Kiến thức Quản trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 cao kỷ lục gần 160.000 doanh nghiệp​

Riêng trong quý IV/2023, có đến hơn 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 đạt mức 159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023 cao gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm 2023.
Doanh nghiệp thành lập mới năm 2023

“Từ quý II, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phục hồi ấn tượng, luôn ở mức trên 40.000 doanh nghiệp, là mức cao nhất theo quý từ trước tới nay. Riêng quý IV/2023 có 42.952 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,3 lần so với mức bình quân theo quý giai đoạn 2017-2022”, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết.
Ngoài ra, tổng số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp gia nhập thị trường có sự cải thiện qua các quý của năm 2023 (310.331 tỷ đồng trong Quý I; 397.126 tỷ đồng trong Quý II; 379.319 tỷ đồng trong Quý III và Quý IV là 434.483 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2023 đạt 58.412 doanh nghiệp. Qua đó đưa số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tiếp tục ở mốc trên 200.000 doanh nghiệp (217.706 doanh nghiệp), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp 1,3 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm qua.
Đây cũng là năm thứ hai số doanh nghiệp thành lập gia nhập và tái gia nhập thị trường vượt qua mốc 200.000. Năm ngoái, con số này là 208.368 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023

Năm 2023, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tiếp tục đạt mức trên 200.000 doanh nghiệp
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản… đã góp phần giúp tình hình đăng ký doanh nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam năm 2023.
Tuy nhiên, năm 2023 cũng là một năm đầy thách thức với doanh nghiệp. Trong tháng 12/2023, cả nước có 14.355 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung cả năm, con số này là 172.578 doanh nghiệp, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là con số cao nhất kể từ năm 2017 tới nay.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!​


Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Tỷ trọng kinh tế số trong GDP chưa tới 13%

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại mục “Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025” đặt mục tiêu, đến năm 2025 kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
Tại cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế – xã hội quý IV và cả năm 2023, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đây là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê công bố tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP của Việt Nam.
Qua nghiên cứu, tính toán của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020-2023 lần lượt là: Năm 2020 là 12,66%; 2021 là 12,87%; 2022 là 12,63% và ước tính 2023 là 12,33%.
So sánh kết quả của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số ở Việt Nam tương ứng với tỷ trọng kinh tế số của Thái Lan trong GDP năm 2020-2021 (Thái Lan năm 2021 là 12,66% và 2022 là 12,1%), nhưng thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Malaysia với 23,1% vào năm 2021 và Sigapore với 17,3% vào năm 2022.
Tuy vậy, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP của Việt Nam trong các năm 2021-2022 lại cao hơn Mỹ với 10,3% GDP vào năm 2021 và Australia với 6,3% trong giai đoạn này. Đại diện Tổng cục Thống kê giải thích, sở dĩ có sự khác nhau là bởi các quốc gia xác định phạm vi để đo lường nền kinh tế số là khác nhau.
Cũng theo nhận định của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP tại Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, từ 12,87% vào năm 2021 xuống còn 12,63% vào năm 2022 và dự kiến năm 2023 còn 12,33%. Điều này cũng cùng xu hướng với Thái Lan với tỷ lệ 12,66% vào năm 2021 và 12,1% vào năm 2022.
Đặc biệt, với tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số năm 2023 là 12,3%, tương ứng với quy mô nền kinh tế số hiện nay là 1.200 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 thì quy mô nền kinh tế số năm 2024 phải tăng thêm hơn 30% và năm 2025 phải tăng thêm hơn 50%, điều này thực sự khó khăn và đầy thách thức.
Kinh tế số từ công nghiệp điện tử

Các địa phương có tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP cao chủ yếu do đóng góp của ngành kinh tế số lõi, cụ thể là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
10 địa phương có kinh tế số trong GDP cao hơn cả nước
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP là một chỉ tiêu được quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12/11/2021 và ngày 7/11/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thực hiện nhiệm vụ được giao về đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu để đo lường quy mô nền kinh tế số một cách đầy đủ nhất, từ việc xác định khái niệm và phạm vi để đo lường chỉ tiêu này.
Năm 2023, trong số 63 tỉnh, thành phố có 10 tỉnh, thành phố có tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP cao hơn so với mức chung của cả nước là 12,33%, trong đó có 9 tỉnh, thành phố có tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số cao nhất cả nước từ năm 2020 đến nay, bao gồm: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, TP. Hải Phòng, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và tỉnh Hà Nam.
Thang1_19_khu-cong-nghiep-bac-ninh.jpg

Khu công nghiệp công nghệ cao được đầu tư thu hút vốn nước ngoài lớn
Các địa phương có tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP cao chủ yếu do đóng góp của ngành kinh tế số lõi, cụ thể là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… Đây cũng là những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho hoạt động kinh tế lõi, giá trị tăng thêm của kinh tế số lõi chiếm khoảng 87-96% tổng giá trị tăng thêm kinh tế số địa phương.
Nhận định của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, xu hướng số hoá các ngành ở các địa phương ngày càng được đẩy mạnh, thể hiện ở tỷ trọng số hoá của các ngành kinh tế đang có xu hướng tăng ở tất cả các địa phương. Điều này thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý điều hành, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số ở Việt Nam.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

Thống nhất trình mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024​


Sau 2 phiên thương lượng, sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ.
Sau một buổi sáng thảo luận với nhiều ý kiến và phương án khác nhau, Hội đồng Tiền lương quốc gia quyết định chọn phương án tăng lương tối thiểu vùng 6%. Đề xuất này sẽ được gửi tới Chính phủ quyết định.
Thời điểm áp dụng mức lương mới, theo kiến nghị của Hội đồng, là từ 1/7/2024, cùng thời điểm thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước.
Trước đó, nhiều ý kiến bàn luận đã được đưa ra trong phiên họp. Phía tổ chức công đoàn nêu mức tăng 6,5-7,3%, còn đại diện phía chủ sử dụng lao động muốn neo giữ ở mức 4%-5%.
Mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024 ở mức 6%
Nếu đề xuất được duyệt, lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).
Thang12_29_tang-luong-toi-thieu-2024-1.jpg

Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.
Cụ thể, Vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.000 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Thang12_29_tang-luong-toi-thieu-2024-2.jpg

Theo các chuyên gia, việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là quyết định khó do xu hướng kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp vẫn có thể tăng. Trong khi đó, cuộc sống người lao động cũng không dễ thở do giảm thu nhập vì thiếu việc làm. Nếu không tăng lương sẽ khó đáp ứng được cuộc sống trong bối cảnh lạm phát và lương cơ sở của khối nhà nước, lương hưu đã tăng từ tháng 7 vừa qua.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 

Câu chuyện ERP: PAVICO nâng cao hiệu quả quản trị từ việc ứng dụng thành công BRAVO ERP​


Sau thời gian triển khai và chính thức đưa vào sử dụng, đại diện PAVICO chia sẻ những trải nghiệm thấy được nhiều lợi ích từ hệ thống ERP mới. Hệ thống BRAVO ERP đã giúp Công ty tăng hiệu suất làm việc một cách rõ rệt, tiết kiệm thời gian và kiểm soát hệ thống dữ liệu dễ dàng hơn.
Công ty Cổ Phần PAVICO Việt Nam là một trong những đơn vị chuyên sản xuất, gia công khuôn mẫu và các sản phẩm nhựa đạt chuẩn hàng đầu Việt Nam. Tiền thân là Công ty TNHH Bao bì Pavico, đến năm 2019 Pavico đã xây dựng nhà máy sản xuất với diện tích lên đến 22.000 m2 đặt tại Phú Thọ. Với sứ mệnh “Phát triển, nâng tầm vị thế sản phẩm”, PAVICO đã không ngừng nỗ lực để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Câu chuyện ERP tại PAVICO

Nhà máy sản xuất PAVICO có quy mô 22.000m2 đạt tiêu chuẩn quốc tế (Nguồn ảnh: website PAVICO)
Làn sóng chuyển đối số và xu hướng ERP đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều thay đổi trong đời sống, kinh tế, xã hội hiện nay. Để thích ứng hiệu quả với xu thế thị trường, PAVICO đặt mục tiêu chuyển đổi số để tiếp cận và ứng dụng các thành quả công nghệ thông tin tiên tiến nhất vào vận hành và quản trị doanh nghiệp. Theo đó, PAVICO đã quyết định triển khai ERP, đồng thời lựa chọn Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là đối tác đồng hành trong quá trình thực hiện dự án.
Vào ngày 30/5/2023, sau quá trình nỗ lực triển khai và đảm bảo các nghiệp vụ, PAVICO và BRAVO đã tiến hành tổng kết và nghiệm thu dự án. Từ đó cho đến nay, phần mềm được đưa vào vận hành tương đối ổn định, thông suốt. Người sử dụng đã dần làm chủ trong việc vận hành ERP, được Đối tác và Khách hàng dành nhiều lời khen ngợi về hệ thống chuyên nghiệp, hiện đại, quy trình rõ ràng, chuẩn chỉ.
Lễ nghiệm thu dự án triển khai phần mềm BRAVO cho Công ty PAVICO

Ban dự án BRAVO và PAVICO tại buổi lễ tổng kết và nghiệm thu dự án triển khai BRAVO (ERP-VN)
Vừa qua, đại diện PAVICO, bà Phạm Mai Trang – Trưởng dự án ERP đã chia sẻ đầy tự hào về việc thành công nhất trong năm 2023 là triển khai áp dụng hệ thống ERP tại nhà máy PAVICO.
“Tôi cảm thấy rất tự hào vì thực sự để triển khai ERP rất khó với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy mà PAVICO đã làm được, không những làm được mà còn làm rất chỉn chu, chi tiết, giải quyết được hầu hết các vấn đề của các phòng ban.
Trước khi ký hợp đồng, tôi dành rất nhiều thời gian để lên các Group Kế toán, ERP… để học hỏi và nghiên cứu kinh nghiệm triển khai. Kết quả không học hỏi được nhiều mà hay thấy các bài đăng chia sẻ làm ERP khó. Nhiều người kêu công ty họ bỏ ra rất nhiều tiền để làm ERP nhưng không chạy được phải bỏ giữa chừng hoặc chạy xong nhưng đến khi đưa vào sử dụng thì quá khó cho người dùng, không phù hợp với mô hình doanh nghiệp…, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án thất bại. Đa phần lý do của những dự án dở dang là do chọn sai Nhà cung cấp, do BLĐ và đội ngũ không quyết tâm đến cùng. Thật may mắn, PAVICO đã lựa chọn BRAVO – một sự lựa chọn vô cùng đúng đắn, đúng giải pháp PAVICO cần, đúng đội ngũ triển khai tận tâm, chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện.
Thay mặt anh chị em PAVICO, xin chân thành cảm ơn đội ngũ BRAVO đã hỗ trợ team PAVICO hết mình, biến team từ không biết gì giờ đã thành “pro” sử dụng ERP, được các đối tác và khách hàng khen ngợi hết lời khi chứng kiến quy trình của công ty rõ ràng và hệ thống chuẩn chỉ, hiện đại.” –
Bà Phạm Mai Trang chia sẻ.
Câu chuyện triển khai thành công ERP tại PAVICO

Quy trình sản xuất – kinh doanh của PAVICO ngày càng được tối ưu nhờ ứng dụng thành công Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP. (Nguồn ảnh: website PAVICO)
Đại diện PAVICO cũng nhấn mạnh: Công cuộc chuyển đổi số của PAVICO chưa dừng lại ở đây. Chuyển đổi văn hóa, thói quen làm việc và nâng cao năng lực sử dụng công nghệ là yếu tố cốt lõi để vận hành hiệu quả ERP, cũng như các công nghệ mới sẽ được áp dụng trong lộ trình chuyển đổi số sắp tới của PAVICO.
Việc PAVICO ứng dụng hệ thống hiện đại không chỉ nâng cao năng lực quản trị, phù hợp với mô hình tiêu chuẩn quốc tế, mà còn là cơ sở để PAVICO vươn lên là một trong những doanh nghiệp hàng đầu khu vực về lĩnh vực sản xuất, gia công khuôn mẫu và các sản phẩm nhựa.
Dự án triển khai ERP là bước khởi đầu tốt đẹp cho công cuộc số hóa mạnh mẽ, tân tiến và đồng bộ tại PAVICO. Vinh dự được đồng hành cùng PAVICO giúp BRAVO một lần nữa nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu “BRAVO – Bí quyết quản trị doanh nghiệp” trên thị trường ERP hiện nay.
Phần mềm BRAVO ERP hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp thông minh thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến, quy trình kinh doanh chuẩn hóa, tinh gọn và tích hợp. Qua đó, các doanh nghiệp đạt được những bước phát triển bền vững, đem lại chất lượng phục vụ tối ưu cho khách hàng.

Xem thêm:
Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 

Gợi ý những phần mềm quản lý sản xuất được đánh giá hiệu quả nhất 2024​


Trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay, việc sử dụng phần mềm quản lý sản xuất không chỉ là một xu hướng mà còn là bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp dần khắt khe hơn với việc lựa chọn phần mềm. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp những phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả, được đánh giá cao nhất 2024 dưới đây.
Phần mềm quản lý sản xuất 2024

1. Khái niệm về phần mềm quản lý sản xuất​

Phần mềm quản lý sản xuất được biết đến là một giải pháp công nghệ, chúng được thiết kế để hỗ trợ và tối ưu hóa các quy trình sản xuất trong một doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý sản xuất còn có khả năng tập hợp các chức năng trong sản xuất thành một hệ thống đồng bộ, và hỗ trợ toàn bộ các hoạt động sản xuất, từ việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý sản phẩm, quản lý kho, tối ưu năng suất,… Mục tiêu chính của phần mềm này là cải thiện hiệu suất, chất lượng sản phẩm, và quản lý tổ chức một cách hiệu quả nhất.

2. Chức năng nổi bật của phần mềm quản lý sản xuất​

Tối ưu hóa quy trình sản xuất luôn là chức năng chính của phần mềm. Ngoài ra, hệ thống quản lý sản xuất còn sở hữu nhiều chức năng nổi bật cho doanh nghiệp như:
  • Hỗ trợ hoạch định kế hoạch sản xuất.
  • Quản lý sát sao quá trình sản xuất.
  • Quản lý máy móc, nguyên vật liệu, xưởng, kho.
  • Quản lý toàn bộ thông tin sản phẩm.
  • Hỗ trợ theo dõi và quản lý khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp.
  • Thống kê sản lượng, theo dõi tiến độ chính xác.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất.

3. Những lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất​

Phần mềm quản lý sản xuất mang lại rất nhiều lợi ích đáng kể. Một số lợi ích quan trọng khi triển khai phần mềm quản lý sản xuất gồm:
  • Thúc đẩy doanh thu: thông qua việc quản lý, doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch và chiến lược để thúc đẩy doanh thu.
  • Nâng cao hiệu quả sản xuất: tính năng tự hóa quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tăng độ chính xác.
  • Theo dõi và quản lý tồn kho hiệu quả: giảm thiểu chi phí lưu trữ và tránh các mất mát hàng tồn kho nhờ sử dụng tính năng quản lý tồn kho.
  • Quản lý nhân sự hiệu quả: giảm thiểu các thao tác thủ công, theo dõi chặt chẽ hiệu suất lao động để tối ưu hóa nguồn nhân lực.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: theo dõi và kiểm soát các quy trình để đảm bảo việc tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng. Hay phát hiện vấn đề thông qua phân tích dữ liệu để doanh nghiệp xử lý kịp thời.
  • Tích hợp thông tin: tập hợp các nguồn thông tin được kết nối đồng nhất với nhau. Tạo sự minh bạch và tăng cường sự tương tác với các phòng ban.
  • Giảm chi phí, tăng lợi nhuận: giảm thiểu các lỗi sản xuất, tối ưu hóa nguồn lực. Từ đó, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
  • Hỗ trợ lên báo cáo tự động và phân tích nhanh chóng: kết xuất báo cáo nhanh chóng và chất lượng. Phân tích dữ liệu để doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược cải thiện quy trình.

4. Top phần mềm quản lý sản xuất được đánh giá hiệu quả nhất năm 2024​

Dưới đây là tổng hợp 3 công cụ quản lý sản xuất đang được đánh giá hiệu quả nhất 2024.
4.1. Phân hệ Quản lý sản xuất BRAVO
Có thể nói, Bravo là một trong những cái tên đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp. Bởi, BRAVO là một nhà cung cấp phần mềm ERP có uy tín trên thị trường. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả quản trị hoạt động SXKD. Trong đó phân hệ Quản lý sản xuất là một trong những phân hệ cơ bản có nhiều điểm mạnh trong hệ thống ERP tổng thể của BRAVO.
Sở hữu nhiều điểm mạnh, BRAVO được biết đến nhiều bởi ưu điểm về sự linh hoạt tùy chỉnh theo các yêu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp cụ thể. Vậy nên, phân hệ Quản lý sản xuất BRAVO cũng được kế thừa những ưu điểm này. Một số chức năng chính phải kể đến đó là:
  • Khai báo định mức nguyên liệu (BOM): Hỗ trợ khai báo cho từng công đoạn sản xuất. Khai báo nhanh thông qua tính năng sao chép định mức từ sản phẩm khác hoặc import dữ liệu từ excel. Quản lý đăng ký BOM theo thời hạn (BOM có ngày hiệu lực).
  • Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất: cập nhật kế hoạch sản xuất theo nhiều kỳ và lệnh sản xuất chi tiết theo từng đơn hàng/ công đoạn/,… Lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu và cho phép điều chỉnh. Theo dõi kế hoạch sản xuất và cảnh báo khi kế hoạch vượt quá mức cho phép.
  • Tính nhu cầu vật tư: Căn cứ vào định mức nguyên liệu (BOM) để tính toán nhu cầu nguyên vật liệu đáp ứng theo kế hoạch. Phần mềm hỗ trợ tính toán thời gian dự kiến đặt mua để đảm bảo đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất.
  • Theo dõi tiến độ, thống kê sản lượng sản xuất: theo dõi và cập nhật sản lượng sản xuất theo từng công đoạn. Kiểm soát tiến độ thực hiện và hoàn thành lệnh, kế hoạch sản xuất.
  • Kiểm soát tiêu hao vật tư: Kiểm soát vật tư xuất kho theo lệnh sản xuất, đối chiếu với BOM để kiểm soát và cảnh báo xuất kho. Hỗ trợ tính toán và quyết toán vật tư xuất theo lệnh sản xuất hoặc đơn hàng thuê gia công.
  • Hỗ trợ quản lý nhập xuất kho phân xưởng: hỗ trợ nhập xuất tồn kho chi tiết tại các phân xưởng.
  • Hỗ trợ dữ liệu tính giá thành: Kế thừa dữ liệu các (BOM), các nghiệp nhập xuất, thống kê hao hụt sản xuất sẽ giúp cho việc tính giá thành của Bộ phận tài chính kế toán trở nên dễ dàng, chính xác và nhanh chóng nhất.
  • Giảm thiểu thời gian truy xuất dữ liệu và chi phí nhân lực, giúp gia tăng chất lượng lao động.
4.2. Phần mềm quản lý sản xuất – Faceworks
Phần mềm sản xuất của Faceworks là một giải pháp hữu hiệu, có khả năng tùy biến tương đối cao. Phù hợp với hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp như: ngành gỗ, điện tử, may mặc,…). Hệ thống này giúp doanh nghiệp quản lý nguyên vật liệu, hàng tồn kho, đơn đặt hàng. Và doanh nghiệp không cần điều chỉnh quy trình quản lý khi sử dụng phần mềm.
Một số chức năng chính của phần mềm gồm:
  • Hỗ trợ điều chỉnh định mức hoặc thay đổi trong sản xuất.
  • Người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
  • Import trực tiếp file định mức vào phần mềm.
  • Phân tích các sản phẩm lỗi.
  • Theo dõi và quản lý tiến độ sản xuất.
  • Tùy chỉnh linh hoạt, doanh nghiệp không cần thay đổi quy trình sản xuất.
4.3. Phần mềm quản lý sản xuất – DigiiPM
DigiiPM được biết đến là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp muốn quản lý sản xuất hiệu quả. Một số chức năng chính của phần mềm là:
  • Dự báo nhu cầu mua hàng, tối ưu hóa chi phí đầu vào.
  • Đánh giá và điều chỉnh BOM.
  • Kiểm soát và nâng cao chất lượng, giảm rework.
  • Hỗ trợ mở rộng hệ thống với chi phí dưới 50%
  • Tăng độ uy tín với khách hàng nhờ độ chính xác, tốc độ hoàn thành.
  • Giảm thiểu chi phí nhân lực.
  • Kiểm soát và hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất.
Sự khắt khe trong việc lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất ngày càng cao. Bởi, doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu hóa mọi quy trình trong quản lý sản xuất. Vậy nên, trên đây là các phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả nhất 2024 mà chúng tôi muốn gợi ý đến bạn. Hy vọng bạn đọc sẽ có những lựa chọn phù hợp để giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Chính phủ đề xuất giảm 50% thuế cho xăng dầu đến hết năm 2024​


Theo Chính phủ, việc tiếp tục thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 sẽ góp phần ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị kéo dài chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu tới hết năm 2024. Mức giảm thuế tương đương 50% biểu khung thuế và đang được áp dụng từ tháng 4/2022.
Giảm thuế cho xăng dầu năm 2024

Chính phủ đề xuất kéo dài giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu đến hết năm 2024
Theo đề xuất của Chính phủ, năm 2024, mức thuế bảo vệ môi trường áp dụng với xăng (trừ ethanol) là 2.000 đồng một lít; với nhiên liệu bay, dầu diesel, mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; với dầu hỏa 600 đồng/lít.
Khi giảm thuế này, giá xăng, dầu tới tay người tiêu dùng sẽ hạ tương ứng 1.100 – 2.200 đồng/lít (đã gồm thuế GTGT), riêng dầu hỏa hạ 660 đồng/lít.
Từ 01/01/2025, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ trở lại mức trần trong biểu khung thuế, tức 4.000 đồng một lít với xăng (trừ ethanol); nhiên liệu bay 3.000 đồng một lít.
Theo Chính phủ, việc tiếp tục thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 sẽ góp phần ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Ngân sách “hụt” 38.924 tỉ đồng khi giảm thuế bảo vệ môi trường
Về tác động của chính sách, Chính phủ cho biết ngân sách nhà nước ước giảm thu bình quân mỗi tháng (đã gồm thuế GTGT) khoảng 38.924 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc kéo dài giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu tới hết năm sau sẽ giúp hạ giá bán lẻ trong nước, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân, chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, trường hợp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn tăng lên bằng mức trên của biểu khung thuế từ đầu năm 2024, sẽ làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng thêm 0,36 – 0,54 điểm phần trăm. Ngược lại, nếu tiếp tục giảm thuế này hết năm sau sẽ tránh được biến động tăng giá bán lẻ xăng, dầu và không làm tăng CPI.
Việc giảm thuế này cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi, nhất là các doanh nghiệp được hưởng lợi từ giảm thuế với xăng, dầu như vận tải, dịch vụ khí đốt, đánh bắt thủy sản.
Trước đó, khi thẩm định đề xuất này, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì soạn thảo – phối hợp với Bộ Công Thương bổ sung đánh giá về cung cầu, giá xăng dầu trong nước và thế giới để đưa ra thời gian áp dụng phù hợp.
Song Bộ Tài chính cho hay giá xăng dầu thường biến động nhanh trong thời gian ngắn và giá trong nước phụ thuộc vào thế giới. Trong khi đó, giảm thuế bảo vệ môi trường là giải pháp tình thế, áp dụng trong bối cảnh giá xăng dầu biến động, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.
“Chính sách này chỉ áp dụng trong thời gian nhất định, nên đề xuất kéo dài giảm thuế này với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm sau là phù hợp”, Bộ Tài chính lập luận.
(Chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được áp dụng từ tháng 4-2022 đến hết năm 2023. Hiện, mức thuế này vẫn đang được giảm 50%, tương ứng 2.000 đồng/lít xăng (trừ etanol) và 1.000 đồng/lít dầu diesel.)

Xem thêm:
Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

Ngành thép sẽ có triển vọng tươi sáng và phục hồi trong năm 2024​


Nhiều chuyên gia dự báo, ngành thép Việt Nam trong năm 2024 có thể sản xuất được 29 triệu tấn và tiêu thụ được 21,67 triệu tấn, sau khi cho thấy những tín hiệu hồi phục mạnh mẽ vào cuối năm 2023.
Cụ thể, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có đánh giá tích cực về tiêu thụ thép xây dựng, với sự tăng trưởng đáng kể trong tháng 11 và 12/2023, đạt mức cao nhất trong 20 tháng qua, tăng trưởng hơn 20-40% tùy mặt hàng.
Thông qua sự khởi sắc của nền kinh tế nội địa và các chính sách thúc đẩy đầu tư công từ Chính phủ và các bộ ngành trong năm 2024, dự kiến sản xuất và tiêu thụ thép có thể đạt 29 triệu tấn và 21,67 triệu tấn, tăng 6,7% và 7,4% so với năm 2023.
Ngành thép phục hồi năm 2024


Sản xuất và tiêu thụ thép trong năm 2024 được dự báo sẽ đạt 29 triệu tấn và 21,67 triệu tấn
Sau khi trải qua giai đoạn giảm giá kéo dài từ giữa năm 2023, khiến giá thép xây dựng giảm 19 lần liên tiếp và đạt mức đáy thấp nhất trong 3 năm trở lại đây do nhu cầu tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản yếu ớt và đầu tư công chưa thực sự phục hồi thì đến quý IV/2023, giá thép và sức mua đã có dấu hiệu phục hồi, mang lại tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, nhu cầu thép được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trở lại khi đầu ra là thị trường bất động sản hồi phục từ năm 2024. Các dữ liệu mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, mặc dù giao dịch căn hộ, chung cư, đất nền trong quý III/2023 mới bằng khoảng 73% so với cùng kỳ nhưng đã tăng 24,7% so với quý II/2023. Bên cạnh đó, số lượng dự án xây dựng hoàn thành và đang xây dựng đều tăng lại so với cùng kỳ năm 2022.
Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024. Trong đó, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội dự kiến tăng hơn 33% vào năm 2024, đạt mức 20.000 căn hộ và tại TP. Hồ Chí Minh nguồn cung đạt khoảng 12.000 căn (tăng 31%). CBRE cho rằng, nguồn cung căn hộ phục hồi sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.
Cùng với đó, mới đây Chứng khoán MB (MBS) cũng dự báo trong năm 2024, giá thép xây dựng nội địa phục hồi lên mức 15 triệu VNĐ/tấn (tăng 8% so với năm 2023) nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam. MBS cho rằng, nhờ các chính sách hỗ trợ có thể phục hồi thị trường bất động sản từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% so với cùng kỳ (theo dự báo của CBRE) sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.
Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu phục hồi tại EU và Mỹ tác động tích cực đến sản lượng và giá tôn mạ xuất khẩu, giá thép xuất khẩu dự kiến tăng 9% trong năm 2024 giúp biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp xuất khẩu thép cải thiện.
Đây được xem là giai đoạn quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép tăng cường tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm, hình thành chuỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau thép. Tuy nhiên về lâu dài, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải hướng tới sản xuất xanh, bền vững và đầu tư nguồn lực về tài chính, công nghệ sản xuất các sản phẩm thép xanh, đáp ứng quy định về giảm phát thải carbon để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tìm hiểu thêm về Giải pháp quản trị nguồn lực trong ngành sản xuất Thép xây dựng
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thị trường, cải thiện năng lực pháp lý, nâng cao năng lực, nguồn lực tài chính, thực hiện công khai, minh bạch trong quản trị, minh bạch hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị các nước mở điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Xem thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp của BRAVO.
 

Ứng dụng thành công BRAVO ERP – Chìa khóa tối ưu năng lực quản trị của Dược Phẩm Mạnh Tý – bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng​

Câu chuyện chuyển đổi số tại Dược phẩm Mạnh Tý – Việt Mỹ được xem là chìa khóa thành công để liên tục tăng trưởng trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão và chi phối hầu hết các ngành như hiện nay.
Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Mạnh Tý – Việt Mỹ (hay được biết đến là nhà thuốc Mạnh Tý) được thành lập từ năm 1990, chuyên bán sỉ, bán lẻ các loại thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, và bỏ thầu 65 bệnh viện toàn quốc. Mạnh Tý có trụ sở chính tại Thành phố Huế, có hệ thống 60 nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình.
Với kinh nghiệm và uy tín trên 30 năm trong ngành Dược Phẩm, Mạnh Tý luôn giành được sự yêu thương và ủng hộ đến từ quý khách hàng trong và ngoài tỉnh. Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Mạnh Tý tập trung gây dựng và kiến tạo hình ảnh một thương hiệu dược phẩm uy tín, lựa chọn tin cậy của mọi nhà.
Nhà thuôc Mạnh Tý triển khai thành công BRAVO ERP

Hệ thống nhà thuốc Mạnh Tý – Việt Mỹ (Nguồn ảnh: website DN)
Năm 2023, khi nền kinh tế trên đà phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch, Mạnh Tý đã đặt mục tiêu “Số hóa toàn diện” để nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các thành quả công nghệ thông tin tiên tiến nhất vào vận hành và quản trị doanh nghiệp. Lúc này, chuyển đổi số là bước phát triển triển tiếp theo của tin học hoá và cũng là yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo đó, Mạnh Tý đã quyết định triển khai nâng cấp hệ thống ERP. Mạnh Tý quyết định chọn Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là đối tác đồng hành trong quá trình thực hiện dự án.
Sau quá trình nỗ lực từ cả 2 phía BRAVO và Mạnh Tý, dự án triển khai nâng cấp phần mềm quản trị BRAVO ERP tại Mạnh Tý – Việt Mỹ (nâng cấp từ BRAVO 7 lên BRAVO 8R3) đã chính thức được đưa vào sử dụng tại Tổng Công ty và chuỗi nhà thuốc. Từ đó cho đến nay, phần mềm được vận hành ổn định, thông suốt. Người sử dụng đã dần làm chủ trong việc vận hành ERP, được đối tác và khách hàng dành nhiều lời khen về hệ thống chuyên nghiệp, hiện đại, quy trình rõ ràng, chuẩn chỉnh. Đem lại sự tin tưởng tối đa mỗi lần trải nghiệm mua sắm tại nhà thuốc Mạnh Tý.
BRAVO 8R3 (ERP-VN) đồng hành cùng Mạnh Tý – Việt Mỹ nâng cao năng lực quản lý chuẩn
Công ty Cổ Phần Thương Mại Dược Phẩm Mạnh Tý – Việt Mỹ là khách hàng thân thiết lâu năm của BRAVO từ những năm 2014, với phiên bản cài đặt đầu tiên là BRAVO 7.0. Qua nhiều năm hợp tác, Mạnh Tý luôn đặt sự tin tưởng, tín nhiệm vào sản phẩm – dịch vụ của BRAVO.
Năm 2023, chọn BRAVO 8R3 Mạnh Tý đã nâng cao được chất lượng trong công tác quản lý như thế nào?
  • Sắp xếp hợp lý các hoạt động SXKD thông qua tự động hóa, quy trình làm việc giữa các phòng ban có sự kế thừa, dễ dàng chia sẻ thông tin với nhau từ đó gia tăng hiệu quả làm việc, gia tăng hiệu suất của người lao động.
  • Tăng cường quản lý tài chính với việc theo dõi chặt chẽ, báo cáo nhanh chóng và chính xác.
  • Quy trình được tối ưu hóa, minh bạch và rõ ràng hơn, thông tin sản phẩm nhất quán, cải thiện trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng khi mua hàng.
  • Dễ dàng tra cứu thông tin sản phẩm và lịch sử mua hàng của khách hàng.
  • Quản lý hàng tồn kho chính xác để ngăn chặn tình trạng hết hàng và tồn kho hạn mức.
  • Công tác nhân sự được nâng cao, việc tính lương hàng kỳ thực hiện chính xác và rõ ràng.
  • Nâng cao khả năng bảo mật và truy xuất dữ liệu.
Đánh giá về phiên bản mới nâng cấp BRAVO 8R3 so với phiên bản trước đó là BRAVO 7, bà Nguyễn Thị Minh Thanh – Trưởng Dự án triển khai của Mạnh Tý chia sẻ:
“Trải nghiệm BRAVO 8 về mặt người dùng đã được cải thiện rất nhiều, giao diện hiện đại, linh động và thân thiện hơn. Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn, khai thác báo cáo dễ dàng, kế thừa dữ liệu từ các phòng ban. Đặc biệt tính năng áp dụng chính sách khuyến mãi cho khách hàng được tối ưu giúp tăng thêm phần CSKH tốt hơn.
Do giải pháp được ban dự án thiết kế, phát triển cho riêng theo đặc thù của Mạnh Tý nên Mạnh Tý vẫn hay giới thiệu với các đối tác là BRAVO 8 giống như một cái áo đi đo may vừa kích cỡ của người mặc…”.

Mạnh Tý – Việt Mỹ nâng cao lợi thế cạnh tranh sau khi chuyển đổi số thành công nhất là trong khâu bán lẻ tại hệ thống cửa hàng của công ty, đem lại chất lượng phục vụ tối ưu và nhận được sự hài lòng của khách hàng.
“Đối với hệ thống bán lẻ thì sự nhanh chóng, phục vụ chính xác, tối ưu trải nghiệm của khách hàng để khách hàng tin tưởng và hài lòng chính là lợi thế cạnh tranh và cũng là sự thành công của doanh nghiệp .” – bà Nguyễn Thị Minh Thanh chia sẻ.
Tại Mạnh Tý, từ sau khi triển khai dự án BRAVO ERP thành công, các đối tác, các nhà cung cấp, nhà phân phối luôn đánh giá cao về việc cung cấp số liệu nhanh chóng, rõ ràng, dễ hiểu và tìm kiếm thông tin sản phẩm nhập một cách nhanh chóng.
Hệ thống nhà thuốc Mạnh Tý áp dụng BRAVO ERP

Quy trình kinh doanh của chuỗi nhà thuốc Mạnh Tý – Thành Phố Huế được tối ưu hơn nhờ áp dụng thành công giải pháp ERP (Nguồn ảnh: website DN)
Lựa chọn đúng nhà cung cấp là yếu tố tiên quyết trên chặng đường số hóa
Quá trình triển khai ERP là một hành trình gian nan, không phải chỉ là một dự án kết thúc sau khi triển khai. Trên hành trình chuyển đổi số ấy, việc lựa chọn đúng đối tác triển khai ERP có thể nói chiếm hơn 50% thành công của dự án, vì phải thực sự hiểu Mạnh Tý như nội bộ của chính mình hơn là một đối tác.
Ban lãnh đạo Mạnh Tý và Ban triển khai dự án bày tỏ sự cảm kích khi lựa chọn được “người bạn đồng hành” lý tưởng là BRAVO trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp.
“Ngoài cung cấp giải pháp phần mềm phù hợp cho Mạnh Tý, tôi thật sự đánh giá cao dịch vụ của BRAVO với đội ngũ triển khai tận tâm, chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện. Còn nhớ trong quá trình triển khai dự án với BRAVO, tôi ấn tượng mãi về ngày 01/10/2023, ngày đầu tiên đưa vào áp dụng BRAVO 8, việc chốt tồn kho 60 cửa hàng đến 24h mà đội triển khai vẫn xử lý cho đến 5h sáng hôm sau…” – bà Nguyễn Thị Minh Thanh vui vẻ kể lại dù đó là đêm khuya hay rạng sáng vẫn luôn tận tâm cùng nhau.
Công cuộc chuyển đổi số của Mạnh Tý – Việt Mỹ sẽ không dừng lại ở đây. Việc luôn đổi mới, học tập để ứng dụng hệ thống hiện đại không chỉ nâng cao năng lực quản trị, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, tập trung vào các nhiệm vụ mang lại giá trị cao hơn và gia tăng ưu thế cạnh tranh của Dược phẩm Mạnh Tý trên thị trường.
Hiện nay, thương hiệu nhà thuốc Mạnh Tý đã nhanh chóng phát triển rộng lớn không chỉ về quy mô, nguồn nhân lực, mà còn là một trong những doanh nhiệp phân phối dược phẩm và thực phẩm chức năng có uy tín tại Miền Trung.
Tiên TT tổng hợp
Với nhiều ưu điểm trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý sản xuất nói riêng, giải pháp của BRAVO đã được nhiều tên tuổi trong ngành Dược phẩm tại Việt Nam tin tưởng lựa chọn như: Công ty Cổ phần Thương mại Dược Nam Hà, Công ty TNHH Tư Vấn Y Dược Quốc Tế IMC, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC, Tập đoàn Dược phẩm VIMEDIMEX…
Với BRAVO, việc được đứng sau hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thành công là niềm tự hào và là mục tiêu kinh doanh của công ty. Đặc biệt hơn, khi khách hàng của mình là những doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội thì nguồn động lực lại càng lớn lao để BRAVO nỗ lực hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ mỗi ngày.


Xem thêm: Phần mềm ERP
của BRAVO.
 

Tích hợp thành công MB BankHUB lên BRAVO ERP​


Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO hợp tác cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank) tích hợp thành công MB BankHub lên Phần mềm quản trị BRAVO (ERP-VN), gia tăng sự thuận tiện và hiệu quả của hệ thống phần mềm mang lại cho khách hàng.
Chuyển đổi số và kinh tế kiến tạo được coi là xu thế của năm 2024 với mục tiêu phát triển kinh tế số, gồm 4 trụ cột: Công nghiệp công nghệ thông tin, Số hóa các ngành kinh tế, Quản trị số và Dữ liệu số – động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.
Hòa cùng dòng chảy số, triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 của chính phủ, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO hợp tác cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank) tích hợp ngân hàng số BankHUB MB trên nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO ERP.
BankHUB MB là dịch vụ kết nối Ngân hàng điện tử dành cho khách hàng doanh nghiệp của MB (BIZ MBBank) trên các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị ERP giúp các doanh nghiệp tự động hóa quy trình công việc, nâng cao tính chính xác và tiết kiệm thời gian.
Với sự kết hợp BankHub MB và BRAVO ERP, nhân sự của doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền theo lệnh chuyển tiền trên hệ thống phần mềm BRAVO (ERP-VN) mà không phải trực tiếp mang bản cứng ra quầy, hay kết xuất dữ liệu từ phần mềm và import vào trang thanh toán trực tuyến của các ngân hàng. Ngoài ra khách hàng còn dễ dàng truy vấn thông tin tài khoản, truy vấn lịch sử giao dịch… cũng như các nghiệp vụ khác trong quản lý giao dịch ngân hàng điện tử như: Tạo lệnh chuyển tiền, Cập nhật dữ liệu giao dịch, Tạo lệnh chi lương… ngay trên giao diện phần mềm BRAVO (ERP-VN).
Thêm vào đó, thông qua dịch vụ dữ liệu từ ngân hàng, hệ thống còn tự động hạch toán trên phần mềm giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu sai sót.
Tích hợp ngân hàng điện tử trên BRAVO ERP – Giải pháp quản trị tài chính toàn diện
  • Chuyển tiền online 100% ngay trên Phần mềm ERP
  • Tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót
  • 1 thao tác cho cả hai tác vụ Ngân hàng và Phần mềm quản trị
  • Hỗ trợ hạch toán sổ sách kế toán
  • Giao dịch an toàn, Bảo mật tuyệt đối theo tiêu chuẩn quốc tế
Tích hợp thành công MB BankHUB lên BRAVO ERP

Việc tích hợp giữa Ngân hàng điện tử MB BankHub trên Phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO ERP sẽ mang lại giải pháp quản lý tài chính toàn diện và tối ưu an toàn bảo mật thông tin cho các doanh nghiệp trong giao dịch tài chính – kế toán với ngân hàng. Qua đó góp phần thúc đẩy hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Ưu đãi dành riêng cho khách hàng sử dụng BRAVO ERP tích hợp BankHub MB

Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO hợp tác cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank) tích hợp thành công MB BankHub lên Phần mềm quản trị BRAVO (ERP-VN), gia tăng sự thuận tiện và hiệu quả của hệ thống phần mềm mang lại cho khách hàng.

Hiện nay, trong các giao dịch với ngân hàng, kế toán đang gặp không ít những khó khăn khi thực hiện tra cứu số dư, lịch sử giao dịch và đối chiếu sổ tiền gửi với sổ phụ ngân hàng. BankHUB MB là dịch vụ kết nối Ngân hàng điện tử dành cho khách hàng doanh nghiệp của MB (BIZ MBBank) trên các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị ERP giúp các doanh nghiệp tự động hóa quy trình công việc, nâng cao tính chính xác và tiết kiệm thời gian.

Với sự kết hợp BankHub MB và BRAVO ERP đã giúp khách hàng của BRAVO thực hiện các giao dịch với ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi và chính xác hơn. Thêm vào đó, thông qua dịch vụ dữ liệu từ ngân hàng, hệ thống còn tự động hạch toán trên phần mềm giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu sai sót.

Bên cạnh việc tích hợp sản phẩm của hai bên nhằm giúp khách hàng doanh nghiệp thiện tiện hơn trong quá trình giao dịch; BRAVO và MB còn hợp tác đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm gia tăng thêm giá trị cho các khách hàng của hai bên. Cụ thể như sau:

Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng BRAVO ERP (*)

MIỄN PHÍ phí tích hợp BankHub MB trên phần mềm BRAVO ERP (Áp dụng cho 10 Khách hàng đầu tiên triển khai mới trong năm 2024)

Chương trình ưu đãi của MB dành cho các khách hàng doanh nghiệp khi sử dụng BankHub MB lần đầu tiên trên phần mềm BRAVO ERP (**)

  • Tặng ngay 500.000 VNĐ khi khách hàng mở mới tài khoản tại MB và đăng ký sử dụng BIZ MBBank
  • Tặng ngay 1.000.000 VNĐ khi khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản trên BankHub MB, và đáp ứng một trong các điều kiện sau:
  • Tổng doanh số giao dịch min = 5,000,000 VNĐ. HOẶC
  • 03 giao dịch, mỗi giao dịch có giá trị tối thiểu 500,000 VNĐ/ 1 giao dịch
  • Cách thức chi trả: Cashback 1.500.000 VNĐ/ Khách hàng vào tài khoản khách hàng khi đáp ứng điều kiện
  • Thời gian triển khai: Kể từ ngày 01/04/2024 đến ngày 31/12/2024 hoặc cho đến khi có thông báo thay thế, tùy điều kiện nào đến trước
Lưu ý:

(*) Chương trình áp dụng cho Khách hàng triển khai mới của BRAVO (Bao gồm “khách hàng mua mới phần mềm BRAVO trong năm 2024” và “khách hàng đã và đang sử dụng phần mềm BRAVO có triển khai thêm HĐ mới trong năm 2024 như: mở rộng, nâng cấp…”) bắt đầu từ tháng 04/2024 đến khi có thông báo mới.

(**) Chương trình chỉ dành cho Khách hàng mới của MB
Anh truyen thong chương trinh uu dai BRAVO - MB.jpg


Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về giải pháp tích hợp MB BankHUB lên BRAVO ERP, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: Mr. Bùi Xuân Công: 0904 748 086 – Email: congbx@bravo.com.vn

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Doanh nghiệp Việt cần ‘bật chế độ khẩn’ sau sự cố ransomware​


Dù chưa có bằng chứng cho thấy đang có chiến dịch tấn công ransomware nhắm vào doanh nghiệp Việt, song các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp, tổ chức cần khẩn cấp, ưu tiên làm ngay một số việc để bảo vệ hệ thống quan trọng.
Tấn công ransomware sẽ chưa dừng lại sau 2 vụ VNDIRECT, PVOIL

Chỉ 8 ngày sau khi sự cố tấn công mạng làm mã hóa toàn bộ dữ liệu hệ thống của VNDIRECT được phát hiện, ngày 2/4, không gian mạng Việt Nam tiếp tục ghi nhận PVOIL bị tấn công bất hợp pháp có chủ đích theo hình thức ransomware, gây gián đoạn hoạt động toàn bộ hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Với cả 2 sự cố này, các lực lượng chức năng về an toàn, an ninh mạng với chủ lực là A05 (Bộ Công an) và Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã và đang cùng các chuyên gia tích cực hỗ trợ 2 doanh nghiệp khắc phục, xử lý các sự cố.
Những ngày qua, hệ thống giám sát không gian mạng Việt Nam của Cục An toàn thông tin ghi nhận xu hướng tấn công ransomware vào doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đang gia tăng. Việc các tổ chức, doanh nghiệp Việt liên tiếp phải đối mặt với sự cố tấn công ransomware thời gian gần đây đang khiến nhiều cơ quan, đơn vị lo lắng phải chăng đang có một chiến dịch tấn công ransomware nhắm vào các hệ thống thông tin trong nước.
Thang4_3_phong-chong-tan-cong-ransomware-vao-doanh-nghiep.jpg

Một phần nguyên nhân khiến Việt Nam có tên trong nhóm nước hứng chịu nhiều cuộc tấn công dựa trên “Prior Compromised – Đã bị xâm nhập từ trước”, là bắt nguồn từ việc nhiều người dùng có thói quen sử dụng các phần mềm lậu/không hợp lệ được cung cấp miễn phí trên Internet. Từ đó, tạo điều kiện cho các tội phạm mạng có thể dễ dàng cài đặt mã độc bên trong nhiều hệ thống trong một khoảng thời gian khá dài.
“Các cuộc tấn công ransomware thường không khởi phát ngay mà hacker nằm vùng, chờ đến thời điểm thích hợp mới thực thi, chẳng hạn như đạt được mức độ ảnh hưởng lớn nhất và thu được nhiều lợi ích tài chính nhất. Không những thế, nhiều cuộc tấn công còn được “may đo” dựa trên đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị mục tiêu, thực thi đa hướng và vũ khí hóa bởi các công nghệ AI giúp tăng tỷ lệ thành công”, ông Ngô Quốc Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ giải pháp quốc tế VNCS – VNCS Global, Giám đốc Kỹ thuật Công ty cổ phần Công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam – VNCS, phân tích.
Nhận định đợt này sự cố tấn công ransomware sẽ chưa dừng lại sau các vụ nhắm vào VNDIRECT và PVOIL, song Giám đốc Kỹ thuật Công ty VNCS cho rằng, đến nay chưa có bằng chứng để khẳng định đang có một chiến dịch tấn công có tổ chức tập trung vào hệ thống của cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nói thêm về các vụ việc gần đây, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam – NCS nhận xét, hình thức tấn công của hacker tương đối giống nhau, đều là tấn công nằm vùng một thời gian và sau đó mã hóa dữ liệu tống tiền. Tuy vậy, kỹ thuật tấn công các vụ lại không giống nhau, do đó khả năng đây là các cuộc tấn công của những nhóm tội phạm mạng khác nhau. Chưa có bằng chứng cho thấy đây là một chiến dịch có tổ chức. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng này vì các vụ việc liên tiếp xảy ra trong một thời gian khá ngắn.
Để thực hiện mã hoá dữ liệu, tin tặc phải có đủ thời gian để biết dữ liệu nào quan trọng. Vì vậy, tin tặc sẽ phải cài các mã độc nằm vùng, thu thập thông tin hàng ngày, từ đó phân tích, đánh giá và lựa chọn mục tiêu để mã hoá dữ liệu. Với tổ chức có nhiều thành phần và càng phức tạp, thì thời gian nằm vùng phải càng lâu.
Những việc cần làm ngay để phòng chống tấn công ransomware
Những ngày gần đây, nhất là sau sự cố vào VNDIRECT, đội ngũ chuyên gia bảo mật đã tiếp nhận nhiều yêu cầu hỗ trợ kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích tình hình, các chuyên gia đều cho rằng, các doanh nghiệp, tổ chức cần bật chế độ khẩn, tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để có thể sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công mạng, bao gồm cả tấn công ransomware.
Các doanh nghiệp, tổ chức được khuyến nghị cần chủ động hơn trong phòng chống tấn công ransomware. Ngoài việc rà soát lỗ hổng, tăng cường các giải pháp công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức lớn cần xây dựng đội ngũ chuyên trách về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ hệ thống.
Năm việc cần làm ngay gồm có:
  • Khẩn trương đưa các hệ thống quan trọng vào giám sát an ninh mạng 24/7;
  • Thực hiện backup dữ liệu quan trọng, tốt nhất là thiết lập hệ thống dự phòng backup định kỳ;
  • Sẵn sàng quy trình ứng phó sự cố;
  • Đào tạo nhận thức an toàn, an ninh mạng và nâng cao kỹ năng cho người dùng;
  • Rà soát, kiểm tra an ninh định kỳ cho toàn bộ hệ thống.
Theo Vietnamnet
Đối với các khách hàng đang sử dụng phần mềm BRAVO, nhằm phòng tránh được những rủi ro không đáng có (đặc biệt là tổn thất dữ liệu khi đang thực hiện công việc), Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO xin khuyến cáo khách hàng và đối tác một số lưu ý sau:

  1. Sao lưu và lưu trữ dữ liệu dự phòng
Quý vị cần thực hiện sao lưu dữ liệu bằng cách vào menu “Hệ Thống” chọn chức năng tương ứng với phần mềm đang sử dụng:
  • Phần mềm BRAVO 4.1, BRAVO 6.0, BRAVO 6.3, BRAVO 6.3SE chọn “Sao chép số liệu”.
  • Phần mềm BRAVO 7, BRAVO 8, BRAVO 8R2, BRAVO 8R3 chọn “Sao lưu cơ sở dữ liệu”.
Sau đó chạy chức năng “Sao lưu số liệu”, chương trình sẽ tạo ra 01 file sao lưu. Quý vị cần copy file sao lưu này vào nơi lưu trữ đảm bảo như ổ đĩa ngoài, USB… để tránh những rủi ro khách quan dẫn tới mất cả dữ liệu và file sao lưu.
Dữ liệu sau khi sao lưu tránh để cùng trên máy chủ đang cài đặt chương trình mà nên copy sang máy tính khác, đĩa CD, USB hoặc ổ đĩa ngoài… và đồng thời tạo nhiều bản lưu khác nhau.
  1. Lưu ý phòng tránh khả năng lây nhiễm virus mã hóa dữ liệu:
  • Không mở các email gửi đến từ các địa chỉ không rõ danh tính, nếu mở đọc mail thì không click vào các file đính kèm.
  • Không click mở các đường link lạ được gửi qua Skype, Messenger, Facebook…
  • Không truy cập các trang web lạ, không click mở các banner quảng cáo không biết chắc.
  • Nếu phát hiện các email, link khả nghi virus, cần báo ngay cho bộ phận IT để kịp thời xử lý.
  • Luôn đảm bảo hệ điều hành (Windows), các ứng dụng phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên.
Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 

Giải quyết bài toán nguyên phụ liệu trong doanh nghiệp dệt may trên phần mềm BRAVO​


Phần mềm BRAVO hỗ trợ cho các doanh nghiệp giải quyết kịp thời các yêu cầu soát xét các nguyên phụ liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, bằng việc quản lý logic và xuyên suốt số liệu từ ban đầu đến khi kết thúc sản xuất cho từng đơn hàng.
Tổng quan phần mềm ERP của BRAVO tại doanh nghiệp dệt may

Phần mềm BRAVO 8R3 (ERP-VN) khi ứng dụng tại các đơn vị chuyên về DỆT MAY được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành. Hệ thống được xây dựng với mục đích trợ giúp cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về quản trị và vận hành các quy trình đã xây dựng trên phần mềm. Các bộ phận cùng sử dụng trên một hệ thống phần mềm theo một quy trình khép kín, cho phép sự liên kết và kế thừa dữ liệu giữa các bộ phận (dữ liệu đầu ra của bộ phận này là dữ liệu đầu vào của một bộ phận khác) để phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ thao tác nghiệp vụ cho từng bộ phận được nhanh chóng, chính xác nhằm cải thiện và tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các module hỗ trợ xử lý nghiệp vụ cho từng bộ phận như Kinh doanh, Xuất Nhập khẩu, Mua hàng, Sản xuất, Kế toán, Kho,… được tích hợp trên cùng một hệ thống tạo ra tính liên kết cao trong quá trình luân chuyển dữ liệu giữa các bộ phận giúp Ban Lãnh đạo nắm bắt kịp thời tiến độ đơn hàng, doanh thu, chi phí,… thông qua nhiều hình thức như smartphone, máy tính bảng, laptop.
Với hệ thống mở, cùng với năng lực và kinh nghiệm triển khai của BRAVO, nên cho phép dễ dàng tùy chỉnh hoặc thiết kế mở rộng modules, tính năng, nghiệp vụ quản lý trên hệ thống phần mềm trong tương lai khi doanh nghiệp phát triển và có nhu cầu thay đổi cho phù hợp với thực tế.
Trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ phân tích đến giải pháp của BRAVO trong việc xử lý bài toán nguyên phụ liệu trong doanh nghiệp dệt may.
>> Xem chi tiết về phần mềm BRAVO ERP ứng dụng tại doanh nghiệp trong lĩnh vực Dệt may TẠI ĐÂY
Những khó khăn thường gặp về quản lý nguyên phụ liệu tại các doanh nghiệp dệt may
Trong những doanh nghiệp sản xuất nói chung, và ngành dệt may nói riêng, một trong những thông tin mà người quản lý luôn muốn biết chính xác là nguồn nguyên liệu đã tiêu hao như thế nào trong quá trình sản xuất? Cụ thể đối với công ty Dệt may với việc quản lý số liệu qua nhiều bộ phận: Kinh doanh, Kế hoạch, Kho, Kế toán, Sản xuất thì tại bất kỳ thời điểm nào người quản lý cần biết chính xác nguyên phụ liệu tồn trong kho, đang trên đường về, đã đặt mua,… cho từng đơn hàng/PO nào?
Đó là những cây vải nào, số cây vải? phụ liệu nào? Số lượng là bao nhiêu? Đang ở đâu trong kho? Vậy liệu có giải pháp nào giúp cho người quản lý điều hành doanh nghiệp có thể có ngay thông tin chỉ bằng 1 động tác click chuột?
  • Số liệu về kho (nhập – xuất – tồn) giữa các bộ phận có sự khác biệt ở một số thời điểm dẫn đến khó khăn trong công tác điều phối và điều hành hoạt động sản xuất.
Với đặc thù sản phẩm sản xuất đa dạng cho từng đơn hàng, kéo theo số lượng lớn và đa chủng loại về nguyên phụ liệu, đặc biệt là phụ liệu. Do đó, với cách thức quản lý luân chuyển thông tin như cách truyền thống (gửi file, email, điện thoại,…) sẽ rất dễ xuất hiện một số tình trạng: Lệch số liệu giữa các bộ phận do mỗi bộ phận quản lý 1 nguồn riêng; Kho xuất nhầm nguyên phụ liệu giữa các PO do thiếu tính logic giữa các đầu mối thông tin nhập, cấp phát; Các bộ phận xử lý thao tác số liệu trùng nhau do dữ liệu từ bộ phận này qua bộ phận khác phải thêm công đoạn xử lý cập nhật lại…
  • Vẫn còn tình trạng nhập thừa nguyên phụ liệu (nhất là phụ liệu).
Do thiếu thông tin chuẩn xác từ số liệu kho, cộng thêm “tâm lý an toàn” khi thực hiện mua hàng sẽ dẫn đến việc sẽ mua vượt so với nhu cầu số lượng và giá trị so với giá thành kế hoạch. Việc này dẫn đến dần sẽ dư thừa 1 số lượng lớn do tích lũy từ nhiều đơn hàng.
  • Phát hiện sai lệch số liệu kho khi thực hiện đối chiếu số liệu giữa các bộ phận sau một thời gian.
Xuất phát từ số liệu không đồng nhất giữa các bộ phận nên trong trường hợp có sai sót sẽ không phát hiện được ngay, phải chờ đến thời điểm các bộ phận thực hiện đối chiếu số liệu xong và công việc tiếp theo là giải quyết hậu quả của sai sót.
Giải pháp của BRAVO để giải quyết bài toán quản lý nguyên phụ liệu
– Quản lý công việc tác nghiệp, luân chuyển thông tin giữa các bộ phận Kinh doanh, Kế hoạch, XNK, Kho Nguyên phụ liệu, Điều hành, Sản xuất, QA_QC, Kế toán,… bằng công cụ khoa học và logic trên hệ thống phần mềm BRAVO (ERP – VN) nhằm loại bỏ hao phí thời gian, nhân sự do việc xử lý chồng chéo dữ liệu, phát hiện ngay những sai sót (nếu có) thông qua cơ chế thiết lập chốt chặn, kiểm soát theo tiến trình dữ liệu trên hệ thống.
– Các công cụ hỗ trợ đầy đủ (Cân đối, Điều chuyển, Lập nhu cầu mua, tạo đơn hàng tự động,…) kết hợp với việc đồng nhất số liệu về một nguồn chung tạo thuận lợi trong công tác điều hành hoạt động sản xuất.
– Với cơ chế dữ liệu tập trung và hoạt động dưới hình thức phân quyền đến cấp quản lý, bộ phận, người dùng sẽ tạo ra một hệ thống báo cáo phân tích số liệu đa chiều trên phạm vi toàn công ty một cách nhanh chóng và chính xác.
Mô hình dữ liệu

Sơ đồ minh họa tổ chức cơ sở dữ liệu phần mềm BRAVO
Hiệu quả khi ứng dụng giải pháp BRAVO
– Giúp doanh nghiệp loại bỏ những “chi phí thừa” do tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cách hiện tại (nhân sự, tiền bạc, cơ hội,…)
– Có những quyết định điều hành hoạt động doanh nghiệp chính xác nhờ nguồn dữ liệu đáng tin cậy.
– Minh bạch số liệu một cách rõ ràng, logic đối với cơ quan Hải quan của Nhà nước về Nguyên phụ liệu.
Danh sách khách hàng tiêu biểu ngành dệt may của BRAVO
31.-KH-tieu-bieu.png


Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top