Những vướng mắc thường gặp trong công việc kế toán?

Các anh chị có thể hướng dẫn em chi tiết về khoản hỗ trợ nhà ở được không ạ: khoản này tính thuế TNCN như thế nào và ở mức nào ạ.

Và điều kiện là khoản này được ghi cụ thể trong HĐLĐ, thoả ước lao động,... Ngoài ra còn cần điều kiện gì về chứng từ nữa không ạ. Em cảm ơn ạ
Cám ơn em đã có câu hỏi chuyên môn sâu hơn về khoản chi HỖ TRỢ NHÀ Ở của DN chi trả cho người lao động.

Tôi xin làm rõ mấy ý như sau:

1/ KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở CÓ BỊ TÌNH THUẾ TNCN

Căn cứ Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân: các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). không bao gồm:…Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh

=> Như vậy, số tiền chi hỗ trợ nhà ở trên không được vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh của người lao động THÌ KHÔNG BỊ TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN của người lao động


2/ KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở CÓ BỊ TÌNH BẢO HIỂM KHÔNG?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác sau:

… KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở

 Vậy khoản hỗ trợ nhà ở KHÔNG BỊ tính thu nhập nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc

3/ KHOẢN CHI NÀY CÓ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản chi phí này Doanh nghiệp được trừ nếu quy định cụ thể tại Hợp đồng lao động. Chú ý Hợp đồng lao động này phải là Hợp đồng lao động hợp pháp, tức là đảm bảo sự tuân thủ các quy định Bộ luật lao động, Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật bảo hiểm và Quy định về Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, em nhé!
 
Cả nhà cho em hỏi với ạ: bên công ty em có hợp đồng: cải tạo hệ thống điều khiển và phần mềm Braumat. Chính là viết phần mềm cho hệ thống điều khiển cho bên chủ đầu tư. Em có 2 thắc mắc sau mong cả nhà giúp em:

1. Trong hợp đồng ghi giá trước thuế : 295.000.000

Thuế GTGT 10%: 29.500.000

Tổng giá sau thuế: 324.000.000

Em thấy trong điểm 21, Điều 4, TT219/BTC thì dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng ko chịu thuế GTGT. Vậy em viết hoá đơn cho họ thì dòng thuế em gạch đi và ghi tổng giá thanh toán có đúng không ạ? Nhưng nếu em viết như vậy lại không phù hợp với nội dung ghi trên hợp đồng và họ không chấp hóa đơn và ko thanh toán cho thì nên giải thích sao cho họ hiểu ạ?
 
Cả nhà cho em hỏi với ạ: bên công ty em có hợp đồng: cải tạo hệ thống điều khiển và phần mềm Braumat. Chính là viết phần mềm cho hệ thống điều khiển cho bên chủ đầu tư. Em có 2 thắc mắc sau mong cả nhà giúp em:

1. Trong hợp đồng ghi giá trước thuế : 295.000.000

Thuế GTGT 10%: 29.500.000

Tổng giá sau thuế: 324.000.000

Em thấy trong điểm 21, Điều 4, TT219/BTC thì dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng ko chịu thuế GTGT. Vậy em viết hoá đơn cho họ thì dòng thuế em gạch đi và ghi tổng giá thanh toán có đúng không ạ? Nhưng nếu em viết như vậy lại không phù hợp với nội dung ghi trên hợp đồng và họ không chấp hóa đơn và ko thanh toán cho thì nên giải thích sao cho họ hiểu ạ?

Chào em!

Tôi xin gợi ý về Câu hỏi 1 của em nhé

CẢI TẠO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN & PHẦN MỀM BRAUMAT CÓ PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT?

Căn cứ Điểm 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định vầ Đối tượng không chịu thuế GTGT: 21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

Vậy, để khẳng định về mặt pháp lý dịch vụ “cải tạo hệ thống điều khiển và phần mềm Braumat” của DN em có phải thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không? Thì việc em chỉ căn cứ vào cách nhận định sơ bộ của bản thân, DN chưa đủ em ạ.

Để đáp ứng điều kiện không chịu thuế GTGT, DN cần:

+ Hoàn thiện các thủ tục xin Cơ quan chuyên ngành (Bộ, Sở công nghệ) xác nhận về mặt chuyên môn: dịch vụ “cải tạo hệ thống điều khiển và phần mềm Braumat” là dịch vụ phần mềm theo quy định pháp luật. Bộ khoa học công nghệ, căn cứ vào hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành và danh mục các sản phẩm, dịch vụ công nghệ chi tiết, sẽ trả lời bằng văn bản, sản phầm bên em có phải là “dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.” không

+ Bên cạnh ý kiến chuyên môn của Sở công nghệ & truyền thông, DN em cần báo cáo và xin ý kiến của Cơ quan thuế quản lý về việc dịch vụ này của bên có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định pháp luật. CHỈ KHI, CƠ QUAN THUẾ có văn bản trả lời cụ thể về việc chấp nhận : “cải tạo hệ thống điều khiển và phần mềm Braumat là đối tượng không chịu thuế GTGT” thì KỂ TỪ THỜI ĐIỂM ĐÓ, DN em mới được kê khai, tính dịch vụ này là đối tượng không
chịu thuế GTGT.

KẾT LUẬN: Hiện với thực trạng trên, DN của em chưa có đủ cơ sở pháp lý lập hóa đơn dịch vụ trên là đối tượng KHÔNG chịu thuế GTGT em nhé!
 
Các anh chị cho em hỏi bên em chưa áp dụng hóa đơn điện tử đầu ra nên em còn mơ hồ, nhưng nhận rất nhiều hóa đơn điện tử đầu vào, vậy hóa đơn điện tử như thế nào được coi là hợp lệ ạ, em cảm ơn ạ.
 
Em chào các anh chị, em đang bị mắc 2 vấn đề mong các anh chị tư vấn cho em ạ:
Vấn đề 1:

Năm 2018 Công ty em có thuê nhà của 1 cá nhân, giá thuê 50trđ/tháng (chưa bao gồm VAT, công ty nộp thuế thay cho chủ nhà)
-Bên em đã đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh, lập tờ khai thuế môn bài, tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản.
- Hàng tháng bên em lập 1 phiếu chi thanh toán tiền thuê nhà, số tiền thanh toán là 50trđ
Em muốn hỏi đến thời điểm hiện tại số thuế phát sinh (thuế môn bài, thuế GTGT , TNCN củachủ nhà) công ty em chưa nộp cho chủ nhà thì chi phí thuê nhà năm 2018 của công ty em có bị loại khỏi chi phí được trừ không ạ?
Và khi em nộp số thuế đó cho chủ nhà thì em ghi nhận vào TK811-chi phí khác được không ạ ?
 
Các anh chị cho em hỏi bên em chưa áp dụng hóa đơn điện tử đầu ra nên em còn mơ hồ, nhưng nhận rất nhiều hóa đơn điện tử đầu vào, vậy hóa đơn điện tử như thế nào được coi là hợp lệ ạ, em cảm ơn ạ.
Chào em!
Cám ơn em đã có một câu hỏi rất hay!
Tôi xin có gợi ý để giải đáp thắc mắc trên như sau nhé

CĂN CỨ PHÁP LÝ 1: Căn cứ Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP vè giao dịch điện tử:
Điều 5. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Hình thức thể hiện, việc khởi tạo, gửi, nhận chứng từ điện tử và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật giao dịch điện tử.
2. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khỏi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
b) Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan tham gia xử lý chứng từ điện tử: xác thực bằng chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
c) Biện pháp khác mà các bên tham gia giao dịch thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử.

CĂN CỨ PHÁP LÝ 2:
Căn cứ Điều 9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điênh tử
Điều 9. Hóa đơn điện tử hợp pháp, hóa đơn điện tử không hợp pháp
1. Hóa đơn điện tử hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Hóa đơn điện tử đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 4, các Điều 6, 7, 8 Nghị định này;
b) Hóa đơn điện tử bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin.
2. Hóa đơn điện tử không hợp pháp khi không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 Nghị định này.

KẾT LUẬN: ThỎA mãn 2 căn cứ pháp trên, hóa đơn điện tử được coi là hợp pháp, hay có giá trị pháp lý.

Em chịu khó nghiên cứu thêm các điều khoản 5 Điều 4, các Điều 6, 7, 8, khoản 9, khoản 10 Điều 3 Nghị 119/2018/NĐ-CP để nắm thêm thông tin chi tiết nhé!
 
Em chào các anh chị, em đang bị mắc 2 vấn đề mong các anh chị tư vấn cho em ạ:
Vấn đề 1:

Năm 2018 Công ty em có thuê nhà của 1 cá nhân, giá thuê 50trđ/tháng (chưa bao gồm VAT, công ty nộp thuế thay cho chủ nhà)
-Bên em đã đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh, lập tờ khai thuế môn bài, tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản.
- Hàng tháng bên em lập 1 phiếu chi thanh toán tiền thuê nhà, số tiền thanh toán là 50trđ
Em muốn hỏi đến thời điểm hiện tại số thuế phát sinh (thuế môn bài, thuế GTGT , TNCN củachủ nhà) công ty em chưa nộp cho chủ nhà thì chi phí thuê nhà năm 2018 của công ty em có bị loại khỏi chi phí được trừ không ạ?
Và khi em nộp số thuế đó cho chủ nhà thì em ghi nhận vào TK811-chi phí khác được không ạ ?

Chào em!
Tôi xin trả lời như sau nhé

VẤN ĐỀ 1.1: CHI PHÍ THUÊ NHÀ CHƯA NỘP THUẾ CHO CHỦ NHÀ CÓ ĐƯỢC TRỪ KHÔNG?
em có thể làm rõ thời điểm em “đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh, lập tờ khai thuế môn bài, tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản” là thời điểm nào?
Căn cứ khoản 2.5 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
Vậy: đến thời điểm hiện tại số thuế phát sinh( thuế môn bài, thuế GTGT , TNCN củachủ nhà) công ty em chưa nộp cho chủ nhà thì chi phí thuê nhà năm 2018 LÀ CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ. Do theo quy định trên, DN thiếu chứng từ “nộp thuế thay cho cá nhân năm 2018”

VẦN ĐỀ 1.2: SỐ THUẾ NỘP THAY CHO CHỦ NHÀ HẠCH TOÁN VÀO ĐÂU?
Theo quy định pháp lý trên, nếu chi phí nộp thuế thay cho chủ nhà là chi phí được trừ thì căn cứ vào tính chất chi phi thuê nhà cá nhân phục vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh gì, DN hạch toán vào chi phí hoạt động đó. Ví dụ thuê nhà làm văn phòng thì em có thể hạch toán vào Nợ TK 642/111, em nhé (Theo quy định chuẩn mực kế toán và TT 200/2014/TT-BTC)
 
A/c ơi ac giúp e định khoản câu này dc ko ạ e đăng lên ko ai trả lời e đành đăng vô đây ac giúp e vs e sắp thi rùi e cảm ơn

1. Xuất 40 chiếc công cụ dụng cụ c ( loại phân bổ 5 lần ) sử dụng cho bộ phận sản xuất 30 chiếc , bộ phận bán hành 10 chiếc.
Với số dư của một số tài khoản như : tk 153 : 20.000.000 ( công cụ c, số lượng 100 chiếc )
 
Ac giúp e câu này vs
1. Xuất 40 chiếc công cụ dụng cụ c ( loại phân bổ 5 lần ) sử dụng cho bộ phận sản xuất 30 chiếc , bộ phận bán hành 10 chiếc.
Với số dư của một số tài khoản như : tk 153 : 20.000.000 ( công cụ c, số lượng 100 chiếc )
 
Ac giúp e câu này vs
1. Xuất 40 chiếc công cụ dụng cụ c ( loại phân bổ 5 lần ) sử dụng cho bộ phận sản xuất 30 chiếc , bộ phận bán hành 10 chiếc.
Với số dư của một số tài khoản như : tk 153 : 20.000.000 ( công cụ c, số lượng 100 chiếc )

- Xuất dùng CCDC:
Nợ TK 242/Có Tk 153: 40x200k = 8 triệu

- Phân bổ CCDC:
Nợ TK 627: 30x200k/5 = 1.200.000đ
Nợ TK 641: 10x200/5 = 400.000đ
Có TK 242: 8trieu/5 = 1.600.000đ
 
E có 1 số thắc mắc về kế toán mong mọi người giúp đỡ ạ:

Em có các nghiệp vụ về hàng bảo hành như sau:

Em mua hàng của nhà máy sx và bán cho khách. Khách hàng gửi sản phẩm lỗi cần Bảo hành về công ty e. Công ty gửi sản phẩm đó cho nhà máy kiểm tra. Khi có kết quả là Nhà máy đồng ý bảo hành thì nhà máy có thông báo đến công ty bằng mail: GT hàng bảo hành 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr; Phương thức giải quyết là giảm giá hàng bán (xuất cùng với hóa đơn bán hàng trong lần mua hàng kế tiếp của công ty em)

Sau khi có thông báo kết quả như trên, bên em Trả BH cho khách bằng cách:

1. Trả tiền mặt/trừ công nợ

2. Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)

Nhờ mọi người giải đáp giúp e:

- Nếu trả khách theo cách 1 là tiền mặt thì e phải trả 10tr hay 11tr?

- Cách hạch toán, định khoản cũng như chứng từ của tất cả các nghiệp vụ trên: khi nhận được kết quả bảo hành, khi nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán từ công ty, khi trả bảo hành cho khách.

Em cảm ơn ạ!
 
E có 1 số thắc mắc về kế toán mong mọi người giúp đỡ ạ:

Em có các nghiệp vụ về hàng bảo hành như sau:

Em mua hàng của nhà máy sx và bán cho khách. Khách hàng gửi sản phẩm lỗi cần Bảo hành về công ty e. Công ty gửi sản phẩm đó cho nhà máy kiểm tra. Khi có kết quả là Nhà máy đồng ý bảo hành thì nhà máy có thông báo đến công ty bằng mail: GT hàng bảo hành 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr; Phương thức giải quyết là giảm giá hàng bán (xuất cùng với hóa đơn bán hàng trong lần mua hàng kế tiếp của công ty em)

Sau khi có thông báo kết quả như trên, bên em Trả BH cho khách bằng cách:

1. Trả tiền mặt/trừ công nợ

2. Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)

Nhờ mọi người giải đáp giúp e:

- Nếu trả khách theo cách 1 là tiền mặt thì e phải trả 10tr hay 11tr?

- Cách hạch toán, định khoản cũng như chứng từ của tất cả các nghiệp vụ trên: khi nhận được kết quả bảo hành, khi nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán từ công ty, khi trả bảo hành cho khách.

Em cảm ơn ạ!
Nhận đc (bảo hành)của nhà máy sx bi nhiêu t.toán cho khách bấy nhiêu; Nếu còn công nợ ht bù trừ, ...
 
Anh chị giúp e một chút ạ.
Em có lô hàng nhập khẩu để tặng bệnh viện giá trị 33tr. Theo tìm hiểu của e hàng tặng dưới 100tr không cần đăng ký với sở công thương. Vậy khi xuất hoá đơn hàng tặng này e sẽ phải đi kèm những chứng từ gì để hợp lý hoá hàng tặng và hoá đơn xuất ghi số lượng, mặt hàng không kê giá trị hay xuất hàng giá trị bằng vat hàng bán ạ.
Em cảm ơn !
 
Hi bạn,

Theo quy định tại nghị định 81/2018/NĐ-CP, hình thức tặng hàng hóa dịch vụ không thu tiền cũng là một hình thức khuyến mại và nếu giá trị dưới 100 triệu thì không cần thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trên bản chất hoạt động tặng bệnh viện này có được áp dụng đại trà cho các đối tượng khách hàng không? Hay đây chỉ là hình thức cho biếu tặng thông thường cho khách hàng.

- Nếu áp dụng đại trà cho các đối tượng khách hàng, thể hiện được chương trình, hình thức thời gian, đối tượng thì có thể chứng minh được là hoạt động khuyến mại và xuất hóa đơn GTGT (Trên hóa đơn, ghi đầy đủ tên, số lượng và ghi rõ là hàng khuyến mại không thu tiền.
Giá tính thuế GTGT được xác định bằng 0, dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.) Hồ sơ chứng từ có thể: quyết định khuyến mại, biên bản tổng hợp danh sách khuyến mại, chứng từ bổ trợ thể hiện việc khách hàng đã đạt được các yêu cầu khuyến mại.

- Nếu chỉ áp dụng cho duy nhất đối tượng bệnh viện và không chứng minh được hình thức, chương trình khuyến mại: cơ quan thuế sẽ cho rằng đây là hình thức cho biếu tặng khi đó sẽ phải xuất hóa đơn GTGT đầu ra với giá tính thuế theo đúng giá trị hàng bán
 
Hi bạn,

Theo quy định tại nghị định 81/2018/NĐ-CP, hình thức tặng hàng hóa dịch vụ không thu tiền cũng là một hình thức khuyến mại và nếu giá trị dưới 100 triệu thì không cần thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trên bản chất hoạt động tặng bệnh viện này có được áp dụng đại trà cho các đối tượng khách hàng không? Hay đây chỉ là hình thức cho biếu tặng thông thường cho khách hàng.

- Nếu áp dụng đại trà cho các đối tượng khách hàng, thể hiện được chương trình, hình thức thời gian, đối tượng thì có thể chứng minh được là hoạt động khuyến mại và xuất hóa đơn GTGT (Trên hóa đơn, ghi đầy đủ tên, số lượng và ghi rõ là hàng khuyến mại không thu tiền.
Giá tính thuế GTGT được xác định bằng 0, dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.) Hồ sơ chứng từ có thể: quyết định khuyến mại, biên bản tổng hợp danh sách khuyến mại, chứng từ bổ trợ thể hiện việc khách hàng đã đạt được các yêu cầu khuyến mại.

- Nếu chỉ áp dụng cho duy nhất đối tượng bệnh viện và không chứng minh được hình thức, chương trình khuyến mại: cơ quan thuế sẽ cho rằng đây là hình thức cho biếu tặng khi đó sẽ phải xuất hóa đơn GTGT đầu ra với giá tính thuế theo đúng giá trị hàng bán
cám ơn b đã tư vấn cho mình nhé
 
E có 1 số thắc mắc về kế toán mong mọi người giúp đỡ ạ:

Em có các nghiệp vụ về hàng bảo hành như sau:

Em mua hàng của nhà máy sx và bán cho khách. Khách hàng gửi sản phẩm lỗi cần Bảo hành về công ty e. Công ty gửi sản phẩm đó cho nhà máy kiểm tra. Khi có kết quả là Nhà máy đồng ý bảo hành thì nhà máy có thông báo đến công ty bằng mail: GT hàng bảo hành 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr; Phương thức giải quyết là giảm giá hàng bán (xuất cùng với hóa đơn bán hàng trong lần mua hàng kế tiếp của công ty em)

Sau khi có thông báo kết quả như trên, bên em Trả BH cho khách bằng cách:

1. Trả tiền mặt/trừ công nợ

2. Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)

Nhờ mọi người giải đáp giúp e:

- Nếu trả khách theo cách 1 là tiền mặt thì e phải trả 10tr hay 11tr?

- Cách hạch toán, định khoản cũng như chứng từ của tất cả các nghiệp vụ trên: khi nhận được kết quả bảo hành, khi nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán từ công ty, khi trả bảo hành cho khách.

Em cảm ơn ạ!
Cám ơn em đã tin tưởng chia sẻ.
Nghiệp vụ trên là một trong những tình huống phát sinh khá điển hình tại các doanh nghiệp thương mại, có hoạt động bảo hành sau bán cho khách hàng.
Để có thể hạch toán NVKTPS chúng ta cần thiết phải làm rõ hơn tình huống trên , em nhé!
Theo thông tin em cung cấp, thứ tự các hoạt động kinh doanh tại Công ty thương mại A như sau
1. Công ty A mua hàng của Nhà máy B: 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr
2. Sau khi mua hàng, A bán hàng cho khách hàng C, ví dụ 15 trđ, thuế GTGT 1,5 trđ, tổng cộng: 16,5 trđ (Phần này tôi bổ sung thêm thông tin để làm rõ tình huống)
3. Khách hàng C trả sản phẩm bị lỗi và yêu cầu Công ty tiếp nhận để bảo hành
4. Công ty A tiếp tục chuyển sản phẩm lỗi này tới nhà máy B và cũng yêu cầu bào hành.
Nhà máy B đồng ý bảo hành và thống báo sé đền bù thiệt hại về hàng lỗi này cho Công ty A bằng cách giảm giá hàng bán trong lần A mua hàng kế tiếp.
5. Công ty A thông báo lại cho Khách hàng C của mình về việc kết quả bảo hành:
6.1. trả tiền mặt/trừ công nợ
6.2 Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)
HẠCH TOÁN
1. Công ty A mua hàng của Nhà máy B: 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr
Nợ TK 156 = 10 trđ;
Nợ TK 133 = 1trđ
Có TK 331 (B) = 11 trđ
2. Sau khi mua hàng, A bán hàng cho khách hàng C, ví dụ 15 trđ, thuế GTGT 1,5 trđ, tổng cộng: 16,5 trđ (Phần này tôi bổ sung thêm thông tin để làm rõ tình huống)
Nợ TK 131 (C) = 16,5 trđ
Có TK 511 = 15 trđ
Có TK 3331 = 1,5 trđ
& Nợ TK 632/Có TK 156 = 10 trđ
3. Khách hàng C trả sản phẩm bị lỗi và yêu cầu Công ty tiếp nhận để bảo hành
= > Công ty C & khách hàng hoàn thiện chứng từ pháp lý để phản ánh hàng đã bán cho C nay bị trả lại=> ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 521 = 15 trđ
Nợ TK 3331 = 1,5 trđ
Có TK 131 (C) = 16,5 trđ
Đồng thời nhập kho hàng bán bị trả lại: Nợ TK 156/Có TK 632 = 10 trđ
4. Công ty A tiếp tục chuyển sản phẩm lỗi này tới nhà máy B và cũng yêu cầu bào hành.
Nhà máy B đồng ý bảo hành và thống báo sé đền bù thiệt hại về hàng lỗi này cho Công ty A bằng cách giảm giá hàng bán trong lần A mua hàng kế tiếp.
=> Công ty hoàn thiện thủ tục xuất trả hàng đã mua trả lại người bán do bị lỗi
Nợ TK 331 = 11 trđ
Có TK 156 = 10 trđ
Có TK 133 = 1 trđ
5. Công ty A thông báo lại cho Khách hàng C của mình về việc kết quả bảo hành:
6.1. trả tiền mặt/trừ công nợ: Nợ TK 131/Có TK 111 = 16,5 trđ
6.2 Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)
Lập hóa đơn bán hàng đối với sản phẩm mới như bán hàng hóa thông thường và không thu tiền
Nợ TK 131 (C) = 16,5 trđ
Có TK 511 = 15 trđ
Có TK 3331 = 1,5 trđ
Đồng thời hạch toán giá vốn mặt hàng mới khi xuất bán: Nợ TK 632/Có TK 156 (mặt hàng mới)

KẾT LUẬN

Qua những trao đổi trên, chúng ta cần chú ý:
1/ Để hạch toán đầy đủ, trung thực, khách quan mọi nghiệp vụ KTPS trong một nghiệp vụ phức tạp, chúng ta cần làm rõ, hay tách, làm đơn giản hóa thành nghiệp vụ nhỏ. Việc này sẽ tránh cho chúng ta việc hạch toán sai, thiếu sót, thuận lợi hơn nhiều trong quá trình hạch toán.
2/ Em chú ý: với câu hỏi “nếu trả khách theo cách 1” tức là trả bằng tiền thì em phải trả 16,5 trđ chứ không phải 10 trđ hay 11tr, em nhé!
3/ Dù trả lại cho khách theo cách nào bằng tiền hay bằng hàng hóa khác thì giá trị này vẫn là 16,5 trđ (giá bán cho khách hàng ban đầu đã bao gồm cả thuế GTGT) .Vì đây là phần giá trị tiền hàng khách đã thanh toán và đang bị thiệt hại, DN cần bồi thường đủ do hàng lỗi, em nhé!
Mong những gợi ý nhỏ trên của tôi đã giúp em giải đáp phần nào những vướng mắc phần nào của mình về tình huống trên!
 
Anh chị giúp e một chút ạ.
Em có lô hàng nhập khẩu để tặng bệnh viện giá trị 33tr. Theo tìm hiểu của e hàng tặng dưới 100tr không cần đăng ký với sở công thương. Vậy khi xuất hoá đơn hàng tặng này e sẽ phải đi kèm những chứng từ gì để hợp lý hoá hàng tặng và hoá đơn xuất ghi số lượng, mặt hàng không kê giá trị hay xuất hàng giá trị bằng vat hàng bán ạ.
Em cảm ơn !
Chào em! / KHI XUẤT HÀNG BIẾU TẶNG, DOANH NHIỆP CÓ PHẢI LẬP HÓA ĐƠN? NẾU LẬP THÌ LẬP THẾ NÀO?

1/ Căn cứ Khoản 3, Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC: “Giá tính thuế GTGT của trường hợp này là Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”
2/ Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
3/ Căn cứ Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC sửa đổi PL 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC “Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”
=> Vậy trường hợp này, kế toán cần lập hóa đơn như bán hàng dịch vụ bình thường, giá tính thuế GTGT là “giá hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”, thuế suất là thuế suất GTGT hiện hành theo quy định pháp luật về mặt hàng này. Trên hóa đơn ghi rõ là Hàng biếu tặng, không thu tiền. Em có thể thao khảo thêm bài viết này để có thêm gợi ý giải quyết các vấn đề liên quan nhé!
http://***************.vn/thue-va-h...hIjPfiNJngkd5nthEuvHhyTnDoY5CQFoi9a315KGfsJ9o
 
Em chào các anh chị
Anh chị cho e hỏi về việc mua mới công cụ dụng cụ, tài sản cố định và chi phí sửa chữa văn phòng mới với ạ.
Giữa tháng 2 năm nay bên e có chuyển văn phòng mới, chi phí liên quan đến việc sửa chữa VP (bao gồm cả nội thất như: bàn ghế, tranh ảnh...) là tầm 500tr.
Cho e hỏi là e hạch toán nghiệp vụ này như thế nào. Và e tách chi phí sửa chữa riêng và CCDC riêng như thế nào để phân bổ chi phí cho hợp lý được ạ.
Em cảm ơn ạ.
 
Em chào các anh chị
Anh chị cho e hỏi về việc mua mới công cụ dụng cụ, tài sản cố định và chi phí sửa chữa văn phòng mới với ạ.
Giữa tháng 2 năm nay bên e có chuyển văn phòng mới, chi phí liên quan đến việc sửa chữa VP (bao gồm cả nội thất như: bàn ghế, tranh ảnh...) là tầm 500tr.
Cho e hỏi là e hạch toán nghiệp vụ này như thế nào. Và e tách chi phí sửa chữa riêng và CCDC riêng như thế nào để phân bổ chi phí cho hợp lý được ạ.
Em cảm ơn ạ.
Chào em!
Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC
Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC
Căn cứ chuẩn mực kế toán ghi nhận Tài sản cố định (TSCĐ)
Trường hợp DN em phát sinh các loại chi phí như: chi sửa chữa văn phòng, bao gồm chi phí xây dựng, chi phí mua sắm bàn ghế, tranh ảnh...) với tổng giá 700 triệu đồng, em cần căn cứ vào các tiêu chuẩn ghi nhân TSCĐ để phân loại tài sản thành 03 loại:
1. Tài sản cố định hữu hình hoặc chi phí nâng cấp TSCĐ ( thời gian khấu hao theo PL 01 TT
45/2013/TT-BTC)
2. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (phân bổ dài hạn theo kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, ví dụ kế
hoạch sửa chữa 3 năm hay 5 năm 01 lần)
3. Công cụ dụng cụ (tài sản không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ, thời gian phân bổ không quá 03 năm theo quy định tại TT 96/2015/TT-BTC)

Việc phần loại trên là cơ sở để em tổ chức công tác kế toán theo quy định pháp luật, em nhé!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top