mọi người cho e hỏi

huongque3593

New Member
Hội viên mới
Bằng kiến thức kế toán: Chứng minh tại sao tổng số phát sinh bên nợ= tổng số phát sinh bên có,
em xin cảm ơn tất cả mọi người!
 
Ðề: mọi người cho e hỏi

cái này đúng với các tài khỏan chi phí và doanh thu thôi. :)) vì các tài khỏan đầu 5, 6 , 7 , 8 ,9 ko có số dư lên tổng phát sinh bên nợ phải bằng tổng phát sinh bên có:giavo:
 
Ðề: mọi người cho e hỏi

dạ, em cảm ơn ạ. Đây là bài kiểm tra của em, nên em nghĩ nó không đơn giản như vậy.
 
Ðề: mọi người cho e hỏi

Theo mình nghĩ thì các tài khoản thuộc nhóm tài sản khi tăng sẽ được ghi bên Nợ, giảm ghi Có, còn tài khoản thuộc nhóm nguồn vốn (NV) thì tăng ghi Có giảm ghi Nợ. Vì vậy sẽ có 4 quan hệ đối ứng là: tài sản (TS) giảm - TS tăng, NV tăng - NV giảm, TS tăng - NV tăng, TS giảm - NV giảm. Mọi nghiệp vụ kinh tế đều mang mối quan hệ đối ứng giữa tăng và giảm hoặc giữa tài sản và nguồn vốn. Mọi quan hệ đối ứng trên đều duy trì sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: mọi người cho e hỏi

nếu bạn ở Hà Nội và muốn làm quen hoặc học cách lên sổ từ chứng từ thật bạn có thể đến Xưởng kế toán của trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic
 
Ðề: mọi người cho e hỏi

Quy luật tuần hoàn của nó là:
Sự Biến Đổi Của Bảng Cân Đối Kế Toán Và Phương Pháp Ghi Sổ Kép
Trường hợp 1:
Tài sản tăng – Tài sản giảm (tăng giảm cùng bên tài sản)
Ví dụ: Dùng tiền mặt mua 5 triệu đồng hàng hóa nhập kho.
Giao dịch kinh tế phát sinh này làm tăng tài sản “hàng hóa” 5 triệu đồng, là giảm
tài sản “tiền mặt” 5 triệu đồng.
Trường hợp 2:
Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm (tăng giảm cùng bên nguồn vốn)
Ví dụ: Vay ngân hàng để trả người bán 10 triệu đồng.
Giao dịch kinh tế này làm tăng “khoản nợ phải trả ngân hàng” 10 triệu đồng, làm
giảm “khoản nợ phải trả người bán” 10 triệu đồng.
Trường hợp 3:
Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng (cả 2 bên cùng tăng)
Ví dụ: Mua hàng hóa nhập kho 15 triệu đồng, tiền chưa trả người bán.
Giao dịch này làm tăng tài sản “hàng hóa” 15 triệu đồng, và làm tăng “khoản nợ
phải trả người bán” 15 triệu.
Trường hợp 4:
Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm (cả 2 bên cùng giảm)
Ví dụ: Dùng tiền mặt trả nợ người bán 3 triệu đồng.
Giao dịch này làm giảm tài sản “tiền mặt” 3 triệu đồng, và làm giảm “khoản nợ
phải trả người bán” 3 triệu đồng.
Về tổng quát, bảng cân đối kế toán chỉ thay đổi với 4 trường hợp trên.

Bằng kiến thức kế toán: Chứng minh tại sao tổng số phát sinh bên nợ= tổng số phát sinh bên có,
em xin cảm ơn tất cả mọi người!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top