghiệp vụ nào đó mà không được chế độ hay chuẩn mực quy định thì các bên đối tác có liên quan đến nghiệp vụ này không được thực hiện hay sao !!! Thế thì có hàng khối . Với xu hướng toàn cầu hóa thương mại hiện nay, có vô vàn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chẳng theo một quy định nào cả (đó là thực tế khách quan) chế độ hay chuẩn mực kế toán còn phải mệt mới theo kịp.
Lại còn nói đến thuế và kiểm toán nữa chứ. Không lẽ họ không đồng tình thì ta không được phép làm sao ?
Đồng ý là kế toán phải tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán, nhưng khi một NVKT phát sinh, ta cần phản ánh đúng bản chất của nó theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận.
Việc cấn trừ công nợ, hay thanh toán bù trừ là một thông lệ trong kinh doanh
không thể nói là không được quy định thỉ không được phép thực hiện.
 
Ðề: Cấn trừ

Việc cấn trừ công nợ, hay thanh toán bù trừ là một thông lệ trong kinh doanh
không thể nói là không được quy định thỉ không được phép thực hiện.
Được phép thực hiện nhưng phải kèm theo một số điều kiện. :hurray:
 
Ðề: Cấn trừ

thuật ngữ cấn trừ nếu giải thích như vậy thì nó cũng chính là thuật ngữ Bù Trừ mà . khi đi học thì chỉ là bù trừ chứ chưa nghe cấn trừ . việc hạch toán bút toán này thường diễn ra vào cuối ngày hoặc cuối tháng tùy theo điều kiện của 2 bên .
 
Ðề: Cấn trừ

Thuật ngữ Cấn Trừ dùng trong trường hợp có phát sinh bù trừ công nợ giữa các bên khách hàng. Ví dụ khi cung cấp hàng hóa cho khách hàng, Nhà cung cấp thực hiện một số chính sách và chiết khấu cho khách hàng. Lúc đó công nợ giữa nhà cung cấp và khách hàng sẽ sảy ra tình trạng bù trừ công nợ. Trong trường hợp này chúng ta có thể dùng thuật ngữ Cấn trừ.
 
thế này nhé:năm 2010 số VAT phải nộp cho nhà nước là âm 2 tỷ,theo luật thì đc khấu trừ sang năm sau.năm 2011 quyết toán thuế cuối năm là 1 tỷ. sẽ Cấn Trừ với số năm 2010.hy vọng bạn hiểu,
chúc thành công.
 
Ðề: Re: Cấn trừ

Theo từ điển tiếng Việt thì : Ngh?a c?a t? C?n tr? - T? ?i?n Vi?t - Vi?t

Cấn trừ : Động từ
(Phương ngữ, hoặc kng) trả dần, trừ nợ dần bằng hình thức gán tài sản cho chủ nợ

Tuy nhiên có 1 trang khác định nghĩa khá đầy đủ :

Cấn trừ, bù trừ và giải trừ

Khi làm việc với các nghiệp vụ kế toán, phần mềm kế toán chúng ta thường gặp những từ cấn trừ, bù trừ và giải trừ. Từ này thường được dùng trong công tác hạch toán kế toán và theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả.

Có nhiều quan niệm khác nhau về các từ cấn trừ, bù trừ và giải trừ.Theo chuẩn tắc về ngôn ngữ Việt Nam, các tính chất của nghiệp vụ kế toán thì được hiểu như sau:

Cấn trừ: Có nghĩa là việc cấn nợ từ một đối tượng này sang một đối tượng khác hoặc từ một tài khoản này sang tài khoản khác hoặc cả hai. Cấn trừ công nợ làm phát sinh bút toán làm giảm công nợ phải thu và tăng công nợ phải thu hoặc phát sinh bút toán làm giảm công nợ phải trả và tăng công nợ phải trả.

Ví dụ: Chuyển nợ của khách hàng cho đơn vị trực thuộc thu hồi, kế toán hạch toán:

Nợ TK 136 – Đơn vị trực thuộc

Có TK 131 – Khách hàng

Bù trừ: Có nghĩa là việc thanh toán bù trừ công nợ cùng một đối tượng hoặc khác đối tượng, việc này làm giảm công nợ phải thu và giảm công nợ phải trả hoặc ngược lại. Giải trừ công nợ làm phát sinh bút toán mà bên nợ và bên có đều là tài khoản công nợ nhưng một bên là công nợ phải thu còn một bên là công nợ phải trả.

Ví dụ: Khách hàng A có số dư Nợ TK 131 là 3 triệu đồng và số dư Có TK 331 là 5 triệu đồng, khi thỏa thuận được biên bản thanh toán bù trừ thì kế toán ghi:

Nợ TK 331, số tiền 3 triệu đồng

Có TK 131, số tiền là 3 triệu đồng

Đối tượng bên Nợ và bên Có đều là Khách hàng A.

Giải trừ: Và việc chỉ rõ (đích danh) thanh toán công nợgiữa phát sinh Nợ và phát sinh Có cho nhau. Động tác này không làm phát sinh bút toán mà chỉ là việc quản lý chi tiết tình hình thanh toán. Đây là cơ sở cho việc theo dõi tuổi nợ, nợ quá hạn, lãi phạt và tiền thưởng trong thanh toán. Đối với phần mềm kế toán OMEGA thì chi phép giải trừ trực tiếp và gián tiếp khi hạch toán kế toán. Khái niệm không xảy ra khi nhà quản trị chỉ theo dõi công nợ ở dạng số dư cho từng khách hàng mà không quan tâm đến số dư công nợ đích danh từng chứng từ.
 
Re: Ðề: Cấn trừ

Đấy gọi là hạch toán theo phương thức hàng đổi hàng đó em.
Khi em mua nguyên vật liệu bên bán .
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 331
Khi bán hàng cho bên kia, vẫn xuất hóa đơn để kê khai thuế
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 131
Việc cấn trừ là cấn trừ giữa hai bên -TK 131,331, nếu mà em thanh toán tiền thêm cho bên kia
Nợ TK 331
Có TK 131
Có TK 111
Nếu thu tiền bên kai
Nợ TK 111
Nợ TK 331
Có TK 111
thân chào

Trời bạn định khoản gì mà sai bét nhè vậy

---------- Post added at 03:22 PM ---------- Previous post was at 03:18 PM ----------

thế này nhé:năm 2010 số VAT phải nộp cho nhà nước là âm 2 tỷ,theo luật thì đc khấu trừ sang năm sau.năm 2011 quyết toán thuế cuối năm là 1 tỷ. sẽ Cấn Trừ với số năm 2010.hy vọng bạn hiểu,
chúc thành công.

Chắc bạn đó sẽ hơi khó hiểu đó vì đó là khấu trừ như bạn ấy nói ở trên chứ ko phải cấn trừ
 
Ðề: Cấn trừ

Cấn trừ: Có nghĩa là việc cấn nợ từ một đối tượng này sang một đối tượng khác hoặc từ một tài khoản này sang tài khoản khác hoặc cả hai. Cấn trừ công nợ làm phát sinh bút toán làm giảm công nợ phải thu và tăng công nợ phải thu hoặc phát sinh bút toán làm giảm công nợ phải trả và tăng công nợ phải trả.

Ví dụ: Chuyển nợ của khách hàng cho đơn vị trực thuộc thu hồi, kế toán hạch toán:

Nợ TK 136 – Đơn vị trực thuộc

Có TK 131 – Khách hàng

Nguồn: Văn Nhân​
 
Mọi người cho e xon xen hỏi xíu với, công ty em mua hàng của công ty B và được chiết khấu 2% sau đó công ty em thanh toán cho công ty B và bù trừ đi phần chiết khấu công ty em được hưởng thì hạch toán như thế nào ạ, và phải có những loại giấy tờ gì vậy/?
 
Mọi người cho e xon xen hỏi xíu với, công ty em mua hàng của công ty B và được chiết khấu 2% sau đó công ty em thanh toán cho công ty B và bù trừ đi phần chiết khấu công ty em được hưởng thì hạch toán như thế nào ạ, và phải có những loại giấy tờ gì vậy/?

Hợp đồng, chứng từ thanh toán của bên bạn ( phần đã trừ đi 2%) và đưa vào thu nhập khác / giảm giá vốn nhé
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top