Kiến thức Quản trị doanh nghiệp

Chi phí và cách hệ thống ERP hoạt động trong doanh nghiệp​


Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì các doanh nghiệp đều sẽ có những giải pháp phần mềm phù hợp, đáp ứng tối đa cho quy trình hoạt động. Ở đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hệ thống phần mềm ERP – “Enterprise Resource Planning” (Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp), một giải pháp được đánh giá cao, mang nhiều đặc điểm ưu việt trong việc hỗ trợ quản trị và vận hành của các doanh nghiệp hiện nay.
Vậy cụ thể, hệ thống này hoạt động như thế nào, chi phí đầu tư triển khai ra sao…? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý câu trả lời tới bạn.

1. Định nghĩa ERP

ERP là từ viết tắt của cụm từ “Enterprise Resource Management” – một quy trình tổng hợp giúp thu thập và tổ chức dữ liệu kinh doanh thông qua một hệ thống phần mềm tích hợp. Phần mềm ERP chứa các ứng dụng tự động hóa các hệ thống kinh doanh như sản xuất, bán hàng, kế toán, quản trị nhân lực,…
he-thong-erp.webp

Mô hình hệ thống phần mềm ERP cho doanh nghiệp
Nói cách khác, ERP tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của công ty. Giải pháp ERP giúp tự động hóa và tích hợp các quy trình kinh doanh, nhờ đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu số lượng nhân lực tham gia vận hành và chi phí nhân công phải chi trả.

2. Cách một hệ thống ERP trong hoạt động trong doanh nghiệp

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của hệ thống ERP là sở hữu nhiều chức năng đi kèm, cụ thể gồm:
1. Tài chính / Kế toán
Một module kế toán sẽ giúp giảm thời gian làm việc cho nhân viên kế toán của doanh nghiệp. (Ví dụ như thời gian nhập thông tin vào bảng tính theo cách thủ công). Bên cạnh đó, một phân hệ kế toán từ hệ thống phần mềm ERP sẽ được tự động hóa và tích hợp để thực hiện các công việc khác như tự động gửi hóa đơn cho khách hàng có số dư mà chưa thanh toán.
2. Nguồn nhân sự
Với module nhân sự, doanh nghiệp sẽ được tự động cập nhật mọi thông tin về đơn đăng ký của ứng viên, cách tính tiền thưởng cho nhân viên và cập nhật thời gian nghỉ có lương của nhân viên (PTO – Paid time off),… Module này có thể tích hợp với module kế toán để tự động hoàn trả cho những nhân viên nào còn dư lương PTO. Việc tích hợp này hoạt động bằng cơ chế để module kế toán tính toán số tiền phải trả cho những nhân viên có số ngày PTO còn lại. Sau đó, tự động nộp khoản thanh toán vào tài khoản ngân hàng của nhân viên mà đã được lưu trữ trong module nhân sự.
Tại các doanh nghiệp lớn hiện nay, việc quản trị KPI của các nhóm đối tượng nhân viên, quản lý tuyển dụng, quản lý chấm công bằng những phương tiện 4.0 (vân tay, khuôn mặt, thẻ từ...) là việc là cần thiết và bắt buộc trong quy trình hoạt động. Các hệ thống ERP chuyên nghiệp cũng đã phát triển thêm những tính năng mới cho module nhân sự nhằm giải yêu cầu từ bài toán trên của doanh nghiệp.
3. Sản xuất, chế tạo
Bất kỳ công ty sản xuất hoặc phân phối nào cũng nên triển khai sớm hệ thống ERP để có thể hưởng lợi tối đa từ việc sở hữu hệ thống này. Bởi các công cụ trong phần mềm ERP giúp hợp lý hóa một số khía cạnh của quy trình sản xuất như: lập kế hoạch sản xuất, quản lý khối lượng công việc của nhân viên, theo dõi hiệu quả kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết bị...
4. Quản trị quan hệ khách hàng
Ý nghĩa từ việc ứng dụng module CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) nhằm giúp cải thiện mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp, đảm bảo khách hàng sẽ có trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm, dịch vụ đơn vị cung cấp. CRM có thể phân tích lịch sử mua hàng và duyệt web của khách hàng; từ đó, CRM gửi quảng cáo cho các khách hàng mục tiêu tùy theo sản phẩm họ đã xem.
Ngoài ra, các giải pháp CRM và TMS (Transporation Management System – Hệ thống quản trị vận tải) có thể tích hợp, cập nhật cho nhà quản trị chi tiết về tình trạng giao hàng đối với những đơn đặt hàng của khách hàng. Module CRM kết hợp với các hệ thống khác như E-Commerce (thương mại điện tử), Marketing Automation (Marketing tự động)… sẽ tạo nên một hệ sinh thái One-Stop thuận tiện nhất cho người dùng và doanh nghiệp.
5. Theo dõi tồn kho
Một chức năng đặc biệt quan trọng mà hệ thống ERP cung cấp cho người dùng là việc tự động theo dõi hàng tồn kho của doanh nghiệp. Công cụ này trợ giúp doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ.
Từ đó, doanh nghiệp có thể hợp lý hóa quy trình phân phối sản phẩm; lập và kiểm soát phiếu nhập/xuất vật tư, hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

Những ngành nào có thể áp dụng hệ thống ERP

Hệ thống phần mềm ERP có thể được sử dụng trong nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và lớn, cho đến mô hình tập đoàn. Đặc biệt, ERP thích hợp sử dụng với các công ty trong một số ngành nghề như:
  • Ngành sản xuất, chế tạo
  • Ngành bán lẻ
  • Ngành sản xuất/ phân phối
  • Dược phẩm
  • Dịch vụ khách hàng
  • Công nghệ
  • Quốc phòng
  • Ngành xây dựng

3. Chi phí triển khai hệ thống ERP

Chi phí là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi cân nhắc đưa ERP vào quá trình hoạt động. Hệ thống ERP được định giá phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Đơn giá triển khai của một dự án ERP là khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp, số lượng module và mô hình triển khai thực tế tại doanh nghiệp. ERP chạy trên nền tảng đám mây dành cho nhiều người thuê (SaaS), thường có phí thấp hơn so với phần mềm được cài chuyên biệt cho doanh nghiệp sử dụng. Hệ thống ERP đám mây không sử dụng phần cứng cũng như không cần thuê chuyên gia hệ thống. Với giải pháp này, nhà cung cấp sẽ bảo trì và tính phí hàng năm cho khách hàng, tùy theo từng loại và số lượng người dùng.
Giá áp dụng hệ thống ERP cũng sẽ khác nhau dựa trên lượng module sử dụng. Các module căn bản là nhân sự, tài chính, CRM..., các module khác thêm vào sẽ được tính phí riêng. Với phần mềm cài đặt riêng, các doanh nghiệp phải mua giấy phép (license) vĩnh viễn nhưng chỉ cần trả 1 lần. Với phần mềm ERP chạy trên nền tảng đám mây, giá sẽ thay đổi tùy theo loại và số lượng module sử dụng. Người dùng cần phải trả phí bảo trì cho máy chủ và cơ sở hạ tầng để lưu trữ phần mềm.
Hệ thống ERP có thể có chi phí phát sinh, bao gồm chi phí triển khai và vận hành liên quan đến bảo trì, nâng cấp và hỗ trợ. Các chi phí này sẽ khác nhau tùy theo từng nhà cung cấp.
Một doanh nghiệp ứng dụng ERP ngay khi đang ở quy mô vừa sẽ có thuận lợi là dễ dàng triển khai và sớm hình thành quy trình hoạt động chuẩn. Ứng dụng ERP là xu hướng quản trị tất yếu, một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, đòi hỏi mỗi nhà quản lý cần trang bị sớm cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 

Quy định về hàng xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần lưu ý trong năm 2021​

Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới bởi sự sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. Những năm gần đây, xuất nhập khẩu đã trở thành một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào chỉ số GDP của cả nước. Nhà nước và Chính phủ đã nghiên cứu và điều chỉnh nhiều chính sách mới liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và bắt đầu có hiệu lực trong năm 2021.

1. Kiến thức cơ bản về hàng hóa xuất nhập khẩu

a. Hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Hàng hóa xuất nhập khẩu được hiểu là bao gồm tất cả các sản phẩm, dịch vụ tham gia vào hoạt động trao đổi, kinh doanh thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Mỗi quốc gia có thể bán các mặt hàng, dịch vụ mà mình có; tương ứng với hoạt động đó là những quốc gia khác không có những sản phẩm, dịch vụ này sẽ thực hiện mua. Toàn bộ giao dịch mua bán giữa các quốc gia sẽ thực hiện bằng tiền tệ hoặc những vật chất khác tương đương tiền.
b. Thông tin cơ bản về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
Kể từ ngày 01/01/2018, Thông tư 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực. Theo đó, chi tiết danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam gồm có 21 phần, 97 chương (trong đó Chương 77 là Chương dự phòng).
Cấu trúc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam bao gồm 3 nội dung chính sau:
  • Các quy tắc tổng quát cơ sở của việc phân loại;
  • Các chú giải pháp lý theo từng phần, chương và phân nhóm
  • Cụ thể danh mục chi tiết.
Vai trò của việc thiết lập danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam:
  • Là cơ sở để xây dựng biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Phục vụ cho việc phân loại hàng hóa khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Là đầu vào dữ liệu cơ sở cho việc thống kê và quản lý của nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
c. Một số khái niệm cơ bản trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực có phạm vi kiến thức và thông tin khá nhiều. Ngoài ra bởi tính đặc thù nên có khá nhiều khái niệm chuyên ngành. Để có thể hiểu nền tảng kiến thức cơ bản về hàng hóa xuất nhập khẩu bạn đọc phải nắm được các thuật ngữ chuyên ngành phổ biến sau:
  • Incoterms: Incoterms có tên tiếng Anh đầy đủ là International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung chi tiết về quy định giữa các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
  • Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức mà hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng thông qua một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định từ trước của thương nhân nước ngoài.
  • UCP: đây là tên viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Về bản chất UCP là hệ thống quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
Để trau dồi kiến thức chuyên sâu về mảng xuất nhập khẩu thì còn nhiều khái niệm chuyên ngành khác phải hiểu. Tuy nhiên trên đây là 3 cụm từ cơ bản mọi người cần phải nắm được.
>> Quan tâm: Quy định mới về dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2021
4. Các công việc chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Giao nhận vận tải hàng hóa

Công việc giao nhận vận tải hàng hóa gồm có 2 giai đoạn chính là giao nhận nội địa và giao nhận quốc tế.
  • Trong hoạt động giao nhận nội địa, bạn phải nắm rõ thông tin về các đơn vị và hình thức vận chuyển để chọn cho mình một giải pháp tối ưu nhất.
  • Ở công đoạn giao nhận quốc tế, nắm rõ địa điểm các cảng biển và sân bay, cũng như thông tin về hình thức, cước phí của đơn vị vận tải và chứng từ quốc tế cần thiết để thông quan.
Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là yêu cầu bắt buộc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhân viên cần nắm vững hình thức và công cụ thanh toán để đảm bảo lợi ích đôi bên và an toàn, phòng tránh rủi ro.
Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là giai đoạn gặp phải nhiều khó khăn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên hàng hóa và quy trình của các bạn đảm bảo tuân theo đúng quy định chung thì cũng sẽ thuận lợi và không gặp trở ngại nào.
Chứng từ xuất nhập khẩu
Hàng hóa xuất nhập khẩu được lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tiêu chuẩn và điều kiện tiêu thụ ở mỗi quốc gia là khác nhau. Vì vậy với từng lô hàng đều phải kèm theo chứng từ phù hợp với đặc điểm từng lô, để đảm bảo chất lượng về hàng hóa và tiêu chuẩn mua bán giữa các bên.

2. Quy định mới về việc quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2021

Thông tư 06/2021/TT- BTC được ban hành ngày 22/01/2021 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 08/03/2021.
Theo đó, khi nộp thuế người nộp thuế (NNT) sẽ được cấp mã số khai báo trước khai giải phóng đối với hàng hóa phải phân tích, giám định. Căn cứ theo thông tin này, cơ quan chức năng sẽ xác định được chính xác số tiền thuế phải nộp. NNT sẽ căn cứ theo thông tin trên mã số khai báo mà tạm nộp thuế. Trong trường hợp kết quả phân tích, giám định sai với nội dung kê khai dẫn đến tăng số tiền thuế cần nộp thì NNT phải nộp bổ sung. Thời hạn nộp tiền thuế thiếu là 05 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan.
Trong trường hợp chưa xác định được giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì thời hạn và mức thuế phải nộp sẽ có chút linh hoạt như sau:
  • NNT tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng;
  • Sau khi có giá chính thức, NNT phải thực hiện khai báo bổ sung và nộp tiền thuế chênh lệch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm có giá chính thức.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Quản lý thuế, đối với những trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng hải đảo, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn chuyển tiền vào ngân sách Nhà nước là 03 ngày làm việc theo quy định.

3. Quy định mới về thời điểm nộp chứng từ xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Thông tư 07/2021/TT – BTC được Bộ tài chính ban hành ngày 25/01/2021 quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Và Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 11/03/2021.
  • Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC thì người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp chưa cung cấp chứng từ được vào thời điểm này, người nộp phải khai nộp chậm trên tờ khai hải quan và thực hiện khai nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký.
  • Trong trường hợp bất khả kháng hoặc bởi những lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của các bên, người khai hải quan không thể nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ theo đúng thời hạn quy định thì Bộ tài chính sẽ xem xét và quyết định việc áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA hay không.
Trên đây là toàn bộ thông tin mới nhất liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021 mà bạn đọc cần lưu ý. Mong rằng sẽ hữu ích cho công việc của doanh nghiệp bạn.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện này của BRAVO.
 

Mạng xã hội nào đang hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng tốt nhất?​

Facebook, LinkedIn, Twitter hay Instagram hiện đều là những mạng xã hội phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng lẫn ứng viên sử dụng để gặp nhau.
Bên cạnh các kênh tuyển dụng truyền thống, thì ngày càng nhiều nhà tuyển dụng chuyển sang tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng thông qua sử dụng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter hay Instagram.
Bà Phạm Lan Khanh, người sáng lập kiêm CEO nền tảng FreelancerViet cho biết, hiện nay, tuyển dụng kỹ thuật số thường bao gồm tuyển dụng qua website, qua các trang tuyển dụng uy tín kết hợp với mạng xã hội. Tuy rằng có nhiều mạng xã hội, cách kết nối khác nhau nhưng không phải tất cả đều phù hợp để tuyển dụng. Chẳng hạn như, khi nói đến tuyển dụng kỹ thuật số thì LinkedIn rất phổ biến nhưng đây không phải nền tảng duy nhất giúp tìm kiếm các ứng viên hàng đầu; Facebook, Twitter và Instagram có thể tiếp cận ứng viên đa dạng hơn, thậm chí chúng còn hỗ trợ nhà tuyển dụng trong việc xây dựng thương hiệu.
mang-xa-hoi-cho-tuyen-dung.webp

Với sự phổ biến về người dùng, Facebook được đánh giá là công cụ linh hoạt cho một chiến dịch tuyển dụng có quy mô của những doanh nghiệp lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự phổ biến của Facebook với nhóm tuổi từ 18 đến 65 khiến nền tảng xã hội này trở nên đặc biệt hữu ích khi nhà tuyển dụng muốn thu hút một lượng lớn các ứng viên đa dạng, từ nhiều nhóm nhân khẩu học. Hơn nữa, việc lọc dữ liệu ứng viên tiềm năng dựa trên vị trí địa lý, sở thích và lượt thích của họ cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng quảng bá thương hiệu tuyển dụng của mình. Tuy nhiên, "Facebook cũng có nhược điểm là độ tin cậy không cao nên khi chạy tuyển dụng trên mạng xã hội này, các doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng rõ ràng và suy nghĩ sáng tạo với nhiều nội dung mới, khác biệt. Bên cạnh đó phải kèm theo link web của công ty hoặc form để ứng viên điền thông tin ứng tuyển nhằm tăng độ tin cậy", bà Khanh cung cấp thêm.
Cho đến nay thì LinkedIn vẫn là mạng xã hội chuyên nghiệp phổ biến nhất, được sử dụng cho tuyển dụng kỹ thuật số. Trong một báo cáo chính thức gần đây cho thấy 86% nhà tuyển dụng xem LinkedIn là kênh tuyển dụng tốt nhất. Lý do là bởi mạng xã hội LinkedIn rất chuyên nghiệp, đó cũng là nơi các chuyên gia trình bày tiểu sử nghề nghiệp của họ, kết nối với những người khác và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Cho nên, LinkedIn trở thành nơi săn lùng ứng viên hoàn hảo với các nhà tuyển dụng.
Còn với Twitter, trên thế giới thì họ sử dụng rất nhiều, nhưng mạng xã hội này vẫn chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam. Vì thế, đây là kênh "tiếp thị" hiệu quả cho các ứng viên nào mà có mong muốn làm những công việc của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Thêm vào đó, Twitter cũng là nền tảng xã hội kết hợp nhiều tính năng tốt nhất của mạng xã hội cá nhân và mạng chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng tìm và liên hệ với ứng viên chuyên nghiệp trong một môi trường rộng lớn, ít rào cản hơn so với LinkedIn. Ngoài ra, nó cho phép nhà tuyển dụng kiểm tra chi tiết hơn tính cách của các ứng viên qua tương tác của họ. Tuyển dụng bằng Twitter thường không tốn tiền, tuy nhiên, Twitter cũng có những nhược điểm là nội dung bài đăng có "tuổi thọ" ngắn vì nền tảng này tập trung vào phản ứng với sự kiện trong thời gian thực. Cho nên, nhà tuyển dụng sẽ phải đăng tin và tiếp cận ứng viên liên tục nếu muốn chiến dịch tuyển dụng thành công.
Nếu nhà tuyển dụng muốn có được danh sách ứng viên trẻ, giỏi về ngoại ngữ, công nghệ và các kỹ năng nghề nghiệp hiện đại khác thì chọn Instagram. "Instagram không thực sự phổ biến với các nhà tuyển dụng nhưng nền tảng có hơn 1 tỉ người dùng này có đến 67% người dùng từ 18 đến 29 tuổi sử dụng thường xuyên. Điều đó khiến nó trở thành một mạng xã hội tuyển dụng tiềm năng tập trung vào các ngành công nghiệp sáng tạo", bà Khanh chia sẻ.
Như vậy, có thể thấy Facebook cho phép tiếp cận ứng viên đa dạng, LinkedIn thì tập trung hoàn toàn vào tuyển dụng và thích hợp để tuyển ứng viên nhiều kinh nghiệm, chuyên gia, Twitter giúp tuyển dụng nhanh, trong khi Instagram tập trung vào ứng viên trẻ và sáng tạo. Vì vậy, doanh nghiệp hãy cân nhắc sử dụng nền tảng mạng xã hội phù hợp cho các chiến lược tuyển dụng của mình, tránh phân bổ nguồn lực sai dẫn đến thiếu hiệu quả.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay của BRAVO
 

Doanh nghiệp lấy đà để tái khởi động​

Dự báo trong thời gian đầu TP. HCM mở cửa kinh tế trở lại, sức mua thị trường sẽ tăng vọt nên nhiều doanh nghiệp đang gấp rút triển khai các hoạt động để sớm bắt nhịp thị trường.
Trong khi còn giãn cách, mọi việc đều gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) đã triển khai khá chi tiết hoạt động trong những ngày tới.

1. Đón nhận tín hiệu tích cực từ thị trường

Dẫn chứng trong ngày đầu tiên TP. HCM cho phép các cửa hàng bán đồ ăn, thức uống mang về hoạt động trở lại, chuỗi cửa hàng Phúc Long gần như nghẽn mạng, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, tin tưởng sức mua thị trường sẽ bùng nổ trong những ngày tới.
doanh-nghiep-tai-khoi-dong-san-xuat(1).webp

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường
Theo ông Viên thì sau thời gian dài ở nhà, nhu cầu thiết lập cuộc sống bình thường trở lại của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu. Như vậy, mua sắm, tiêu dùng sẽ bùng nổ sau thời gian bị dồn nén, dự đoán thị trường nội địa sẽ sớm khởi động lại với sức tăng trưởng đột phá trong những ngày tới. "Dự báo rằng, sau khi TP cho phép các ngành thương mại, dịch vụ tái hoạt động, người dân có "thẻ xanh" được đi lại thì sức mua sẽ tăng mạnh so với hiện tại. Cách đây hơn 1 tuần, chúng tôi đã bán hàng trở lại, kết quả lượng đặt hàng lẫn giá trị đơn hàng đều cao".
Ông chủ Vinamit còn cho biết, ngoài niềm vui, tái mở cửa nền kinh tế cũng là nỗi lo cho nhiều DN, bởi hiện nay, hầu hết DN đang đối mặt nhiều trở ngại. "Ngoài việc tổ chức sản xuất để sớm nắm bắt lại thị trường, chúng tôi còn phải hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu trong tháng 10. Đơn hàng mùa Tết cũng đang dồn về nên bằng mọi cách phải khởi động lại toàn bộ nhà máy sản xuất trong điều kiện không thuận lợi như trước" – ông Viên nói.
Thông báo tin vui về doanh thu công ty tăng trưởng dương trong 9 tháng đầu năm nay, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3 – ông Phạm Xuân Hồng cho biết, công ty đang ráo riết chuẩn bị để tăng tốc bù đắp cho khoảng thời gian ngưng trệ vì Covid-19. “Nếu không bùng phát dịch, doanh thu công ty có thể tăng đến 20%-30% chứ không chỉ vài % như hiện giờ. Đầu năm, ngành dệt may lạc quan năm nay sẽ có nhiều thuận lợi vì kinh tế thế giới phục hồi, đơn hàng dồi dào nên đã tuyển thêm lao động, đầu tư thêm máy móc, thiết bị... Mọi việc thuận lợi cho đến khi dịch bùng phát dữ dội gây ra nhiều thiệt hại" – ông Hồng nhận định.
Thời gian qua, để giữ nhịp sản xuất, Công ty CP May Sài Gòn 3 đã thường xuyên liên lạc với khách hàng, kiểm tra tiến độ giao hàng và ưu tiên thực hiện những đơn hàng phải xuất ngay. Trong tháng 9, May Sài Gòn 3 đã tái khởi động bằng cách tổ chức cho một bộ phận công nhân thực hiện "3 tại chỗ" để hoàn tất những đơn hàng xuất khẩu dang dở, kết nối trực tiếp với nhà cung cấp, đồng thời phát triển mẫu mã, chuẩn bị trước các khâu để khi TP tái mở cửa là có thể tăng tốc ngay.
Cùng tin tưởng tình hình của DN sẽ tốt lên trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan cho hay, “Hiện Mỹ Lan có 3 dòng sản phẩm. Trong đó, sản phẩm xuất khẩu không bị ảnh hưởng nhiều. Sản phẩm tiêu thụ trong nước thì 4 tháng nay hầu như không có doanh thu, còn dòng sản phẩm cung cấp cho ngành thực phẩm tươi thì phát triển nhanh".

2. Cơ hội để khai thác chỗ trống thị trường

Trong khó khăn chung, DN nào cố gắng duy trì sản xuất, giữ mối quan hệ với khách hàng và nỗ lực trong giao nhận hàng... sẽ có cơ hội tốt hơn. Ông Phạm Minh Thiện, Tổng Giám đốc Công ty Cỏ May, cho rằng: "Trong giai đoạn cung ứng thực phẩm căng thẳng vì giãn cách, mặt hàng cá tra đã lấp được vào khoảng trống thị trường nhờ 3 yếu tố ngon - bổ - rẻ, người tiêu dùng cũng chịu dùng thực phẩm đông lạnh hơn.
Thời điểm đó, nhiều DN đã giải quyết được lượng cá tra xuất khẩu tồn đọng và cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước thử qua mặt hàng này và tiếp tục sử dụng về sau. Sau Covid-19 cũng sẽ có những DN không trụ được, thương trường sẽ có khoảng trống cho những DN còn lại”.
Ông Thiện cũng đề xuất thêm là cần có một sàn giao dịch cá tra uy tín để sản phẩm kém chất lượng không ra thị trường, người tiêu dùng không quay lưng với hàng trong nước.
Cũng theo ông Thiện, người tiêu dùng sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn, ưu tiên cho những sản phẩm thiết yếu, giá bình dân nên nhiều loại nông thủy sản ở nhóm này trong khi thiết lập bình thường mới. Tuy nhiên, sự phục hồi của DN phụ thuộc vào sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của Chính phủ vì sức chịu đựng của DN có giới hạn, khi giới hạn này bị vượt qua sẽ không trở lại như trước được.
Ông Trần Văn Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải sản Hoàng Gia, nhìn nhận trong khó khăn luôn có cơ hội cho DN năng động, chủ động thích ứng. "Hệ thống bán lẻ hải sản Hoàng Gia đã chuẩn bị hạ tầng cho việc bán hàng online từ sớm nên không bị động trong khâu tiêu thụ thời gian qua. Chúng tôi còn đầu tư vào mô hình "bếp trên mây" – nhà hàng chuyên phục vụ khách mang đi. Cách thức này không chỉ giúp DN tiết kiệm chi phí, có giá bán tốt hơn cho người tiêu dùng so với mô hình nhà hàng truyền thống khi bán hàng mang đi mà những tháng tới, xu hướng phục vụ bữa ăn tại nhà vẫn còn tiếp tục, là cơ hội cho những DN đã có sự chuẩn bị bài bản.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất của BRAVO
 

Review về các phần mềm quản lý công việc, giao việc phổ biến​


Ngày nay, các chủ doanh nghiệp đang dần nắm bắt xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 để áp dụng vào mô hình doanh nghiệp. Điển hình là việc đón đầu xu hướng sử dụng các phần mềm thông minh như phần mềm quản lý công việc. Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Dưới đây là một số phần mềm quản lý công việc, giao việc đang được đánh giá tốt nhất hiện nay.

1. Khái niệm và vai trò của phần mềm quản lý công việc

Phần mềm quản lý công việc được hiểu là một công cụ giúp số hóa mọi quy trình quản lý. Cho phép các chủ doanh doanh nghiệp, chủ đầu tư có thể theo dõi tất cả các công việc của người lao động trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, phần mềm quản lý công việc còn đóng vai trò rất lớn cho doanh nghiệp như:
  • Quản lý thông tin hiệu quả:
Sử dụng phần mềm quản lý công việc sẽ là chìa khóa vàng giúp cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý dễ dàng quản lý tất cả thông tin một cách hiệu quả và có hệ thống nhất. Tại đây, chủ doanh nghiệp sẽ chủ động phân chia các công việc xuống các đầu nhân viên một cách dễ dàng hoặc có thể theo dõi được các luồng công việc nhân viên đang thực hiện. Từ đó giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng đánh giá năng lực của mỗi nhân viên.
Ngoài ra, nhờ vào việc sử dụng phần mềm này, các quản lý có thể kiểm soát được deadline công việc. Từ đó giúp nhà quản lý có thể đốc thúc nhân viên xử lý công việc quan trọng kịp thời và đúng tiến độ.
  • Hỗ trợ việc quản lý công việc từ xa
Hiện nay, các chủ doanh nghiệp hay nhà quản trị thường có những chuyến công tác đi xa. Nhờ vào việc ứng dụng phần mềm quản lý công việc, các nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý công việc từ xa một cách hiệu quả nhất. Bởi tất cả dữ liệu đều được quản lý trên cùng một hệ thống, nhà quản trị sẽ theo dõi được nhật ký sử dụng ngay trên phần mềm.
  • Tiết kiệm chi phí quản lý
Ứng dụng phần mềm quản lý công việc giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả quản lý và tạo được sự liên kết giữa các phòng ban. Từ đó, tối đa hóa năng suất lao động và giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp.

2. Review các phần mềm quản lý công việc, giao việc phổ biến hiện nay.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều phần mềm quản lý công việc dành cho doanh nghiệp. Trong đó, có một số cái tên nổi bật nhất là Asana, Microsoft Planner, Trello, Wrike,... Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp tốt nhất thì cần theo dõi các tiêu chí dưới đây.

2.1. Phần mềm quản lý công việc - Asana

Trong những năm gần đây, Asana đang được đánh giá là phần mềm quản lý dự án tốt nhất. Asana giúp nhà quản trị có thể theo dõi dự án, công việc trên một giao diện đơn giản. Hay nhà quản trị có thể kiểm soát các đầu mục chi tiết trong dự án hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua bảng Kanban, To-do-list,... Có thể nói, đây là một phần mềm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu mà các quản lý muốn kiểm soát khối lượng và tiến độ công việc của một doanh nghiệp.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Asana:
Ưu điểm:
  • Sở hữu đầy đủ tính năng: Nhà quản trị có thể tạo công việc, giao việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên, nhận xét và thảo luận công việc,... Đặc biệt, Asana có tính năng liên kết một nhiệm vụ với nhiều dự án mà không cần sao chép. Ngoài ra, phần mềm này còn giúp nhà quản trị có thể tích hợp với Slack, DropBox, Github,...
  • Hỗ trợ lập kế hoạch - Theo dõi trạng thái: Asana giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng quan về dự án thông qua tính năng Timeline. Và nhà quản trị có thể tích hợp Asana với Instagantt (miễn phí) để theo dõi được tiến độ một cách trực quan hơn.
  • Báo cáo: Hiện nay với phiên bản miễn phí, doanh nghiệp có thể lập báo cáo theo biểu đồ tiến độ (progress report) trên Asana. Còn các báo cáo chuyên sâu và chi tiết hơn sẽ được mở rộng ở phiên bản trả phí.
  • Tính năng phân quyền riêng tư hoặc công khai theo dự án và nhiệm vụ.
Nhược điểm:
  • Giới hạn người dùng: Với bản miễn phí, phần mềm chỉ hỗ trợ người sử dụng tối đa là 15 thành viên.
  • Chi phí sử dụng: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thêm một số tính năng như tùy chỉnh cho dự án, báo cáo nâng cao, thiết lập quyền riêng tư cho dự án,... Hay mở thêm số lượng người sử dụng thì doanh nghiệp cần dùng bản nâng cấp với chi phí 9,99$/người dùng/tháng. Vì vậy, để sở hữu trọn vẹn các tính năng của phần mềm thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí khá cao.

2.2. Phần mềm Microsoft Planner

Microsoft Planner được biết đến là một hệ thống phần mềm giúp nhà quản trị quản lý các công việc thông qua bảng Kanban. Đây là một giải pháp hữu ích dành cho các đội nhóm làm việc, dự án hoặc những người làm việc từ xa. Từ đó có thể phân công, quản lý và kiểm soát mọi công việc của nhân viên.
Một số ưu và nhược điểm của Microsoft Planner:
Ưu điểm:
  • Cho phép tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft như Office 365 Groups, Outlook, OneNote,... Từ đó người dùng có thể dễ dàng sử dụng hoặc chia sẻ các tập tin Word, PowerPoint, Excel,...
  • Tính bảo mật cao.
  • Tích hợp cửa sổ nhiệm vụ minh bạch và đầy đủ mọi thông tin.
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng khá cao, doanh nghiệp có thể đăng ký dùng thử miễn phí. Tuy nhiên để có đầy đủ các tính năng trong phần mềm, doanh nghiệp cần chi trả các gói như:
  • Gói chuyên nghiệp: 99$/ tháng cho 1 người dùng.
  • Gói kinh doanh: 300$/ tháng cho 10 người dùng.
  • Gói doanh nghiệp: 2000$/ tháng cho 1000 người dùng.

2.3. Phần mềm quản lý công việc - Trello

Trello được biết là phần mềm quản lý dự án dựa trên bảng Kanban, phần mềm này hiện đang được các chủ doanh nghiệp Việt Nam tin dùng rộng rãi. Với phần mềm này, các chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan cục diện dựa trên các bảng thông tin trên giao diện phần mềm. Nhờ vào phần thiết kế tối giản, cách thức sử dụng vô cùng đơn giản sẽ giúp cho người dùng dễ dàng thao tác công việc ngay trên phần mềm. Đặc biệt, người dùng có thể phân chia công việc và theo dõi tiến độ công việc,... chỉ với một thao tác kéo thả vô cùng đơn giản.
Ưu điểm:
  • Phần mềm dễ sử dụng, người dùng dễ dàng thao tác nghiệp vụ.
  • Giao diện tích hợp nhiều tính năng, được so sánh giống như các tờ giấy note.
Nhược điểm:
Phần mềm Trello chỉ áp dụng cho teamwork nên không hỗ trợ các tính năng như:
  • Không có chat nhóm.
  • Không hỗ trợ phân cấp thành viên quản trị.
  • Không có báo cáo công việc.
  • Quản lý thời gian không hiệu quả.
Chi phí sử dụng phần mềm Trello được chia theo các gói dịch vụ như sau:
  • Gói Standard: 5$/ tháng/ người dùng.
  • Gói Premium: 10$/ tháng/ người dùng.
  • Gói Enterprise: 17,50$/ tháng/ người dùng.
>>> Xem thêm: Lời giải cho bài toán quản trị nhân sự trong doanh nghiệp.

2.4. Phần mềm Wrike

Ngoài các phần mềm như Trello, Asana thì Wrike cũng được đánh giá là một giải pháp quản lý dự án hiệu quả. Nếu như ở phần mềm Asana giúp người dùng có thể làm việc không cần email thì trong phần mềm Wrike lại không chỉ email mà còn gần như hầu hết các công cụ khác.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Wrike:
Ưu điểm:
  • Tính năng cộng tác: Hỗ trợ giao việc, phân việc, tag tên, liên kết một nhóm nhiệm vụ trên dự án,...
  • Tạo công việc trực tiếp qua email chỉ với một cú nhấp chuột.
  • Hỗ trợ quản lý thời gian trên từng đầu việc.
  • Báo cáo realtime
  • Cho phép phân quyền sử dụng cơ bản (ở bản miễn phí).
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng cao, với bản miễn phí, người dùng sẽ có 5 tài khoản để sử dụng cùng một số tính năng cơ bản trên phần mềm.
Hiện nay, phẩn mềm Wrike có một số gói chi phí như sau:
  • Gói Professional: 9.8$/ tháng/ người dùng (dành cho nhóm 5 - 15 người).
  • Gói Business: 24.8$/ tháng/ người dùng.
Như vậy, trên đây là một số các phần mềm quản lý công việc, giao việc phổ biến nhất hiện nay. Các chủ doanh nghiệp hay nhà quản trị có thể dựa vào các tính năng hữu ích cùng với mức chi phí để lực chọn ra loại phần mềm phù hợp nhất với mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên trên đây sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp Việt hiện nay
 

Chuyển đổi số toàn cầu tăng trưởng: Tiềm năng lớn cho doanh nghiệp CNTT Việt​

Công ty chứng khoán Rồng Việt vừa có báo cáo cập nhật ngành công nghệ thông tin và đánh giá rằng quy mô thị trường chuyển đổi số toàn cầu đang tăng trưởng bền vững. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Việt Nam.
Tiềm năng tăng trưởng tới từ nhu cầu chuyển đổi số trên toàn cầu

Chứng khoán Rồng Việt cho biết, ngành CNTT toàn cầu được IDC (hãng cung cấp dữ liệu thị trường về CNTT) dự báo đang trên đà vượt mức 5.300 tỷ USD vào năm 2022, mức tăng trưởng trung bình hàng năm 5% - 6%. Chi tiêu dành cho chuyển đổi số - một trụ cột quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực CNTT được dự báo sẽ tăng trưởng 17,6% trong năm 2022, và tiếp tục tăng trưởng bền vững trong ba năm tới.
Hiện nay, ngành CNTT của Việt Nam sỡ hữu những lợi thế cạnh tranh về con người khi tham gia thị trường toàn cầu. Thứ nhất là nguồn nhân lực trẻ có khả năng thích nghi nhanh với những công nghệ mới. Theo thống kê của HSBC, độ tuổi từ 20 – 29 chiếm tỷ trọng lên tới 51% tổng số lập trình viên tại Việt Nam.Thứ hai, chi phí phát triển phần mềm của lập trình viên tại Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác, chỉ khoảng 18 USD/giờ, bằng 64% tại các quốc gia Châu Á và 10% tại Mỹ.
Thang8_26_Chuyen-doi-so-tang-truong-1.webp

Do đó, khách hàng tới từ các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU và APAC đã chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho sự hợp tác phát triển. Hai tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam là FPT và CMC đã và đang khai phá những thị trường đầy tiềm năng trên thế giới.
Với FPT, tập đoàn này khởi đầu tại thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU, APAC với dịch vụ gia công phần mềm và đã dịch chuyển dần sang lĩnh vực chuyển đổi số kết hợp tư vấn. Trong khi đó, CMC đã có những khách hàng tại thị trường Nhật Bản, EU, APAC dự định trong năm 2022 sẽ phát triển thị trường mới tại Singapore và mở chi nhánh đầu tiên tại Mỹ.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, những biến động từ kinh tế vĩ mô thế giới có thể tác động tiêu cực tới triển vọng kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ Việt Nam.
Xu hướng chuyển đổi số lan tỏa rộng khắp khu vực công và tư nhân tại Việt Nam
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, nhiều lĩnh vực thuộc khối nhà nước và tư nhân đã áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất và tối ưu quy trình làm việc. Chuyển đổi số đã đạt được những kết quả khả quan trong nửa đầu năm 2022:
Đã có 52/63 địa phương công bố lựa chọn nền tảng số triển khai trong năm 2022. Nhiệm vụ của Chính phủ đặt ra 63/63 địa phương phải có ít nhất một nền tảng số trong năm 2022.
Thang8_26_Chuyen-doi-so-tang-truong-3.webp

Mục tiêu tới cuối năm Việt Nam sẽ có 70.000 doanh nghiệp chuyển đổi số. Số lượng các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số tại Việt Nam lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 67.300 doanh nghiệp, hoàn thành 55% kế hoạch năm.
Theo công bố của Bộ kế hoạch và đầu tư vào tháng 3/2022, tổng số vốn đầu tư công thuộc NSNN cho lĩnh vực công nghệ giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 10.157 tỷ đổng (chiếm 0,35% tổng vốn đầu tư), trong đó 8.312 tỷ đồng dành cho trung ương và 1.845 tỷ đồng dành cho địa phương. Những tập đoàn lớn đang dẫn đầu thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam về tiềm lực tài chính và nguồn nhân lực dồi dào như Viettel, VNPT, FPT, CMC sẽ có được nhiều dự địa để tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Dựa vào nhu cầu và tốc độ chuyển đổi số Việt Nam, Fitch Solutions dự báo quy mô thị trường CNTT Việt Nam (bao gồm các hạng mục về thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm) sẽ đạt 208 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và 370 nghìn tỷ đồng vào năm 2026, tương đương với mức tăng trưởng kép 15%.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Xuất nhập khẩu tăng tốc, châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam​

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng năm 2022 đạt 371,32 tỷ USD; trong đó, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 239,45 tỷ USD.
Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 6/2022 đạt 65,07 tỷ USD, tăng 2,4% tương ứng tăng 1,53 tỷ USD so với tháng trước.
Tính chung 6 tháng năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% tương ứng tăng 52,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Sau 6 tháng, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 743 triệu USD.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 6 tháng năm 2022 đạt 255,83 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 35,26 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, trong 6 tháng năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 239,45 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 79,72 tỷ USD, tăng 20%; châu Âu: 39,07 tỷ USD, tăng 9,7%; châu Đại Dương: gần 9 tỷ USD, tăng 35,1% và châu Phi: 4,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3% so với 6 tháng năm 2021.
Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 6/2022 đạt 32,84 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước. Quy mô hàng hóa xuất khẩu của cả nước trong tháng 6/2022 tăng 1,92 tỷ USD đến từ các nhóm hàng: hàng dệt may tăng 415 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 337 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 314 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 266 triệu USD; giày dép tăng 253 triệu USD…
Thang8_31_BC-Xuat-khau.webp
Ảnh: 10 nhóm hàng có mức tăng xuất khẩu lớn nhất trong 6 tháng năm 2022.
Từ chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 6/2022 đạt 32,23 tỷ USD, giảm 1,2% về số tương đối và giảm 383 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Trong đó có một số nhóm hàng giảm như: vải các loại giảm 293 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 213 triệu USD…
Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng tăng như than các loại tăng 405 triệu USD; dầu thô tăng 204 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 128 triệu USD... so với tháng trước.
Tính chung 6 tháng năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5%, tương ứng tăng 24,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất ở các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 9,26 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 2,83 tỷ USD; than các loại tăng 2,49 tỷ USD; hóa chất tăng 1,3 tỷ USD…
Thang8_31_BC-Nhap-khau.webp
Ảnh: 10 nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng cao nhất trong 6 tháng năm 2022.
Đáng chú ý, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong 6 tháng năm 2022 là 63.731 chiếc, giảm 21,4% (tương ứng giảm 17.352 chiếc) so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong 6 tháng qua, xăng dầu các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 4,81 triệu tấn, với trị giá là hơn 5 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng và tăng 128,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiên lương của BRAVO
 

Nhiều “ông lớn” chuẩn bị sản xuất linh kiện bán dẫn ở Việt Nam​


Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lựa chọn Việt Nam không chỉ là điểm đến cho đầu tư nước ngoài, mà còn là nước sản xuất linh kiện cho chuỗi cung ứng.
76% các nhà đầu tư và kinh doanh châu Âu tại Việt Nam kỳ vọng rằng sẽ tăng vốn FDI vào Việt Nam trước khi kết thúc quý 3. Đây là kết quả một cuộc khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).
Đặc biệt, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lựa chọn Việt Nam không chỉ là điểm đến cho đầu tư nước ngoài, mà còn là nước sản xuất linh kiện cho chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Cũng theo nhiều trang báo quốc tế, ổn định chính trị, lao động đủ khả năng, môi trường đầu tư thuận lợi, sự nhất quán trong chính sách phục hồi kinh tế và nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại giúp Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thang9_7_thi-truong-san-xuat-linh-kien-tai-vn.webp

Ảnh: Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến cho đầu tư nước ngoài.
Nikkei Asia có bài: "Tập đoàn chip khổng lồ Synopsys của Mỹ mở rộng hoạt động tại Việt Nam". Synopsys đang chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang Việt Nam để tái cân bằng hoạt động trong bối cảnh cuộc chạy đua công nghệ Trung - Mỹ đang diễn ra gay gắt.
Trang Digitimes Asia cũng cập nhật Synopsys thông báo sẽ đào tạo kỹ sư ngành thiết kế vi mạch tại Việt Nam và hỗ trợ khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) thành lập trung tâm thiết kế chip thông qua chương trình tài trợ phần mềm. Sự hợp tác này nhằm mục đích đào tạo các kỹ sư thiết kế vi mạch tiên tiến và tạo điều kiện phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn ở Việt Nam.
Trước đó, một loạt các trang báo đã đưa tin Samsung sản xuất bán dẫn ở Việt Nam từ năm 2023. Gã khổng lồ bán dẫn Hàn Quốc hiện đang thử nghiệm các sản phẩm lưới bóng và dự định sản xuất hàng loạt tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam ở tỉnh Thái Nguyên.
Bloomberg có bài bình luận về xu thế này: "Các quốc gia như Việt Nam và Indonesia đều đang cố gắng thể hiện mình là lựa chọn thay thế. Đối với việc sản xuất thiết bị điện tử, Việt Nam được cho là một lựa chọn khả thi".
"Đây là một tin rất tốt cho Việt Nam. Dù kết quả có thế nào thì tôi nghĩ rằng việc Việt Nam xuất hiện trong các phương án cân nhắc của các ông lớn công nghệ đã thực sự là một điều tuyệt vời. Và nên nhớ, nếu họ vào, thì xuất khẩu từ khối FDI sẽ được đẩy cao hơn nữa, không chỉ dừng lại ở con số ấn tượng hiện tại", ông Philipp Rosler, Nguyên Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đánh giá.
"Việt Nam có một lợi thế rất lớn khác đó là có sự hiện diện của Intel và giờ đây là thông báo mới từ Samsung về việc sẽ tổ chức bộ máy sản xuất ngành này tại đây. Đó là điều mà Ấn Độ không có", ông Jimmy Goodrich, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ (SIA), nhận định.
Rõ ràng cuộc đua bán dẫn toàn cầu đang nóng lên và xu thế chuyển dịch chuỗi giá trị đang diễn ra ngày một nhanh hơn, khi Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách "zero COVID-19".

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Tháo gỡ “nút thắt” cho tình trạng khan hiếm xăng dầu​


Các chuyên gia nhận định, tình trạng khan hiếm xăng dầu diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước trong những ngày gần đây là do các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng để nhập hàng. Đây là nguyên nhân chính khiến nguồn cung xăng dầu “đứt gãy” cục bộ, đồng thời nó cũng gây nhiều khó khăn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cả nước.
Làm rõ tình trạng khan hiếm xăng dầu

Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp (DN) phân phối và 36 DN nhập khẩu xăng dầu (đầu mối), nhưng thị trường vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu trong thời gian qua.
Lý giải nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 5/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, nguồn cung xăng, dầu thế giới ngày càng khan hiếm, bởi châu Âu và các nền kinh tế lớn gia tăng thu mua lượng dầu hiện có từ các nguồn cung chính là OPEC+ và Nga. Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ để nhập khẩu được xăng, dầu như đồng USD và Euro liên tục thay đổi theo xu hướng tăng. Ngoài ra, một số khó khăn khác tác động đến thị trường xăng dầu là do việc tiếp cận vốn ngoại tệ để được bảo lãnh nhập, hỗ trợ thanh toán của các DN đầu mối và thương nhân phân phối; nhiều DN không đáp ứng được điều kiện vay và bảo lãnh của các ngân hàng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, những khó khăn trên khiến nguồn cung thị trường xăng dầu trong nước bị “đứt gãy” cục bộ ở một số nơi, nhất là ở những thành phố lớn tập trung đông dân cư.
Phân tích thêm về thực trạng thị trường, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ là do từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn.
Yếu tố tín dụng bị thắt chặt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng, tỷ giá USD/VND đều tăng và khó tiếp cận nguồn ngoại tệ khiến các DN đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng với khối lượng như các năm trước (do giá tăng gấp 2- 3 lần giá các năm trước) nên chỉ chủ yếu duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối trực thuộc của DN theo quy định.
Một nguyên nhân khác khiến DN hạn chế lượng nhập khẩu nhằm giảm thua lỗ là do chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam tăng cao, trong khi các chi phí này chưa được tính đủ vào giá cơ sở mặt hàng xăng dầu do Nhà nước điều hành.
Ở góc độ khác, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, thời kỳ giá xăng dầu thế giới tăng cao, chúng ta đã điều tiết rất tốt, không cửa hàng nào thiếu xăng dầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giá xăng dầu thế giới không tăng quá cao, nguồn cung cũng không phải quá khan hiếm, nhưng trong nước lại xảy ra tình trạng cung ứng nhỏ giọt xăng dầu.
“Lỗi không phải do nguồn cung thế giới, do chúng ta không nhập được xăng dầu, mà là do cơ chế điều hành chưa phù hợp. Cụ thể, chi phí chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, thậm chí, nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này, mà chỉ đầu mối cung cấp mới có. Khi nhà bán lẻ không có chi phí chiết khấu, càng bán càng lỗ, thì đương nhiên họ sẽ không “mặn mà” với việc bán hàng”- Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường lý giải.
Thực tế thời gian qua cho thấy, nguồn xăng dầu nhập khẩu trong quý III/2022 của các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu giảm mạnh. Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, trong quý III/2022, sản lượng nhập khẩu xăng giảm đến 40%, dầu diesel giảm 35% so với quý II/2022.
Thang11_11-khung-hoang-xang-dau-1.webp

Ảnh: Thị trường xăng dầu căng thẳng trên khắp các thành phố lớn như HN, HCM,..
Tổng cục Hải quan cũng cho biết, chỉ có 19/33 DN đầu mối xăng dầu nhập khẩu, còn lại không thấy nguồn hàng nhập khẩu về nước. Trong đó, thương nhân đầu mối thường nhập khẩu với số lượng lớn, nhưng quý III cũng không nhập, đơn cử như Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil...
Chủ động vào cuộc, kịp thời gỡ “nút thắt” cho DN
Để tháo gỡ những “nút thắt” về nguồn vốn tín dụng, chi phí định mức đang được coi là rào cản chủ yếu gây ra tình trạng khan hiếm xăng dầu trên thị trường, mới đây, các cơ quan có thẩm quyền đã có hàng loạt động thái vào cuộc với những giải pháp cụ thể để sớm ổn định thị trường xăng dầu trong nước.
Thang11_11-khung-hoang-xang-dau-2.webp

Ảnh: Petrolimex khẳng định đảm bảo nguồn cung cho người dân
Đối với nguồn vốn tín dụng, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào cuộc tháo gỡ khó khăn cấp tín dụng cho 16 DN kinh doanh xăng dầu đầu mối được cấp phép nhập khẩu xăng dầu.
Trước đề nghị này, ngày 8/11/2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng ký Công bản số 7881/NHNN-TD gửi Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc yêu cầu các ngân hàng quyết liệt triển khai các giải pháp tín dụng, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn của các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu...
Nhằm tháo gỡ kịp thời “điểm nghẽn” về chi phí định mức để tính giá cơ sở đối với xăng dầu, ngày 8/11/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 11575/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương - đơn vị chủ trì điều hành giá xăng dầu trong nước nghiên cứu áp dụng về việc chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương thông báo về chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam để tính giá cơ sở xăng dầu (đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu) như sau: Xăng nền để phối trộn xăng E5RON92: 640 đồng/lít; Xăng RON95: 1.280 đồng/lít; Dầu điêzen 0,05S: 730 đồng/lít; Dầu hỏa: 1.740 đồng/lít; Dầu madut 180cst 3,5S: 1.290 đồng/kg. Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu áp dụng từ kỳ công bố giá cơ sở xăng dầu ngày 11/11/2022.
Bộ Tài chính cho rằng, trên thực tế, do tính chất của khoản chi phí này phụ thuộc vào khâu tổ chức vận hành của cả hệ thống từ công ty mẹ đến các đơn vị trực thuộc và một số tác động từ chính sách (lương, tiền thuê đất, tỷ giá...) nên phải sau khi năm tài chính kết thúc mới phản ánh được đầy đủ và mới có đủ cơ sở để rà soát đánh giá diễn biến.
Đánh giá cao tinh thần vào cuộc khẩn trương của các cơ quan có thẩm quyền, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, các bộ, ngành đã vào cuộc xử lý hầu hết các kiến nghị của DN kinh doanh xăng, dầu theo đúng chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm được quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu.
“Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đánh giá cao vai trò của liên Bộ Công Thương - Tài chính đã báo cáo Chính phủ và điều chỉnh sớm chi phí tạo nguồn, thay vì chờ hết thời hạn 6 tháng theo những quy định trước đây, nhằm tính đúng, tính đủ cho DN trong công thức giá cơ sở xăng dầu”, ông Bùi Ngọc Bảo cho hay.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO
 

Google cung cấp dịch vụ Wallet đến thị trường Việt Nam​

Google thông báo dịch vụ Google Wallet chính thức có mặt tại Việt Nam với hứa hẹn cung cấp trải nghiệm thanh toán điện tử an toàn và đơn giản, hỗ trợ lưu trữ thông tin các sản phẩm và dịch vụ số như vé máy bay.
Kể từ 15/11, người dùng thẻ Visa của một số ngân hàng tại Việt Nam như ACB, Sacombank, Shinhan Bank, Techcombank, TPBank, Vietcombank và VPBank đã có thể sử dụng tính năng thanh toán qua ứng dụng Google Wallet. Hiện app Google Wallet chỉ có thể sử dụng trên các thiết bị chạy hệ điều hành Android và Wear OS của Google.
Chia sẻ với VietNamNet, Google cho biết, bên cạnh người dùng của các ngân hàng kể trên, trong những tuần tới, chủ thẻ Visa của MB Bank và chủ thẻ Mastercard của một số ngân hàng sẽ có thể thêm thẻ thanh toán của họ vào Google Wallet.
Sau khi thêm và lưu trữ và xác minh, thẻ sẽ được mã hóa trên ứng dụng Google Wallet. Người dùng có thể sử dụng điện thoại để thanh toán không tiếp xúc một cách an toàn và bảo mật trong và ngoài nước mà không cần mang theo thẻ vật lý. Ngoài việc lưu trữ và truy cập thẻ thanh toán dưới dạng điện tử, người dùng có thể thêm vào vé máy bay của hãng hàng không AirAsia. Khi lưu vé máy bay trong Google Wallet, ứng dụng sẽ thông báo những thay đổi về thời gian khởi hành cũng như cổng ra máy bay thông qua app.
Thang11_15-Google-wallet-1.webp

Google Wallet chính thức có mặt tại Việt Nam
Ông Chen Way Siew - Trưởng nhóm Đối tác của Google Wallet (Google Châu Á Thái Bình Dương) cho biết, Google Wallet rất dễ sử dụng vì người dùng không cần chuyển tiền vào ứng dụng.
"Google Wallet hoạt động như một công cụ lưu trữ kỹ thuật số chứa phiên bản điện tử của những gì người dùng đang cất trữ trong chiếc ví cầm tay", ông Chen Way Siew nói.
Trong trường hợp bị mất điện thoại, người dùng chỉ cần sử dụng chức năng "Tìm thiết bị của tôi" để khóa điện thoại từ xa, đổi mật khẩu mới hoặc xóa tất cả thông tin cá nhân và thẻ thanh toán.
Thang11_15-Google-wallet-2.webp

Ông Chen Way Siew - Trưởng nhóm Đối tác của Google Wallet (Google Châu Á Thái Bình Dương) phát biểu tại lễ công bố
Chia sẻ với VietNamNet về tính pháp lý của Google Wallet, đại diện Google tại Việt Nam cho biết, ứng dụng này hoạt động như một công cụ chứa phiên bản ảo hóa của những chiếc thẻ vật lý như thẻ ngân hàng, thẻ xe buýt, tàu điện,...
"Google Wallet không phải ví điện tử như khái niệm mọi người vẫn hiểu bởi app không thực hiện các giao dịch, người dùng cũng không phải nạp tiền vào tài khoản. Google Wallet cũng không cần kết nối Internet để hoạt động. Đây đơn giản chỉ như một chiếc hộp chứa các loại thẻ dưới dạng app", đại diện Google chia sẻ.
Theo Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2021, 3 trên 4 người dùng được hỏi cho biết đã sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động tại Việt Nam ít nhất một lần một tuần. Bên cạnh đó, với những người chưa tiếp cận, cứ 2 người được hỏi, sẽ có 1 người cho biết đang quan tâm đến phương thức thanh toán qua di động.
Báo cáo e-Conomy SEA 2022 cũng cho thấy, thanh toán kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và dự kiến sẽ đạt 143 tỷ USD tổng giá trị giao dịch tại Việt Nam vào năm 2025.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Toàn bộ thông tin về luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất​

Ngày nay, xuất nhập khẩu hàng hóa đem lại rất nhiều cơ hội và thử thách cho nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc đánh thuế trong trường hợp này cũng là điều hiển nhiên. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? Các thông tin về luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích ngay dưới bài viết này nhé.

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu còn được gọi là thuế quan, đây là loại thuế gián thu, thực hiện thu vào các loại hàng hóa được phép xuất - nhập khẩu qua biên giới Việt Nam và độc lập trong các hệ thống pháp luật thuế Việt Nam cùng các nước khác trên thế giới. Việc ban hành thực hiện đóng thuế nhập khẩu chính là cách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên không thể áp dụng cho các biện pháp hành chính. Vì vậy, thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần và áp dụng cho các loại hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch.
Ngoài ra, thuế xuất khẩu còn được hiểu là loại thuế nhắm tới các loại mặt hàng mà Nhà nước chúng ta muốn hạn chế xuất khẩu.

2. Đối tượng chịu thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu

Áp dụng theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu mới nhất, thuế nhập khẩu được áp dụng cho các đối tượng như sau:
  • Các loại hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Các loại hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan. Và các loại hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất - nhập khẩu; quyền phân phối.
  • Các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Các loại hàng hóa nằm trong trường hợp là quà biếu, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý sẽ được miễn thuế.

3. Đối tượng được miễn, giảm, hoàn thuế xuất nhập khẩu

Theo luật thuế xuất nhập khẩu đã được ban hành, các trường hợp sau sẽ được miễn, giảm thuế. Cụ thể:
  • Đối tượng sẽ được miễn, giảm thuế khi các loại hàng hóa vận chuyển theo dạng quá cảnh, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.
  • Với các loại hàng hóa thuộc loại viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức liên hợp quốc, phi chính phủ, tổ chức quốc tế,... cho Việt Nam và ngược lại.
  • Được miễn, giảm thuế với các loại hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài hoặc ngược lại. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan khác.
  • Các loại hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.

4. Đối tượng nộp thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu

Theo luật thuế xuất nhập khẩu đã được ban hành, các đối tượng phải nộp thuế đầy đủ như sau:
  • Chủ kinh doanh hàng hóa xuất, nhập khẩu.
  • Các tổ chức phụ trách nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.
  • Các cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi và nhận hàng qua cửa khẩu hoặc biên giới Việt Nam.
  • Đối tượng là đại lý làm thủ tục hải quan được các đối tượng trên ủy quyền cho việc nộp thuế xuất, nhập khẩu.
  • Đối tượng là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế sẽ phải đứng ra nộp thay thuế cho các đối tượng nộp thuế.
  • Đối tượng là các tổ chức tín dụng hoạt động dựa theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

5. Căn cứ và thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu

Cách tính thuế xuất nhập khẩu không quá phức tạp nhưng nếu bạn đọc không tập trung thì có thể sẽ đưa ra cách tính sai. Dưới đây là phương pháp tính đang được áp dụng phổ biến nhất. Cụ thể:

5.1. Căn cứ tính thuế

  • Dựa vào số lượng từng loại mặt hàng theo thực tế xuất, nhập khẩu được ghi đầy đủ trong tờ khai hải quan.
  • Chi tiết giá tính thuế của từng mặt hàng.
  • Thuế suất của từng mặt hàng.
  • Các tỷ giá tính thuế.
  • Loại đồng tiền để nộp thuế.
  • Chi tiết mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa (đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối).

5.2. Chi tiết về trị giá tính thuế và thuế suất

  • Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu: trị giá thuế chính là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) => giá FOB.
  • Đối với trường hợp là hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên - giá CIF.
Chi phí tính giá thuế được tính bằng đồng Việt Nam, nếu sử dụng đồng ngoại tệ thì sẽ được quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam. Và tỷ giá sẽ được cập nhật theo tỷ giá mua vào mà Ngân hàng nhà nước công bố.
Theo quy định của Bộ Tài Chính ban hành, thuế suất thuế xuất khẩu đã quy định rõ ràng cho từng loại mặt hàng theo biểu thuế xuất khẩu.

5.3. Chi tiết công thức tính thuế xuất nhập khẩu

- Công thức tính cho mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thực tế * Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị * Thuế suất thuế xuất nhập khẩu
- Công thức tính cho mặt hàng áp dụng theo thuế suất tuyệt đối:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thực tế * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

6. Các loại thuế trong luật thuế xuất nhập khẩu

Hiện nay, trong hoạt động xuất nhập khẩu có rất nhiều loại thuế mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là toàn bộ các loại thuế trong luật thuế xuất nhập khẩu, cụ thể:

6.1. Thuế xuất khẩu

Đây là loại thuế được đánh vào các loại mặt hàng mà quốc gia đó muốn hạn chế xuất khẩu. Mục đích mang lại là tạo sự cân bằng, bình ổn giá trong nước và bảo vệ nguồn cung trong nước.

6.2. Thuế nhập khẩu

  • Thuế nhập khẩu thông thường: được áp dụng với các loại hàng hóa nhập khẩu đã quy định tại QĐ số 45/2017/QĐ-TTg. Theo quy định, thuế suất thông thường = 150% thuế suất ưu đãi của mặt hàng tương ứng. Tại Điều 10 của Luật này, Chính phủ đã quyết định: trong trường hợp thuế suất ưu đãi bằng 0% thì sẽ áp dụng mức thuế suất thông thường.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: được áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu xuất xứ từ nước/ lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN/WTO) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hoặc các loại hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước và đáp ứng điều kiện xuất xứ, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: áp dụng với các loại hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam. Hoặc các loại hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ các nước đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình doanh thu trong doanh nghiệp hiện nay.

6.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế VAT được biết đến là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và các dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trong đó, đối tượng chịu thuế sẽ là các loại hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (ngoại trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này).

6.4. Thuế chống bán phá giá

Đây là loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng với các loại hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Điều này gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và tệ hơn là ngăn cản sự phát triển của ngành.
Điều kiện áp dụng
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
  • Trình trạng bán phá giá hàng hóa chính là nguyên nhân cản trở sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan về luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất, hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ nắm rõ các thông tin và áp dụng đúng cách trong mô hình kinh doanh của mình.

Xem thêm: Phần mềm Quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

3 lời khuyên giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài​


Thay vì trả lương theo vị trí, việc chi trả lương thưởng theo kỹ năng giúp tạo động lực cống hiến cho người lao động – đó là một trong những lời khuyên dành cho các doanh nghiệp khi mong muốn giữ chân nhân tài.

Trong hội nghị trực tuyến “Kiến tạo chính sách lương thưởng phúc lợi trong hiện thực mới” của Talentnet, các chuyên gia đánh giá tỷ lệ tăng lương của nhóm doanh nghiệp trong nước đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua với con số là 6,8% và dự kiến giảm nhẹ 0,1% trong năm 2022. Trong khi đó, theo bảng khảo sát về Mức độ hạnh phúc trong công việc của đơn vị này, 94% lao động khẳng định chế độ lương – thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hạnh phúc trong công việc.

“Phương án siết chặt lương, thưởng trong thời gian này của doanh nghiệp có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn và quyết định nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng giám đốc của Talentnet nhận định và cho rằng, nếu không khéo léo, các nhà lãnh đạo sẽ phải trả giá đắt và hệ thống vận hành có thể đối diện với nguy cơ thiếu người.

Dưới đây là 3 gợi ý được kết luận trong hội nghị để doanh nghiệp vừa có thể cân bằng chi phí lương – thưởng, vừa giữ chân đội ngũ lao động:


Chi trả lương – thưởng theo kỹ năng và hiệu quả công việc​


Cùng với sự phát triển của công nghệ trong hai năm gần đây, tầm quan trọng của việc ứng biến và liên tục cập nhật, học hỏi những kỹ năng cần thiết được đặt lên hàng đầu. Có thể khẳng định rằng: kỹ năng, trình độ là gốc rễ để quyết định lương, thưởng và giá trị của nhân viên. Thay vì trả lương theo vị trí, việc chi trả lương, thưởng theo kỹ năng là chiến lược mới giúp tạo động lực cống hiến cho người lao động trong thời đại mới.


Đảm bảo các phúc lợi thiết yếu, phù hợp với nhu cầu​


Trong thời đại sức khoẻ tinh thần được chú trọng, bên cạnh các gói phúc lợi cơ bản về thể chất, doanh nghiệp có thể cân nhắc các gói phúc lợi tinh thần tùy chỉnh theo nhu cầu để nhân viên linh hoạt lựa chọn như các gói khám chữa bệnh cho gia đình, đăng ký các lớp học ngoại khóa về thiền, yoga, thể thao, nấu ăn… để nâng cao trải nghiệm. Đồng thời chú ý nâng cao đời sống tinh thần tại môi trường làm việc của nhân viên thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.


Đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng người – đúng thời điểm​


Nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn và có thể giảm hiệu suất hoặc nghỉ việc nếu tình trạng siết chặt lương – thưởng và trả lương muộn xuất hiện cùng lúc. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc các dịch vụ, giải pháp để có thể đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng hạn cho nhân viên.

Trong khuôn khổ hội thảo, chuyên gia từ Talentnet chia sẻ thêm, tuy siết chặt lương thưởng là giải pháp tạm thời để vượt Covid-19, nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu bài toán này không được tính toán cẩn trọng. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ các tác động trước khi thay đổi bất kỳ chính sách nào liên quan đến lương thưởng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. “Khôn khéo kết hợp nhiều giải pháp khác nhau là chìa khóa giúp doanh nghiệp vừa giải bài toán ngân sách vừa đảm bảo sự hài lòng và giữ chân nhân tài, chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất trong bình thường mới”, bà Hương khẳng định.

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023​


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, nhờ vào sức cầu “bền bỉ đáng ngạc nhiên” từ Mỹ, châu Âu, và sự quay lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh theo hướng tăng nhẹ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu “phục hồi đáng ngạc nhiên” tại Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm và nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023. Tuy nhiên, mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới nhất này đã cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022 là 2,7% cùng cảnh báo thế giới có nguy cơ dễ rơi vào suy thoái.
IMF cho biết thêm kinh tế thế giới năm 2024 có thể sẽ tăng tốc nhẹ lên 3,1% nhưng vẫn thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái do tác động toàn diện của việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh hơn làm chậm nhu cầu.
Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng rủi ro suy thoái đã giảm bớt và các ngân hàng trung ương đang đạt được tiến bộ trong việc kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, các thể chế này vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để kiềm chế giá cả, giảm thiểu tác động của nguy cơ có thể xảy ra do xung đột tại Ukraine và ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc.
Kinh tế toàn cầu năm 2023

Trung Quốc mở cửa trở lại mang đến tín hiệu tích cực cho nền kinh tế toàn cầu
Trong dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023, IMF cho rằng mức tăng trưởng GDP của Mỹ có thể đạt 1,4%. Năm ngoái, tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 2,0%.
Theo IMF, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đạt tăng trưởng tương tự, với mức tăng trưởng năm 2023 được dự báo là 0,7%. Năm 2022, kinh tế Eurozone tăng trưởng 3,5%. IMF cho rằng châu Âu đã thích nghi với chi phí năng lượng cao nhanh hơn so với dự kiến và việc giảm giá năng lượng đã giúp ích cho khu vực này.
Anh là nền kinh tế phát triển lớn duy nhất mà IMF dự đoán sẽ suy thoái trong năm nay, với GDP giảm 0,6% do các hộ gia đình phải vật lộn với chi phí sinh hoạt gia tăng.
Đối với Trung Quốc, IMF đã điều chỉnh mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2023, theo đó GDP Trung Quốc sẽ tăng lên 5,2% sau khi đại dịch COVID-19 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nước này xuống 3,0% – lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở dưới mức trung bình toàn cầu trong hơn 40 năm.
Tuy nhiên, theo IMF, trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống 4,5% trước khi ổn định ở mức dưới 4% trong trung hạn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh suy giảm và quá trình cải cách cơ cấu chậm lại.
IMF cho biết thêm triển vọng kinh tế Ấn Độ vẫn mạnh mẽ, với các dự báo không thay đổi về mức tăng trưởng năm 2023 giảm xuống 6,1%, nhưng sẽ phục hồi lên mức 6,8% vào năm 2024, tương tự như năm 2022.
Chuyên gia Gourinchas cho rằng 2 nền kinh tế lớn của châu Á này sẽ đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Ngành vận tải biển nối dài mùa lợi nhuận kỷ lục​


Nhiều doanh nghiệp vận tải biển báo lãi vượt kế hoạch cả năm khi nhu cầu vận chuyển lớn, giá cước vẫn neo ở mức gấp đôi trước dịch.
Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans – PVT) và Công ty Vận tải Xăng dầu Vipco (VIP) đồng loạt báo lãi cao kỷ lục. Hải An năm ngoái có hơn 1.050 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hơn 90% so với năm 2021. Vận tải dầu là chủ yếu, PVTrans vẫn lãi hơn 1.160 tỷ đồng, tăng 39%. Riêng lợi nhuận sau thuế Vipco tăng đến gần 25 lần, lên 246 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. “Ông lớn” cảng và tàu biển Gemadept (GMD) ghi nhận hơn 1.150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hơn 60%. Đây là mức lãi cao thứ hai kể từ khi doanh nghiệp này công bố thông tin vào năm 2000, chỉ xếp sau năm 2018 (năm này GMD nhận lãi lớn từ chuyển nhượng vốn trong công ty con).
Có quy mô nhỏ hơn, Công ty Vận tải Biển Việt Nam (Vosco – VOS) cũng báo lãi gần 490 tỷ đồng trong năm ngoái. Con số này giảm nhẹ 0,4% so với năm 2021, nhưng vẫn là mức lợi nhuận lớn thứ hai kể từ khi niêm yết. Tương tự, “anh cả” ngành hàng hải Vinalines (MVN) hụt gần 23% lợi nhuận trong năm ngoái. Nhưng mức lãi hơn 2.500 tỷ đồng cũng lớn thứ hai từ khi công bố thông tin vào năm 2015.
Lợi nhuận ngành Vận tải biển năm 2022

Cước vận tải biển đang giảm hơn 80% so với mức đỉnh, các doanh nghiệp lớn trong ngành vẫn lập kỷ lục lợi nhuận trong năm 2022.
Theo dữ liệu từ Freightos – một trong những nền tảng đặt chỗ vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới, chi phí gửi một container từ châu Á đến Mỹ vào giai đoạn cuối năm đã giảm hơn 80% so với mức cao nhất trong mùa dịch.
Nhu cầu tăng khi hoạt động kinh tế được nối liền sau dịch cũng là nguyên nhân. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2022, vận chuyển hàng hóa đường biển đạt hơn 399,5 triệu tấn, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, giá cước có thể không còn là yếu tố mà ngành hàng hải tiếp tục hưởng lợi trong năm nay. “Bữa tiệc đã tàn”, Rolf Habben Jansen – CEO của Hapag Lloyd – hãng vận tải có năng lực lớn thứ 5 thế giới, nêu quan điểm về triển vọng ngành này với Reuters. Theo ông, giá cước vận tải biển sẽ giảm nhưng không xuống dưới mức chi phí vốn. Do đó, các hãng tàu sẽ quay trở lại giai đoạn hoạt động bình thường, không tăng trưởng nóng. Giá cước trong năm nay sẽ phụ thuộc nhiều vào giá thuê tàu, chi phí nhiên liệu và nhu cầu điều chỉnh đội tàu để chạy bằng nhiên liệu carbon thấp…
Trong báo cáo gần đây, VNDirect cho rằng ngành cảng và vận tải biển toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại cũng như sản lượng vận tải. Tác động của việc giảm giá cước vận tải biển có thể ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả kinh doanh của các hãng vận tải biển Việt Nam trong giai đoạn 2023-2024.
Tuy nhiên, vẫn có một vài yếu tố hỗ trợ tích cực như tình trạng thiếu container đã được giải quyết nhờ nguồn cung container bổ sung trong năm 2022, Trung Quốc đang mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và tiêu dùng toàn cầu. Ngoài ra, đơn vị này dự báo giá dầu Brent trung bình duy trì ở mức 90 USD một thùng, giúp giảm chi phí nhiên liệu cho các doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Cơ hội thị trường nghìn tỷ USD cho các Doanh nghiệp ICT Việt Nam​


Thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Trong khi đó, quy mô thị trường của Việt Nam quá nhỏ hẹp khi so sánh với quy mô nhân lực dịch vụ CNTT hiện nay cũng như trong tương lai. Với các thế mạnh hiện có, doanh nghiệp ICT Việt Nam cần phải đi ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi “mở cõi” để khai thác tiềm năng thị trường rộng lớn với giá trị hơn 1.800 tỷ USD.
Nhận định này được đưa ra tại Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 23/2/2023 với chủ đề “Doanh nghiệp số Việt Nam: Hợp tác số toàn cầu – Đối tác tin cậy để xây dựng Thế giới số”. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2023

Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới”.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, khẳng định rằng thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Nếu phát triển năng lực phục vụ thị trường nước ngoài thì đích đến sẽ là không có giới hạn.
Thị trường phần mềm dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam khoảng 2 tỷ USD chỉ chiếm 0,1% so với thị trường thế giới là 1.803 tỷ USD. Do đó, cơ hội thị trường là rất lớn. Trong khi đó, quy mô thị trường của Việt Nam quá nhỏ hẹp khi so sánh với quy mô nhân lực dịch vụ công nghệ thông tin hiện nay cũng như trong tương lai.
Tự tin vào tiềm lực của Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam
Doanh nghiệp ICT Việt Nam không chỉ có thế mạnh về nguồn nhân lực năng động và sáng tạo mà còn có khả năng cạnh tranh về giá cả so với thị trường toàn cầu. Đây là lý do để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phải đi ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi “mở cõi”.
Các doanh nghiệp tiên phong mở cõi cùng chung nhận định rằng thị trường công nghệ thông tin thế giới là rất lớn và còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp khai thác phát triển.
Khẳng định vị thế cánh chim đầu đàn dẫn dắt ngành công nghệ thông tin Việt Nam trên con đường toàn cầu hoá để Việt Nam có một vị thế xứng đáng trên bản đồ công nghệ số toàn cầu, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT chia sẻ, từ bước chân đầu tiên của FPT đến Ấn Độ cách đây hơn hai thập kỷ, hiện nay FPT đã hiện diện tại 29 quốc gia. Doanh số tại thị trường nước ngoài đạt 1 tỷ USD, tăng gấp 25.000 lần, với quy mô nhân lực là 27.000 người, tăng 900 lần.
Chia sẻ về bài học kinh nghiệm trong hành trình đi ra quốc tế, bắt đầu đi ra nước ngoài từ năm 2006, đến nay, Viettel đã chinh phục được 10 thị trường với doanh thu dịch vụ đầu tư nước ngoài đạt gần 3 tỷ USD, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết.
Công ty Cổ phần NTQ Solution là công ty tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ được thành lập năm 2011. Hiện tại, NTQ đã có 300 khách hàng tại 20 quốc gia. Đặt kế hoạch thành lập trụ sở tại Châu Âu và Châu Mỹ trong thời gian sắp tới, NTQ đặt mục tiêu trở thành đối tác của các hãng lớn trên toàn cầu.
Với mong muốn định hình sự phát triển của ngành công nghiệp blockchain tại Việt Nam bằng cách đổi mới liên tục để tiếp cận với các trào lưu công nghệ mới trên thế giới, hướng tới mục tiêu đưa ngành công nghệ số Việt Nam ra thế giới, ông Nguyễn Huy, Giám đốc Công nghệ Công ty KardiaChain cho biết doanh nghiệp cùng đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt tin tưởng vào tiềm năng to lớn của blockchain trong xã hội tương lai, tự hào đã phát triển thành công nhiều công nghệ ứng dụng blockchain ra thế giới, dẫn đầu các xu hướng và tạo ra các thay đổi lớn.
Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới
Bên cạnh các chia sẻ thành công của doanh nghiệp đã đầu tư, làm ăn ở nước ngoài, đại diện của các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ cũng chia sẻ thông tin về tình hình phát triển và nhu cầu thị trường sản phẩm dịch vụ số; chính sách thu hút đầu tư của chính phủ các nước; các cơ hội hợp tác đối với doanh nghiệp ICT Việt Nam.
Hội nghị doanh nghiệp ICT Việt Nam 2023

Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài vừa được Bộ TT&TT thành lập.
Chia sẻ về kế hoạch thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư của Nhật Bản, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) nhấn mạnh về cơ hội cho các doanh nghiệp ICT Việt Nam mở rộng hợp tác, kinh doanh tại thị trường đang thiếu hụt số lượng lớn kỹ sư công nghệ thông tin.
Tại thị trường Hàn Quốc, ông Lee Byoung Moog, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác công nghệ thông tin Hàn Quốc đã cung cấp thông tin về thị trường ICT Hàn Quốc, các lĩnh vực ưu tiên hợp tác đầu tư thương mại của Hàn Quốc, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam, quy trình, quy định và các ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc nhằm thu hút doanh nghiệp ICT Việt Nam đầu tư và thành lập công ty tại Hàn Quốc.
Đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng, ông Pavel Poskakukhin, đồng Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật số thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định, với dân số trẻ và am hiểu công nghệ, doanh nghiệp ICT Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường châu Âu, đặc biệt là cung cấp giải pháp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, fintech…
“Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mang sản phẩm dịch vụ số Make in Vietnam đi ra thế giới, giải các bài toán về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của các nước, trở thành các tập đoàn, doanh nghiệp số toàn cầu”.
Nhấn mạnh điều này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng thế giới hiện vẫn còn khoảng 49% dân số, trong tổng số 8 tỷ người chưa được kết nối Internet. Đây là thời cơ, cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam mở rộng thị trường, mang tri thức và công nghệ của mình góp phần giải các bài toán chuyển đổi số ở các nước, đẩy nhanh tiến trình xây dựng thế giới số.
Tại sự kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan, tổ chức liên quan cam kết sẽ đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong tiến trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, để cùng mang tri thức và công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút FDI​


Hai tháng đầu năm 2023, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký…
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính hai tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đáng chú ý, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút FDI 2023

Tiếp đến là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 202,1 triệu USD, và gần 141,9 triệu USD…
Từ tình hình thực tế, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận xét, việc tìm kiếm nguồn vốn cho ngành bất động sản từ FDI hoàn toàn khả thi, vì bất động sản Việt Nam vẫn còn khoảng trống ở một số phân khúc, nên việc thu hút FDI có nhiều cơ hội. Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng là phân khúc giúp thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam nói chung và bất động sản nói riêng. Sau nữa đến bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Thời gian qua, Việt Nam có một số khu du lịch, nghỉ dưỡng tương đối tốt, nhưng cách thức quản lý kinh doanh lẫn nền tảng khách hàng lớn lại chưa phát triển, vì vậy, nếu được sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy lượng khách đến Việt Nam.
“Ngoài ra, sản phẩm thuộc phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ cũng đang rất ít, do sự đầu tư chủ yếu tập trung vào sản phẩm cao cấp”, chuyên gia phân tích.
Đồng quan điểm, song Giám đốc cấp cao Bộ phận tư vấn đầu tư Savills Việt Nam Sử Ngọc Khương lưu ý, hiện nay vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam có thể giảm đi sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bởi trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường, thì họ chỉ được thực hiện dự án sau khi đóng tiền sử dụng đất, và có giấy phép xây dựng. Do đó với những doanh nghiệp này, thủ tục pháp lý được đánh giá rất quan trọng trước khi xem xét đầu tư.
“Việc thực hiện đầu tư quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, hơn nữa giá bán cao không phù hợp với đại bộ phận người dân. Tình trạng này mà kéo dài chắc chắn làm giảm nguồn cung trên thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở, khi nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở thương mại đang là mối quan tâm hàng đầu của các thành phố lớn. Thế nên Nhà nước cần đưa ra những giải pháp thực tế, nhanh chóng giúp thu hút nguồn lực, nhất là dòng FDI”, ông Khương nhận định.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và giảm lãi suất, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhưng vấn đề pháp lý chưa được giải quyết triệt để, thì vẫn có nguy cơ mất dần đi sự cạnh tranh về việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường, mà để trở thành điểm thu hút đầu tư lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam rất cần nguồn lực từ này tham gia thị trường.
“Bên cạnh nguồn lực của nhân dân và Chính phủ, lực đỡ từ nguồn thu FDI có ý nghĩa rất lớn nhằm giúp cho nền kinh tế của Việt Nam phát triển. Với tốc độ phát triển GDP năm 2022 là 8,02% và GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 4.110 USD, Việt Nam cần tiếp tục thu hút nguồn vốn nước ngoài để phát triển nền kinh tế”, vị chuyên gia của Savills khuyến nghị.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cao thứ 3 Đông Nam Á​


Trong tổng số 15,82 tỷ USD vốn đầu tư khởi nghiệp được huy động ở Đông Nam Á vào năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 3 với 4,5% đứng sau Singapore và Indonesia.
Trong tổng số 15,82 tỷ USD vốn đầu tư khởi nghiệp được huy động ở Đông Nam Á vào năm ngoái, các công ty ở Philippines và Malaysia chỉ chiếm lần lượt 3,9% và 3,3%, theo dữ liệu của DealStreetAsia. Các công ty có trụ sở tại Singapore chiếm phần lớn nhất, với 61,9% tổng số, tiếp theo là Indonesia với 23,8% và Việt Nam với 4,5%.
Việt Nam, cùng với Indonesia và Singapore, vẫn là “tam giác vàng” để phát triển ******* ở Đông Nam Á. Tại Vietnam Venture Summit 2022 với chủ đề “Chuyển dịch dòng vốn toàn cầu” tổ chức hồi cuối năm ngoái, 39 quỹ đầu tư mạo hiểm đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào các ******* trong nước trong giai đoạn này. Thị trường khởi nghiệp của Việt Nam được thiết lập để nhận vốn đầu tư trị giá 5 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2025.
Nguồn vốn đầu tư Việt Nam 02/2023

Việt Nam đang thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực khởi nghiệp. Các lĩnh vực như fintech đã rất phổ biến, thu hút đầu tư trị giá 1,013 tỷ USD từ năm 2013 đến năm 2022.
Theo một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và Malaysia là những điểm nóng “ít được biết đến” ở Đông Nam Á đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận vững chắc từ các công ty công nghệ trẻ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, Vishal Harnal, đối tác quản lý toàn cầu của 500 Global, cho biết Việt Nam đang ở “điểm uốn” để tăng trưởng, trong khi Malaysia là “anh hùng thầm lặng” của khu vực. Grab, một trong những công ty công nghệ lớn nhất trong khu vực được thành lập tại Malaysia trước khi chuyển trụ sở chính đến Singapore.
Được thành lập vào năm 2010, Harnal – Công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở chính tại Thung lũng Silicon này quản lý tài sản trị giá 2,7 tỷ USD, đã tài trợ cho hơn 340 công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á trong thập kỷ qua.
Harnal đánh giá rằng Philippines đang chứng kiến ”sự tinh vi của các tài năng công nghệ kỹ thuật” và các doanh nhân ngày càng tăng. Một yếu tố thuận lợi khác là chi phí internet đã thấp hơn, trước đây, chi phí truy cập Internet ở Philippines tương đối cao so với các nước Đông Nam Á khác. Sự thay đổi này đang mang lại khả năng tiếp cận công nghệ rộng rãi hơn cho dân số trẻ nói tiếng Anh của Philippines.
“Sang năm 2023, thị trường ******* sẽ sôi động trở lại sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid”, ông nói. “các doanh nghiệp đầu tư có thể tham gia với rất nhiều hỏa lực và rót vốn đầu tư tích cực và mạnh mẽ hơn vào các công ty trẻ đầy tiềm lực”.
Năm 2023 được dự đoán có thể sẽ mang đến nhiều thách thức hơn cho các công ty khởi nghiệp trong khu vực. Môi trường gây quỹ sẽ trở nên khó khăn hơn khi có sự điều chỉnh trong định giá thị trường đại chúng khi năm 2022 chứng kiến giá cổ phiếu của một số công ty công nghệ mới nổi giảm mạnh nhất và dự kiến sẽ lan sang thị trường tư nhân.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO
 

Cơ hội thị trường nghìn tỷ USD cho các Doanh nghiệp ICT Việt Nam​

Thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Trong khi đó, quy mô thị trường của Việt Nam quá nhỏ hẹp khi so sánh với quy mô nhân lực dịch vụ CNTT hiện nay cũng như trong tương lai. Với các thế mạnh hiện có, doanh nghiệp ICT Việt Nam cần phải đi ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi “mở cõi” để khai thác tiềm năng thị trường rộng lớn với giá trị hơn 1.800 tỷ USD.
Nhận định này được đưa ra tại Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 23/2/2023 với chủ đề “Doanh nghiệp số Việt Nam: Hợp tác số toàn cầu – Đối tác tin cậy để xây dựng Thế giới số”. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2023

Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới”.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, khẳng định rằng thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Nếu phát triển năng lực phục vụ thị trường nước ngoài thì đích đến sẽ là không có giới hạn.
Thị trường phần mềm dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam khoảng 2 tỷ USD chỉ chiếm 0,1% so với thị trường thế giới là 1.803 tỷ USD. Do đó, cơ hội thị trường là rất lớn. Trong khi đó, quy mô thị trường của Việt Nam quá nhỏ hẹp khi so sánh với quy mô nhân lực dịch vụ công nghệ thông tin hiện nay cũng như trong tương lai.
Tự tin vào tiềm lực của Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam
Doanh nghiệp ICT Việt Nam không chỉ có thế mạnh về nguồn nhân lực năng động và sáng tạo mà còn có khả năng cạnh tranh về giá cả so với thị trường toàn cầu. Đây là lý do để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phải đi ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi “mở cõi”.
Các doanh nghiệp tiên phong mở cõi cùng chung nhận định rằng thị trường công nghệ thông tin thế giới là rất lớn và còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp khai thác phát triển.
Khẳng định vị thế cánh chim đầu đàn dẫn dắt ngành công nghệ thông tin Việt Nam trên con đường toàn cầu hoá để Việt Nam có một vị thế xứng đáng trên bản đồ công nghệ số toàn cầu, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT chia sẻ, từ bước chân đầu tiên của FPT đến Ấn Độ cách đây hơn hai thập kỷ, hiện nay FPT đã hiện diện tại 29 quốc gia. Doanh số tại thị trường nước ngoài đạt 1 tỷ USD, tăng gấp 25.000 lần, với quy mô nhân lực là 27.000 người, tăng 900 lần.
Chia sẻ về bài học kinh nghiệm trong hành trình đi ra quốc tế, bắt đầu đi ra nước ngoài từ năm 2006, đến nay, Viettel đã chinh phục được 10 thị trường với doanh thu dịch vụ đầu tư nước ngoài đạt gần 3 tỷ USD, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết.
Công ty Cổ phần NTQ Solution là công ty tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ được thành lập năm 2011. Hiện tại, NTQ đã có 300 khách hàng tại 20 quốc gia. Đặt kế hoạch thành lập trụ sở tại Châu Âu và Châu Mỹ trong thời gian sắp tới, NTQ đặt mục tiêu trở thành đối tác của các hãng lớn trên toàn cầu.
Với mong muốn định hình sự phát triển của ngành công nghiệp blockchain tại Việt Nam bằng cách đổi mới liên tục để tiếp cận với các trào lưu công nghệ mới trên thế giới, hướng tới mục tiêu đưa ngành công nghệ số Việt Nam ra thế giới, ông Nguyễn Huy, Giám đốc Công nghệ Công ty KardiaChain cho biết doanh nghiệp cùng đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt tin tưởng vào tiềm năng to lớn của blockchain trong xã hội tương lai, tự hào đã phát triển thành công nhiều công nghệ ứng dụng blockchain ra thế giới, dẫn đầu các xu hướng và tạo ra các thay đổi lớn.
Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới
Bên cạnh các chia sẻ thành công của doanh nghiệp đã đầu tư, làm ăn ở nước ngoài, đại diện của các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ cũng chia sẻ thông tin về tình hình phát triển và nhu cầu thị trường sản phẩm dịch vụ số; chính sách thu hút đầu tư của chính phủ các nước; các cơ hội hợp tác đối với doanh nghiệp ICT Việt Nam.
Hội nghị doanh nghiệp ICT Việt Nam 2023

Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài vừa được Bộ TT&TT thành lập.
Chia sẻ về kế hoạch thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư của Nhật Bản, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) nhấn mạnh về cơ hội cho các doanh nghiệp ICT Việt Nam mở rộng hợp tác, kinh doanh tại thị trường đang thiếu hụt số lượng lớn kỹ sư công nghệ thông tin.
Tại thị trường Hàn Quốc, ông Lee Byoung Moog, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác công nghệ thông tin Hàn Quốc đã cung cấp thông tin về thị trường ICT Hàn Quốc, các lĩnh vực ưu tiên hợp tác đầu tư thương mại của Hàn Quốc, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam, quy trình, quy định và các ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc nhằm thu hút doanh nghiệp ICT Việt Nam đầu tư và thành lập công ty tại Hàn Quốc.
Đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng, ông Pavel Poskakukhin, đồng Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật số thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định, với dân số trẻ và am hiểu công nghệ, doanh nghiệp ICT Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường châu Âu, đặc biệt là cung cấp giải pháp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, fintech…
“Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mang sản phẩm dịch vụ số Make in Vietnam đi ra thế giới, giải các bài toán về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của các nước, trở thành các tập đoàn, doanh nghiệp số toàn cầu”.
Nhấn mạnh điều này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng thế giới hiện vẫn còn khoảng 49% dân số, trong tổng số 8 tỷ người chưa được kết nối Internet. Đây là thời cơ, cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam mở rộng thị trường, mang tri thức và công nghệ của mình góp phần giải các bài toán chuyển đổi số ở các nước, đẩy nhanh tiến trình xây dựng thế giới số.
Tại sự kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan, tổ chức liên quan cam kết sẽ đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong tiến trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, để cùng mang tri thức và công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Loạt doanh nghiệp bán lẻ thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2023​


Bức tranh kinh tế 2023 được giới phân tích dự báo đầy khó lường khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ như FRT, MWG, DGW lên kế hoạch kinh doanh thận trọng.
Xu hướng thắt chặt chi tiêu cùng tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng nhất định tới kết quả kinh doanh các doanh nghiệp bán lẻ trong quý 4/2022. Sang năm 2023, giới phân tích dự báo bức tranh kinh tế còn đầy khó khăn kéo theo những kịch bản kinh doanh không quá lạc quan của nhóm doanh nghiệp bán lẻ dần hé lộ.
“Thắt dây an toàn” cho kế hoạch kinh doanh 2023
Doanh nghiệp bán lẻ top đầu là Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT – FPT Retail (FRT) lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 giảm hơn một nửa so với thực hiện 2022 xuống 240 tỷ đồng bất chấp mục tiêu doanh thu lại tăng trưởng 2 con số 13% đạt mức 34.000 tỷ đồng. Trước đó, FPT Retail đã lập đỉnh lợi nhuận năm 2021 với 554 tỷ đồng và năm 2022 với 486 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bán lẻ FRT 2023

Nguyên nhân chính khiến ban lãnh đạo doanh nghiệp dự tính lợi nhuận giảm mạnh do khó khăn từ chuỗi FPTShop. Năm 2023, FPT Retail dự báo sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi từ cuối năm trước như sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh, chi phí tài chính liên tục tăng cao, lạm phát cao, cũng như thị trường mua trả góp liên tục suy giảm,…
Trước đó, năm 2022 chuỗi bán lẻ FPTShop đóng góp tới 70% tương ứng khoảng 21.000 tỷ đồng trong tổng doanh thu hơn 30.000 tỷ của FRT.
Dự báo nhu cầu tiêu dùng suy yếu trong năm nay, trong tài liệu đại hội của CTCP Thế giới số (Digiworld, DGW), doanh nghiệp này bất ngờ “quay xe” hạ kế hoạch kinh doanh 2023, với mục tiêu doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm 9% và 42% so với thực hiện 2022.
Doanh nghiệp bán lẻ DGW 2023

Trước đó, Digiworld đã từng công bố kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mức 2 con số tại Nghị quyết HĐQT hồi giữa tháng 2. Tuy nhiên, nhận định nền kinh tế nói chung cũng như nhu cầu của người tiêu dùng nói riêng có sự suy giảm, Ban lãnh đạo đã thay đổi mục tiêu kinh doanh có phần thận trọng hơn.
Doanh nghiệp bán lẻ MWG 2023

Không có kế hoạch giảm lãi như FRT hay DGW, “đại gia” ngành bán lẻ là Thế giới Di động (MWG) đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng 1 chữ số, trong đó doanh thu chỉ tăng 1% lên 135.000 tỷ đồng và lãi hợp nhất sau thuế tăng nhẹ 2% lên 4.200 tỷ đồng. MWG cho biết, những chỉ tiêu trên được đưa ra dựa vào tình hình thực tế giai đoạn hiện tại và giả định sức mua sẽ hồi phục tích cực kể từ quý 3/2023. Thậm chí, ban lãnh đạo cho rằng có thể đưa ra điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình thị trường thực tế trong nửa cuối năm.
Chủ tịch HĐQT Thế giới di động Nguyễn Đức Tài trải lòng rằng:“Sau nhiều năm tăng trưởng cao và liên tục dồn sức cho mở rộng, những “cơn gió ngược” trong năm 2022 là cơ hội để Công ty tập trung rà soát hoạt động kinh doanh và củng cố nội lực của doanh nghiệp. Là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam với quy mô doanh thu 5,5 tỷ đô la Mỹ và mạng lưới hơn 5.500 cửa hàng trên toàn quốc, việc không ngừng tìm tòi, sáng tạo, dám thử nghiệm và chấp nhận sửa sai là không thể thiếu để tạo ra những động lực tăng trưởng mới và giúp MWG phát triển vượt bậc trong tương lai”.
Ngành bán lẻ kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối 2023
Bán lẻ vốn được đánh giá là lĩnh vực triển vọng trong năm 2023 khi mà tiêu dùng được kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau Covid-19 kéo dài từ năm 2020-21. Tuy nhiên, báo cáo triển vọng nhóm ngành này của VDSC lại cho rằng, sự phục hồi doanh số bán lẻ hậu Covid có thể gây áp lực lên tăng trưởng năm 2023.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân sách hộ gia đình bị thu hẹp có thể gây áp lực lên nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa, làn sóng cắt giảm việc làm trong các ngành thâm dụng lao động sẽ tiếp tục diễn ra cho đến ít nhất là quý 2/2023.
Đồng thời, sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sẽ có tác động không đồng nhất đến từng nhà bán lẻ Việt Nam. Các mặt hàng thiết yếu (FMCG, dược phẩm) và những mặt hàng không thiết yếu đắt tiền vẫn sẽ bán tốt, ngược lại các sản phẩm không thiết yếu ở phân khúc trung cấp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ vốn được hưởng lợi từ nhu cầu bị dồn nén, có thể bị suy giảm tiêu thụ nặng nề nhất năm 2023.
Những yếu tố trên sẽ cùng cộng hưởng, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng theo đó gặp nhiều thách thức.
Theo VDSC, nền kinh tế ảm đạm dự kiến sẽ dần cải thiện từ nửa sau năm 2023 và phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2024 khi các đơn đặt hàng bắt đầu có trở lại và thu nhập của người lao động được cải thiện.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Windows 12 lần đầu lộ diện bổ sung hàng loạt thuật toán máy​


Windows 12 mang tới thiết kế giao diện mới, kèm theo đó là cấu hình phần cứng yêu cầu để chạy mượt mà sẽ cao hơn đáng kể so với Windows 11.
Theo một số nguồn tin, Microsoft được cho là đang trong quá trình phát triển Windows 12 – phiên bản tiếp theo của hệ điều hành Windows kể từ tháng 2/2022. Có tên gọi nội bộ là “Next Valley”, Windows 12 dự kiến sẽ chính thức lộ diện sớm nhất là vào nửa cuối 2024.
Mới đây nhất, một loạt hình ảnh và thông tin về Windows 12 đã bị rò rỉ, mang đến cái nhìn đầu tiên về bố cục, giao diện cũng như cấu hình yêu cầu của hệ điều hành này.
Tiếp tục theo đuổi kiểu giao diện mới
Theo hình ảnh bị rò rỉ, dường như Microsoft vẫn tiếp tục theo đuổi kiểu giao diện tuơng tự như hệ điều hành MacOS, với bố cục được sắp xếp chặt chẽ hơn và các biểu tượng (icon) ứng dụng đơn giản hơn.
Chẳng hạn, Thanh tìm kiếm (Search Bar) nằm ở chính giữa trên cùng màn hình, bên cạnh là đồng hồ/ngày, các chỉ báo pin, Wi-Fi và âm thanh ở góc trên cùng bên phải. Trong khi đó, các tiện ích như Thời tiết, tin tức nằm ở góc trái màn hình. Như vậy, thanh tác vụ của Windows 12 chỉ hiển thị các icon ứng dụng, trong khi thanh Start Menu nằm ở chính giữa phía dưới màn hình.
Windows 12 lộ diện

Giao diện của Windows 12 lần đầu lộ diện dưới dạng thông tin bị rò rỉ. Ảnh: Deskmodder
Tất nhiên, trong bối cảnh Microsoft đang dồn sức vào lĩnh vực AI, Thanh tìm kiếm được tích hợp thêm ChatGPT là điều đương nhiên sẽ xuất hiện trên Windows 12, giúp trải nghiệm người dùng trở nên tốt hơn đáng kể.
Nhìn chung, sự thay đổi về mặt giao diện với Windows 12 của Microsoft có thể mang tới một số ý kiến trái chiều, đặc biệt từ những fan trung thành lâu năm của Windows, vốn ưa chuộng kiểu giao diện truyền thống hơn kiểu giao diện theo phong cách Mac. Tuy nhiên, Microsoft có thể vẫn sẽ cho phép người dùng có thể thoải mái tùy biến giao diện theo sở thích của mình, theo Deskmodder. Nếu có đủ kiến thức về ‘vọc vạch’ máy tính, người dùng có thể sử dụng các công cụ do các modder cung cấp để tùy biến sâu hơn giao diện của Windows.
Cấu hình yêu cầu cao hơn Windows 11
Hệ điều hành Windows 12 sẽ có tên mã là “CorePC”, được thiết kế với mục tiêu bảo mật tương tự Windows 11 nhưng sẽ hỗ trợ nhiều tùy biến hơn và tương tích hợp nhiều loại thiết bị như máy tính bàn, laptop hay máy tính bảng.
Cấu hình yêu cầu của Windows 12 về cơ bản không quá khác biệt so với phiên bản tiền nhiệm. Người dùng cần trang bị PC có tích hợp CPU có tối thiểu 2 nhân với xung nhịp thấp nhất là 1GHz. Kèm theo đó, thiết bị cần trống ít nhất 64GB dung lượng lưu trữ, hỗ trợ các tính năng như UEFI, TPM 2.0, DirectX 12, và tương thích WDDM 2.0, cùng một màn hình có độ phân giải 720p.
Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất lại đến từ dung lượng bộ nhớ RAM yêu cầu. So với yêu cầu dung lượng RAM 4GB trên Windows 11, người dùng Windows 12 bắt buộc phải trang bị tối thiểu 8GB trên Windows 12.
Nguồn tin từ Windows Central cho biết ít nhất một phiên bản thử nghiệm của hệ điều hành này đang được thiết kế tập trung vào việc tối ưu hóa tối đa phần cứng và phần mềm, cũng như tận dụng khả năng máy học của phần cứng “theo cách tương tự Apple Silicon”.
Với việc bổ sung hàng loạt thuật toán máy học và AI, Windows 12 hứa hẹn sẽ có thêm nhiều tính năng mới như tự động phân tích nội dung trên màn hình và bật lên lời nhắc theo ngữ cảnh, hoặc cho phép đánh dấu văn bản trong hình ảnh và sao chép vào một tệp khác.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top