Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hoan nghênh bác gia nhập băng Cờ Cờ bờ
Mấy năm đi lính thiếu gì chuyện hả bác. Đâu cần kể nhiều, chỉ cần ai có chuyện gì kỷ niệm vui vui đóng góp cho xôm thôi mà !
Mà không hiểu Đại ca từ vụ mất súng hoàn hồn chưa nhể. Thấy im quá !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mấy năm đi lính thiếu gì chuyện hả bác. Đâu cần kể nhiều, chỉ cần ai có chuyện gì kỷ niệm vui vui đóng góp cho xôm thôi mà !
Mà không hiểu Đại ca từ vụ mất súng hoàn hồn chưa nhể. Thấy im quá !

Dạ! Kỷ niệm của em là mua thịt cầy về nhậu trong lô_cốt ạ, vừa an toàn vừa mát. Những lúc không có tiền nhiều để mua cầy thì hái là bứa chua chấm với muối ớt cũng làm được vài xị cho nó "mát lòng người lính" ạ. Xin hết! :2gun:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ồ ! Bác kể chuyện hay quá, em cũng xin góp vui một câu chuyện vui cho thư giãn :
Có ba anh lính trẻ đi qua một quán thịt chó. Do trong túi không có tiền nên ba chàng lính nọ chẳng thèm để ý gì tới cái quán nọ. Họ đi thẳng. Xin hết !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hồi xưa đi học phụ cấp học viên không được mấy đồng. Anh em lính đi đường thấy có quán bùn giò thật là đã thế là anh em cùng nhau... nói tô bún ngon ghê. Xong!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Kết thúc huấn luyện chuyên nghành, buổi tối cả C còn mỗi mình trong phòng ôn thi. Một buổi tối đang học thì 1 đứa ngủ cùng giường (giường tầng) quê ở Phú Thọ gọi mình ra Hào uống rượu. Ra đó thật ngạc nhiên vì có cả gà luộc, rượu. Gần chục thằng làm hết 5 lít rượu và con gà rồi về. Sáng hôm sau lên D lấy ít trà đem đi gác uống, D trưởng hỏi có biết C nào bắt trộm gà ko? Mình vờ trả lời không biết mặc dù mình biết thằng Chuột D biết ai bắt nhưng không dám nói. Hết.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hồi huấn luyện tân binh với nỗi lo "Kiểm tra nội vụ: chăn gấp có vuông không, có thẳng hàng ko..". Gặp đúng chăn )mền) cũ vuốt mãi mà không vuông và phẳng..nhiều đứa nói phải vuốt nhẹ nhàng và nhiều lần như vuốt má người iu thì chăn nó mới có cảm giác và phẳng được,

---------- Post added at 03:27 ---------- Previous post was at 03:18 ----------

Hồi xưa đi học phụ cấp học viên không được mấy đồng. Anh em lính đi đường thấy có quán bùn giò thật là đã thế là anh em cùng nhau... nói tô bún ngon ghê. Xong!

Hồi xưa, phụ cấp binh nhất được 51k/tháng (cả 02 tem). Tháng nào lĩnh phụ cấp cũng có chủ căng tin đứng bên cạnh "Tài chính D". Được đọc tên nhưng tiền không được lĩnh. Mình bắt đầu nợ từ hồi đi lính. H thì nợ tình, xiềm tùm lum..
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI TRONG ĐƠN VỊ ! ( Tiếp )

Người thứ hai là một chiến sĩ người Tày. Tên Nông Quốc Hoản. Khác hẳn với Thêu, Hoản là một anh chàng tinh quái và nghịch ngợm chẳng kém ai trong đơn vị . Câu chuyện về Hoản thì dài lắm và cũng không kém phần buồn cười như Thêu .

Hoản nhập ngũ sau em hai năm, nhưng lại hơn hai tuổi và đã kịp cưới vợ , sinh con trước khi đi bộ đội. Nghe nói con đầu lòng là con gái nhưng không rõ thực hư. Tiếng Kinh chưa sõi, vẫn phát âm lơ lớ như bao nhiêu người anh em dân tộc thiểu số hay phát âm khác . Do nhà cạnh sông suối nên câu cá, mò cua bắt ốc rất giỏi. Nhất là môn bơi lặn như rái cá. Em cũng đưọc cậu ta dạy cho môn bơi, cũng khá hẳn lên ở món này. Bơi được những gần chục mét ...mới chìm.

Do Hoản là người có vợ duy nhất trong đơn vị ( trừ chỉ huy ) nên anh em cũng rất hay tò mò hỏi han về chuyện thầm kín trong sinh hoạt vợ chồng. Nói chung những chuyện Hoản kể Hot hơn cả những trận chiến kinh điển của hồng quân Liên xô trong Đại chiến Thế giới thứ hai em kể . Với giọng nói có vẻ rất chân thật ( có trời mà biết thật hay không ) cho cảm giác rất hấp dẫn và tạo sự tưởng tượng bay bổng của những chiến sĩ trẻ về một thế giới đầy bí ẩn, thú vị nên mỗi khi đến giờ ngủ anh em lại vây quanh màn nì nèo Hoản kể chuyện . Có lần một chiến sĩ hỏi “ Nghe nói là Kinh nằm dọc, Tày nằm ngang, Cao lan nằm chênh chếch...v...mày có phải thế không” , “ Ô ! đúng quá rồi,....tao cũng vậy mà” Làm anh em cười bò ra “ Đúng là phải tôn thằng này làm sư tổ..nói phét” .

Với tính cứ tưng tửng như vậy nên mọi người rất hay trêu, cậu ta cũng chẳng bao giờ cáu giận. Ấy thế mà cũng khoe đã từng được về Hà lội thăm Lăng Bác hồi còn là học sinh , anh em lại hỏi “ Mày thấy Thủ đô thế nào, có phải cảm giác đường giăng như mạng nhện, cờ nhiều như lá dong trên rừng phải không ?” cũng đáp trả bằng một giọng ...tỉnh bơ “ Nhiều bằng là thế nào, còn nhiều hơn ấy chứ” .

Tuy vậy, không phải lúc nào Hoản cũng vui. Một lần mấy anh em đi mò suối được ít hến, về mua quả bí đao nấu canh rất ngon. Cả đơn vị xì sụp chan húp, riêng Hoản không ăn, cứ ngồi tư lự nhìn. Em thấy vậy mới nhắc “ Ông ăn đi chứ, mất công mò mà không ăn thằng khác ăn hết bây giờ” Nói xong múc cho một muỗng chan vào bát cơm. Bất thần cậu ta hất đổ luôn bát cơm đi và bỏ về giường nằm làm anh em ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra . Tối gọi đến phòng chuyên môn gạn hỏi thì ra mới biết chuyện của Hoản rất đau lòng “ Ngày xưa nhà em bên Cao Bằng, hồi năm 1979 khi Trung Quốc đánh sang, ông anh cả em chạy lạc vào đúng chỗ xe tăng chúng nó . Bị nghiến mất đầu , sau này gia đình lấy xác chôn đem quả bí đao lắp vào thay đầu. cho nên cứ nhìn thấy bí là em buồn và nghĩ đến anh trai”...

Còn tiếp ! Em đi ...làm tý đã !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hồi xưa, phụ cấp binh nhất được 51k/tháng (cả 02 tem). Tháng nào lĩnh phụ cấp cũng có chủ căng tin đứng bên cạnh "Tài chính D". Được đọc tên nhưng tiền không được lĩnh. Mình bắt đầu nợ từ hồi đi lính. H thì nợ tình, xiềm tùm lum..

Hahaha... trùng kèo. Đến tháng lên d nhận phụ cấp HV thì thằng căn tin nó đứng 1 bên, gọi tên xong đứng nhìn nó lấy tiền, nó còn bảo "vẫn còn thiếu đó nhé..." :mocmui:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI TRONG ĐƠN VỊ ! ( Tiếp )
Sau này Hoản chuyển đi về một đơn vị trên Lào cai. Nghe tin rằng một lần cùng đơn vị tham gia giúp dân vùng bị lũ quét, Hoản bị một cơn lũ suối bất chợt ập về cuốn đi khi đang bơi qua làm nhiệm vụ. May bám vào cây que nên chỉ bị đẩy đi một đoạn dài mới tấp được vào bờ, bị thương cũng khá nặng. Đó là tin cuối cùng biết về cuộc đời quân ngũ của Hoản. Cách đây vài năm em có đi công tác đến quê của Hoản tiện thể ghé thăm, câu chuyện đó em sẽ kể sau.

Gia đình Hoản không biết từ đời nào có nghề thuốc gia truyền, nếu anh em bị bệnh ngoài da thì chỉ cần một nắm cây cỏ trên đồi hay ngoài ruộng mấy hôm khỏi ngay, ai bị đau đầu thì nhờ cậu ta ấn huyệt gan bàn chân vài cái khỏi biến, không cần Xê Đa, Anagin làm gì. Nhưng có một tuyệt chiêu mà hắn thổ lộ một hôm làm em sửng sốt :
- Anh muốn em truyền cho cách nhìn con gái biết từng có bao nhiêu người yêu và đã bao lần ......hay không !
- Ông cứ đùa, nhìn thế quái nào được !
- Hì hì. Thế anh nghe câu " Người bao nhiêu vết thì bấy nhiêu tình chưa ? ".
- Ơ, thế là thế nào , có như vết chém không ?
- Đúng là..quân y đểu . Chẳng biết cóc gì, vết này thì chỉ biết cách với nhìn ra thôi.
- Hí hí, thế dạy ngay nhé. tớ cũng ham học hỏi lắm !

Tự dưng Hoản lại trở thành thày dạy chuyên môn thứ hai cho em. Kể ra học cũng không khó nhưng tìm được giáo cụ trực quan mới khó, nhưng đúng là chẳng có việc gì khó, miệt mài chăm chỉ cuối cùng thày cũng truyền thụ cho trò lĩnh hội đầy đủ bí kíp của mình.

Các đồng đội trẻ thân mến. Nếu đồng đội nào cũng có hứng học hỏi lấy kinh nghiệm thêm làm phong phú cho cuộc sống của mình thì hãy điện thoại cho mình nhé. Không cần cầm tay chỉ việc đâu, qua đt cũng được ( Khuyến cáo đồng đội nào chưa vợ thì không nên, vì học xong ...khó lấy vợ lắm ) :tungkinh:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

THƠ VUI VỀ VỢ LÍNH

Thơ về vợ lính trinh sát:
Vợ trinh sát rất tài tình.
Chồng chưa đến xóm tình hình đã thông.
Gà ri, cá quả, rượu tăm.
Nhìn chồng đôi mắt lá răm mỉm cười.

Thơ về vợ lính hải quân:
Chị em như biển không bờ.
Vừa sâu vừa rộng bất ngờ trong xanh.
Hải quân sóng gió rất sành.
Mà say thút bát cơm lành quê hương.

Thơ về vợ lính ra đa:
Mình xin định nghĩa rađa.
Mấy bà mẹ vợ đi ra đi vào.
Sá gì rừng thẳm núi cao.
Vợ rađa cứ ào ào đi lên.
Thăm chồng mẹ sớm bế em.
Ba bốn năm bận mới yên tấm lòng.

.Thơ về vợ lính công binh:
Mình đây chuyên tháo bom mìn.
Vợ mình hai lượt kìn kìn sinh ba.
Hai năm nửa tháng ở nhà.
Nguyên nhân càng rõ càng đà thương em.

Thơ về vợ lính phi công:
Mình đây là lính phi công.
Tiếng là gần đấy mà không gần gì.
Bay về rồi lại bay đi.
Lắm khi mẹ cháu lầm lì như bom.

Thơ về vợ là lính hóa học: .
Vợ mình nhất mực đẫy đà.
To cao lừng lững thì ra vợ mình.
Mặc người nhỏ nhẹ xinh xinh.
Vợ lính hóa học chúng mình rất to.

Vợ mình khác vợ người ta.
Chân quê thuần hậu thì ra vợ mình.
Chúng mình là lính quân - binh.
Cùng ca ngợi vợ tấm tình thủy chung.
Kết đoàn hải-lục-không quân...

( Trích “ Lính làm thơ về vợ lính” - A.Trưởng- vannghequandoi.com.vn )


---------- Post added at 09:46 ---------- Previous post was at 08:54 ----------

Một số sự kiện trong ngày 22 tháng 8:​
Việt Nam
* Được thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Hà Nội (19-8) cổ vũ, nhân dân địa phương hǎng hái vùng lên với khí thế cách mạng sục sôi. Tại thị xã Cao Bằng, tối 22-8-1945 một đơn vị quân giải phóng tiến vào thị xã phối hợp với các lực lượng quần chúng buộc Nhật giao nộp vũ khí, giải tán chính quyền tay sai và thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời. Tại thị xã Hưng Yên, trước sự ngoan cố của bọn ngụy quyền, lực lượng quần chúng đã b.tình thị uy khiến bộ máy chính quyền tan rã và lập nên chính quyền cách mạng ngày 22-8-1945. Cũng trong ngày 22-8 nhân dân các tỉnh lỵ khác như Kiến An, Tân An đã nổi dậy giành chính quyền về tay cách mạng.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI TRONG ĐƠN VỊ ! ( Tiếp )

Cách đây vài năm, trong một lần đi công tác qua vùng quê của Hoản, em có ghé thăm. Đón em là ông bố bản với một gia đình với 4 đứa con. Hoản trông già như ông lão 60 so với tuổi gần 40 của mình. Anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, ôn chuyện cũ nổ như ngô rang. Khi biết em chưa xây dựng gia đình câu ta đùa " thôi ông cố chờ vài năm nữa, tôi ...gả con gái cho :giabo: " . Cái thằng, vẫn tính như xưa . chọc lại cho câu " Vì bí kíp ông dạy mà tôi....éo lấy đựơc vợ vì nhìn đâu cũng toàn vết dao chém ngang dọc. Ông đền tôi là phải " !

Khi con gái đầu của Hoản về em thực sự bất ngờ, cháu gái đã được 16,17 tuổi, phổng phao, xinh đẹp, có làn môi đỏ thắm lúc nào cũng chúm chím cười, chắc khối trai bản lăn lóc vì cô con gái đầu lòng của ông bạn đây. Hoản giới thiệu " Đây là bạn chiến đấu ngày xưa của bố, mấy mẹ con làm cái gì trưa nay...bác ở lại uống rượu " làm bà vợ lẫn cô con gái trố mắt vì trông đôi bạn chiến đấu cộc lệch nhau tuổi tác quá !

Bữa cơm thật ngon và ấm cúng. Cá chép đồng, thịt muối chua, rau rừng cùng hũ rượu nếp ủ sành nung lâu ngày của Hoản uống đến mềm môi. Hai vợ chồng hỏi em đâu trả lời đến đấy , còn em quay sang hỏi han về chuyện học hành của ...cháu gái. Cho đến khi say mềm không biết gì thì thôi.
 
- Anh muốn em truyền cho cách nhìn con gái biết từng có bao nhiêu người yêu và đã bao lần ......hay không !
- Ông cứ đùa, nhìn thế quái nào được !
- Hì hì. Thế anh nghe câu " Người bao nhiêu vết thì bấy nhiêu tình chưa ? ".
- Ơ, thế là thế nào , có như vết chém không ?
- Đúng là..quân y đểu . Chẳng biết cóc gì, vết này thì chỉ biết cách với nhìn ra thôi.
- Hí hí, thế dạy ngay nhé. tớ cũng ham học hỏi lắm !

Khai mau! Bí kíp như thế nào?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

He he, xong ngay. Nhưng khai ra ở đây sợ các em...chưởi cho không hả bác !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Một số sự kiện trong ngày 23 tháng 8:
Việt Nam
* Ngày 23-8-1907, nhà viết kịch bản tuồng Đào Tấn qua đời. Ông sinh nǎm 1845 ở xã Tuy Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Cuộc đời ông có nhiều nét đặc biệt: 3 lần làm tổng đốc, 4 lần làm thượng thư, nhưng cuối cùng ông là một nghệ sĩ lớn nhất của Việt Nam ở thế kỷ XIX. Là một người yêu nước ông có quan hệ mật thiết với các lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Pháp xâm lược nước ta.
Đào Tấn là một diễn viên xuất sắc, một đạo diễn tài nǎng, một nhà thơ độc đáo và là một trong những nhà lý luận sân khấu đầu tiên ở nước ta.
Ông để lại mấy trǎm bài thơ và từ, 30 vở tuồng, trong đó có nhiều vở mẫu mực, có vở dài 10 hồi, diễn tới 100 đêm và "Hí trường tuỳ bút" là tập lý luận sân khấu rất có giá trị.
Tỉnh Bình Định có một nhà hát tuồng mang tên Đào Tấn.

* Bút Tre tên thật là Đặng Vǎn Đǎng, sinh ngày 23-8-1911 tại xã Đồng Lương, Sông Thao, Phú Thọ. Trước Cách mạng, ông dạy học ở Tuyên Quang. Tháng 6-1946 ông được vinh dự đứng trong hàng ngũ những người cộng sản. Nǎm 1947, ông làm báo Giải phóng khu X. Nǎm 1956 ông về Bộ Ngoại giao làm bí thư cho Thứ trưởng Ung Vǎn Khiêm. Nǎm 1960 trở về quê làm trưởng phòng thông tin Uỷ ban hành chính tỉnh, sau đó ông phụ trách báo Phú Thọ. Nǎm 1962 ông được bổ nhiệm Trưởng ty vǎn hoá Phú Thọ và nǎm 1968 làm phó ban tuyên giáo tỉnh uỷ. Ông nghỉ hưu nǎm 1970.
Tác phẩm thơ đã xuất bản: "Rừng cọ đồi chè"; "Phú Thọ lớn lên"; "Sông Lô - sông Chảy"; "Đồng Tâm thắm thịt thay da"; "Một ngày của Phú Thọ" v.v... Ông được Nhà nước thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì và huy hiệu 40 nǎm tuổi Đảng. Thơ Bút Tre độc đáo bởi một lối thể hiện chân thật, với hình thức ngân nga hoặc kéo dài. Nét đặc biệt của ông là khả nǎng ứng tác. Chính khả nǎng này đã tạo ra lối thơ Bút Tre mà nhiều người đôi khi lầm tưởng hoặc mô phỏng cho những bài thơ khác, thậm chí mô phỏng theo lối đùa tếu rồi lại gán cho sáng tác của ông. Bút Tre mất ngày 18-5-1987.

* Bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh (đặt trong Thảo Cầm Viên của thành phố) được thành lập ngày 23-8-1979.
Với hai nghìn mét vuông diện tích trưng bày, bảo tàng gồm có các phòng chính.
- Phòng giới thiệu khái quát đất nước, con người Việt Nam
- Phòng trưng bày các di vật, công cụ bằng đá.
- Phòng nói về giai đoạn chống ngoại xâm qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước.
- Phòng dân tộc học bày một số hiện vật và hình ảnh về sinh hoạt vật chất và tinh thần của 54 dân tộc ở Việt Nam.
- Phòng giới thiệu về Sài Gòn xưa, về các chuyên đề, các hiện vật như đồ gốm thời Lý, Trần (thế kỷ XI - XIV), đồ mỹ nghệ dân gian, di vật vǎn hoá Óc Eo, v.v...
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Việt Nam
* Ngày 24-8-1958, khánh thành sân vận động Hàng Đẫy. Đây là một sân vận động hiện đại đầu tiên ở miền Bắc, xây dựng trên sân bãi Hàng Đẫy cũ của Hà Nội.
Trên nền của sân vận động Hàng Đẫy, thành phố Hà Nội đã xây dựng lại và lấy tên là sân vận động Hà Nội. Đây là một sân vận động có tiêu chuẩn quốc tế và đã diễn ra nhiều hoạt động thể thao của Hà Nội và Quốc gia, quốc tế.

* Cục Xǎng dầu Tổng cục Hậu cần được thành lập ngày 24-8-1968.
Thành tích lớn nhất của ngành là thiết kế, xây dựng các đường ống dẫn dầu phục vụ cho các chiến trường ở tiền tuyến miền Nam.
Tháng 6-1968 đoạn đường ống đầu tiên dài 42 km qua Nam Đàn, Đồng Lộc, đã được lắp xong. Tháng 11 nǎm ấy, tuyến đường ống kéo dài 230 km xuống phía Nam, kịp thời vận hành xǎng cung cấp cho các đoàn xe "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".
Tháng 5-1972, bộ đội xǎng dầu đã phối hợp với các ngành, các địa phương nhanh chóng thi công hệ thống kho và 6 tuyến đường ống từ biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh về Hà Nội, hình thành một mạng lưới ống dẫn liên hoàn kịp tiếp nhận một khối lượng lớn xǎng dầu chi viện cho chiến trường. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa xuân nǎm 1975, bộ đội xǎng dầu đã cung cấp 96 vạn tấn nhiên liệu cho các loại phương tiện cơ giới quân sự, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ QUANH CUỘC SỐNG CỦA LÍNH ( MÊ MAI 2 ) Tiếp !

...Chắc các bác cũng đoán ra. Khi chủ nhà ra mở của cho em, giật mình vì ...chính là người phụ nữ đầy tai tiếng mà anh em đơn vị hay nói.

- Vào nhà đi em ! Người phụ nữ nhỏ nhẹ nói khi thấy em ngập ngừng đứng ngoài cửa.

Em bước vào nhà, cảm giác lạnh lạnh gai gai cứ nổi lên, có lẽ do ướt nước mưa. Chị phụ nữ liền vào chất thêm củi vào cái bếp nằm gần góc nhà. Căn nhà sáng bừng lên, soi dọi từng ngõ ngách, có vẻ chủ nhà cũng không khá giả gì, quan sát thấy đồ đạc có vẻ ít, ngoài bộ bàn ghế và cái tủ li cùng, chiếc giường cũ kỹ sứt sẹo cùng mấy chiếc hòm hay va ly phủi bụi ra không có gì đáng giá. Cái dây phơi đầu hồi và cảm giác vắng vắng đi đến kết luận là : thiếu bóng dáng người đàn ông !

- Em ngồi xuống sưởi cho ấm. Khổ thân, ướt hết thế này khéo bị cảm chết !

Vẫn giọng nói đều đều, nhẹ nhàng như ru ngủ, chị nói với em vậy xong đi ra ngoài. em thấy bình tĩnh trở lại liền đi ngồi xuống bếp, nước trên người nhỏ tong tong ướt thẫm một khỏang nền bếp. Ngoài kia cơn mưa có vẻ dữ dội hơn, gió thổi ào ào. Tay chân bắt đầu run lập cập em vội vàng hơ lên lưả cho ấm, thấy đỡ đi chút.

Một lúc sau chị quay lại, bê trên tay một chiếc nồi nho nhỏ, sóng sánh nước. Nhìn thấy ánh mắt em dò hỏi. Chị nói :

- Sắn. Chị luộc sắn ăn !

Hai chị em chụm vào luộc sắn, chẳng nói câu nào, lúc ấy em mới có dịp nhìn kỹ người đàn bà này. Trông gương mặt chị có vẻ...hơi thô một chút, nét mặt của một người cũng lam lũ, vất vả. Em có tính tiếp xúc với ai cũng hay để ý đôi mắt, đôi mắt của chị tuy chăm chú vào chiếc bếp nhưng thoáng vẻ u uất điều gì đó không vui lắm.

Mãi một lúc chị mới về quê quán, đơn vị và chức vụ của em. Do vẫn ...cảnh giác nên em khai tên tuổi, đơn vị lung tung ( Khai luôn trích ngang một thằng sư đoàn cạnh đấy, đối thủ chính của một cuộc chinh phục cô giáo trường làng, em kể sau ).

Chị cũng kể sơ sơ cho em nghe hoàn cảnh của chị. Chồng chị và đứa con trai duy nhất làm nghề đóng nứa, gỗ, lấy củi đóng bè mang về xuôi. Một lần đi lên rừng xong mất tăm luôn, từ đấy không nghe tin tức gì nữa.

Nồi sắn đã sôi, chị bắc xuống chắt hết nước và cời tro ra ủ, mùi sắn nếp bốc ra thơm ngào ngạt. Chết, đã gần trưa, thảo nào bụng tự dưng kêu khi ngửi thấy mùi sắn. Không lẽ chị này chẳng nấu cơm mà...ăn sắn. Nghĩ vậy mà không dám hỏi, chỉ ngồi ngửi mùi từ cái nồi đang vần cạnh bếp bốc ra mà lén nuốt nước bọt khan cho đỡ thèm.

Khi đám sắn bở tung, trắng phau, thơm nức mũi được dỡ ra chiếc rá con, không cần mời lần em em vội bốc ăn ngấu nghiến, sao em cảm thấy ngon như...chưa bao giờ được ăn sắn vậy. Hai chị em cứ lặng lẽ ngồi ăn. Được mấy miếng thì tự dưng em thấy người run lên bần bật, cố kìm thì càng run. Hay hàm răng cứ đánh vào nhau không nhai nổi nữa. Chết rồi, có khi căn bệnh sốt ngã nước đợt trên biên giới lại tái phát. Nghĩ vậy vẫn cố nhịn để không bật tiếng rên. Thả miếng sắn đang ăn dở xuống vớ vội chiếc ấm nước sứt vòi, cũ kỹ như đồng đội của nó trong căn nhà này rót ra chiếc bát làm một hơi, sảng khoái lên tí rồi lại đâu vào đấy...

- Em ăn nữa đi. Thôi chết ! Nhìn mặt em tái mét thế kia là bị cảm rồi !

Chị đứng dậy vào chỗ chiếc hòm mở ra tìm tòi một hồi, sau đó ra đưa cho em một hộp dầu cao con hổ và ...bộ quần áo lót lính.

- Em bị nặng lắm rồi, trời mưa thế này chắc không về nổi đâu. Cởi quần áo dài ra chị hong và thay bộ lót này vào, để càng lâu càng ngấm ướt nặng thêm. Nước mưa rừng em hiểu rồi đấy !

- Xong lên kia xoa nhiều dầu và đắp chăn vào nhé ! chị chỉ tay vào chiếc giường nói như ra lệnh.

Lúc đó cơn sốt đã kéo đến, đau đầu nhức tận óc. Em lẳng lặng tuân lệnh, vội vàng thao tác xong phi luôn lên trùm chăn kín đầu. Chiếc chăn chiên cũng lạnh đến mức muốn lao ra. Được một lát thấy âm ấm và em mê man đi. Trong giấc ngủ vẫn cảm thấy có gì thật ấm áp bao quanh và cảm giác đựơc che chở như hồi bé thơ nằm cạnh mẹ.

Ngoài kia. Trời chắc vẫn mưa rả rích, gió vẫn thổi rì rào như bản hợp ca của chúng kể về những mảnh đời, sự kiện mà khắp đây đó trên con đường của chúng và những người lính đi qua vẫn thường thấy trong cuộc sống. Những mảnh đời khắc khổ và sự kiện mang nhiều màu sắc khác nhau dêt thêm lên trong mọi câu chuyện của người lính trẻ đầy sự bí ẩn và thi vị...
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Một số sự kiện trong ngày 25 tháng 8:​

Việt Nam
* Ngày 21-8-1945, Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương - Trường Chinh - và nhiều Uỷ viên Trung ương Đảng đã về tới Hà Nội. Ngày 25-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về tới làng Gạ (Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Tại đây, ngày 26-8, Người đã nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đǎng Ninh báo cáo tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội. Chiều 26-8, Người vào nội thành ở và làm việc tại số nhà 48 Hàng Ngang. Tại đây, Người đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Thường vụ Trung ương Đảng bàn việc bắt tay vào những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước cách mạng. Và cũng tại địa điểm lịch sử này, từ ngày 28-8 đến 31-8, Người soạn thảo vǎn kiện lịch sử :"Tuyên ngôn độc lập".

* Với sự giúp đỡ của Tổng bộ Việt Minh và các đoàn thể Cứu quốc, Bộ Giáo dục đã triệu tập Đại hội giáo giới toàn quốc trong ba ngày (từ 25 đến 27-8-1946) tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đây là cuộc họp mặt đầu tiên gồm đủ các đại biểu giáo giới thuộc các cấp học khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Các giáo chức đã trao đổi những vấn đề thuộc về quan điểm, lý luận giáo dục mới của nước Việt Nam là: dân tộc, khoa học và đại chúng.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Liên đoàn Giáo giới Việt Nam.

* Ngày 25-8-1966, quân giải phóng Thủ Dầu Một chặn đánh nhiều tiểu đoàn thuộc sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ ở Bông Trang - Lò Gạch (quận Bến Cát). Sau 12 giờ liên tục chiến đấu, quân giải phóng đã đẩy lùi 34 đợt tiến công của địch, diệt một tiểu đoàn bộ binh Mỹ, tiêu hao nặng 2 tiểu đoàn khác, giết và làm bị thương hơn 700 tên, phá huỷ 14 xe tǎng, xe bọc thép và bắn rơi 4 máy bay.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Một số sự kiện trong ngày 26 tháng 8:

Việt Nam
* Ngày 26-8-1945 Chính phủ lâm thời họp. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, một Chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện chính sách đoàn kết rộng rãi, bao gồm những đại biểu các đảng phái yêu nước và một số nhân sĩ không đảng phái có danh tiếng được thành lập. Nhiều Uỷ viên Tổng bộ Việt Minh trong chính phủ lâm thời yêu cầu được rút lui nhường chỗ cho những người không phải Việt Minh.
Cùng ngày này, Hồ Chủ tịch đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Thường vụ Trung ương Đảng. Hội nghị quyết định ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hoà.

* Ngày 26-8-1946, 57 người thay mặt cho các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn ký tên vào bản quốc nghị gửi lên Quốc hội và Chính phủ Trung ương "Xin đổi tên Thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng cho sự chiến đấu hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ".

* Tại đại hội lần thứ 5 Bộ trưởng ngoại giao các nước không liên kết họp tại thủ đô Lima (Pêru) từ ngày 25 đến ngày 30-8-1975, Việt Nam dân chủ cộng hoà được công nhận là thành viên của khối các nước không liên kết ngày 26-8-1975.
Hội nghị kết thúc với bản tuyên bố Lima và nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó hội nghị nhiệt liệt hoan nghênh thắng lợi to lớn và rực rỡ của nhân dân ba nước Đông Dương, hoan nghênh chiến thắng lịch sử của nhân dân Việt Nam anh hùng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ, khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

Một số sự kiện trong ngày 27 tháng 8:

Việt Nam
* Chính phủ đã cho phép ngành Bưu điện in và phát hành bộ tem bưu chính đầu tiên của nước ta, theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27-8-1946.
Bộ tem đầu tiên này in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 5 mẫu, màu và giá khác nhau. Tem in trên giấy tàu bạch. Hoạ sĩ Nguyễn Sáng đã thiết kế, thể hiện thành công những đường nét đặc sắc, khắc hoạ được hình ảnh Bác Hồ, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

* Ngày 27-8-1995, bắt đầu xây dựng nhà máy xi mǎng Bút Sơn (tỉnh Hà Nam).
Khi hoàn thành, nhà máy có thể sản xuất 1,4 triệu tấn xi mǎng một nǎm. Nhà máy xi mǎng Bút Sơn là công trình đầu tiên thực hiện theo phương thức: ta tự huy động vốn các nguồn, tự chịu trách nhiệm về xây dựng và áp dụng quy chế đấu thầu.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Một số sự kiện ngày 27 tháng 08
Ngày 27/08/1998 cả đại đội họp về chiến dịch vệ thau bể nước tắm đại đội. Theo đề nghị của nó: một người lính dễ thương, ngoan hiền nhất đại đội, cả đại đội bắt tay thực hiện thau bể nước tắm và mấy con cá không biết ai thả xuống nuôi để cải thiện.
Mấy tuần trước, cả C nhốn nháo vì mấy thằng lính bị ghẻ. Và ngày 26/08, dù không mong chờ nhưng nó cũng bị. Nó cố gắng tìm hiểu nguyên nhân thì ra tại có đứa nuôi cá ở bể tắm và thả cơm, thức ăn cho cá.
Nó và mọi người tự an ủi bản thân "Bộ đội thế là thường..hoặc "chưa ghẻ chưa phát thẻ quân nhân" nhưng nó có thẻ quân nhân trước khi bị ghẻ.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Một số sự kiện trong ngày 28 tháng 8:​

Việt Nam
* Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh nǎm 1901 ở làng Lũng Xuyên, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, bị giặc Pháp đem bắn ở Hóc Môn, tỉnh Gia Định cũ, vào ngày 28-8-1941 cùng với một số các đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
Từ nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Nǎm 1929 đồng chí vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 5-1931, đồng chí bị mật thám địch bắt tại Hà Nội. Sau đó đồng chí bị kết án 20 nǎm khổ sai, 20 nǎm quản thúc, đầy đi nhà tù Sơn La, đến tháng 12-1933 chuyển ra Côn Đảo. Tháng 4-1935, đồng chí vượt ngục, về hoạt động ở Sài Gòn, Chợ Lớn, phụ trách cơ quan ấn loát của Đảng. Đến cuối tháng7-1940, đồng chí bị địch bắt tại cơ quan báo của Đảng, Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người đã vẽ lá cờ đỏ sao vàng và lần đầu tiên lá cờ này xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940. Trong kỳ họp Quốc hội khoá I, các đại biểu đã quyết định lấy lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa do Nguyễn Hữu Tiến vẽ làm Quốc kỳ của nước ta.

* Tại Bà Điểm, Hóc Môn, ngày 28-8-1941, thực dân Pháp đã xử bắn các đồng chí: Nguyễn Vǎn Cừ (sinh ngày 9-7-1912). Tổng Bí thư của Đảng; Nguyễn Thị Minh Khai (sinh ngày 1-1-1910) - Xứ uỷ viên Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn; Phan Đǎng Lưu (sinh ngày 5-5-1902) - Uỷ viên Trung ương Đảng; Võ Vǎn Tần (sinh 1894) - Uỷ viên Trung ương Đảng; Hà Huy Tập - Uỷ viên Trung ương Đảng.
Trước họng súng của kẻ thù, các đồng chí bình tĩnh, không chịu bịt mắt và hô lớn những khẩu hiệu tỏ lòng tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

* Ngày 28-8-1945, hai chi đội giải phóng quân đầu tiên tiến vào Hà Nội. Buổi duyệt binh đầu tiên của quân đội cách mạng quần áo còn nhiều kiểu, nhiều màu, vũ khí còn thô sơ, nhưng được nhân dân Hà Nội khâm phục và trìu mến đón mừng.

* Bộ Tài chính là một trong những bộ được thành lập đầu tiên cùng với sự ra đời của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 28-8-1945.
Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Tài chính là đồng chí Phạm Vǎn Đồng.
Lúc chính quyền mới về tay nhân dân ta (sau Cách mạng tháng Tám), trong quỹ của Ngân khố Trung ương chỉ có vẻn vẹn 1.250.000 đồng Đông Dương, trong đó có 580.000 đồng là tiền hào rách nát chờ tiêu huỷ.

* Thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ Trung ương Đảng tháng 1/1949 về việc rút các đại đội độc lập về để cùng với các tiểu đoàn tập trung, xây dựng thành những binh đoàn chủ lực, ngày 28-8-1949, Đại đoàn Quân tiên phong (tức sư đoàn 308) được thành lập ở Đồn Du (Thái Nguyên).
Tiền thân của đại đoàn là trung đoàn 308 (trung đoàn này được tổ chức sau chiến dịch Việt Bắc 1947, gồm các đơn vị của trung đoàn vệ binh 147 và trung đoàn Thủ đô) và một số tiểu đoàn có thành tích chiến đấu ở các chiến khu. Đây là đại đoàn chủ lực, cơ động đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam đang được mang danh hiệu "Quân Tiên phong" .

---------- Post added at 04:28 ---------- Previous post was at 03:59 ----------

Chủ thớt đã đào ngủ :2dance:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top