Những điều cần biết về chi phí tiền lương năm 2016

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Chi phí tiền lương luôn chiếm một tỷ trọng nhất định trong cấu trúc chi phí của doanh nghiệp. Do tính nhạy cảm của chi phí tiền lương là không cần hóa đơn, nên hay "được" các bạn kế toán "phù phép" và vì thế việc kiểm tra khoản chi phí này, hơn bao giờ hết, luôn kỹ lưỡng và chặt chẽ. Hiểu rõ về các quy định và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ đi kèm sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua các kỳ kiểm tra khó khăn đó

nhung-dieu-can-biet-tien-luong-2016.jpg

Vấn đề 1: Không đóng bảo hiểm xã hội, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?

Hiện chưa có một văn bản nào nói đến nội dung là không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương đó không được tính vào chi phí được trừ. Tuy nhiên, từ năm 2016, giữa cơ quan Thuế và BHXH bắt đầu tiến hành hợp tác, khởi đầu bằng công văn số: 768/TCT-TNCN – V/v Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan BHXH và cơ quan thuế

Tham khảo: Kế toán, nhân sự lưu ý khi làm 2 bảng lương cho năm 2016

Vấn đề 2: Quy định của pháp luật thuế về điều kiện ghi nhận chi phí tiền lương năm 2016


Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.5 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những chi phí không được trừ có quy định những khoản tiền lương không được tính vào chi phí được trừ như sau:

“2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Theo quy định trên, những khoản chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công thực tế không chi trả
  • Tiền lương, tiền công không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
  • Tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng hợp đồng lao động hoặc hồ sơ quy chế của công ty
  • Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi
  • Mức dự phòng tiền lương hàng năm vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).
  • Quỹ dự phòng tiền lương, nhưng qua 30/6 của năm dự phòng chưa chi hết
  • Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ);
  • Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Vấn đề 3: Bộ hồ sơ để ghi nhận chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp vào chi phí hợp lý

Để đưa chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp vào chi phí hợp lý thì cần:
  • - Hợp đồng lao động
  • - Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (hoặc thoả ước lao động tập thể ...)
  • - Quyết đinh tăng lương (trong trường hợp tăng lương)
  • - Chứng minh thư phô tô.
  • - Bảng chấm công hàng tháng.
  • - Bảng thanh toán tiền lương.
  • - Thang bảng lương do DN tự xây dựng.
  • - Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng
Lưu ý: Các chứng từ phải có đủ chữ ký của người lao động và sử dụng lao động

Tham khảo thêm

Vấn đề 4: Hạch toán chi phí tiền lương

Các bạn tham khảo sơ đồ sau nhé

hach-toan.jpg


Nguồn:Đạt Lâm DKT Tồng Hợp
Vui lòng ghi rõ nguồn www.danketoan.com khi copy bài
 
bài này của danketoan.com đã bị người khác chép nhưng không thấy ghi nguồn, các bạn xem lại nhé
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top