Ðề: Kiểm toán viên Nội bộ - Anh là ai ?
+ Kiểm toán nội bộ (KTNB) chỉ là một phần nhỏ trong Kiểm soát nội bộ (KSNB). Vậy, không nên đánh đồng và lẫn lộn giữa hai khái niệm, 2 vị trí này.
+ Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, qui mô hoạt động mà KTNB sẽ có đặc thù riêng, không có mẫu số chung để áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Vd: đơn vị sản xuất, đơn vị du lịch, đơn vị ngân hàng sao giống nhà hàng, khách sạn được..
+ Kiểm toán viên nội bộ cần có một số tố chất sau:
1. Giỏi nghiệp vụ-chuyên môn (kế toán-tài chính là chủ yếu). Vì Kiểm toán nội bộ tập trung nhiều vào việc kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ các chính sách, qui định, qui chế tài chính thôi. Còn các mãng hoạt động khác như nhân sự,marketing..v.v thuộc phạm vi kiểm soát nội bộ (bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp). Nói Kiểm toán viên nội bộ cao hơn Kế toán một cái đầu cũng không sai. Vì có giỏi hơn thì mới chỉ cho họ thấy cái đúng cái sai và không bị bắt bẻ lại vì thiếu nghiệp vụ. KTNB phải giỏi mới soi được báo cáo kế toán-tài chính có vấn đề hay không chứ.
2. Tính trung thực, chỉnh chu, cẩn thận (cả trong cách làm việc và lời ăn tiếng nói).
3. Giỏi giao tiếp, nhạy bén và có đầu óc phán đoán, phân tích sâu (mới moi ra được findings).
4. Trong sạch trong cách sống, không nhận quà cáp, ăn uống nhậu nhẹt với bộ phận, đơn vị đang thực hiện kiểm toán để đảm bào tính khách quan về kết quả kiểm toán.
Nói tóm lại, nhiệm vụ chính của KTNB là kiểm toán, soát xét việc thực hiện nghiệp vụ kế toán-tài chính trong nội bộ đơn vị có theo đúng qui định hướng dẫn, đúng theo chính sách, qui chế tài chính của đơn vị hay không? có tuân thủ đúng qui trình đã phê duyệt sẵn hay không? (tạm gọi là các findings) từ đó giúp cho đơn vị chưa thực hiện đúng, chưa thực hiện đầy đủ có biện pháp cải thiện (improvement or action plan). Một phần quan trọng nữa là phải nhận diện được rủi ro, ngăn ngừa gian lận và phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại nếu không thực hiện đúng qui trình hoặc không tuân thủ đúng qui định, qui chế tài chính đã đặt ra. KTNB thực hiện công việc một cách độc lập (có lịch định kỳ hoặc đột xuất). Tuy nhiên, xét cho cùng cũng là trong nội bộ đơn vị mà thôi nên tính xây dựng, góp ý kiến để hoàn thiện cần phải đặt lên hàng đầu chứ không phải moi móc, xỉa xóc lỗi của nhau, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ. Vẫn biết công việc KTNB thì ít người thương, nhiều người ghét nhưng nếu mình khách quan trong công việc, minh bạch trong kết quả thì mọi người sẽ sớm .hiểu, thông cảm và tâm phục khẩu phục thôi.