Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

em bỏ luôn khoản nộp phạt đó không thể hiện lên sổ được không chị?
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

em bỏ luôn khoản nộp phạt đó không thể hiện lên sổ được không chị?
Ui nộp tiền của Cty seo mà bỏ được em
-----------------------------------------------------------------------------------------
Câu trả lời cuối cùng về khoản này là
Nợ 811
Có 111, 112, 338

Khoản này không phải là khoản nghĩa vụ thuế phải nộp nên Không Cần hạch toán vào TK 333.

Kế toán có quyền thêm khoản này vào CP hợp lý của mình. NHƯNG ĐỐI VỚI THUẾ THÌ XEM KHOẢN NÀY NHƯ CHI PHÍ KHÔNG HỢP LÝ. Vậy nhé

Terminating this topic at this time. Bye

Khoản này là nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước đấy (TK3339), thử không nộp có bị thuế réo không nhé.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Chào các bạn,

Hổng biết sao chứ tui thấy nghiệp vụ này định khoản như sau là ổn:
Nợ tiền túi/ Có tài khoản tiền mặt hoặc tiền gửi

Còn tiền túi ở đâu thì tùy quy chế công ty và điều kiện mà linh động giải quyết cho phù hợp.
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Câu trả lời cuối cùng về khoản này là
Nợ 811
Có 111, 112, 338

Khoản này không phải là khoản nghĩa vụ thuế phải nộp nên Không Cần hạch toán vào TK 333.

Kế toán có quyền thêm khoản này vào CP hợp lý của mình. NHƯNG ĐỐI VỚI THUẾ THÌ XEM KHOẢN NÀY NHƯ CHI PHÍ KHÔNG HỢP LÝ. Vậy nhé

Terminating this topic at this time. Bye

Như vậy được rồi khi quyết tóan thuế TNDN nhớ loại ra, đừng lôi 3339 ra sử dụng như nhiều thế có hại lắm,khi bạn cần theo dõi khoản này thì mới dùng 3339 người ta nhìn vào biết DN này làm ăn gì mà cứ bị phạt.Mà nếu là DNTN thì theo dõi làm gì cho mệt nhỉ....
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Ui nộp tiền của Cty seo mà bỏ được em
-----------------------------------------------------------------------------------------


Khoản này là nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước đấy (TK3339), thử không nộp có bị thuế réo không nhé.

Um theo mình không cần phải nộp khoản này. Theo tên gọi của TK 333 (Thuế và các nghĩa vụ phải nộp nhà nưốc) Thì khoản này chỉ phản ánh các khoản thuế mà công ty phải nộp cho nhà nước như Thuế TNDN, Thuế GTGT, .... Còn ở đây là khoản tiền phạt cho Ngân sách thì không phản ánh trên TK này.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Như vậy được rồi khi quyết tóan thuế TNDN nhớ loại ra, đừng lôi 3339 ra sử dụng như nhiều thế có hại lắm,khi bạn cần theo dõi khoản này thì mới dùng 3339 người ta nhìn vào biết DN này làm ăn gì mà cứ bị phạt.Mà nếu là DNTN thì theo dõi làm gì cho mệt nhỉ....

:iagree: Mình đồng ý với bạn
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Ở công ty em vừa rồi cũng bị phạt truy thu tiền thuế GTGT. Em chưa hạch toán nghiệp vụ này. Hôm nay thấy các anh chị bàn luận về chủ đề này, em cũng nêu lên một số ý kiến:

Theo QĐ15 thì mình vẫn được hạch toán khoản nộp phạt, truy thu thuế như sau:
Nợ 811
Có 3339
Cuối kỳ kết chuyển hết sang 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Khi nộp tiền vào NSNN nước thì hạch toán: Nợ 3339
Có 111, 112
Nhưng theo thông tư 134 thì các khoản phạt về vi phạm hành chính, pháp luật thuế thì không được tính vào chi phí hợp lý! Do vậy làm sao mình cho vào 811 được chứ nhỉ?
Như vậy giữa chế độ kế toán và thuế có mâu thuẫn không ạ?
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Ở công ty em vừa rồi cũng bị phạt truy thu tiền thuế GTGT. Em chưa hạch toán nghiệp vụ này. Hôm nay thấy các anh chị bàn luận về chủ đề này, em cũng nêu lên một số ý kiến:

Theo QĐ15 thì mình vẫn được hạch toán khoản nộp phạt, truy thu thuế như sau:
Nợ 811
Có 3339
Cuối kỳ kết chuyển hết sang 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Khi nộp tiền vào NSNN nước thì hạch toán: Nợ 3339
Có 111, 112
Nhưng theo thông tư 134 thì các khoản phạt về vi phạm hành chính, pháp luật thuế thì không được tính vào chi phí hợp lý! Do vậy làm sao mình cho vào 811 được chứ nhỉ?
Như vậy giữa chế độ kế toán và thuế có mâu thuẫn không ạ?
Không mâu thuẫn đâu bạn. Bạn nên hiểu là "chi phí kế toán" và "chi phí thuế" để xác định thu nhập chịu thuế là khác nhau hoàn toàn nhé.
Có nghĩa dù chi phí đó là hợp lý hay không hợp lý mà một khi DN có chi ra đều được hạch toán kế toán, cuối kỳ (thường là quý, năm) doanh nghiệp phải xác định lại các khoản chi phí hợp lý trước khi tính thuế TNDN, những khoản chi phí nào không hợp lý DN phải tự loại ra.

VD: Trong 1 năm tài chính, DN kinh doanh có thu nhập chịu thuế là 100tr, Chi phí kế toán là 80tr (trong đó chi phí hợp lý để xác định khấu trừ thu nhập chịu thuế là 70tr, còn 10tr là chi phí bị phạt do vi phạm hành chính). Như vậy, cuối năm tài chính DN lập tờ khai quyết toán thuế TNDN như sau:

(1)- Thu nhập chịu thuế: 100tr
(2)- Chi phí hợp lý: 70tr
(3)- LN chịu thuế: 30tr
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Mình vẫn hạch toán Nợ 421
Có 111
cuối năm quyết toán chả sao cả
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Mình cũng mới bị nộp phạt như thế xong. Đây không phải là nộp thuế mà là nộp phạt nên mình chẳng đưa vào theo dõi qua TK 333 làm gì.Mình hạch toán: N 431 C 111
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Theo mình thì hạch toán tiền nộp phạt thuế sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 811/Có TK 111,112
Đồng thời khoản chi phí này sẽ ko được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

+ Theo em thì khi nhân được thông báo nộp phạt :
Nợ TK 1388
Có TK 333
+ Nộp tiền vào NSNN phải ghi (theo C/từ):
Nợ TK 333
Có TK 111,112
+ Sau đó tuỳ tình hình thì sử lý:
Nợ TK 421;811;334...
Có TK 1388
Các bác có cao kiến gì không?
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

3338 là thuế khác, còn bạn nói là nộp phạt thuế thì theo mình đưa vô luôn N811/C111.112
cuối năm loại khi tính thuế TNDN
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Theo sự hướng dẫn của thầy BÙI TẤN HẢI giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh và là Phó Giám Đốc : Công Ty TNHH Kiểm Toán CPA : 168/22 Đường D 2, P25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Xin được kết luận như sau:
-Tiền phạt: Chi phí phạt vi phạm thuế gì?
Nợ 811/ có 3339= 20.000.000
Nộp phạt: Chi tiền nộp phạt vi phạt thuế gì?
Nợ 3339/ có 111=20.000.000

Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN 2013 phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.7 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%
= > với cách này chỉ cần mởi chi tiết cho 811 ( 8111 chi phí hợp lý , 8112 chi phí không hợp lý) => như vậy sẽ tiện cho việc phần biệt chi phí không bị lẫn lộn, và tổng hợp, cách làm này nó đúng với chuẩn mực kế toán vì đó là một khoản chi phí phát sinh khi lên bẳng cân đối kế toán thì số liệu của 421 trên bảng cân đối kế toán năm sẽ khớp với tời phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 03-1A_TNDN KÊT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD của báo cáo tài chính năm


Các căn cứ:
THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.




Tham khảo thêm: còn đây là hướng dẫn của cơ quan thuế cho doanh nghiệp thi hành
Tiền phạt thì hạch toán: - Nợ 4211/Có 3339
Khi nộp tiền thì hạch toán: - Nợ 3339/Có 111,112

=> hệ quả là khi lên bảng cân đối kế toán thì số liệu của 421 trên bảng cân đối kế toán năm (BCĐKT) của báo cáo tài chính sẽ không khớp số liệu với tời phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 03-1A_TNDN
=> về mặt thuế họ chấp nhận như vậy nhưng về mặt chuẩn mực kế toán thì lại không đúng bản chất vì phạt cũng là một khoản chi phí khi ko được ghi nhận và phản ánh => người ngoài xem vào sẽ không hiểu được tại sao lại có sự chênh lệch như vậy đặc biệt đối với các đơn vị có công bố báo cáo tài chính ra bên ngoài

CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------​
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------​
Công văn Số: 13521/CT-TTHT
V/v Hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2007
Công văn Số: 13521/CT-TTHT: TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2007
V/v Hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế
Kính gởi : Công ty TNHH Quốc Hùng (0301854855)​
Địa chỉ : 86/56 Phổ Quang, P.2 - Q. Tân Bình, TP. HCM
Trả lời văn bản số 15-02/QH-CV/2007 ngày 30/11/2007 của Công Ty TNHH Quốc Hùng về việc hạch toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán; Cục thuế TP có ý kiến trả lời như sau :
- Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính
1.- Hạch toán số thuế phải truy thu thêm :
Trường hợp năm 2007, Công Ty được Chi Cục thuế Quận Tân Bình kiểm tra quyết toán thuế các niên độ từ năm 2002 đến năm 2005, phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, Công Ty hạch toán :
- Thuế GTGT truy thu thêm :
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
- Thuế TNDN truy thu thêm :
Có TK 3334 - Thuế TNDN phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Khi nộp thuế: Nợ 3331, 3334/Có 111,112
- Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm :
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
+ Trường hợp do công ty phải trả
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
2.- Về điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ:
Trường hợp qua kiểm tra phát hiện Công Ty trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán từ năm 2002 đến năm 2005, thì Công Ty hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau :
Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Các trường hợp điều chỉnh nêu trên, Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
Cục Thuế TP trả lời Công Ty để biết và thực hiện, nếu còn nội dung nào chưa rõ, đề nghị Công Ty liên hệ Cục Thuế TP - Phòng Tuyên Truyền - Hỗ trợ để được hướng dẫn thêm.


KT/CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Đình Tấn​
 
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Phạt nộp chậm 2 but toán

+ Ghi nhận vào chi phí
Nợ 811
Có 3339
+ Khi nào nộp tiền
Nợ 3339
Có111
( Cuối kỳ làm bút toán kết chuyển 811 sang bên Nợ 911 nếu xác định kết quả kinh doanh hoặc xác định tổng chi phí)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán tiền thuế nộp phạt

Theo sự hướng dẫn của thầy BÙI TẤN HẢI giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh và là Phó Giám Đốc : Công Ty TNHH Kiểm Toán CPA : 168/22 Đường D 2, P25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Xin được kết luận như sau:
-Tiền phạt: Chi phí phạt vi phạm thuế gì?
Nợ 811/ có 3339= 20.000.000
Nộp phạt: Chi tiền nộp phạt vi phạt thuế gì?
Nợ 3339/ có 111=20.000.000

Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN 2013 phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.7 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%
= > với cách này chỉ cần mởi chi tiết cho 811 ( 8111 chi phí hợp lý , 8112 chi phí không hợp lý) => như vậy sẽ tiện cho việc phần biệt chi phí không bị lẫn lộn, và tổng hợp, cách làm này nó đúng với chuẩn mực kế toán vì đó là một khoản chi phí phát sinh khi lên bẳng cân đối kế toán thì số liệu của 421 trên bảng cân đối kế toán năm sẽ khớp với tời phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 03-1A_TNDN KÊT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD của báo cáo tài chính năm
Thế theo bác thì Công ty chịu hết số tiền phạt này mà không quy trách nhiệm cho ai cả à? Chẳng có lẽ là chủ doanh nghiệp hay Hội đồng thành viên bỏ qua không xem xét gì hay sao chứ (Ảnh hưởng tới thu nhập của họ mà, VD : tiền phạt vài chục hoặc vài trăm triệu chẳng hạn, người ta vẫn chịu nộp mà không quan tâm sai là do ai sao?, không phải ai chịu trách nhiệm theo kiểu 'cha chung không ai khoc à' ? Thế thì .... :k6233143:)
Tham khảo thêm: còn đây là hướng dẫn của cơ quan thuế cho doanh nghiệp thi hành
Tiền phạt thì hạch toán: - Nợ 4211/Có 3339
Khi nộp tiền thì hạch toán: - Nợ 3339/Có 111,112

=> hệ quả là khi lên bảng cân đối kế toán thì số liệu của 421 trên bảng cân đối kế toán năm (BCĐKT) của báo cáo tài chính sẽ không khớp số liệu với tời phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 03-1A_TNDN
=> về mặt thuế họ chấp nhận như vậy nhưng về mặt chuẩn mực kế toán thì lại không đúng bản chất vì phạt cũng là một khoản chi phí khi ko được ghi nhận và phản ánh => người ngoài xem vào sẽ không hiểu được tại sao lại có sự chênh lệch như vậy đặc biệt đối với các đơn vị có công bố báo cáo tài chính ra bên ngoài
Cái dòng đo đỏ này có cần thiết không vậy bác? Có văn bản nào ép bác phải làm thế không?
TÀI KHOẢN 421

LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI



Một số nguyên tắc hạch toán.

Kết cấu và nội dung phản ánh.

Phương pháp hạch toán kế toán.

Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Kết quả từ hoạt động kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 421 là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lỗ hoạt động kinh doanh.

2. Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.

3. Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (Năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp (Trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư).

4 Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “Lợi nhuận chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Bảng Cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Cái dòng xanh trên này đã làm bác thoả mãn chưa?
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top