Những vướng mắc thường gặp trong công việc kế toán?

Em chào các anh chị.
Các anh chị cho em hỏi trường hợp sau liên quan đến tài khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 với ạ: em đang gặp trường hợp khoản mục doanh thu chưa thực hiện ghi âm trên bảng cân đối kế toán (-1.300 trđ). Vậy theo đúng nguyên tắc kế toán có đúng ko ạ? và nếu đúng thì khi nào sẽ ghi âm ạ.
Em cảm ơn
theo mình thì bạn nhầm ở đâu đó rồi, 3387 không âm được mà
 
Em chào các anh chị.
Các anh chị cho em hỏi trường hợp sau liên quan đến tài khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 với ạ: em đang gặp trường hợp khoản mục doanh thu chưa thực hiện ghi âm trên bảng cân đối kế toán (-1.300 trđ). Vậy theo đúng nguyên tắc kế toán có đúng ko ạ? và nếu đúng thì khi nào sẽ ghi âm ạ.
Em cảm ơn
hình như sai r chị ạ 3387 không âm đâu chị
 
anh chị cho em hỏi với ạ.

Hiện bên em đang xuất hoá đơn dịch vụ ăn uống cho 1 KH như sau: ăn trong 1 tháng và cuối tháng bên em xuất 1 hoá đơn tổng , nội dung ghi dịch vụ ăn uống tháng…., kèm theo 1 bảng kê ghi rõ từng ngày, bao nhiêu xuất (trường hợp này là phát sinh ăn uống thật ạ). Em xuất 1 hoá đơn cho cả tháng như vậy là đúng không ạ?
 
Cô cho em hỏi nếu làm bút toán điều chỉnh như trên thì mình phải làm lại sổ sách và BCTC hay sao? Nếu như vậy sẽ bị lệch so với BCTC đã được thanh tra, quyết toán? Như vậy thì không hợp lý thì phải. Có chăng chỉ điều chỉnh trên QT TNDN thôi cô nhỉ.
Để có hướng xử lý cụ thể, chúng ta cần thông tin đầy đủ và chứng từ cụ thể của trường hợp tăng giảm thuế qua thanh tra. Về bản chất các chi phí doanh thu kế toán không bị ảnh hưởng nhiều, các khoản mục điều chỉnh liên quan đến số thuế (các loại) bị điều chỉnh theo quyết định thanh kiểm tra.

Theo quy định không bắt buộc phải lập lại. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp lớn, như các công ty đại chúng, vẫn cần phải điều chỉnh lại số dư cuối năm BCTC đã thanh kiểm tra theo kết luận của cơ quan thuế, làm cơ sở thông tin tin cậy cho số dư đầu kỳ sau. DN cần lập Bảng giải trình chi tiết về những điều chỉnh trước và sau khi của quyết định của cơ quan thuế, em nhé!
 
Em có thắc mắc này các anh chỉ giúp e với ạ
Đơn vị e có một số công cụ dụng cụ mua đã lâu nhưng chưa phân bổ. Giờ muốn phân bổ thì phải làm thế nào ạ?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trường hợp CCDC đã sử dụng lâu, theo quy định pháp luật đã hết thời gian phân bổ, nếu bây giờ DN em phân bổ thì chi phí phân bổ không được trừ do không thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ này em nhé (Thực tế liên quan đến HĐSXKD của các kỳ trước).
 
Em chào các anh chị.
Các anh chị cho em hỏi trường hợp sau liên quan đến tài khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 với ạ: em đang gặp trường hợp khoản mục doanh thu chưa thực hiện ghi âm trên bảng cân đối kế toán (-1.300 trđ). Vậy theo đúng nguyên tắc kế toán có đúng ko ạ? và nếu đúng thì khi nào sẽ ghi âm ạ.
Em cảm ơn
Chào em!
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;
+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

NHƯ VẬY
Tài khoản 3387 KHÔNG GHI ÂM, thường số dư bên có. Trường hợp bị âm trên bảng cân đối kế toán có thể do kế toán đã kết chuyển quá số tiền nhận trước từ người mua, em ạ.
Vậy, em nên xem lại sổ chi tiết tài khoản này, tìm hiểu do bút toán nào dẫn đến tình trạng TK 3387 dư nợ (nguyên nhân làm TK 3387 bị âm trên Bảng cân đối kế toán), đối chiếu với chứng từ gốc của nghiệp vụ này (Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Giấy báo có, Phiếu thu khách hàn thanh toán trước…) để tìm ra sai sót và hạch toán điều chỉnh cho phù hợp với chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, em nhé!

Chúc em luôn thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
 
anh chị cho em hỏi với ạ.

Hiện bên em đang xuất hoá đơn dịch vụ ăn uống cho 1 KH như sau: ăn trong 1 tháng và cuối tháng bên em xuất 1 hoá đơn tổng , nội dung ghi dịch vụ ăn uống tháng…., kèm theo 1 bảng kê ghi rõ từng ngày, bao nhiêu xuất (trường hợp này là phát sinh ăn uống thật ạ). Em xuất 1 hoá đơn cho cả tháng như vậy là đúng không ạ?
Chào em!
Trường hợp của DN em, khách hàng không lấy hóa đơn khi ăn uống tại Nhà hàng, thì chậm nhất là cuối ngày hôm đó, DN cần lập hóa đơn em nhé!. Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với trường hợp DN thu tiền sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ ăn uống, thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Trường hợp DN lập hóa đơn vào cuối tháng, tuy không phát sinh tăng số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp nhưng vẫn có thể bị coi là lập hóa đơn sai thời điểm, em nhé!

Căn cứ pháp lý: Khoản 2a, điều 16, thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Chúc em thành công và hạnh phúc!
 
Chào em!
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;
+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

NHƯ VẬY
Tài khoản 3387 KHÔNG GHI ÂM, thường số dư bên có. Trường hợp bị âm trên bảng cân đối kế toán có thể do kế toán đã kết chuyển quá số tiền nhận trước từ người mua, em ạ.
Vậy, em nên xem lại sổ chi tiết tài khoản này, tìm hiểu do bút toán nào dẫn đến tình trạng TK 3387 dư nợ (nguyên nhân làm TK 3387 bị âm trên Bảng cân đối kế toán), đối chiếu với chứng từ gốc của nghiệp vụ này (Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Giấy báo có, Phiếu thu khách hàn thanh toán trước…) để tìm ra sai sót và hạch toán điều chỉnh cho phù hợp với chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, em nhé!

Chúc em luôn thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
dạ em cám ơn cô đã dành thời gian giải đáp câu hỏi của em, em sẽ xem lại
 
Chào em!
Trường hợp của DN em, khách hàng không lấy hóa đơn khi ăn uống tại Nhà hàng, thì chậm nhất là cuối ngày hôm đó, DN cần lập hóa đơn em nhé!. Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với trường hợp DN thu tiền sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ ăn uống, thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Trường hợp DN lập hóa đơn vào cuối tháng, tuy không phát sinh tăng số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp nhưng vẫn có thể bị coi là lập hóa đơn sai thời điểm, em nhé!

Căn cứ pháp lý: Khoản 2a, điều 16, thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Chúc em thành công và hạnh phúc!
lúc nào cô trả lời cũng có kèm thông tư để tham khảo, em sẽ tìm hiểu ạ, em cám ơn cô nhiều lắm
 
Em đang gặp một số vấn đề mà chưa biết xử lý như thế nào, mong các anh, chị trong group góp ý giúp em ạ.
Em đang học việc tại 1 DN xây lắp, chị kế toán bên em bảo em đi nghiên cứu phần nhân công 2018, làm bảng lương để chị ấy làm BCTC, em chưa làm mảng này bao giờ nên cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, em có tìm hiểu trên mạng rồi nhưng cũng không cụ thể lắm. Vì vậy em mong cô và các anh, chị trong nhóm giúp em với ạ, em xin cảm ơn.
 
Chào các ac ah ac nào có link môn hệ thống thông tin kế toán 1 ko ạ cho e xin vs ạ e cám ơn
 
Em đang gặp một số vấn đề mà chưa biết xử lý như thế nào, mong các anh, chị trong group góp ý giúp em ạ.
Em đang học việc tại 1 DN xây lắp, chị kế toán bên em bảo em đi nghiên cứu phần nhân công 2018, làm bảng lương để chị ấy làm BCTC, em chưa làm mảng này bao giờ nên cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, em có tìm hiểu trên mạng rồi nhưng cũng không cụ thể lắm. Vì vậy em mong cô và các anh, chị trong nhóm giúp em với ạ, em xin cảm ơn.
cái này khó đấy e. phải chịu khó đọc tài liệu thôi
 
Mọi người cho mình hỏi, công ty mình có hợp tác với 1 công ty cơ khí để thi công 1 số công trình. Đầu năm bên mình có ký 1 Hợp Đồng Nguyên Tắc với nội dung bên cơ khí sẽ chế tạo và lắp đặt cho bên mình 1 số thiết bị công trình thuộc những dự án mà bên mình trúng thầu trong năm 2019.
Sau khi trúng thầu 1 vài dự án, bên mình sẽ ký với bên cơ khí 1 Phụ lục hợp đồng với nội dung và giá trị gộp chung tất cả dự án mới trúng. Sau khi kết thúc phụ lục này thì bên mình nhận Hoá đơn GTGT được xuất theo Phụ lục hợp đồng.
Như vậy, phần hợp đồng, hoá đơn bên mình làm như vậy có vấn đề gì về thuế không ạ?
 
Mọi người cho mình hỏi, công ty mình có hợp tác với 1 công ty cơ khí để thi công 1 số công trình. Đầu năm bên mình có ký 1 Hợp Đồng Nguyên Tắc với nội dung bên cơ khí sẽ chế tạo và lắp đặt cho bên mình 1 số thiết bị công trình thuộc những dự án mà bên mình trúng thầu trong năm 2019.
Sau khi trúng thầu 1 vài dự án, bên mình sẽ ký với bên cơ khí 1 Phụ lục hợp đồng với nội dung và giá trị gộp chung tất cả dự án mới trúng. Sau khi kết thúc phụ lục này thì bên mình nhận Hoá đơn GTGT được xuất theo Phụ lục hợp đồng.
Như vậy, phần hợp đồng, hoá đơn bên mình làm như vậy có vấn đề gì về thuế không ạ?

Chào bạn.
Ký hợp đồng nguyên tắc và phụ lục cho các dự án thì có vấn đề gì đâu bạn.

Về thuế:
- GTGT - kê khai kỳ nào ghi nhận kỳ đó (hóa đơn hợp lệ);
- Thuế TNDN: Phân bổ chi phí cho phù hợp với doanh thu của từng dự án nếu xuất hóa đơn tổng

Tốt nhất là ký phụ lục cho từng dự án, khi nghiệm thu, thanh lý thì xuất hóa đơn luôn cho từng dự án.

Quan điểm của mình nhé.
 
Mọi người cho mình hỏi, công ty mình có hợp tác với 1 công ty cơ khí để thi công 1 số công trình. Đầu năm bên mình có ký 1 Hợp Đồng Nguyên Tắc với nội dung bên cơ khí sẽ chế tạo và lắp đặt cho bên mình 1 số thiết bị công trình thuộc những dự án mà bên mình trúng thầu trong năm 2019.
Sau khi trúng thầu 1 vài dự án, bên mình sẽ ký với bên cơ khí 1 Phụ lục hợp đồng với nội dung và giá trị gộp chung tất cả dự án mới trúng. Sau khi kết thúc phụ lục này thì bên mình nhận Hoá đơn GTGT được xuất theo Phụ lục hợp đồng.
Như vậy, phần hợp đồng, hoá đơn bên mình làm như vậy có vấn đề gì về thuế không ạ?
Ko sao đâu b. Nhiều đơn vị vẫn làm 1 hợp đồng nguyên tắc từ đầu năm, sau đó có phát sinh thì làm phụ lục rồi thanh toán bình thường ấy. K có vấn đề gì đâu, cứ yên tâm làm tiếp
 
Mọi người cho mình hỏi, công ty mình có hợp tác với 1 công ty cơ khí để thi công 1 số công trình. Đầu năm bên mình có ký 1 Hợp Đồng Nguyên Tắc với nội dung bên cơ khí sẽ chế tạo và lắp đặt cho bên mình 1 số thiết bị công trình thuộc những dự án mà bên mình trúng thầu trong năm 2019.
Sau khi trúng thầu 1 vài dự án, bên mình sẽ ký với bên cơ khí 1 Phụ lục hợp đồng với nội dung và giá trị gộp chung tất cả dự án mới trúng. Sau khi kết thúc phụ lục này thì bên mình nhận Hoá đơn GTGT được xuất theo Phụ lục hợp đồng.
Như vậy, phần hợp đồng, hoá đơn bên mình làm như vậy có vấn đề gì về thuế không ạ?
HĐ nguyên tắc, sau thay đổi làm phụ lục ok mà, ko vấn đề gì đâu cậu ạ
 
Em đang gặp một số vấn đề mà chưa biết xử lý như thế nào, mong các anh, chị trong group góp ý giúp em ạ.
Em đang học việc tại 1 DN xây lắp, chị kế toán bên em bảo em đi nghiên cứu phần nhân công 2018, làm bảng lương để chị ấy làm BCTC, em chưa làm mảng này bao giờ nên cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, em có tìm hiểu trên mạng rồi nhưng cũng không cụ thể lắm. Vì vậy em mong cô và các anh, chị trong nhóm giúp em với ạ, em xin cảm ơn.
Tôi đã trả lời tình huống tương tự như thế này trên 1 số diễn đàn.
Để có kiến thức, kỹ năng xử lý tốt vấn đề chi phí nhân công tại Doanh nghiệp, đặc biệt DN xây lắp, chúng ta cần nghiên cứu kỹ Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp liên quan đến chi phí tiền công, tiền lương, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến các quy định pháp lý này. Mục tiêu quân trị tại các doanh nghiệp hiện nay đều theo hướng: tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN,giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhưng phải đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý trên. Do vậy, việc lập Bảng lương không đơn thuần việc "vẽ" ra các chi phí mà cần xuất phát trước hết từ hiểu biết kiến thức pháp luật vững chắc, nắm bắt yêu cầu quản trị của DN... nhằm giải quyết hài hòa mối quán hệ mâu thuẫn giữa một bên yêu cầu pháp lý, một bên yêu cầu quản trị của DN.

Trên thực tế, các DN đang hết sức lúng túng trước thực trạng lương thức tế trả cao hơn nhiều lương đóng bảo hiểm, các khoản lương kinh doanh, thưởng kế hoạch, các khoản chi công tác phí, phúc lợi.....

Em lưu ý thêm các vấn đề này khi lập Bảng lương, em nhé
 
Mọi người cho mình hỏi, công ty mình có hợp tác với 1 công ty cơ khí để thi công 1 số công trình. Đầu năm bên mình có ký 1 Hợp Đồng Nguyên Tắc với nội dung bên cơ khí sẽ chế tạo và lắp đặt cho bên mình 1 số thiết bị công trình thuộc những dự án mà bên mình trúng thầu trong năm 2019.
Sau khi trúng thầu 1 vài dự án, bên mình sẽ ký với bên cơ khí 1 Phụ lục hợp đồng với nội dung và giá trị gộp chung tất cả dự án mới trúng. Sau khi kết thúc phụ lục này thì bên mình nhận Hoá đơn GTGT được xuất theo Phụ lục hợp đồng.
Như vậy, phần hợp đồng, hoá đơn bên mình làm như vậy có vấn đề gì về thuế không ạ?
Chắc cũng giống bên mình dầu năm làm 1 cái hợp đồng bao, trong năm có phát sinh thì làm bảng kê rồi xuất hoá đơn thanh toán bt chưa thấy có vẫn đề gì cả
 
anh chị tư vấn giúp em với ạ.

Trường em là trường tiểu học có thuê 2 giáo viên nước ngoài về dạy.

Lương trả theo số giờ dạy thực tế tại trường.

Mọi người cho em hỏi giờ phải làm gì để chi phí lương là chi phí được thuế chấp nhận.
Khấu trừ thuế TNCN (có cư trú tại VN), Trường đã đăng ký lao động nước ngoài

Em chưa làm bao giờ nên hơi lóng ngóng. Mong các anh chị giúp đỡ.

Em cảm ơn.
 
Cả nhà cho em hỏi là: Trường hợp công ty em có chiếc quạt điện A. Giờ em xuất tháo dỡ lấy cánh quạt A bán riêng mà e chỉ có hóa đơn đầu vào quạt điện A thôi thì khi em làm tháo dỡ thành vỏ quạt và cánh quạt
thì em xuất hóa đơn GTGT bán cánh quạt được không ạ? Thực tế nó là như vậy ạ. Nếu được thì em có thể tham khảo văn bản luật nào ạ? Em cảm ơn nhiều ạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top