Hiện nay, Ngành Thuế đang tăng cường quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, xử lý đối với các hành vi mua bán hóa đơn trái pháp luật.
Mới đây, ngày 16/5/2023, Tổng Cục thuế ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT về rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp, trong đó công bố danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn.
Như vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn của một trong số 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn kể trên. Những doanh nghiệp này đều được CQT yêu cầu giải trình làm rõ việc sử dụng hóa đơn để khấu trừ thuế GTGT/hoàn thuế GTGT, tính vào chi phí tính thuế TNDN, hợp thức hàng hóa mua trôi nổi, buôn lậu...
Trong số đó, đã có doanh nghiệp đang đang đau đầu vì chỉ sử dụng 1 tờ hóa đơn trị giá có vài trăm ngàn, nhưng bị Cơ quan thuế phạt đến 35 triệu đồng.
Như vậy, cơ sở nào để Cơ quan thuế ra quyết định phạt như vậy? Các bạn hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ sẽ bị xử phạt tùy mức độ vi phạm. Do đó, tổ chức, cá nhân cần nắm rõ để tránh các hành vi vi phạm, thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế, hóa đơn.
1. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp bao gồm:
(1) Hóa đơn, chứng từ giả;
(2) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
(3) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
(4) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
(5) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
(6) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(7) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
2. Hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ bao gồm:
(1) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
(2) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
(3) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
(4) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
(5) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
(6) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
3. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn
Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
Tuy nhiên mức xử phạt này không áp dụng với hành vi sau đây:
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Có thể thấy trong tình huống được nêu ra ở đầu bài, doanh nghiệp trên đã bị phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn. Mức phạt lần đầu lấy số tiền trung bình là 35 triệu đồng.
Như vậy, không biết việc sử dụng tờ hóa đơn giá trị 200.000 là do vô tình hay cố ý, nhưng một khi đã bị CQT phát hiện và kiểm tra hành vi vi phạm, doanh nghiệp đã phải chịu thiệt hại lên đến 35 triệu đồng. Giá trị hóa đơn càng lớn và càng nhiều hóa đơn thì mức phạt sẽ tăng nặng hơn.
4. Biện pháp giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý hóa đơn và ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
- Khi mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp hoặc trực tuyến, chỉ nhận hàng và kê khai thuế GTGT đầu vào, tính chi phi được trừ khi tính thuế TNDN đối với hóa đơn điện tử được lập bởi người bán (có hàng hóa thật) đã đăng tải đầy đủ thông tin (trụ sở, mã số thuế), phù hợp với thông tin trên đơn đặt hàng.
- Thường xuyên truy cập vào Hệ thống hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế (************.gdt.gov.vn) và App mobile “Tra cứu hóa đơn” của Tổng cục Thuế để tra cứu, đối soát hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp.
Nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, cần phải xử lý như thế nào, các bạn có thể tham khảo ở bài viết theo đường link sau nhé:
https://danketoan.com/threads/xu-ly-hoa-don-cua-doanh-nghiep-bo-tron.293096/
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:
https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/
Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:
https://clevercfo.com/
Mới đây, ngày 16/5/2023, Tổng Cục thuế ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT về rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp, trong đó công bố danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn.
Như vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn của một trong số 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn kể trên. Những doanh nghiệp này đều được CQT yêu cầu giải trình làm rõ việc sử dụng hóa đơn để khấu trừ thuế GTGT/hoàn thuế GTGT, tính vào chi phí tính thuế TNDN, hợp thức hàng hóa mua trôi nổi, buôn lậu...
Trong số đó, đã có doanh nghiệp đang đang đau đầu vì chỉ sử dụng 1 tờ hóa đơn trị giá có vài trăm ngàn, nhưng bị Cơ quan thuế phạt đến 35 triệu đồng.
Như vậy, cơ sở nào để Cơ quan thuế ra quyết định phạt như vậy? Các bạn hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ sẽ bị xử phạt tùy mức độ vi phạm. Do đó, tổ chức, cá nhân cần nắm rõ để tránh các hành vi vi phạm, thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế, hóa đơn.
1. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp bao gồm:
(1) Hóa đơn, chứng từ giả;
(2) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
(3) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
(4) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
(5) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
(6) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(7) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
2. Hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ bao gồm:
(1) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
(2) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
(3) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
(4) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
(5) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
(6) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
3. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn
Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
Tuy nhiên mức xử phạt này không áp dụng với hành vi sau đây:
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Có thể thấy trong tình huống được nêu ra ở đầu bài, doanh nghiệp trên đã bị phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn. Mức phạt lần đầu lấy số tiền trung bình là 35 triệu đồng.
Như vậy, không biết việc sử dụng tờ hóa đơn giá trị 200.000 là do vô tình hay cố ý, nhưng một khi đã bị CQT phát hiện và kiểm tra hành vi vi phạm, doanh nghiệp đã phải chịu thiệt hại lên đến 35 triệu đồng. Giá trị hóa đơn càng lớn và càng nhiều hóa đơn thì mức phạt sẽ tăng nặng hơn.
4. Biện pháp giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý hóa đơn và ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
- Khi mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp hoặc trực tuyến, chỉ nhận hàng và kê khai thuế GTGT đầu vào, tính chi phi được trừ khi tính thuế TNDN đối với hóa đơn điện tử được lập bởi người bán (có hàng hóa thật) đã đăng tải đầy đủ thông tin (trụ sở, mã số thuế), phù hợp với thông tin trên đơn đặt hàng.
- Thường xuyên truy cập vào Hệ thống hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế (************.gdt.gov.vn) và App mobile “Tra cứu hóa đơn” của Tổng cục Thuế để tra cứu, đối soát hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp.
Nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, cần phải xử lý như thế nào, các bạn có thể tham khảo ở bài viết theo đường link sau nhé:
https://danketoan.com/threads/xu-ly-hoa-don-cua-doanh-nghiep-bo-tron.293096/
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:
https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/
Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:
https://clevercfo.com/