Tiền thuê nhà hỗ trợ cho người lao động?
– Doanh nghiệp hỗ trợ tiền nhà cho người lao động,Khoản phụ cấp tiền nhà này, có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN hay không?
– Khoản phụ cấp này có bị tính thuế TNCN
– Điều kiện để được tính chi phí hợp lý và quyết toán thuế TNCN có được trừ không?
*Vấn đề 01. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
– Căn cứ: Điều 4Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTCquy định như sau:
“Trường hợp doanh nghiệp kýhợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”
*Theo đó:
+ Về Thuế TNDN: Chi phí thuê nhà cho người lao động nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ… được tính vào chi phí được trừ nếu được ghi cụ thể:
– Hợp đồng lao động;
– Thoả ước lao động tập thể;
– Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
– Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
*Vấn đề 02. Thuế GTGT
– Căn cứ: Tại Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính
– Căn cứ: Điều 14, khoản 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT có quy định :
“15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
– Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);”
*Theo đó:
– Nếu hóa đơn hợp lý hợp lệ và hợp pháp và phục vụ sản xuất kinh doanh thì được khấu trừ thuế GTGT
– Chứng từ đầy đủ và hồ sơ thanh toán và kê khai đầy đủ
*Vấn đề 03. Thuế thu nhập cá nhân.
– Căn cứ: Điều 11, Khoản 2Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2,Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
“Khoản tiền thuê nhà,điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ởdo đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuếphát sinh(chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
*Theo đó:
– Khoản chi phí tiền thuê nhà mà đơn vị sử dụng lao động trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế. Có nghĩa là tiền thuê nhà bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.
– Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chủ nhà :
+ Doanh nghiệp được đưa chi phí thuê nhà vào chi phí hợp lệ.
+ Nhân viên được chi trả tiền thuê nhà sẽ giảm thu nhập chịu thuế TNCN nếu tiền thuê nhà thực tế chi trả >15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN.– Doanh nghiệp không đứng tên ký hợp đồng với chủ nhà
+ Tiền thuê nhà như là khoảng phụ cấp theo tiền lương phải quy định trong hợp đồng lao động , quy chế tài chính...thì được tính vào chi phí hợp lệ.
+Nhân viên hưởng lợi ích như 1 khoản phụ cấp theo tiền lương quy định trong hợp đồng lao động nhưng phải đưa toàn bộ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
*Ví dụ minh họa: Nguyễn Văn A có thu nhập phát sinh trong 1 tháng như sau
1.Lương cơ bản: 3,318,000đ
2.Phụ cấp chức vụ: 1,500,000
3.Phụ cấp thâm niên: 1,000,000
4.Phụ cấp hiệu suất làm việc: 2,000,000đ
5.Phụ cấp thuê nhà: 5,000,000đ
6.Phụ cấp cơm trưa: 680,000đ/ tháng
7.Phụ cấp trang phục: 416,000đ/ tháng
Tổng thu nhập: 13,914,000đ
*Như vậy:
Tổng thu nhập chịu thuế TNCN(chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 13.914.000 – 5.000.000 – (680.000 + 416.000) = 7.818.000 đồng
Tiền thuê nhà = 15% x 7.818.000 = 1.172.700 đồng
Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 7.818.000 + 1.172.700 = 8.990.700 đồng
– Do đó, số tiền thuê nhà do công ty trả thay tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là 1.172.700 đồng
– Phần còn lại (5.000.000 - 1.172.700 = 3.827.300 đồng) sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trong trường hợp này thì anh Nguyễn Văn A không phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì chưa đến mức phải nộp thuế TNCN
– Doanh nghiệp hỗ trợ tiền nhà cho người lao động,Khoản phụ cấp tiền nhà này, có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN hay không?
– Khoản phụ cấp này có bị tính thuế TNCN
– Điều kiện để được tính chi phí hợp lý và quyết toán thuế TNCN có được trừ không?
*Vấn đề 01. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
– Căn cứ: Điều 4Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTCquy định như sau:
“Trường hợp doanh nghiệp kýhợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”
*Theo đó:
+ Về Thuế TNDN: Chi phí thuê nhà cho người lao động nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ… được tính vào chi phí được trừ nếu được ghi cụ thể:
– Hợp đồng lao động;
– Thoả ước lao động tập thể;
– Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
– Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
*Vấn đề 02. Thuế GTGT
– Căn cứ: Tại Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính
– Căn cứ: Điều 14, khoản 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT có quy định :
“15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
– Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);”
*Theo đó:
– Nếu hóa đơn hợp lý hợp lệ và hợp pháp và phục vụ sản xuất kinh doanh thì được khấu trừ thuế GTGT
– Chứng từ đầy đủ và hồ sơ thanh toán và kê khai đầy đủ
*Vấn đề 03. Thuế thu nhập cá nhân.
– Căn cứ: Điều 11, Khoản 2Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2,Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
“Khoản tiền thuê nhà,điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ởdo đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuếphát sinh(chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
*Theo đó:
– Khoản chi phí tiền thuê nhà mà đơn vị sử dụng lao động trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế. Có nghĩa là tiền thuê nhà bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.
– Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chủ nhà :
+ Doanh nghiệp được đưa chi phí thuê nhà vào chi phí hợp lệ.
+ Nhân viên được chi trả tiền thuê nhà sẽ giảm thu nhập chịu thuế TNCN nếu tiền thuê nhà thực tế chi trả >15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN.– Doanh nghiệp không đứng tên ký hợp đồng với chủ nhà
+ Tiền thuê nhà như là khoảng phụ cấp theo tiền lương phải quy định trong hợp đồng lao động , quy chế tài chính...thì được tính vào chi phí hợp lệ.
+Nhân viên hưởng lợi ích như 1 khoản phụ cấp theo tiền lương quy định trong hợp đồng lao động nhưng phải đưa toàn bộ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
*Ví dụ minh họa: Nguyễn Văn A có thu nhập phát sinh trong 1 tháng như sau
1.Lương cơ bản: 3,318,000đ
2.Phụ cấp chức vụ: 1,500,000
3.Phụ cấp thâm niên: 1,000,000
4.Phụ cấp hiệu suất làm việc: 2,000,000đ
5.Phụ cấp thuê nhà: 5,000,000đ
6.Phụ cấp cơm trưa: 680,000đ/ tháng
7.Phụ cấp trang phục: 416,000đ/ tháng
Tổng thu nhập: 13,914,000đ
*Như vậy:
Tổng thu nhập chịu thuế TNCN(chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 13.914.000 – 5.000.000 – (680.000 + 416.000) = 7.818.000 đồng
Tiền thuê nhà = 15% x 7.818.000 = 1.172.700 đồng
Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 7.818.000 + 1.172.700 = 8.990.700 đồng
– Do đó, số tiền thuê nhà do công ty trả thay tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là 1.172.700 đồng
– Phần còn lại (5.000.000 - 1.172.700 = 3.827.300 đồng) sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trong trường hợp này thì anh Nguyễn Văn A không phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì chưa đến mức phải nộp thuế TNCN