Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

MÊ MAI 2
Kính thưa các bác !
Câu chuyện về một người phụ nữ em kể dưới đây hoàn toàn khác với người phụ nữ lần trước mặc dù có liên quan đến lính. Một lần nữa em xin khẳng định không có ý gì xúc phạm đến nhân cách của chị em phụ nữ mà chỉ là chuyện vui. Chuyện về những người lính không phải chỉ có ôm súng và ...ca hát như trên ti vi mà còn đủ mọi thứ xung quanh tạo nên một hình ảnh rất đời thực, giống như một món ăn phải có đủ gia vị chua, cay, mặn, ngọt mới thành một món ăn hấp dẫn và đầy hương vị...

Trong cuộc đời quân ngũ, những người lính không chỉ biết đổ mồ hôi huấn luyện, đổ máu trong chiến đấu, hô khẩu hiệu, sinh hoạt đơn vị ..v..v..mà còn có những cuộc giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài doanh trại, thời bình có lẽ không có cảnh bạo liệt như cảnh em xem đâu đó có một lão đi lính chiến đấu từ năm nảo năm nào...cởi trần, quấn xà xông thăm mê mai chẳng may gặp chồng cũ là lính phía bên kia về thăm nhà nên phi thân từ trên cầu thang xuống bung mất khăn...lộ cả hàng, phí bao năm che đậy, mồm bù lu, bù loa tay thì triệt bộ ấm chén con người ta. Kiểu vừa ăn cướp vừa la làng .

Ngày ấy cạnh đơn vị em mới về có một chị, nghe kể có chồng con rồi, khoảng hơn em 6,7 tuổi chi đó, nhan sắc bình thường. Nhà cửa và gia đình ở đâu không rõ, chỉ biết là rất...bạo lực với lính, nhất là lính trẻ, càng đẹp trai bao nhiêu thì gặp chị ý càng dễ ...gặp họa bấy nhiêu. Ấy là em nghe kể thế chứ thực hư thì cũng không hiểu đúng hay sai, chỉ là câu chuyện tầm phào mà lính hay tám với nhau những lúc rảnh rỗi. Nghe mà khiếp lắm, nhất là cánh thanh niên chưa vợ và kém từng trải như bọn em. Tuy nhiên sợ ( không phải ghét ) của nào thì trời trao của ấy, cả đơn vị có đúng trường hợp thì lại rơi vào...chính em. Nó là như vầy các bác ạ :

Anh em đơn vị nói rằng khi gặp chú đội trẻ, nhất là đi một mình thì hay xáp vô kiểm tra tình trạng ..sẵn sàng chiến đấu của mấy chú . Cho nên mỗi khi nhìn thấy bóng dáng chị từ xa là em phải lánh đi ngay, lỡ bị cướp cò giưã đường giữa chợ thì xấu hổ chết, cái gì để dành và để dành cho ai thì phải cố giữ gìn, bản chất bộ đội cụ Hồ thời nào cũng phải thế các bác ạ, noi gương các bậc cha chú đi trước . Mọi chuyện tám mãi rồi cũng nhàm, lâu rồi cũng chẳng thấy ai nói đến và câu chuyện cũng vào quên lãng vì hàng ngày có nhiều việc phải suy nghĩ nhiều hơn .

Một lần em lên trung đoàn báo cáo, đường từ đơn vị đến E bộ khá xa khoảng mấy km đường quốc lộ. Sau khi công việc xong xuôi thì gần trưa, trời nắng chang chang nhưng do rèn luyện cũng quen nên em cứ lững thững vừa đi ( bộ ) vừa ngắm cảnh vì em mới sang nên cũng phải tranh thủ tý. Bất chợt cơn mây đen từ đâu kéo tới đen xì cả bầu trời. Sợ gặp mưa nên em vội rảo bước nhanh như chạy, đường về đơn vị còn gần 2 km, hai bên đường ít nhà dân nên mong về đơn vị trước khi mưa tới. Nhưng rồi cơn mưa cũng rơi xuống ào ạt, em lúc ấy ướt sũng cố chạy khoảng mấy chục mét thấy một ngôi nhà và ghé vào gọi cửa xin trú nhờ .
......................................
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

ít ra thì cũng như bác dankt.tq chứ. Còn có cái để đọc
Chứ ai cũng như ông kimthanh thì vào topic cựu binh mà cứ tưởng lạc vào nghĩa trang. Hãi
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Pác Kimthanh này chưa chờ chỉ thị của Đại ca Băng CCB mà đã manh động => Đọc lại 10 lời thề, 12 đièu kỷ luật . 5 lần.
.
Em nghe nói Đại Ca ...đảo ngũ rồi thì phải ! Nghe phong phanh đâu đó là lão ý đi chơi vào khu vực đang tiết kiệm điện bị mấy em Vệ binh dân sự...khám súng và lấy mất nên ...trốn luôn !:laugh1:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

:61: :081: :231: về bán muối phụ tía khẩn trương
ít ra thì cũng như bác dankt.tq chứ. Còn có cái để đọc
Chứ ai cũng như ông kimthanh thì vào topic cựu binh mà cứ tưởng lạc vào nghĩa trang. Hãi


---------- Post added at 04:08 ---------- Previous post was at 03:57 ----------

Em nghe nói Đại Ca ...đảo ngũ rồi thì phải ! Nghe phong phanh đâu đó là lão ý đi chơi vào khu vực đang tiết kiệm điện bị mấy em Vệ binh dân sự...khám súng và lấy mất nên ...trốn luôn !:laugh1:

Trụ trì chùa bỏ áo cà-sa lên bộ số 1 hạ sơn bị bảy em nhền nhện nhốt vào hang "hành hạ" nên không về được :151:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

:xichdu::dichoi::dichoi:
Bạn ơi quân xanh mặt không mếu thế đâu!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, Quảng Nam là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng và là vùng chiến trường vô cùng ác liệt. Những địa danh: Bồ Bồ, Cấm Dơi, Vĩnh Trinh, Chợ Được, Chu Lai, Hòn Tàu, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh ... đã đi vào lịch sử dân tộc, ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách.
diadaoKyAnh.jpg

Địa Đạo Kỳ Anh
Thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự. Địa đạo dài 20km, dưới lớp đất cứng và chắc ở độ sâu từ 1-1,5m, được thực hiện trong hai năm 1965-1967 dạng bàn cờ quanh co khúc khuỷu. Trong hầm địa đạo có hầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm cảnh giới, hầm tác chiếm, lỗ thông hơi và hầm chỉ huy. Đây là căn cứ địa vững chắc và quan trọng cho cả vùng Đông Tam Kỳ. Từ địa đạo này lực lưỡng vũ trang và nhân dân địa phương dã gây cho địch nhiều tổn thất đáng kể.

Ngày nay, do tàn phá của chiến tranh và thiên tai, địa đạo bị hưng hỏng nhiều, một số đoạn địa đạo còn lại nằm ở thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân.

Khu di tích Nước Oa
khuditichNuocOa.jpg

Thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, nằm trong vùng núi cách thị trấn Trà My 8km về phía Tây Nam, khu di tích gồm có: cơ quan Khu Ủy, nhà ở và nhà làm việc của đồng chí Chu Huy Mân, đồng chí Võ Thứ; hầm trú ẩn giao thông hào, ao cá, vườn cam, nhà bếp và khu bảo vệ … Đây có thể xem là một trong những căn cứ địa đầu tiên của Khu Ủy và bộ tư lệnh quân khu 5.

Vào dịp kỷ niệm Quốc Khánh 2-9 năm 1996 khu di tích Nước Oa được tôn tạo lại một số hạng mục: tường rào và nhà làm việc, nhà trưng bày hiện vật.

Khu di tích Phước Trà
Là khu di tích cách mạng Khu Ủy Khu 5 (1973-1975) gồm: hội trường, hệ thống hầm trú, hầm ở và làm việc của đồng chí bí thư Khu Ủy. Tại đây Khu Ủy đã đề ra kế hoạch cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 theo tinh thần của nghị quyết ban chấp hành TW Đảng tháng 5 năm 1975.

Khu di tích Phước Trà nằm cách thị trấn Tân An, Hiệp Đức 15km về phía Tây, cách đường 612 khoảng 4km về phía Nam.

Rừng Dừa 7 Mẫu
rung7mau.gif

Nằm giữa thôn hai và thôn ba xã Cẩm Thanh, Hội An.
Với địa thế nằm ở vùng ven, gần sông nước, không gian rộng thuận lợi cho việc lập khu căn cứ. Nhằm tiêu diệt khu căn cứ địa này, Mỹ đã cho quân tấn công kể cả dùng hóa chất hóa học làm trụi lá rừng dừa nhưng căn cứ vẫn tồn tại và phát huy.
Ngày nay Rừng Dừa 7 Mẫu trở lại màu xanh tươi tốt và là một trong những điểm du lịch sinih thái khá lý tưởng.

Giếng Nhà Nhì (còn gọi là Ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc)
GiengNhaNhi.jpg

Thuộc thôn 5, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15km về phía bắc theo đường Hội An – Đà Nẵng.

Đây là khu di tích ngoài trời gồm: một giếng cạn, xung quanh có bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc, gần bên là một tượng đài được xây dựng uy nghi tượng trưng cho khí thế cách mạng. Nơi đây đã diễn ra trận đánh không cân sức của 7 chiến sĩ đặc công với 2 đại đội biệt kích và 3 trung đội của Mỹ ngụy. Với lòng dũng cãm và mưu trí, các anh đã chiến đấu đến cùng, lập chiến công vang dội đến chiến trường miền Nam, được Đảng và Nhà nước phong tặng: Dũng sĩ Điện Ngọc. Khu di tích được công nhận là khu di tích quốc gia

Tượng đài chiến Thắng Núi Thành
nuithanh1.gif

Nằm trên một đồi cao 43m trong một cụm đồi ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tiếp giáp với đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách sân bay Chu Lai 4km có vị trí chiến lược quan trọng.

Nơi đây diễn ra trận đấu đánh đế quốc Mỹ của quân và dân Quảng Nam. Vào ngày 25/5/1965, tiểu đoàn 70 tỉnh động Quảng Nam đã tấn công đánh tan đại đội Mỹ, mở đầu cho phong trào "Tìm Mỹ mà đánh" trên toàn miền Nam, được Đảng và Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".

Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi
Thuộc thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, cách thành phố Tam Kỳ 50km về phía Tây Bắc. Nơi đây cơ thể được xem là một trong những địa bàn ác liệt nhất, là nơi tranh chấp sống còn giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lợi dụng địa thế hiểm trở, địch tiến hành cho xây các lô cốt hầm chỉ huy, hệ thống quân sự gồm nhiều đồn bót, cùng hàng chục tiểu đoàn, nhằm khống chế cả vùng Tây Nam quận lỵ Quế Sơn.

Ngày 17-8-1932 bộ đội chủ lực và quân dân địa phương đã tiến đánh Cấm Dơi, phá hủy toàn bộ khu căn cứ, mở rộng vùng giải phóng góp phần cùng với quân và dân ta đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ngụy trong ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam.

Chiến thắng Thượng Đức
Thượng Đức thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc cách Đà Nẵng 40km về phía Tây.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây đã được Mỹ ngụy biến thành một hệ thống quân sự hầm ngầm liên hoàn bê tông cốt thép kiên cố, được địch xem như là cánh cửa thép án ngữ Đà Nẵng, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Tại đây đã ghi dấu chiến công của sư đoàn 340 cùng bộ đội địa phương trong trận chiến đấu giải phóng Thượng Đức (ngày 7-8-1974) khẳng định khả năng đánh thắng toàn bộ quân ngụy trên khắm chiến trường, đánh tan cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng, làm bàn đạp tấn công vào sào huyệt cuối cùng của quân ngụy.

Căn cứ Hòn Tàu
Nằm ở cụm núi ranh giới giữa hai huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, nơi đây đã từng là căn cứ địa vững chắc của phong trào chống ngoại xâm. Trong những năm chống Mỹ vùng căn cứ Hòn Tàu - Mặt Rạng là một trong những nơi đóng quân của các cơ quan Khu - Tỉnh Ủy của Quảng Nam và đặc khu Quảng Đà.

Cứ điểm NGOK-TA-VAK
ngok.gif

Thuộc xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn ở độ cao khoảng 378m, cách thị trấn Khâm Đức khoảng 7km về phía Tây Nam.

Tại đây quân đội Mỹ đã xây dựng cứ điểm làm 3 khu: trên đỉnh là khu rung tâm gồm có các bộ chỉ huy và trận đại pháo được bao bọc bởi hệ thống rào thép gai, phía Tây cứ điểm là khu sân bay trực thăng dã chiến, phía Đông Nam là khu ở của quân Ngụy.

Hiện nay, do tác động của thiên nhiên và thời gian nên di tích chỉ còn lại khu sân bay trực thăng.

Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn Hồ Chí Minh (còn gọi là đường Trường Sơn) là tuyến vận chuyển vũ khí, hàng hoá, lương thực, quân nhu... quan trọng nhất của hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đó, đoạn đường Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Nam với chiều dài gần 200 km là một trong những đoạn hiểm trở nhất, cam go nhất với nhiều trận đánh vô cùng ác liệt. Những địa danh: Prao, Bến Giằng, Làng Rô, Khâm Đức, Ngok - Ta - Vak, Đồi E... nằm trên lành lang tuyến đường này đã đi vào lịch sử và ký ức của mỗi người dân đất Quảng.

Cùng với sự chuyển mình đi lên của đất nước, này nay tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đã được đầu tư xây dựng trở thành tuyến giao thông huyết mạch phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và du lịch. Tham gia tour du lịch “khám phá con đường huyền thoại Trường Sơn” tại Quảng Nam, du khách sẽ đến với các địa danh lịch sử quen thuộc, các bản làng đồng bào dân tộc ít ngưòi còn lưu giữ những nét văn hoá độc đáo, các khu rừng nguyên sinh, các danh thắng hữu tình như thác Tơ Mai, thác Grăng, cầu Thác Nước, hang động Đồng Răm, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

2191831765_4c2e850a24.jpg
Nam mô nam mô. Chùa lạnh quá

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp.
Giai do vô thủy tham sân si.
Tùng thân khẩu ý chi sở sanh.
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối
(Trích: Kinh Phật)
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp.
Giai do vô thủy tham sân si.
Tùng thân khẩu ý chi sở sanh.
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối
(Trích: Kinh Phật)

Đúng là kinh phật, đọc xong ko biết mình đọc gì. Thỉnh thoảng đi chùa ngày rằm, mồng một êm có tham gia đọc kinh nhưng để hiểu lời kinh phật thì.... mô phật...
Quên, thêm điều đọc nó chẳng vần méo cả miệng :xinloinhe:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

ít ra thì cũng như bác dankt.tq chứ. Còn có cái để đọc
Chứ ai cũng như ông kimthanh thì vào topic cựu binh mà cứ tưởng lạc vào nghĩa trang. Hãi

Có khác gì đâu. Lính đảo ngũ nhiều quá
13741591244061466.jpg
 
Hehe...Đứa nào đào ngũ vậy???
Lão dankt.tq bê mấy bài bên "Lính thời bình" về hết bên này đi!
Anh em dễ tán chuyện!
 
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Hehe...Đứa nào đào ngũ vậy???
Lão dankt.tq bê mấy bài bên "Lính thời bình" về hết bên này đi!
Anh em dễ tán chuyện!

Hê hê hê... đứa nào ai biết.
Vui buồn vợ lính thời bình
Bà bác sĩ tròn mắt khi thấy Hải Anh một mình vác cái bụng to tướng đi đẻ lúc nửa đêm. Còn cô chỉ nói một câu gọn lỏn: “Em là vợ bộ đội”


Khổ mà sướng

Hải Anh gặp Thắng, chồng cô, lần đầu tại một buổi giao lưu giữa trường sư phạm của Hải Anh với đơn vị bộ đội thông tin của Thắng. Họ bén duyên ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thỉnh thoảng tranh thủ dịp cuối tuần, chàng lính thông tin lại đến ký túc xá đưa cô giáo tương lai đi cà phê, trà đá, hay đèo Hải Anh lang thang ăn những món quà vặt mà cô thích. Vốn là người lãng mạn, Hải Anh thấy tình yêu với chàng lính của mình sao mà đẹp và nên thơ đến thế.

Đám cưới ấm cúng được tổ chức khi Hải Anh ra trường và may mắn xin được việc làm tại Hà Nội. Mọi người bảo họ đúng là gia đình chuẩn theo mẫu chồng bộ đội, vợ giáo viên. Thế nhưng, về làm vợ Thắng là cả một thay đổi lớn đối với Hải Anh. Thời còn là người yêu, một hai tuần gặp nhau một lần đã thấy nhớ nhung cồn cào, còn bây giờ, mỗi tháng cô chỉ được ở bên chồng có hai ngày chủ nhật. Mặc dù công tác chỉ cách nhà 4 km nhưng Thắng vẫn phải ở đơn vị chứ không được về.

Năm đầu tiên khi chưa có con, bạn bè bảo Hải Anh lấy chồng mà vẫn như thời con gái: sống một mình, cơm nước và làm tất cả mọi việc chỉ có một mình. Những lúc ốm đau, khi có bầu, mệt mỏi, nặng nề mà không có người thân hay chồng bên cạnh, Hải Anh tủi thân nằm khóc.

Hải Anh sinh sớm gần 20 ngày. Lúc trở dạ, Thắng không có nhà, còn mẹ thì chưa lên kịp, Hải Anh phải tự bắt taxi vào bệnh viện. Bà bác sĩ tròn mắt khi thấy cô vác cái bụng to tướng đi đẻ một mình lúc nửa đêm. Hải Anh chỉ nói một câu và không giải thích gì thêm: “Em là vợ bộ đội”.

Sau đó, Thắng được nghỉ phép một tháng chăm vợ đẻ. Trong một tháng ấy, Hải Anh thấy mình chẳng kém gì bà hoàng. Cô không thể ngờ anh lính thông tin lại khéo léo, đảm đang đến thế. Mẹ cô cũng lên giúp nhưng Thắng không để bà phải động tay vào việc gì: “Bà giúp con trông cháu cho mẹ nó nghỉ ngơi là được rồi”. Mọi việc từ đi chợ, cơm nước đến giặt tã cho con, Thắng đều làm “ngon lành”. Đêm, anh trải chiếu ngủ ngay dưới đất để lúc con khóc còn bế đỡ vợ.

Cả việc tắm cho em bé, Thắng cũng nhận. Lúc đầu, cả Hải Anh và mẹ đều kịch liệt phản đối. Cô nói: “Con bé bỏng non nớt chứ có như khẩu súng hay mấy cái máy thông tin ở đơn vị đâu mà anh tưởng lau chùi thế nào cũng được”. Nhưng rồi hai người đều tròn mắt thán phục khi chứng kiến Thắng khéo léo trong từng động tác, từ pha nước, thử độ nóng của nước đến động tác bế con, còn lấy hai ngón tay bịt hai bên tai con rất chuyên nghiệp. Thắng bảo anh đã lén quan sát các cô y tá tắm cho em bé ở bệnh viện nên học làm theo.

Một tháng chồng nghỉ phép, Hải Anh thấy những ý nghĩ tủi thân, thiệt thòi của mình tan biến hết. Cô nhớ lời kể của mấy người bạn: Vợ sinh con là chồng sang phòng khác để ngủ cho... ngon giấc, bế con thì sợ làm rơi. Có anh còn tranh thủ cơ hội bù khú với bạn bè khi vợ mải lo cho con không “kiểm soát” chặt chẽ, thậm chí còn bồ bịch vì vợ không đáp ứng được “chuyện ấy”. Hải Anh thấy mình may mắn và ngập tràn hạnh phúc khi lấy được người chồng tưởng khô cứng, vụng về nhưng hóa ra rất khéo léo, tình cảm và chu đáo. Từ đó, những lúc phải xa chồng, một mình chăm con, cô vẫn thấy ấm lòng.

Chồng lính lãng mạn và hài hước

Ngọc Linh, một “tiểu thư”, cũng chọn chú rể là một chàng sĩ quan đặc nhiệm. Chàng lính lém lỉnh chẳng hiểu bằng cách nào mà “cưa đổ” được cô con gái rượu của thủ trưởng. Ở nhà, Linh là út nên được chiều chuộng, săn sóc từng ly từng tí. Ngày đưa con gái lên xe hoa, mẹ Linh sụt sùi: “Chẳng biết con bé có chịu được những thiệt thòi khi có chồng là bộ đội hay không”, bởi bà quá hiểu vợ bộ đội là như thế nào từ chính kinh nghiệm cuộc đời mình. Còn ông bố thì bảo: “Nó bây giờ thế đã là sướng chán so với thời tôi với bà ngày xưa, không chịu được cũng phải chịu”.

Sau đám cưới, vợ chồng Linh định tận dụng nốt số ngày phép còn lại của Hùng để đi nghỉ trăng mật. Chưa kịp thực hiện, Hùng đã bị gọi vào đơn vị để nhận công tác đột xuất. Còn lại một mình trong phòng, Linh cứ mặc cho nước mắt tủi thân tuôn ướt đầm chiếc gối mới. Cô về nhà than ngắn thở dài với mẹ nhưng bị bố mắng cho một trận: “Quân lệnh như sơn, đã là vợ lính thì phải biết thông cảm và chấp nhận những lúc như thế chứ”. Thế là cô lại lủi thủi quay về.

Kết thúc chuyến công tác, Hùng “đền” cho tuần trăng mật của Linh bằng... một buổi chiều ngồi ngắm hoàng hôn bên bờ sông Hồng lộng gió, nơi ngày yêu nhau họ thường ngồi. Lúc đầu Linh còn phụng phịu, nhưng những chuyện tếu táo Hùng kể về đơn vị khiến cô cười ngất, quên cả mình đang giận chồng. Không có nhiều thời gian ở gần vợ nên lúc nào về nhà là Hùng làm hết mọi việc không nề hà gì. Ăn xong, anh luôn giành phần rửa bát, lại còn trêu Linh: “Bố em là tướng mà mới chỉ được nửa suất công vụ, còn em chẳng có tí sao, gạch nào cũng được hẳn một thượng uý phục vụ tận tình”. Đúng là Linh chẳng bao giờ giận Hùng được lâu vì anh lúc nào cũng chọc cho cô phải bật cười.

Có những lúc Linh khóc vì cảm động trước tình cảm sâu sắc và sự săn sóc đầy yêu thương của chồng. Hôm ấy Hùng về, Linh kêu đau chân vì đôi giầy cao gót mới mua, thực ra cô chỉ muốn nũng nịu với chồng chút thôi. Thế mà khi chuẩn bị đi ngủ, cô thấy Hùng bê vào một chậu nước muối nóng có mấy lát gừng bắt cô ngâm chân. Hùng vừa ngồi massage chân cho vợ vừa giải thích: “Ở đơn vị, nhiều lần đi hành quân về phồng rộp cả chân, anh em chỉ làm thế một lần đã đỡ hẳn”.

Nhìn dáng chồng ngồi và cảm nhận bàn tay ấm nóng đầy thương yêu của anh, Linh bật khóc. Hùng thảng thốt ngẩng lên khi thấy giọt nước mắt của vợ rơi vào vai. Linh nghẹn ngào không nói hết câu: “Ở đơn vị anh còn vất vả hơn em nhiều mà chẳng bao giờ thấy anh than thở điều gì cả”. Hùng cười xoà ôm vợ vào lòng: “Em hiểu được như thế là anh thấy rất hạnh phúc rồi”.

Có tối thứ bảy, Linh nổi hứng muốn ăn chân gà nướng, Hùng hứa về đưa cô đi. Linh háo hức chuẩn bị mà chờ mãi chẳng thấy bóng chồng đâu. 20h, rồi 21h mới thấy chồng gọi điện xin lỗi không về được vì phải trực thay cho một đồng đội đưa mẹ đi cấp cứu. Nước trong mắt Linh đang chực chảy ra thì cô nghe câu nói tha thiết đến tội nghiệp của chồng: “Anh cũng muốn về đưa em đi lắm nhưng biết làm sao được...”. Nghe giọng chồng nghèn nghẹn, những giận hờn như bay đâu hết, Linh ngạc nhiên thấy mình quay ra... an ủi “ngược” lại chồng.

Dạo này về nhà, Linh được bố khen: “Từ ngày lấy chồng chín chắn hẳn ra, biết quan tâm, nghĩ đến người khác chứ không đành hanh như hồi ở nhà nữa”.

Chuyện gì cũng tranh thủ

Vợ chồng chị Đào đều là người Bắc vào Nam sinh sống. Chị làm công nhân nhà máy may, anh là bộ đội. Cô con gái lên ba thì anh được đơn vị cử đi học ba năm ở Hà Nội. Tính toán mãi, họ quyết định chuyển cả nhà ra Hà Nội vì chị làm công nhân nên có thể nghỉ việc dễ dàng. Vợ chồng thuê nhà ngay cổng trường anh học. Chị mở quán bán hàng, cũng kiếm đủ chi tiêu tằn tiện. Là học viên trường quân sự nên chỉ cuối tuần anh mới được ra ngoài. Buổi tối, anh bảo vợ bế con đứng trước cổng để bố… ngó con, tranh thủ nói chuyện vài câu cho đỡ nhớ.

Gia đình Đào có một câu chuyện vừa buồn cười lại vừa đáng thương mà mọi người thỉnh thoảng vẫn nhắc lại. Một lần, chồng Đào phải gác ca đêm, khi hết ca gác là khoảng hai giờ sáng. Anh bỗng thấy nhớ vợ quá nên đánh liều trèo tường trốn về một lúc, định bụng sáng ra sẽ vào trường, vẫn kịp điểm danh buổi sáng. Nhưng thật không may, gần sáng hôm đó thì trường báo động (một hình thức rèn luyện thông thường của các đơn vị quân đội). Không thể vào kịp nên hôm sau anh bị kỷ luật, đã thế còn bị bạn bè trêu mãi khiến cả hai đều ngượng chín người.

Chị Đào bảo: “Làm vợ lính nhiều lúc vừa bi vừa hài, việc gì cũng tranh thủ, đến cả chuyện chăn gối nhiều khi cũng phải chớp nhoáng. Có những lần vợ chồng vừa gần gũi nhau xong, anh ấy đã vội vàng chạy một mạch vào trường, chẳng kịp âu yếm gì vợ nữa. Mình thấy hụt hẫng nhưng rồi lại thương chồng đến thắt lòng”.

Gia đình mỗi người lính đều có một câu chuyện cảm động riêng, nhưng đều có một điểm rất giống nhau, đó là sự xa cách càng làm cho tình cảm vợ chồng thêm gắn bó. Không có nhiều thời gian dành cho nhau, không được sớm tối cận kề nên họ luôn biết nâng niu, trân trọng những giây phút hiếm hoi được ở bên nhau và làm cho nó thêm nhiều ý nghĩa.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Em không đào ngũ mà chỉ đào mỏ
Nhìn avar của em thì biết
 
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Hehe...Đứa nào đào ngũ vậy???
Lão dankt.tq bê mấy bài bên "Lính thời bình" về hết bên này đi!
Anh em dễ tán chuyện!
He he, rồi khác bê cụ ạ ! Để em soát xét, chỉnh sửa lại tý vì bên này còn nhiều các em, các cháu đọc nhỡ không hiểu lại nói mấy ông lính về vườn viết bậy quá !
@ KimThanh : Xin coppy mấy bài viết của bác làm tư liệu nhé. Bác còn sưu tầm đựuoc bài nào hay hay về Lính thời bình pots lên đi ! Cám ơn bác trước ( vì không cho em cũng cop rùi. He he ! )
 
Tình yêu của mấy bà vợ sĩ quan đẹp nhỉ! :))
Hổng biết tình yêu của mấy cô nường chưn dài dành cho mấy chú lính NVQS thì sao???
Ôi....Tình yêu lính.....Chẳng biết nên cảm nhận như thế nào nữa!
Ẹc!

---------- Post added at 09:22 ---------- Previous post was at 09:19 ----------

[video=youtube;66gT9EL3ylE]http://www.youtube.com/watch?v=66gT9EL3ylE[/video]
 
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Tình yêu của mấy bà vợ sĩ quan đẹp nhỉ! :))
Hổng biết tình yêu của mấy cô nường chưn dài dành cho mấy chú lính NVQS thì sao???
Ôi....Tình yêu lính.....Chẳng biết nên cảm nhận như thế nào nữa!
Ẹc!
Hồi xưa em đi gần 5 năm trời ròng rã trên núi mà không thấy con mén nào mò lên thăm, thấy chú ấy được ơm chưn dài vào lòng như vậy thì quá Happy :beat_brick:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mình thấy phục nhất trên đời là những người phụ nữ lấy chồng là Lính, trời ạ! Mình nghĩ tới cái cảnh vừa cưới được mấy ngày thì ông chông đi biệt tích mấy tháng trời để vợ sống 1 mình với những người mà vợ chưa bao giờ sống rồi còn gọi bố, mẹ, anh, chị, em nữa chứ. Sặc! ngại !..... Mình chịu, mình cứ phải tối nhìn thấy cái mẹt cái đã - rồi cả ngày có gì ko ưng là có người để trút ,vậy mới sống dc. hi hi
 
Mềnh thì phục nhứt mấy cô gái! Người yêu đi lính mới được vài tháng là ta 'phăng teo"...ngay!
Mình thấy phục nhất trên đời là những người phụ nữ lấy chồng là Lính, trời ạ! Mình nghĩ tới cái cảnh vừa cưới được mấy ngày thì ông chông đi biệt tích mấy tháng trời để vợ sống 1 mình với những người mà vợ chưa bao giờ sống rồi còn gọi bố, mẹ, anh, chị, em nữa chứ. Sặc! ngại !..... Mình chịu, mình cứ phải tối nhìn thấy cái mẹt cái đã - rồi cả ngày có gì ko ưng là có người để trút ,vậy mới sống dc.
 
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Mềnh thì phục nhứt mấy cô gái! Người yêu đi lính mới được vài tháng là ta 'phăng teo"...ngay!

Hí hí hí...mềnh cũng phục. Cái vụ ni thì thấy hoài hahaha... Những năm nhận CS mới huấn luyện không năm nào mà không có thằng bị "phốt". Có thằng nhóc còn đòi đảo ngũ về để " giải quyết" nữa chứ. Em phải cắn răng thuyết phục... nếu nó mà chuồng về thì ăn không ngon ngủ không yên vối mấy lão C. Thanh niên giờ vãi quá :41:

---------- Post added at 12:16 ---------- Previous post was at 12:05 ----------

Mình thấy phục nhất trên đời là những người phụ nữ lấy chồng là Lính, trời ạ! Mình nghĩ tới cái cảnh vừa cưới được mấy ngày thì ông chông đi biệt tích mấy tháng trời để vợ sống 1 mình với những người mà vợ chưa bao giờ sống rồi còn gọi bố, mẹ, anh, chị, em nữa chứ. Sặc! ngại !..... Mình chịu, mình cứ phải tối nhìn thấy cái mẹt cái đã - rồi cả ngày có gì ko ưng là có người để trút ,vậy mới sống dc. hi hi

Ngày xưa thì nhiều chứ bi giờ hiếm lắm. Lính đóng đâu thì lấy đó kiểu gì mà không gần. Quen con bồ ở quê đi lính chưa nóng ..ít nó đã pung rầu, cầm khẩu súng chưa bắn được viên nào mà một chiều thứ 7 trời trong xanh cái thằng "lục lạc" nó gọi choe chóe ".... có thư" . Nhận thư hậu phương gởi lên rằng "chúc anh hoàn thành NV nhé, ba mẹ em ở nhà giục..." xong luôn :hurray: vậy là rớt kèo. Mừng vãi ông :hurray:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Hí hí hí...mềnh cũng phục. Cái vụ ni thì thấy hoài hahaha... Những năm nhận CS mới huấn luyện không năm nào mà không có thằng bị "phốt". Có thằng nhóc còn đòi đảo ngũ về để " giải quyết" nữa chứ. Em phải cắn răng thuyết phục... nếu nó mà chuồng về thì ăn không ngon ngủ không yên vối mấy lão C. Thanh niên giờ vãi quá :41:


Vậy là bác kimthanh nhà ta:
Trở về sau 5 năm, quân hàm gạch 1 hàng thì duyên kiếp lỡ làng...
Và đành "ôm trái đắng thương thân".

Lính thời bác dongminh còn được dân quý, dân yêu chứ lính bây h: ra đường vẫy xe khách chẳng có xe nào dừng khi thấy lính. Phải nhờ dân họ vẫy giùm. Quân với dân như cá vớt thớt mà.

Tình
Năm năm đi Đức em chờ
Năm năm đi lính em lờ anh luôn.
 
Thời chiến thì cái chuyện yêu đương nó trầy trật lắm, không như lính của thời bình! Thời bình, dù sao thì cũng không có cảnh chia ly cầm súng nơi chiến địa, nên tình yêu củng có thể dều là những mối tình đẹp! Ít có trường hợp chia tay......Thời của mình thì khác, không biết ai như thế nào, riêng mình thì bị em cho leo cây ngồi trên ngọn làm khỉ, ngay khi bước chân sang K. được khoảng một năm gì đó! Mình đã có sơ qua tý đỉnh chuyện này trong cái Topic này:
....Để xoa dịu nỗi nhớ thì chỉ còn cách gửi thư, những lá thư thấm đầy nỗi nhớ của tôi liên tục bay về quê hương với em, không hiểu đến được tay em mấy cái. Lâu thật lâu, tôi mới nhận được một lá thư của em gởi sang, còn thư của chị thì tháng nhận dược khoảng 2-3 lá, có lúc đằng đẵng 6 tháng trời bặt tin. Cuộc đời người lính nay đây mai đó, "đâu có giặc là ta cứ đi"thế rồi, những lá thư của người yêu dần dần thưa hẳn, lá thư cuối cùng của em đề ngày 16 tháng 8 năm 1984 với những lời thương nhớ và những lòi xin lỗi vì "không thể chờ anh được". " Hãy tha lỗi cho em nghen anh, anh không có lỗi lầm chi ở đây, nhưng con gái có thì, và anh có thể còn trở về được hay không" Những dòng chữ mà cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào xóa được. Cuộc sống lắm lúc cũng thật bất công, người trên đầu chiến tuyến lại chịu quá nhiều đau khổ.....
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top