E có 1 số thắc mắc về kế toán mong mọi người giúp đỡ ạ:
Em có các nghiệp vụ về hàng bảo hành như sau:
Em mua hàng của nhà máy sx và bán cho khách. Khách hàng gửi sản phẩm lỗi cần Bảo hành về công ty e. Công ty gửi sản phẩm đó cho nhà máy kiểm tra. Khi có kết quả là Nhà máy đồng ý bảo hành thì nhà máy có thông báo đến công ty bằng mail: GT hàng bảo hành 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr; Phương thức giải quyết là giảm giá hàng bán (xuất cùng với hóa đơn bán hàng trong lần mua hàng kế tiếp của công ty em)
Sau khi có thông báo kết quả như trên, bên em Trả BH cho khách bằng cách:
1. Trả tiền mặt/trừ công nợ
2. Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)
Nhờ mọi người giải đáp giúp e:
- Nếu trả khách theo cách 1 là tiền mặt thì e phải trả 10tr hay 11tr?
- Cách hạch toán, định khoản cũng như chứng từ của tất cả các nghiệp vụ trên: khi nhận được kết quả bảo hành, khi nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán từ công ty, khi trả bảo hành cho khách.
Em cảm ơn ạ!
Cám ơn em đã tin tưởng chia sẻ.
Nghiệp vụ trên là một trong những tình huống phát sinh khá điển hình tại các doanh nghiệp thương mại, có hoạt động bảo hành sau bán cho khách hàng.
Để có thể hạch toán NVKTPS chúng ta cần thiết phải làm rõ hơn tình huống trên , em nhé!
Theo thông tin em cung cấp, thứ tự các hoạt động kinh doanh tại Công ty thương mại A như sau
1. Công ty A mua hàng của Nhà máy B: 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr
2. Sau khi mua hàng, A bán hàng cho khách hàng C, ví dụ 15 trđ, thuế GTGT 1,5 trđ, tổng cộng: 16,5 trđ (Phần này tôi bổ sung thêm thông tin để làm rõ tình huống)
3. Khách hàng C trả sản phẩm bị lỗi và yêu cầu Công ty tiếp nhận để bảo hành
4. Công ty A tiếp tục chuyển sản phẩm lỗi này tới nhà máy B và cũng yêu cầu bào hành.
Nhà máy B đồng ý bảo hành và thống báo sé đền bù thiệt hại về hàng lỗi này cho Công ty A bằng cách giảm giá hàng bán trong lần A mua hàng kế tiếp.
5. Công ty A thông báo lại cho Khách hàng C của mình về việc kết quả bảo hành:
6.1. trả tiền mặt/trừ công nợ
6.2 Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)
HẠCH TOÁN
1. Công ty A mua hàng của Nhà máy B: 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr
Nợ TK 156 = 10 trđ;
Nợ TK 133 = 1trđ
Có TK 331 (B) = 11 trđ
2. Sau khi mua hàng, A bán hàng cho khách hàng C, ví dụ 15 trđ, thuế GTGT 1,5 trđ, tổng cộng: 16,5 trđ (Phần này tôi bổ sung thêm thông tin để làm rõ tình huống)
Nợ TK 131 (C) = 16,5 trđ
Có TK 511 = 15 trđ
Có TK 3331 = 1,5 trđ
& Nợ TK 632/Có TK 156 = 10 trđ
3. Khách hàng C trả sản phẩm bị lỗi và yêu cầu Công ty tiếp nhận để bảo hành
= > Công ty C & khách hàng hoàn thiện chứng từ pháp lý để phản ánh hàng đã bán cho C nay bị trả lại=> ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 521 = 15 trđ
Nợ TK 3331 = 1,5 trđ
Có TK 131 (C) = 16,5 trđ
Đồng thời nhập kho hàng bán bị trả lại: Nợ TK 156/Có TK 632 = 10 trđ
4. Công ty A tiếp tục chuyển sản phẩm lỗi này tới nhà máy B và cũng yêu cầu bào hành.
Nhà máy B đồng ý bảo hành và thống báo sé đền bù thiệt hại về hàng lỗi này cho Công ty A bằng cách giảm giá hàng bán trong lần A mua hàng kế tiếp.
=> Công ty hoàn thiện thủ tục xuất trả hàng đã mua trả lại người bán do bị lỗi
Nợ TK 331 = 11 trđ
Có TK 156 = 10 trđ
Có TK 133 = 1 trđ
5. Công ty A thông báo lại cho Khách hàng C của mình về việc kết quả bảo hành:
6.1. trả tiền mặt/trừ công nợ: Nợ TK 131/Có TK 111 = 16,5 trđ
6.2 Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)
Lập hóa đơn bán hàng đối với sản phẩm mới như bán hàng hóa thông thường và không thu tiền
Nợ TK 131 (C) = 16,5 trđ
Có TK 511 = 15 trđ
Có TK 3331 = 1,5 trđ
Đồng thời hạch toán giá vốn mặt hàng mới khi xuất bán: Nợ TK 632/Có TK 156 (mặt hàng mới)
KẾT LUẬN
Qua những trao đổi trên, chúng ta cần chú ý:
1/ Để hạch toán đầy đủ, trung thực, khách quan mọi nghiệp vụ KTPS trong một nghiệp vụ phức tạp, chúng ta cần làm rõ, hay tách, làm đơn giản hóa thành nghiệp vụ nhỏ. Việc này sẽ tránh cho chúng ta việc hạch toán sai, thiếu sót, thuận lợi hơn nhiều trong quá trình hạch toán.
2/ Em chú ý: với câu hỏi “nếu trả khách theo cách 1” tức là trả bằng tiền thì em phải trả 16,5 trđ chứ không phải 10 trđ hay 11tr, em nhé!
3/ Dù trả lại cho khách theo cách nào bằng tiền hay bằng hàng hóa khác thì giá trị này vẫn là 16,5 trđ (giá bán cho khách hàng ban đầu đã bao gồm cả thuế GTGT) .Vì đây là phần giá trị tiền hàng khách đã thanh toán và đang bị thiệt hại, DN cần bồi thường đủ do hàng lỗi, em nhé!
Mong những gợi ý nhỏ trên của tôi đã giúp em giải đáp phần nào những vướng mắc phần nào của mình về tình huống trên!