Ðề: mọi người cho e hỏi
Quy luật tuần hoàn của nó là:
Sự Biến Đổi Của Bảng Cân Đối Kế Toán Và Phương Pháp Ghi Sổ Kép
Trường hợp 1:
Tài sản tăng – Tài sản giảm (tăng giảm cùng bên tài sản)
Ví dụ: Dùng tiền mặt mua 5 triệu đồng hàng hóa nhập kho.
Giao dịch kinh tế phát sinh này làm tăng tài sản “hàng hóa” 5 triệu đồng, là giảm
tài sản “tiền mặt” 5 triệu đồng.
Trường hợp 2:
Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm (tăng giảm cùng bên nguồn vốn)
Ví dụ: Vay ngân hàng để trả người bán 10 triệu đồng.
Giao dịch kinh tế này làm tăng “khoản nợ phải trả ngân hàng” 10 triệu đồng, làm
giảm “khoản nợ phải trả người bán” 10 triệu đồng.
Trường hợp 3:
Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng (cả 2 bên cùng tăng)
Ví dụ: Mua hàng hóa nhập kho 15 triệu đồng, tiền chưa trả người bán.
Giao dịch này làm tăng tài sản “hàng hóa” 15 triệu đồng, và làm tăng “khoản nợ
phải trả người bán” 15 triệu.
Trường hợp 4:
Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm (cả 2 bên cùng giảm)
Ví dụ: Dùng tiền mặt trả nợ người bán 3 triệu đồng.
Giao dịch này làm giảm tài sản “tiền mặt” 3 triệu đồng, và làm giảm “khoản nợ
phải trả người bán” 3 triệu đồng.
Về tổng quát, bảng cân đối kế toán chỉ thay đổi với 4 trường hợp trên.
Bằng kiến thức kế toán: Chứng minh tại sao tổng số phát sinh bên nợ= tổng số phát sinh bên có,
em xin cảm ơn tất cả mọi người!