Bốn vấn đề cần lưu ý về chi phí tiền lương năm 2016

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Lương – Đó là một khoản mục chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN, và đây cũng là một chi phí mà KẾ TOÁN hay CHẾ BIẾN, vì nó không cần hóa đơn, nhưng vẫn được tính vào chi phí được trừ. Nhưng, chính vì nó là chi phí CHẾ BIẾN, nên cán bộ thuế thường hay SOI nhiều vào khoản mục chi phí này.

bon-van-de-can-luu-y-ve-tien-luong-2016.jpg

Trong bài viết này, tôi sẽ giải đáp cho các bạn một vài vấn đề vướng mắc về tiền lương mà các bạn quan tâm
  • Không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
  • Không có hồ sơ lao động, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
  • Hồ sơ về chi phí tiền lương cần có những hồ sơ nào?
  • Xây dựng quy chế lương chặt chẽ, mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp như thế nào?
Thứ nhất: Không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?

Nếu các bạn là người thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, các bạn sẽ nắm được gần đây, có những văn bản đề cập đến nội dung về Bảo hiểm và thuế liên kết với nhau, như quy chế 994/QCPH-BHXH-CT, công văn 768/TCT-TNCN. Trong những văn bản này, chỉ nói đến nội dung là Thuế và bảo hiểm sẽ liên kết với nhau, phối hợp với nhau trong công tác thu Bảo hiểm, chưa có một văn bản nào nói đến nội dung là không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương đó không được tính vào chi phí được trừ nhé. ==> Chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm vẫn được tính vào chi phí được trừ, các bạn chỉ bị phạt, và bị truy thu về hành vi không đóng bảo hiểm thôi nhé.

Thứ hai: Không có hồ sơ lao động, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
Các doanh nghiệp, khi tuyển dụng, đều yêu cầu người lao động nộp một bộ hồ sơ lao động để quản lý lao động trong doanh nghiệp. Nhưng, vì một lý do nào đó, doanh nghiệp bị mất hồ sơ lao động của người lao động. Và cũng có những trường hợp, do là chi phí chế biến, nên không có hồ sơ của người lao động, mà chỉ có CMTND photo.

Theo điểm 2.5 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Bộ tài chính HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 218/2013/NĐ-CP NGÀY 26/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
“2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:


b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty…”
Và với những văn bản về lao động, không có văn bản nói về vấn đề phạt khi doanh nghiệp không có hồ sơ lao động của người lao động, mà sẽ chỉ phạt khi doanh nghiệp giữ hồ sơ gốc của người lao động.

Căn cứ quy định trên, Trường hợp công ty các bạn trả lương cho người lao động, có quy chế lương, có hợp đồng lao động với người lao động, có bảng chấm công, bảng thanh toán lương, và chứng từ chi lương thì chi phí tiền lương này được tính vào chi phí được trừ. Để chắc chắn, các bạn chỉ cần có CMTND photo của người lao động là ok.

Thứ ba: Hồ sơ về chi phí tiền lương cần có những hồ sơ nào?
Như đã đề cập đến ở nội dung thứ 2, để chi phí tiền lương của các bạn được tính vào chi phí được trừ, các bạn cần có những hồ sơ sau:
+ Quy chế lương
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán lương
+ Chứng từ chi lương

Thứ tư: Xây dựng quy chế lương chặt chẽ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như thế nào?
Quy chế lương, là một trong những hồ sơ cần có để được tính vào chi phí được trừ. Hiểu một cách đơn giản, quy chế lương, là một quy định hướng dẫn về cách tính lương, trả lương trong doanh nghiệp. Các bạn sẽ xây dựng nó như thế nào, để chặt chẽ, và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp?

Như các bạn đã biết, các doanh nghiệp đều muốn TRỐN đóng bảo hiểm cho người lao động, hoặc là đóng nhưng với mong muốn là đóng với mức thấp nhất. Và theo quy định tại luật bảo hiểm, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm là mức lương cơ bản Nắm được vấn đề đó, các doanh nghiệp đều trả lương cơ bản thấp, để đóng bảo hiểm thấp. Nhưng nếu trả lương thấp, người lao động sẽ không gắn bó với doanh nghiệp. Và để đảm bảo thu nhập cho người lao động, các doanh nghiệp sẽ tăng lương bằng cách tăng các khoản phụ cấp. Như vậy, thu nhập của người lao động được đảm bảo, và doanh nghiệp cũng đóng bảo hiểm với mức thấp. Đó là cách mà các doanh nghiệp thường vận dụng để xây dựng quy chế lương.

Tác giả: Anh Nguyễn Biên Cươnh
Đam Mê Kế Toán

Bài viết liên quan
 

Đính kèm

  • Quy_Che_Luong_Mau_DKT.rar
    22 KB · Lượt xem: 803
bạn ơi, có thể cho mình xin mẫu quy chế lương cụ thể 1 công ty để tham khảo ko ạ?
thanks b!
 
cho em hỏi chút,công ty em là công ty tnhh 2 thành viên, 1 thành viên góp vốn giữ chức vụ giám đốc thì lương của giám đốc có được tính vào chi phí k và hợp đồng lao động sẽ là ai ký với giám đốc ạ
 
công ty mình cũng tnhh 2 thành viên, cả 2 thành viên đều góp vốn (vợ 50% - chồng 50%). Nhưng khi làm hợp đồng, bảng lương, đóng bhiem mình chỉ làm cho 1 người là giám đốc, còn người góp vốn còn lại có tên trong đăng kí kd nhưng ko tham gia hoạt động j của cty cả (vợ sếp) thì mình ko làm hợp đồng, bảng lg, bhiem... Vậy có đc ko ạ? và khi thuế thanh tra thì mình giải trình thế nào nhỉ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top