Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hồi đi học quân sự có phần tập bắn bằng tia laser đỏ. Mà kỳ cục thay em ngắm bằng cái lỗ tròn dấu cộng (cái để ngắm đó) thì ko trúng bia lun, sau em nhìn thẳng vào cái bia bắn ko thèm ngắm qua cái khe theo hướng dẫn thì lại trúng foc cái tâm chứ. thế là đc 5 điểm thực hành
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Bình Định huấn luyện ngư dân bắn mục tiêu trên biển
2chot_f11d5.jpg
Sau 12 ngày ra quân huấn luyện, sáng 29-7, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã tổ chức kiểm tra bắn đạn thật mục tiêu cố định trên biển.
49 dân quân là ngư dân thuộc các xã biển Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ và Mỹ Thành tham gia bắn. Tất cả dân quân đều được xếp loại giỏi và khá.

Đợt huấn luyện này nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân; đặc biệt là khả năng tăng cường phòng thủ biển, đảo.

---------- Post added at 04:58 ---------- Previous post was at 04:35 ----------

Lúc còn trong đơn vị em bắn bài mục tiêu ẩn hiện phải nói là chuẩn. Phát nào trúng phát đó
Giờ xuất ngũ mắt mũi có phần kèm nhem nên không còn phong độ như trước.
Tiếc

Nói về bắn trong huấn luyện thì tớ bắn đếm không hết vì tớ là đơn vị tác chiến độc lập mà. Ngoài thời gian không nhận nhiệm vụ đặc biệt thì P.TM cử về các đơn vị nhận các chú lính "chì" huấn luyện chuyên môn từ bộ binh, thông tin, chiến thuật.... Một năm 365 ngày không rãnh... Mình cày suốt như vậy cho đến một ngày "đẹp trời" chúng tớ nhận một nhiệm vụ rất lính, trận đó chúng mình đã mất đến 4 người anh em không bao giờ thấy lại... Bản thân tôi cũng be bét là máu me từ trên đầu dội xuống như đang tắm, phút giây tôi nhìn thấy đơn vị chi viện lên là bắt đầu choáng và xỉu...nhập viện kịp thời nên thoát. Sau lần đó tôi được xem như người hùng của thời nay và được phong tặng... nhưng vẫn cứ ám ảnh bên tôi 4 người đồng chí cũng là 4 người bạn thân cùng ăn cùng ở, cùng sống vất vả bên nhau những lần đi làm nhiệm vụ. Hai năm sau đó gia đình xin cho tôi được chuyển ngành cho đến hôm nay.
(Đây là chuyện cá nhân của kimthanh08. Chuyện thì rất dài nhưng do thời gian còn gần quá chưa phải gọi là lịch sử nên không thể chi tiết được)
 
Việc sử dụng vũ khí, chất nổ phải đặc biệt thận trọng! Không có chuyện rút kinh nghiệm nữa đâu!
Hồi xuất ngũ, mình có lận lưng được 2 trái M.67, duy nhất chỉ một lần rút chốt dọa bọn nhà xe tại đèo Cù mông mà thôi! Khi về nhà, một thời gian sau thì rủ thêm mấy đứa bạn nữa, lên suối ném cá cả 2 trái luôn! Để trong nhà ngán bỏ mẹ!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Do mình ăn quen rồi nên giờ ăn vẫn thấy ngon. Em thử làm đưa cho vài đứa nhóc bây giờ nó nuốt mà nước mắt ngắn dài vì... mắc nghẹn :bdance:

Vừa cố nuốt vào bụng rồi nước mắt vào trong oy bác ạ.kekekke
Thêm cốc nước nữa.hihihihi
 
Re: Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vừa cố nuốt vào bụng rồi nước mắt vào trong oy bác ạ.kekekke
Thêm cốc nước nữa.hihihihi

Ai bẩu ăn nhanh làm chi cho nghẹn! Hehe...
Ăn cơm cục là cứ nhai từ từ.....rồi nuốt! Cảm giác ngọt ngào từ đầu lưỡi....Tuyệt!
Không như "ngon từ thịt - Ngọt từ xương" đâu nhá!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vừa cố nuốt vào bụng rồi nước mắt vào trong oy bác ạ.kekekke
Thêm cốc nước nữa.hihihihi

Nước đây
ly-nuoc.jpg
uống đi :cungly:

---------- Post added at 10:53 ---------- Previous post was at 10:51 ----------

Ai bẩu ăn nhanh làm chi cho nghẹn! Hehe...
Ăn cơm cục là cứ nhai từ từ.....rồi nuốt! Cảm giác ngọt ngào từ đầu lưỡi....Tuyệt!
Không như "ngon từ thịt - Ngọt từ xương" đâu nhá!

Rãnh lắm ngồi đó nhai từ từ đi. Có lúc chưa kịp nuốt còi nò thổi ra tập trung hehehe...

---------- Post added at 11:23 ---------- Previous post was at 10:53 ----------

Những ngày đầu tiên:
Tôi choàng tỉnh dậy thấy ánh sáng chói lòa. Định thần 1 tý mới nhớ lại được mình đang ở đâu và những gì đang xẩy ra. Mình ngủ say quá sau ca gác tới 4h, đổi gác mình vào hè nhà trải nilon để nguyên giầy cởi bao xe đạn để cùng bên khẩu AK ,vì quá mêt chìm luôn vào giấc ngủ .Tôi tranh thủ làm vệ sinh cá nhân. Lác đác thấy bóng 1 vài người dân trở về. Chỗ tôi ngủ là nhà má Bẩy gia đình má đã chạy về An Thạnh. Má cùng mấy người con về thu dọn đồ đạc và thu hái rau cỏ ở vườn. Tôi tranh thủ hỏi thăm chuyên trò làm công tác dân vận rồi quan sát địa hình. Nhà má ngay sát rìa làng chỗ tôi ngồi gác là sát mép ruộng lúa đã chín .Từ đây nhìn thẳng ra khoảng 800m là dải đất có rất nhiều cây thốt nốt cao thấp là đất Campuchia. Tôi nghĩ luôn bên đó cao hơn bên mình, về thế quân sự thì bọn lính Pốt có lợi thế về địa hình hơn.
Tình hình chiến sự mấy hôm này chưa thật căng, chưa có tiếng súng, qua đài quan sát thấy bọn Pốt đang tích cực đào hầm hào công sự, mật độ lính Pốt đi lại nhiều, 2 bên đang tăng cường trinh sát nhau. Ta đã bắt được mấy nhóm trinh sát của Pốt, có 1 thằng là trung đội trưởng, chúng khai thuộc trung đoàn 182 Sư đoàn 3 Quân khu Đông Bắc. Chúng còn nói Pốt đang đưa F290 thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược từ Niêc Lương xuống hợp với F3 chuẩn bị tiến công vào Bến cầu Tây ninh.
Trước tình hình đó nhiệm vụ chốt giữ của ta được tăng cường cao hơn, tăng cường nhiều chốt và vọng gác đêm. Ban ngày thì củng cố hầm hào công sự, đêm thì phiên gác kéo dài hơn mỗi người gác tới 6 tiếng cứ từ 18h tới 24h hoặc từ 24h đến sáng gác nhiều thức nhiều lính ta thật mỏi mêt. Đằng sau khoảng 1km thì cuộc sống vẫn bình thường sôi động, còn ở đây thì thật căng thẳng. Trong đơn vị đã có những đồng chí tụt tạt về Saigon. Một buổi sáng đang ngủ có tiếng gọi, mở mắt ra đã thấy đồng chí CTV đại đội Nguyên văn Chính và đồng chí chủ nhiêm chính trị E Phạm văn Hiệp đứng đợi tôi. Đồng chí Hiệp thăm hỏi, động viên tôi nói nào là tổ chức có sai sót nên tôi có những thiệt thòi vv...Và động viên tôi phát huy tinh thần chiến đấu, ý chí của người Đảng viên trong tình hình nhiệm vụ mới vv... Tôi cười uể oải vì thông làm sao được nhất là trong lúc thèm ngủ sau 1 đêm gác dài.
( Bợ được của người wen :ammuu:)

---------- Post added at 11:30 ---------- Previous post was at 11:23 ----------

Dân mạng TQ 'sôc' vì ý kiến của sĩ quan hải quân VN
Cộng đồng mạng quan tâm
Đăng ngày Chủ nhật, 19 Tháng 8 2012 10:17
Tàu chiến của Trung Quốc rất tiên tiến và cũng rất mạnh, chiến đấu cơ cũng tiên tiến hơn của Việt Nam, nhưng những cái đó chỉ để làm thỏa mãn tâm lí của người Trung Quốc, chứ thực ra cũng chẳng được tích sự gì.

slide-camranh2.jpg




Nguyên văn bài viết của một tác giả Trung Quốc đang lan truyền trong cộng đồng mạng của nước này.

_______________________________________

Gần đây, có một bài viết đáng để chúng ta phải suy ngẫm, bài này được đăng trong blog của một quân nhân hải quân Việt Nam.

Trong bài nói, tàu chiến của Trung Quốc rất tiên tiến và cũng rất mạnh, chiến đấu cơ cũng tiên tiến hơn của Việt Nam, nhưng những cái đó chỉ để làm thỏa mãn tâm lí của người Trung Quốc, chứ thực ra cũng chẳng được tích sự gì.
Bài dài quá mong các bạn vào đây đọc trực tiếp REDS.VN - D�n m?ng TQ 's�c' v� � ki?n c?a s? quan h?i qu�n VN
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Lính thời bình !

Đương nhiên các bạn chẳng bao giờ phải đi chiến đấu cho nên mọi khó khăn, vất vả chỉ gói gọn trong chuyện huấn luyện. Những hy sinh chết chóc cũng chẳng bao giờ chứng kiến . Trừ một số rất ít đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt có thể xảy ra , cuộc sống quân ngũ tôi và các bạn phẳng lặn như một mặt hồ, chỉ lăn tăn vài gợn sóng khi có gió khi so với lính thời chiến.

Hàng năm có cả triệu thanh niên đến độ tuổi nghĩa vụ quân sự trên khắp đất nước Việt Nam này được lệnh gọi nhập ngũ, đây là nghĩa vụ của mọi người đối với đất nước và trên thế giới này có lẽ đất nước nào cũng phải như vậy.

Cũng như thời chiến, các bậc cha anh cũng có cả lớp lớp người xung phong khoác chiếc áo xanh tình nguyện lên đường chống Pháp, Mỹ, chiến trường K, biên giới PB , hải đảo. Có người trở thành anh hùng, có người trở thành những tướng lĩnh cấp cao tiếp tục mang công sức, kinh nghiệm trong chiến đấu của mình phục vụ quân đội và có người trở về lành lặn hay không lành lặn hoặc vĩnh viễn không bao giờ trở về.

Những thế hệ sau may mắn là sinh ra trong thời bình. Tuy cũng khoác áo lính như các bậc đi trước, nhưng cũng giống như triệu người thanh niên khác cùng thời là bổ sung hàng năm vào đội quân thường trực làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu khi Đất nước có chiến tranh, làm kinh tế quốc phòng, công cụ răn đe nếu có âm mưu bạo loạn lật đổ xảy ra, đó là một điều rất may mắn cho những người lính hôm nay và cả nhân dân, Tổ quốc.

Lính thời bình không hề có những câu chuyện chiến đấu hay những ký ức hào hùng , những trận đánh hồi hộp, gay cấn hay những vầng ánh sáng vinh quan chói lọi, những lời ca tụng vây quanh. Mong rằng những câu chuyện như vậy thế hệ sau không cần, hoặc không có mà kể, vì để làm được anh hùng thì sẽ có bao nhiêu đầu rơi, máu chảy, chết chóc, chia ly .

Tuy nhiên Lính thời bình cũng không đựợc ngủ quên trên quá khứ vinh quan của cha ông để lại. Thời cuộc và diễn biến luôn thay đổi . Mũi súng của những người đi trước luôn có cái đích nhưng của thế hệ hiện tại cũng chỉ là một kẻ thù vô hình, giả định trong huấn luyện.

Mọi tranh luận về phong cách ứng xử hay kỷ cương quân đội cũng chỉ một số trường hợp cá biệt, các đàn anh cũng phải thông cảm cho các đàn em đi sau. Quân kỷ ở đâu cũng vậy nhưng thực hiện tốt hay không nhiều khi phụ thuộc vào cái " chất " của người chỉ huy. Phương pháp rèn luyện tuy cùng một giáo án nhưng có thể nơi nọ sẽ có cách rèn luyện hơi khác nơi kia một chút. Sự thương yêu, đùm bọc, tôn trọng lẫn nhau mỗi thời cũng có thể ( cũng có thể thôi ạ. em không chắc chắn lắm ) khác nhau. Chưa nói đến tác động mọi mặt của môi trường xã hôi.

Tản mạn đến đây lại không nghĩ được gì nữa, em xin tạm dừng. Mong các cô chú và anh chị vào chia sẻ tiếp ạ !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tuy là thời bình thật nhưng không phải lúc nào bình cũng là phẳng. Bản thân tôi đi không thấy bình tí nào... Cũng gần chục năm về rồi nhưng không bao giờ quên được
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Lính thời bình !

Đương nhiên các bạn chẳng bao giờ phải đi chiến đấu cho nên mọi khó khăn, vất vả chỉ gói gọn trong chuyện huấn luyện. Những hy sinh chết chóc cũng chẳng bao giờ chứng kiến . Trừ một số rất ít đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt có thể xảy ra , cuộc sống quân ngũ tôi và các bạn phẳng lặn như một mặt hồ, chỉ lăn tăn vài gợn sóng khi có gió khi so với lính thời chiến.

Hàng năm có cả triệu thanh niên đến độ tuổi nghĩa vụ quân sự trên khắp đất nước Việt Nam này được lệnh gọi nhập ngũ, đây là nghĩa vụ của mọi người đối với đất nước và trên thế giới này có lẽ đất nước nào cũng phải như vậy.

Cũng như thời chiến, các bậc cha anh cũng có cả lớp lớp người xung phong khoác chiếc áo xanh tình nguyện lên đường chống Pháp, Mỹ, chiến trường K, biên giới PB , hải đảo. Có người trở thành anh hùng, có người trở thành những tướng lĩnh cấp cao tiếp tục mang công sức, kinh nghiệm trong chiến đấu của mình phục vụ quân đội và có người trở về lành lặn hay không lành lặn hoặc vĩnh viễn không bao giờ trở về.

Những thế hệ sau may mắn là sinh ra trong thời bình. Tuy cũng khoác áo lính như các bậc đi trước, nhưng cũng giống như triệu người thanh niên khác cùng thời là bổ sung hàng năm vào đội quân thường trực làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu khi Đất nước có chiến tranh, làm kinh tế quốc phòng, công cụ răn đe nếu có âm mưu bạo loạn lật đổ xảy ra, đó là một điều rất may mắn cho những người lính hôm nay và cả nhân dân, Tổ quốc.

Lính thời bình không hề có những câu chuyện chiến đấu hay những ký ức hào hùng , những trận đánh hồi hộp, gay cấn hay những vầng ánh sáng vinh quan chói lọi, những lời ca tụng vây quanh. Mong rằng những câu chuyện như vậy thế hệ sau không cần, hoặc không có mà kể, vì để làm được anh hùng thì sẽ có bao nhiêu đầu rơi, máu chảy, chết chóc, chia ly .

Tuy nhiên Lính thời bình cũng không đựợc ngủ quên trên quá khứ vinh quan của cha ông để lại. Thời cuộc và diễn biến luôn thay đổi . Mũi súng của những người đi trước luôn có cái đích nhưng của thế hệ hiện tại cũng chỉ là một kẻ thù vô hình, giả định trong huấn luyện.

Mọi tranh luận về phong cách ứng xử hay kỷ cương quân đội cũng chỉ một số trường hợp cá biệt, các đàn anh cũng phải thông cảm cho các đàn em đi sau. Quân kỷ ở đâu cũng vậy nhưng thực hiện tốt hay không nhiều khi phụ thuộc vào cái " chất " của người chỉ huy. Phương pháp rèn luyện tuy cùng một giáo án nhưng có thể nơi nọ sẽ có cách rèn luyện hơi khác nơi kia một chút. Sự thương yêu, đùm bọc, tôn trọng lẫn nhau mỗi thời cũng có thể ( cũng có thể thôi ạ. em không chắc chắn lắm ) khác nhau. Chưa nói đến tác động mọi mặt của môi trường xã hôi.

Tản mạn đến đây lại không nghĩ được gì nữa, em xin tạm dừng. Mong các cô chú và anh chị vào chia sẻ tiếp ạ !

Em còn nhớ có một danh nhân đã nói: "Con người ta chẳng ai có thể tắm 2 lần trong 1 dòng sông". Bởi vậy, theo suy nghĩ chủ quan của em thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.
Thời gian qua đi, mọi thứ đều thay đổi. Thay đổi từ mặt trận chiến đấu đến ánh mắt và thái độ của người dân đối với người lính.Còn đâu những cảnh người lính được dân quý, dân thương hay lỡ độ đường ghé nhà dân xin ngủ trọ. Giờ đây với những lo toan của vòng xoáy cơm áo, gạo tiền...
 
Sửa lần cuối:
"Con người ta chẳng ai có thể tắm 2 lần trong 1 dòng sông".

Giỡn chơi cha nội!
Tớ tắm cả hàng trăm lần trong 1 dòng sông rồi đấy! Kakaka.....
Vấn đề NGƯỜI LÍNH thì tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời kỳ, nhưng bất kỳ giai đoạn nào thì họ vẫn là người lính! Như nhau, không hơn không kém! Thời kỳ của lớp chúng mình là cầm súng ra chiến trường để bảo vên đất nước trước họa xâm lăng. Ngày nay, thế hệ người lính bây giờ là sẵn sàng cầm súng chiến đấu cũng với mục tiêu bảo vệ hòa bình Tổ quốc! Vẫn biết rằng, vấn đề "cơm áo gạo tiền" hiện nay có thể đã biến một số người chỉ huy, biến một số người có những nhận thức không đúng, lệch lạc trong hành động....Nhưng không phải là tất cả! Khi có biến, Lính thời bình lại sẵn sàng cầm súng lên đường ngay, bỏ sau lưng tất cả thị phi tính toán....Cũng giống người lính như tụi mình ngày trước thôi!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI TRONG ĐƠN VỊ !

Người thứ nhất là Hoàng Văn Thêu, dân tộc Hmông. Thêu nhìn rất đẹp trai, cao to , và trắng trẻo, tính tình hiền lành như con gái. chàng trai người dân tộc thiểu số quê giáp biên này có thân hình cường tráng và cứng cáp như cây gỗ lim, gỗ nghiến mọc trên núi đá, chuyện về Thêu buồn cười lắm !

Anh em trong đơn vị hay gọi Thêu là A Phủ, tên một nhân vật trong chuyện vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Nhiều lúc Thêu cứ thắc mắc tại sao gọi tên mình như vậy, mọi người chỉ biết cười và giải thích cho Thêu hiểu. Thấy cứ nghệt mặt ra tồi tội vì không biết A Phủ là bố con thằng nào. Đương nhiên, Thêu chỉ học hết lớp hai thì cô giáo bỏ đi lấy chồng nên chưa đọc đến những tác phẩm văn học ấy !

Thêu khỏe lắm, hành quân mà có gì chất được là cứ chất, nhiều khi trên lưng cõng thêm vài bó củi cho anh em, nhìn lặc lè như con lạc đà. Nói đến lạc đà cậu cũng không hiểu nốt, chỉ hơi cáu một chút " Tao là con trâu con bò cho chúng mày, nói thế cho dễ hiểu đi ". Tất nhiên với sức vóc như vậy thì ăn cũng khỏe. Nếu để ăn thả giàn thì có lẽ cậu ta mỗi bữa chắc chắn 7,8 bát cơm không cần thức ăn là chuyện thường trong bản nhỏ, khổ nỗi cơm lính làm gì có nhiều mà ăn, nếu nhanh giỏi lắm cũng khoảng ba bát, cho nên suốt ngày Thêu kêu đói.

Khi mới nhập ngũ. Tháng đầu tiên lĩnh phụ cấp. Cậu ta cứ cầm mấy tờ tiền lên ngang mặt xăm soi, anh em bảo nhau " thằng này nó đang kiểm tra xem có phải...tiền giả hay không chúng mày ạ ". Hóa ra nghe tâm sự mới biết khi Thêu tâm sự " Nhà tao trên núi nghèo lắm, cả tháng đi lên núi lấy củi bán cũng không bao giờ cầm nhiều tiền như này đâu " Nghe thấy thương vì những đồng tiền ấy giỏi lắm cũng chỉ một bữa nhậu đơn sơ là hết.

Như bao người đàn ông của dân tộc mình. Thêu cũng thổi kèn lá rất giỏi, đi trên đường chỉ cần hứng lên bứt một lá cây bất kỳ là Thêu thổi ngay thành một bản nhạc, cứ pì phí pi suốt. có nhưng đêm trăng sáng nghe Thêu thổi kèn có thể tưởng tượng những đêm trăng y hệt như vậy bên những sườn núi vùng biên cương, các đôi trai gái tỏ tình với nhau qua tiếng khèn môi, kèn lá nỉ non. Nhưng lúc sinh hoạt văn nghệ, anh em em chỉ điểm cậu ta cũng hát một hai bài hát bằng tiếng Hmông, mọi người trong đại đội vỗ tay rần rần mặc dù...chẳng hiểu gì hết !

Cậu ta cũng là ...chúa ở bẩn, chỗm nằm chuyển chỗ nào thì biết ngay. Tất cả từ giày dép cho đến chăn màn đều bốc mùi. Tóc tai, móng tay móng chân cũng không chịu cắt cứ để dài thượt. Có lần bị cán bộ kiểm tra tác phong lấy kéo gõ cho mấy cái vào mu bàn tay và bắt lấy dao cùn kê đầu lên miếng gỗ...chặt tóc. có lần nửa đêm, rét như cắt cả tiểu đội hè nhau khiêng cậu ấy ra giếng để ...tắm cho đỡ hôi. Mãi cũng sạch sẽ ra phết. không lý sự cùn theo kiểu ông Mèo là trâu bò cả đời không tắm đâu có chết.

Như đã nói. Thêu rất hiền nên hay bị anh em trêu chọc và lừa vào những trò nghịch ngợm chỉ có lính mới có. Một lần đi qua ruộng dưa chuột của dân, có mấy cô gái đang lúi húi chăm sóc dưa, mấy ông lính cũ bảo Thêu :
- Này, mày có muốn ăn dưa không, đi bộ từ sáng tới giờ vừa mệt vừa khát, mày xuống xin đi.
- Xin họ cho ạ ?
- Tất nhiên là không rồi, bây giờ bọn anh bày cho chú mày một cách nhé. với con gái người Kinh, muốn xin dưa thì phải đến...sờ ti họ mới cho.
Thêu nghe thế lẳng lặng nhảy xuống vườn dưa, đi xăm xăm về phía mấy cô gái. Anh em trên bờ thấy vậy gọi giật lại không kịp hoảng quá nghĩ thêu làm thật liền tháo dép cặp vô nách chuẩn bị ù té nếu có vấn đề gì xảy ra. Mãi không thấy đâu nghĩ chắc ăn đòn nằm tại chỗ định cử ông nào mồm mép tốt nhất xuống thương lượng mang...xác về thì thấy chú ta mò lên, ôm một mũ cối dưa đầy ắp. Mọi người xúm vào tranh nhau hỏi, quên cả dưa " Mày ...sờ thật à, thấy thế nào " . Thêu chỉ thủng thẳng " Các chị nói đừng nghe mấy con Kinh bộ đội, chúng nó xấu cái bụng lắm ! Xong các chị hái cho dưa " .

Một lần ngồi học chính chị, chính chị viên cho một bài ngồi tự nghiên cứu, anh em rất oải, riêng Thêu ngồi vô tư ngáy khò khò. Lần nào cũng thế, đang trong giờ ngồi cứ khọc khọc như kéo điếu ục, bao lần chính chị viên bắt ra cột cờ đứng nhưng vẫn không tiến bộ được bao nhiêu. Mấy chiến sĩ tinh nghịch rủ nhau ...tụt quần ra búng ch.... Ba bốn ông hè nhau trật vật mới vần ngửa được cậu ta ra . Em vôi quát " chúng mày không biết người Hmông toàn độc đinh thôi à. Nghịch dại nhỡ vào chỗ hiểm nó...tịt thì sao. Thêu cười hề về " Tao có võ gồng, cho chúng mày...búng thoải mái "

Người đồng đội thứ 2 : Dân tộc Tày ( Lúc nào vui em kể tiếp ) Grin
 
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Giỡn chơi cha nội!
Tớ tắm cả hàng trăm lần trong 1 dòng sông rồi đấy! Kakaka.....
Vấn đề NGƯỜI LÍNH thì tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời kỳ, nhưng bất kỳ giai đoạn nào thì họ vẫn là người lính! Như nhau, không hơn không kém! Thời kỳ của lớp chúng mình là cầm súng ra chiến trường để bảo vên đất nước trước họa xâm lăng. Ngày nay, thế hệ người lính bây giờ là sẵn sàng cầm súng chiến đấu cũng với mục tiêu bảo vệ hòa bình Tổ quốc! Vẫn biết rằng, vấn đề "cơm áo gạo tiền" hiện nay có thể đã biến một số người chỉ huy, biến một số người có những nhận thức không đúng, lệch lạc trong hành động....Nhưng không phải là tất cả! Khi có biến, Lính thời bình lại sẵn sàng cầm súng lên đường ngay, bỏ sau lưng tất cả thị phi tính toán....Cũng giống người lính như tụi mình ngày trước thôi!

Nước dòng sông đã thay đổi.
Đó là triết thuyết cổ của một triết gia cổ Hy Lạp chủ trương vận động là bản chất của sự sống . Câu nói trên đã có dụng ý nhấn mạnh vào sự đổi thay ở thế gian này Tuy rằng sông vẫn là sông con sông cũ , người tắm vẫn là người cũ nhưng.nhưng xét đến cùng " Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông " vì tuy vẫn là dòng sông cũ nhưng nước sông đã luôn luôn chảy , nên nước ta tắm lần thứ sau không thể là nước ta đã tắm ở lần trước.Mặt khác còn vì thân xác của con người cũng biến chuyển không ngừng nên thân xác của kẻ đã từng tắm lần trước thì giờ đây không còn giống hoàn toàn như trước nữa .Chưa kể : tâm hồn của kẻ đó cũng luôn luôn thay đổi , nên tâm hồn của kẻ từng tắm lần trước ở dòng sông này nay cũng đã không còn như xưa nữa . Sau hết , không chỉ dòng sông thay đổi ,thể xác , tâm hồn người tắm thay thay đổi mà ngay cả cảm giác của người tắm khi tiếp xúc với nước sông cũng không thể nào giống với cảm giác của lần tắm trước . Triết thuyết trên rất có giá trị nên bất cứ ai đó cố chấp, không có được nhận thức bắt kịp sự thay đổi của thiên nhiên, của xã hội, của con người để có những thái độ , hành vi thích ứng thì đều sẽ trở thành xơ cứng, lạc hậu, cản trở sự tiến hóa . Nhưng nếu thái quá, nếu đổi thay quá nhanh thì sẽ gây nên những xáo trộn không đáng có ảnh hưởng đến sự sống của con người bản tính vốn ưa sự ổn định
Em nói cả 2 phía.
Thay đổi từ mặt trận chiến đấu đến ánh mắt và thái độ của người dân đối với người lính.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

hichic, em bùn ngủ quá
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

hichic, em bùn ngủ quá
Hì, chắc mình không là nhà văn nên kể chuyện mới làm anh em buồn ngủ vậy. Thông cảm nha. Thực sự chuyện về Lính thời bình viết rất khó. Mình cũng cố gắng viết rồi, đành chịu vậy !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hì, chắc mình không là nhà văn nên kể chuyện mới làm anh em buồn ngủ vậy. Thông cảm nha. Thực sự chuyện về Lính thời bình viết rất khó. Mình cũng cố gắng viết rồi, đành chịu vậy !

PM nhầm đó ạ, em tưởng Shoutbox
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

PM nhầm đó ạ, em tưởng Shoutbox
Éc..éc...!
Pác dongminhkh nói đúng. "cơm áo gạo tiền" có thể thay đổi một số người lính hôm nay, nhưng giặc đến nhà họ sẽ là những người cầm súng để bảo vệ Tổ quốc. Lính mình có cái hay, nhiều khi ở với nhau đến miếng cơm cũng choảng nhau ầm ĩ nhưng khi có biến thì họ lại nắm tay nhau cùng chiến đấu đó... Tôi thích tinh thần này của Bộ đội Việt Nam

---------- Post added at 10:01 ---------- Previous post was at 09:55 ----------

Một số sự kiện trong ngày 21 tháng 8:
Việt Nam
* Phùng Chí Kiên sinh nǎm 1901, quê ở Mỹ Quang Thượng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, giác ngộ Cách mạng từ lúc trẻ tuổi. Nǎm 1926 ông sang Quảng Châu, dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, rồi vào học trường Võ bị Hoàng Phố. Tại đây ông trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu ngày 12-12-1927 do Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức.
Nǎm 1931 ông sang Matxcơva học tại trường đại học Phương Đông, nhưng giữa đường bị phát xít Nhật bắt giam. Ra tù ông tiếp tục sang Liên Xô học tập. Nǎm 1934 ông về Hồng Kông cùng Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Đông Dương. Tại Đại hội, ông được bầu vào ban chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác Đảng ở nước ngoài. Nǎm 1936, ông bị bắt ở Hồng Kông rồi bị trục xuất. Ông trở lại Trung Quốc vận động thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội, phá âm mưu "Hoa quân nhập Việt" của Quốc dân Đảng.
Nǎm 1941 ông về Cao Bằng tực tiếp chỉ đạo khu cǎn cứ Bắc Sơn. Sau đó bị bắt. Ngày 21-8-1941 ông bị giặc Pháp chặt đầu rồi bêu ở cầu Ngân Sơn để trấn áp tinh thần cách mạng của nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được hội đồng chính phủ truy phong quân hàm cấp tướng.

* Hội nghị tuyên huấn toàn dân lần thứ nhất họp ngày 21-8-1951. Hội nghị thống nhất nhận thức về vai trò trọng yếu của công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng trong quân đội. Nghị quyết của hội nghị nêu rõ :"Việc lãnh đạo tư tưởng hiện nay phải đặt thành nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quân đội". Trọng tâm lãnh đạo tư tưởng lúc này là rèn luyện cho cán bộ chiến sĩ có một cơ sở tư tưởng, chính trị vững chắc, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp và dân tộc, xây dựng tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ và lòng tin tưởng nhất định thắng lợi

* Ngày 21-8-1959, tại huyện Long Mỹ (tỉnh Cần Thơ), nơi Mỹ Diệm làm điểm xây dựng trại tập trung mang tên là "Khu trù mật" đã nổ ra cuộc đấu tranh quyết liệt. Mặc dù Mỹ Diệm cho quân lính cưỡng ép 12.000 gia đình phải vào các khu tập trung những kết qủa thì dồn được vài chục gia đình trong số hàng vạn gia đình ở Long Mỹ.

* Từ 21 đến 24-8-1965, liên tiếp trong bốn ngày, hơn 2.000 sinh viên thanh niên Huế tập trung giữa thành phố để phản đối chế độ quân dịch, và dùng loa phóng thanh đọc một bản tuyên ngôn đòi "lật đổ chính phủ quân sự Thiệu Kỳ"... Ngày 28-8, hơn 4.000 học sinh, sinh viên Huế lại ********* đòi lật đổ Thiệu - Kỳ. Đêm hôm ấy thanh niên ở thành phố Đà Nẵng đi xe đạp, xe máy khắp phố kêu gọi đấu tranh, và sáng hôm sau có 3.000 học sinh bãi khoá và nhiều cửa hiệu đóng cửa ủng hộ thanh niên. Để hưởng ứng cuộc đấu tranh của thanh niên, đồng bào Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng tổ chức những "đêm không ngủ". Ở Sài Gòn, ngày 29-8, học sinh, sinh viên cử một đoàn đại biểu đến gặp Nguyễn Hữu Có, "Tổng uỷ chiến tranh" ngụy, lên án chế độ quân dịch.

* Trưa ngày 21-8-1967, máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội. Đại đội 92 bộ đội hoá học đã thả khói che kín nhà máy điện Yên Phụ, làm cho địch không đánh trực tiếp được vào nhà máy. Đây là trận đánh đầu tiên địch sử dụng bom điều khiển từ xa nhưng mục tiêu (nhà máy điện Yên Phụ) vẫn được bảo vệ an toàn. Đây cũng lần đầu tiên bộ đội hoá học dùng màn khói che mắt quân thù để bảo vệ một cơ sở sản xuất quan trọng ở Thủ đô, có sự hiệp đồng với bộ đội pháo phòng không.
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với miền Bắc nước ta, bộ đội hoá học còn sử dụng màn khói để bảo vệ đài phát thanh Mễ Trì, cầu Đuống, cầu Đáp Cầu, cầu Kỳ Lừa, cầu Đa Phúc, đập Thác Huống, trạm biến thế điện Bala - Bông Đỏ, cầu Phủ Lý, cầu Hàm Rồng, nhà máy thuỷ điện Thác Bà, nhà máy điện Việt Trì.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mấy bác mấy cô kế toán đã từng tham gia lính, dù mới vài tháng, vài năm hay lâu hơn nữa, có chút gì kỷ niệm một thời..... hãy đem lên đây cho anh em xem tý đi! Chuyện vui, chuyện buồn, tình bạn tình yêu của lính, tất tần tật .....

Em không có chuyện gì kể hết thì em có nhập băng CCB được không vậy?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Cho em hỏi băng này có off hay gì không ạ. Lập băng mà không off thì sao biết mặt nhau dễ tan rã lắm ạ

Băng này cũng ít người. Trước có off ở Sài gòn. H thì theo vùng, miền..có điều kiện thì off lẻ thui.
Sao ko thấy bác Thiết thủ vào luôn băng cho xôm.

@all: Các bác để lại trích ngang, cầm chân, cầm tay để liên hệ. Nếu có đk thì gặp cafe, nhậu..
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top