Ðề: Kiểm toán viên Nội bộ - Anh là ai ?
Lãnh đạo đã giao cho KTNB làm công việc này, tất yếu KTNB phải có Thượng phương bảo kiếm trong tay. Tại sao Kuki nói rằng KTNB không có chức năng đề xuất kỷ luật chứ? Mà hình thức kỷ luật cũng có nhiều đường mà
Đã đề xuất người khác thì bản thân mình sai cũng bị xử, tùy theo mức độ nặng nhẹ thôi.
Muốn thôi lun sao Kuki, không đơn giản rùi.
Theo Kuki nghĩ, Thanh tra nội bộ - Kiểm tra nội bộ - Kiểm toán nội bộ có chức năng tương tự nhau ah?
theo em, Kiếm toán Nội bộ thì cũng thuộc công ty, việc kiểm tra phá hiện sai phạm bộ phận khác thì việc xử phạt như thế nào sẽ căn cứ vào NỘI QUY CÔNG TY mà xử, kiểm toán nội bộ chỉ có thể đưa ra biện pháp hoặc đề nghị xử, việc ai sẽ xử phạt là do Ban lãnh đạo công ty cấp quyền ai xử phạt thì người đó xử phạt. Kiểm toán nội bộ giống như Triển Chiêu, công tôn sách đi điều ra vụ án, không phải BAO CÔNG
Khi Kiểm toán nội bộ sai phạm thì tùy theo mức độ sai phạm mà công ty sẽ xử phạt, chứ không đơn giản là 1 bài học. không biết ở Việt Nam có chưa nhưng tại 1 số nước, kiểm toán nội bộ sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
bác có thể tham khảo ở 1 số Quyết định của các ngành, công ty về Kiểm Toán Nội Bộ
VD: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-
Ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng
MỤC 2
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 12. Nhiệm vụ của Bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và thực hiện các hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch, các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
2. Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, các hoạt động của tổ chức tín dụng (cơ chế, chính sách, thủ tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động) dựa trên mức độ rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tín dụng. Đối với tất cả những vấn đề có thể có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng, kiểm toán nội bộ cần thông báo kịp thời về bản chất và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của tổ chức tín dụng và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.
3. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
4. Đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục những điểm yếu đã được báo cáo; các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thỏa đáng.
5. Lập báo cáo kiểm toán; thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả kiểm toán nội bộ cho các bên hữu quan trong và ngoài tổ chức tín dụng theo đúng các chính sách, quy trình, quy định của tổ chức tín dụng và theo pháp luật.
6. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.
7. Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán nội bộ.
8. Thiết lập hồ sơ về trình độ năng lực và các yêu cầu cần thiết đối với kiểm toán viên nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo một cách liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ.
9. Duy trì việc tham vấn, trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với các cơ quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
10. Tư vấn cho Người điều hành, Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng; cơ chế quản trị, điều hành; quy trình nhận dạng, đo lường đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán; thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ.
Điều 13. Quyền hạn của Bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Được trang bị đầy đủ các nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phương tiện khác) cần thiết.
2. Được chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
3. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác kiểm toán nội bộ.
4. Được tiến cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, các tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ.
5. Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả các cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
6. Được tham dự và được nhận các biên bản họp của ban lãnh đạo có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
7. Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành và gửi Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính (riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chỉ phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố) để đăng ký và phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
Điều 33. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng,
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.