Cựu binh dân kế toán

Lần đầu tiên mình mới biết được khuôn hình của bác Đặng việt Châu đấy, dankt.tq ạ!
@thuongmai58: Cảm ơn bác, rất vui là biết bác đã từng là người lính trinh sát! Em thì dân bộ binh, chuyên đi theo trinh sát để uýnh nhau tý đỉnh! Chắc bác cũng là lính từng ở K.
Nếu có thời gian, bác có thể viết đôi dòng hồi ức những ngày làm lính cho các bạn trẻ chiêm nghiệm, ũng như mình nhớ lại đôi chút về ngày xưa!
Rất mong bác góp lời!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Đỉnh cao nhất của 772, một nửa bên kia là đất của " Bạn " có thể nhìn thấy dãy núi đằng sau của họ. đi tiếp lên phía tay trái là 1.100, 1200, 1300, 1509..theo hình vòng cung.
P1000221.jpg

Mong các bác cựu tiếp tục kể chuyện chiến đấu đi ạ. Có lẽ em dừng pots ảnh vì chiếm nhiều tài nguyên của diễn đàn quá...
 
Thương binh, tử sĩ và bộ đội ngồi, nằm chật cả khu vực sở chỉ huy. Nghỉ một lát, tôi nói:" Quanh đây, ai là cán bộ Đảng viên xin mời đến để hội ý". Có tiếng xì xào rồi im lặng, tôi nhắc lại lần nữa. Đồng chí Hoa, Toản C11, Bính tác chiến, Bộ thông tin, Ba y sĩ lần lượt tới. Tôi hỏi đồng chí Bộ:" Có liên lạc được với Trung đoàn không"? Bộ trả lời:" Cả hữu tuyến và vô tuyến không liên lạc được". Hỏi Hoa và Toản, Bính về tình hình đơn vị, họ cũng chẳng nắm được gì nhiều. Mưa lạnh sương giá, thương vong mất mát của đơn vị như đang ngấm dần vào trong tôi. Tôi rùng mình ớn lạnh, biết cơn sốt rừng đang kéo tới. Tôi nói với Ba y sĩ:" Cho mình vài ống trợ sức và thuốc sốt rét... Rồi nói với anh em:" Ra hết đi". Tôi bò vào ngóc hang, quơ vội cái màn trùm kín đầu, quấn chặt lấy người, cứ thế để cho nước mắt tuôn trào. Tôi thiếp đi nghe tiếng thầm thì của Thanh đang kể chuyện ngày về phép đi hỏi vợ. Đã là một Tiểu đoàn trưởng, đứng trước nữa ngàn quân đĩnh đạc thế, thế mà trước người con gái yêu thương lại thấy run, phải nhờ cha nói hộ. Trước khi vào trận đánh, cô ấy đã kịp sinh cho anh một thằng trinh sát con chắc là kháu khỉnh lắm. Rồi đồng chí Công B phó DKZ tối qua đang khoe với tôi mới nhận được thư nhà. Vợ báo đã sinh con trai. Tôi bảo công hãy nhận sĩ quan làm chỉ huy cho con nó hãnh diện. Công hứa sau trận này sẽ trả lời. Thế mà giờ đây họ đã vĩnh viễn nằm lại nơi này. Tiếng thì thầm xa dần... Có tiếng loạc xoạc, ai đó nắm lấy chân tôi giật giật. Mở mắt nhìn xuống thì có mấy chiến sĩ đầu quấn băng trắng toát. Hỏi ra mới biết các cu cậu khát nước, rờ được hũ, thấy có nước, mở nắp cứ thế tu vào. Khi biết rõ là hũ đưng tro cốt của người quá cố, sợ ma nên tìm đến nằm cạnh tôi cho đỡ sợ.
Sáng ngày 13/7, khoảng 8h sáng, Hoan từ trên đỉnh hang tụt xuống báo với tôi:" Địch bên D3 đông lắm". Tôi cùng Hoan leo lên quan sát bên ấy địch cũng đang thu dọn chiến trường, có cả mấy em quần trắng áo đỏ phất phới. Hoan giương súng đòi bắn, tôi chỉ xuống anh em thương binh tử sĩ ở phía dưới. Hiểu ý, Hoan kéo khóa an toàn khẩu súng, rồi im lặng nhìn sang phía địch. Tôi tụt xuống đến hầm của Bính. Lúc này, Bính đang ngồi cạnh võng của Đa B trưởng C10 bị thương ở bụng, được băng bó nhưng ruột cứ trào ra. Đa quằn quại, thở rất mệt nhọc. Tôi cho dùng bát ăn cơm đậy và tiếp tục băng lại. Quá trưa thì Đa tắt thở. Ở hầm thông tin, có chiến sĩ bị thương phần bụng dưới ngày càng phình to lên, đau đớn quằn quại, cứ xin được chết. Tôi nói với Bảo y tá:" Có thể chọc xi-lanh vào mà hút nước tiểu ra". Bảo lắc đầu quầy quậy:" Chưa được học". Đau đớn, mệt mỏi, đói khát. Tôi không đành lòng nhưng cũng không làm gì được... Thời gian nặng nề trôi, rồi trời cũng tối. Khoảng 19h, có thêm đồng chí Long C phó C16 đến bắt liên lạc xin được giúp đỡ. Tôi bảo Hoan và Bộ ở lại canh gác và chăm sóc anh em. Còn tôi cùng với Long đi đến trận địa của C16. Trên đường vào gặp xác các tử sĩ Tiến, Công và 2 tử sĩ của C16. Chúng tôi đặt anh em nằm vào chỗ bằng, rồi đánh dấu. Sau đó vào khu vực hòn đá Dựng với niềm tin mong manh sẽ gặp được Thanh, Minh. Trên D3, chốc chốc địch lại ném lựu đạn. Phía ngoài chỗ tiếp giáp giữa 772 và 685, địch bắn pháo sáng, sáng rực. Khoảng nửa đêm, chúng tôi quay trở về hang thì bộ phận cáng thương của Trung đoàn do đồng chí Hồng, đồng chí Vị; của Tiểu đoàn do đồng chí Tình bí thư đoàn, đồng chí Châu trợ lí hậu cần cũng vừa đến. Lúc này anh em mới tin rằng tôi còn sống...

@dankt.tq: Cứ đưa hình lên đi, như vậy mới minh họa được khu vực chiến đấu!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hai anh cựu thật là phờ_rô, anh dankt.tq và anh dongminhkh :tuyetvoi:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Sao không thấy Kimhoang, Sư tử chúa...... nổ súng hiệp đồng nhở??? Vô đây mà tác chiến đi mấy cha!
.:cheers1::cheers1:

Nhật ký quân nhân
Tháng 5 năm 1978
Tạm biết những người thân yêu, những ước mơ hoài bảo của tuổi trẻ tôi lên đường đi chiến đấu. Nơi đầu tiên chúng tôi đến Quân trường Đồng Tâm - Mỹ Tho... Những ngày đầu tiên ấy chúng tôi như những "bao cát" để các sỹ quan huấn luyện "đấm, đá". Các sỹ quan bảo nếu ko huấn luyện kỹ chúng tôi sẽ phải đổi bằng tính mạng mình khi chiến đấu. Ba tháng quân trường đẩm mồ hôi và cả nước mắt, mãi sau này khi lâm trận tôi mới hiểu sự rèn dũa của những tháng ngày ấy vô cùng quý giá. Rời Mỹ Tho, trên chiếc tàu há mồm HQ 05 chúng tôi lên đường sang Đảo Phú Quốc. Những ngày trên biển 80% anh em nôn ra mật xanh mật vàng vì say sóng. Chúng tôi mãi sẻ ko bao giờ quên tình cảm của người dân Dương Tơ - PQ Khi tàu đổ bộ lên một bải biển, một số anh em còn khỏe bơi ngay vào bờ leo lên các cây dừa dọc bờ biển trước mặt những người dân ở đó mà ko hề nghỉ rằng họ là chủ của những cây dừa đó... Hoảng quá, một sỹ quan vội đến ngay chổ bà con để xin lỗi và đặt vấn đề mua lại số dừa mà lính đã hái xuống. Lạ thay, một cụ già chừng 65 tuổi cầm tay Trung úy Nguyễn Mạnh Hiều và nói "cứ để chúng nó uống đi"...Hú vía.... No nê với ngững trái dừa khuyến mãi đầy nghĩa tình quân dân ấy, chúng tôi lên những chiếc xe GMC chiến lợi phẩm thời VNCH đến nơi đóng quân.Trại tù (VNCH) mà sau này là di tích lịch sữ là nơi dừng chân để tiếp tục một khóa huấn luyện mới: Đổ bộ đường biển, và truy quét địch trong rừng rậm dành cho lính thuỷ đánh bộ....
Hẹn gặp lại kỳ sau....nhé
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Chào mừng bác thuơngmai58 đã tham gia những kỷ niệm, hồi ức của một người cựu binh trên diễn đàn. Chiến trường K cũng là một trong những chiến trường khốc liệt và kéo dài đến 10 năm nhưng cũng ít ai biết thực tế xảy ra thế nào. Nay có các bác tham gia cùng bác dongminh thật là tuyệt . Mong rằng ngoài vấn đề chuyên môn bác có thể chia sẻ với những anh chị em từng khoác áo lính về với đời thường cũng như các đồng nghiệp đang công tác bên nghành Kế toán - Tài chính về những ký ức khói lửa của mình.
Kính chúc bác khoẻ và viết đều tay !
 
......
Sáng ngày 14/7, tôi trở ra bình độ 600. Người đón tôi là anh Kham, anh ôm chặt lấy tôi. Anh nói:" Tưởng chú chết rồi, mấy hôm nay anh em cơ quan tìm kiếm mãi mà không thấy xác, có mấy đứa khóc thương cảm lắm". Rồi anh chỉ hầm của trung đoàn trưởng bảo tôi xuống báo cáo. Chân vừa chạm cửa hầm thì nghe tiếng bên trong vọng ra:" Đứa nào mà thối thế"? Tôi lùi lại... Một bàn tay đặt nhẹ vào vai tôi, và tiếng nói nhỏ nhẹ:" Thôi mà chú". Rồi anh dẫn tôi về hầm của anh, anh nói:" Chú cởi quần áo ra cho chúng nó giặt hộ". Lúc này mới biết sau mấy ngày lăn lộn, bùn đất máu mủ, đúng là thối thật. Tắm rửa xong, đưa tôi phong lương khô và hộp sữa anh bảo:" Chú ăn tạm". Tôi vừa ăn, vừa báo cáo tình hình đơn vị, anh chỉ ngồi im lặng mắt nhìn sang phía cao điểm 772 và nói:" Hỏng hết cả rồi chú ạ". Rồi anh nói rõ tình hình chiến đấu của trung đoàn với tôi. Đến lúc này, tôi mới biết để thực hiện cơ chế một người chỉ huy, cấp trên đã áp dụng ngay cho trận đánh này. Trên Sư đoàn, đồng chí Điếm về làm Sư đoàn trưởng, anh Tứ phó tham mưu trưởng Sư đoàn về trực tiếp làm E trưởng E876 chỉ huy chiến đấu. Anh Hương E trưởng, anh Kham E phó tham mưu trưởng chỉ còn là quan sát viên. Anh Khoản chính ủy chỉ còn là E phó chính trị, chức Bí thư Đảng ủy giao cho anh Đại chủ nhiệm chính trị...Tiểu đoàn 3 sáng ngày 12 được tin Thanh hi sinh, buổi chiều thì được tin Châu cũng hi sinh. Trung đoàn đã cử đồng chí Chung tác chiến về làm chỉ huy Tiểu đoàn. Anh Kham cho người dẫn tôi về khu vực trú quân của đơn vị. Sau khi gặp Chung, tôi được biết C9 vẫn còn đủ quân, đang trấn giữ đường biên bảo vệ sở chỉ huy. C12 tổn thất không đáng kể. Nặng nhất là C11, C10. Rồi đến trung đôi DKZ. Thương vong đến lúc này cũng chưa rõ lắm. Anh em trở về đây chưa quá 100 người. Tư tưởng bộ đội chưa có biểu hiện gì. Khi biết tôi đã trở về thì anh em vô cùng mừng rỡ. Chiều hôm ấy, đồng chí Hoan, Chiến trọc và một số anh em khác trở vào Nậm Ngặt rồi gùi ra khoảng 30kg thịt trâu. Chiến trọc cười khà khà và nói:" Thịt trâu này trời cho, lẽ ra để mừng chiến thắng, nhưng hôm nay mừng sự đoàn tụ sau trận đánh cũng tốt". Anh em luộc thịt trâu quây quần vừa ăn vừa nghe Hoan kể chuyện địch trên D3 ngày hôm qua. Chiến trọc, Quý, Thành, Tiếp.. đề nghị:" Lúc này là lúc địch sơ hở nhất, cụ cho anh em nhảy vào đánh quả bất ngờ, chắc thắng to để trả thù rửa hận"...
Ngày 15/7, tôi cùng đồng chí Chung trực tiếp đến từng phân đội để thăm hỏi động viên anh em bộ đội. Đến đâu anh em cũng nhắc đến Thanh tiểu đoàn trưởng một cách kính trọng và thán phục. Mọi người xin được trở lại D3 để tìm Thanh, tìm đồng đội và quyết một phen sống chết với địch để trả thù rửa hận. Tôi nói với anh em:" Việc đó nhất định ta phải làm, nhưng việc trước mắt phải nhắc nhau đừng bỏ đơn vị, bỏ nhiệm vụ, cùng nhau vào tìm kiếm, đưa hết số anh em bị thương, hi sinh ra đã". Tối đó, chúng tôi trở vào với một lực lượng khá đông. Tìm và đưa ra được 18 tử sĩ và 1 thương binh. Đồng chí thương binh này là quân của C7 theo ông Hùng vào chi viện sáng ngày 12. Bị thương ngất đi, khi tỉnh lại thì trời đã tối, nghe tiếng nước chảy, bò xuống để kiếm nước uống. Vết thương quá nặng, lại mất phương hướng đành ôm súng nằm lại. Lúc tỉnh lúc mê, về đêm biết ta sẽ vào tìm nên thỉnh thoảng lại bắn một phát súng để báo hiệu. Thật may mắn, hôm ấy anh em vào, nghe tiếng súng nên đến tìm được.
Đưa được một ca thương binh hoặc tử sĩ ra cũng rất gian khổ. Mỗi cáng thương phải bố trí ít nhất 4 người. Dốc cao, mưa trơn, vừa đẩy vừa kéo từ dưới thung lũng khe Cụt ngược lên đến sở chỉ huy, lên bình độ 800 rồi trở ra bản Nậm Ngặt, mới đổ về bình độ 600. Khiêng tử sĩ thì còn đỡ, chứ với thương binh thì vô cùng cực khổ.Gặp cha nào ngoa mồm thì càng cay đắng..
...
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Có ngay bác, em muốn theo mạch chuyện của bác mà. Mà để em soạn ảnh đã chứ, mới chụp về đổ vào máy nó loạn xạ lên hết rồi. Có pots đưụoc ảnh mấy cô bộ đội Trung Quốc tắm tiên bên kia 1509 không ạ ! :tooth1:
Mỏm đá 685 .
P1000220.jpg

Đâu đâu tắm tiên đâu :odau:

---------- Post added at 01:11 ---------- Previous post was at 12:32 ----------

......
Sáng ngày 14/7, .
Ngày 15/7,
....thương binh thì vô cùng cực khổ.Gặp cha nào ngoa mồm thì càng cay đắng..
...
Ngày 16/7 thì sao bác :bumbum:
 
Vài hình ảnh về khu vực Thanh Thủy - Vị Xuyên - Hà Giang:
CIMG0461-1.jpg


cautreott.jpg

Cầu treo Thanh Thủy

468.jpg

Lèn đá 468, sau lưng quả đồi đất

index.php


langpinh4.jpg

langpinh5.jpg

Suối và một góc làng Pinh!

langpinh7.jpg

Cửa hang làng Ping!

tt11.jpg

tt12.jpg

Thung lũng tử thần...nay đã yên bình

tt18.jpg

Qua khe suối vào hang Làng Lò

tt19.jpg

Cửa hang làng Lò

Thế đã.....Đang còn tiếp
....
Nguồn: Ch?ng g?y l�n non xem tr?n ??a...x?a
và tìm trên Internet!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tiếp theo kỳ trước
Đảo Phú Quốc Tháng 9/1978
Chung tôi được đưa đến một ngon đồi trong những dảy nhà cấp 4 trước đây là nhà ở của cai ngục VNCH. Xuống xe lúc trời nhá nhem tối, mọi người lục tục chuẩn bị cơm nước, tìm mãi không thấy giếng nước đâu thì có một cậu hô to "Bể nước đây rồi". Xét thấy bể nước quá nhỏ nên chỉ huy đơn vị ra lệnh ko được tắm chỉ được sữ dụng cho ăn uống. Cơm nước qua loa, phân công canh gác xong chúng tôi lăn ra ngủ...Trời vừa sáng mọi người tập trung bên bể nước vệ sinh cá nhân mới tá hỏa thì ra bể nước mà chúng tôi ăn uống hôm qua là một hầm phốt đầy nươc mưa của nhà vệ sinh đã được cạy một tấm nắp đậy...Không nói đến chuyện nôn ọe nữa... Củng may nó được bỏ không từ năm 1975...
Một ngày mới bắt đầu như thế chắc hẳn chẳng có ai quên...Một tháng ròng củng cố doanh trại, làm quen môi trường chuẩn bị mùa huấn luyện mới...
Tạm biệt - Hẹn gặp lại
 
Hơ, chổ bác sao mà kỳ vậy! Trước khi tiếp nhận tân binh, thì đơn vị huấn luyện cũng phải chuẩn bị đầy đủ những vấn đề thiết yếu: Chổ ở, nơi tắm rửa... Ai lại đem con bỏ chợ như vậy?

Tạm biệt - Hẹn gặp lại
Nửa đi anh! :laugh1:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tháng 4 năm 1946, đồng chí nhập ngũ được điều về Đại đội 8 Tiểu đoàn 101 Trung đoàn 43 làm liên lạc. Tháng 6 năm 1947, đồng chí chuyển sang công tác quân báo biệt động, là tiểu đội trưởng của Huyện đội Điện Bàn. Tháng 9 năm 1948, đồng chí phụ trách đội thoát ly của các xã của huyện Điện Bàn. Tháng 3 năm 1949, đồng chí học đào tạo do Tỉnh đội Quảng Nam mở. Tháng 1 năm 1950, đồng chí chuyển về công tác tại Tỉnh đội Quảng Nam. Tháng 2 năm 1953, đồng chí chuyển về Huyện đội Điện Bàn kiêm xã đội trưởng xã Điện Nam. Cuối năm 1953, đồng chí chuyển về Đại đội 64 Tỉnh đội Quảng Nam. Tháng 7 năm 1954, đồng chí về công tác tại Đại đội 5, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 93, Tỉnh đội Quảng Nam. Cuối năm 1954, đồng chí tập kết ra Bắc, được điều về Sư đoàn 324 giữ chức Đại đội trưởng công binh, Sư đoàn 324. Tháng 9 năm 1958, đồng chí được cử đi học tại trường Văn hóa Lạng Sơn. Tháng 10 năm 1961, đồng chí được cử đi học tại Trường Thiết giáp Trung Quốc. Tháng 11 năm 1964, đồng chí về nước được điều về Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 202 thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tháng 3 năm 1965, đồng chí là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 203 thuộc Bộ tư lệnh Thiết giáp. Tháng 3 năm 1966, đồng chí là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 202. Tháng 7 năm 1966, đồng chí là Trợ lý tham mưu chiến thuật Bộ tư lệnh Thiết giáp. Năm 1967, đồng chí trở về miền Nam chiến đấu. Từ năm 1968 đến năm 1969, đồng chí được điều về Trường Quân chính Quân khu 5 là phân khoa phó. Từ năm 1969 đến năm 1972, đồng chí là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 Sư đoàn 2 Quân khu 5. Từ năm 1972 đến năm 1974, đồng chí là Tham mưu phó Sư đoàn 711, Trung đoàn trưởng Trung đoàn xe tăng Quân khu 5. Từ năm 1974 đến năm 1975, đồng chí là Trưởng phòng Thiết giáp Quân khu 5. Từ năm 1975 đến năm 1978, đồng chí là cán bộ tổng kết của Quân khu 5. Từ năm 1978 đến năm 1979, đồng chí là Sư trưởng Sư đoàn 307 Quân khu 5. Từ năm 1979 đến năm 1980, đồng chí học tại Học viện Quân sự cấp cao. Từ năm 1980 đến năm 1985, đồng chí là Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1985 đến năm 1990, đồng chí là Phó tư lệnh Mặt trận 579. Từ năm 1990 đến năm 1994, đồng chí là Phó Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Cu Ba.
Anh dongminhkh và anh dankt.tq biết bác này không?
 
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

@KimThanh:
Đấy là tướng Phạm Bân!
phamban.jpg



Bậy bạ! Ăn nói cho đàng hoàng!
Sorry!

Bác Bân là bác kính yêu của em ấy. Lúc nhỏ Bác hay chở em trên chiếc xe vespa và kể đủ thứ chuyện nghe. Nghỉ hè năm lớp 4 Bác cho em đi theo chơi trong 1 chuyến công tác tại Hà Nội... Đúng là một người tướng lĩnh Việt Nam
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vậy bác KT xuất thân gia đình là lính đấy chứ nhỉ. Cho em gửi lời hỏi thăm và chúc sức khoẻ đến vị tướng lão thành cách mạng của quân đội nhân dân Việt Nam nhé !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vậy bác KT xuất thân gia đình là lính đấy chứ nhỉ. Cho em gửi lời hỏi thăm và chúc sức khoẻ đến vị tướng lão thành cách mạng của quân đội nhân dân Việt Nam nhé !

Vâng! Nhà em toàn lính nhưng đến đời em thì ra kinh doanh ráo trọi. Ba đời phục vụ cho công cuộc cách mạng giải phóng đất nước nên chết cũng lắm. Bác Bân lúc còn sống đi công tác về là chở em đi dạo, mỗi khi đi công tác xa mà có dịp hè thì em bu theo hehehe... Một điều đáng tiếc nhất của em là rời khỏi quân ngũ với một quyết định vội vàng, môi trường QĐ hợp với cá tính em hơn là ra bên ngoài em bị ăn "mìn" hoài :sohappy:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

10 vũ khí chiến tranh quái dị nhất thế kỉ 20​
Trong chiến tranh, đổi mới vũ khí rất quan trọng, thành công hay thất bại đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chiến tranh. Dưới áp lực chiến tranh, nhiều ý tưởng quái dị đã xuất hiện và được Xinhua tổng kết mới đây.

Hãy cùng VTC News điểm danh 10 vũ khí chiến tranh quái dị nhất thế kỉ 20.

1. Chó chống xe tăng.

Sự khốc liệt của chiến tranh được thể hiện đầy đủ qua chiến thuật của các bên tham chiến. Không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được thắng lợi, sinh mạng cũng trở nên vô nghĩa.

Chó chống xe tăng là “kiệt tác” của Liên Xô cũ. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, chó chống xe tăng đã tạo nên chiến tích huy hoàng phá hủy 300 xe tăng của Đức.
01.jpg


Điều đáng quan tâm là chó chống xe tăng không phải là chó robot, mà là chó thật bằng xương bằng thịt. Những chú chó này được huấn luyện tìm kiếm thức ăn dưới gầm xe tăng. Trước khi khai chiến, những chú chó này bị bỏ đói nhiều ngày. Khi khai chiến, những chú chó này được gài bom trên lưng chạy đến chiến trường, khi cần gạt quả bom tiếp xúc với gầm xe tăng thì quả bom sẽ phát nổ.

Về sau, Đức bắn đạn pháo khiến những chú chó hỗn loạn chạy khỏi chiến trường nên đã phá vỡ được chiến thuật này. Do đó làm suy yếu sức mạnh của chó chống xe tăng.

2. Xe tăng hình xoắn ốc.

Xe tăng hình xoắn ốc không chuyển động bằng bánh xích, mà chuyển động bằng vòng xoắn ốc khổng lồ. Giống như khoan điện khoan vào khúc gỗ, những vòng xoắn ốc khổng lồ có thể chuyển động trên bất cứ địa hình nào, chỉ là tương đối khó khăn khi di chuyển.

02_1.jpg



Tuy nhiên, xe tăng hình xoắn ốc nặng nề, khó di chuyển nên khó sử dụng trong chiến tranh.

3. Súng nòng cong.

Đô thị tác chiến có nghĩa là mọi nơi đều có thể có quân địch ẩn mình. Do đó, nhiều loại vũ khí phục vụ cho chiến tranh đô thị được thiết kế để binh sĩ có thể nhìn thấy xung quanh. Nhờ đó, binh sĩ có thể nấp sau bức tường tiêu diệt quân địch.

03.jpg



Súng nòng cong có lắp gương chiếu hậu. Do vậy, có thể đề phòng quân địch tấn công từ phía sau.

4. Xe tăng Sa hoàng.

Xe tăng Sa hoàng do Nga phát minh. Hai bánh xe trước của xe tăng Sa hoàng có đường kính 27 feet (khoảng 8,23 m), kéo hai bánh xe sau rất nhỏ (như hình vẽ). Trên xe tăng Sa hoàng lắp đặt pháo hạng nặng, là một trong những số ít xe tăng không có bánh xích.

04.jpg



Xe tăng Sa hoàng được thiết kế để có thể vượt qua mọi trướng ngại vật. Tuy nhiên, xe tăng Sa hoàng tương đối đồ sộ, không phù hợp sử dụng trong chiến tranh.

5. Khí cầu phòng không.

05.jpg



Trong Chiến tranh thế giới thứ II, hàng trăm khí cầu phòng không trôi nổi trên bầu trời các thành phố. Thông qua sử dụng dây diện và bom napalm, khí cầu phòng không khiến máy bay địch bay thấp rất khó đánh bom.

6. Nguyên liệu Pykrete.

Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, nền công nghiệp của các nước đồng minh, nhất là Anh, đang rất thiếu thốn nguyên vật liệu, trước hết là thép; trong khi nhu cầu về tàu lại tăng. Do đó, Dự án Habakkuk cố gắng chế tạo tàu sân bay bằng nguyên liệu Pykrete - hỗn hợp đông lạnh của nước và chất độn cellulose (thực tế là các mạt cưa nhỏ).
06.jpg




Độ dày của Pykrete vừa đủ để chống lại hỏa lực của quân địch vừa có thể dễ dàng sửa chữa. Nguyên liệu Pykrete có thể hạn chế tối đa sử dụng kim loại để chế tạo tàu cỡ lớn.

Tuy nhiên, con tàu này vẫn chưa được chế tạo. Ý tưởng về tàu sân bay này kết thúc ngay trong Chiến tranh thế giới thứ II.

7. Bom dơi (Bat bombs)

07.jpg



Bom dơi thực sự khiến mọi người kinh ngạc. Nguyên lí của bom dơi rất đơn giản: đặt bom napalm vào những con dơi để chúng phát tán, giảm nhiệt quả bom để đảm bảo quả bom không phát nổ trong suốt quá trình vận chuyển. Sau đó thả những con dơi này vào thành phố đối phương. Những con dơi này sẽ trú tại thành phố địch. Tại thời điểm nhất định, tất cả quả bom dơi sẽ nổ, phá hủy cả thành phố.

8. Bom bánh xích Golyat

Bom bánh xích Golyat là một loại bom chống xe tăng được điều khiển từ xa. Bom bánh xích Golyat có thể chứa gần 90 kg thuốc nổ. Bom bánh xích được điều khiển chạy về phía quân địch hoặc xe tăng trước khi phát nổ.

08.jpg



Bom bánh xích Golyat do Đức phát minh, hơn nữa được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ II, còn được gọi là “xe tăng bọ cánh cứng”.

9. Xe Jeep bay.

Xe Jeep bay được chế tạo theo hợp đồng. Nội dung hợp đồng này là chế tạo máy bay trực thăng đủ nhẹ để có thể hạ cánh tại mọi địa hình.


09.jpg


Ban đầu, xe Jeep có vài mô hình thu nhỏ, nhưng đều không thể chế tạo. Mặc dù trên thiết kế xe Jeep bay có rất nhiều ưu điểm nhưng dáng vẻ bề ngoài đã giải thích tại sao sử dụng xe Jeep trong chiến tranh rất nguy hiểm.

10. Tàu sân bay bay.

Thời chiến, mọi người đều mơ tưởng về một tàu sân bay bay. Tuy nhiên, cũng như số phận của ô tô bay, ý tưởng về một tàu sân bay bay không thể trở thành hiện thực, tàu sân bay bay chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết hay những sản phẩm đồ chơi.


10.jpg


Những khuyết điểm như dễ dàng bắn hạ, tiêu hao nhiều nhiên liệu,… khiến tàu sân bay bay không thể trở thành hiện thực.

Nguồn: 10 v? kh� chi?n tranh qu�i d? nh?t th? k? 20 - VTC News
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Đã là đặc công thì thường theo tổ , nhóm khi đi làm nhiệm vụ. Bác bạn hy sinh trong trường hợp đi trinh sát, hy sinh tại đồn địch, có dồng đội chứng kiến, hay bị thương hy sinh dọc đường, hoặc hy sinh mà không ai chứng kiến cả, có thể bị địch băt..v..vv..
Bỗ vợ mình cũng là sĩ quan đặc công, đóng quân bên nước bạn _ Campuchia trong những năm chống Mỹ có nói về những trường hợp bạn bè và đơn vị cũng không xác định đựơc vị trí. Nếu liệt sĩ thuộc các đơn vị chủ lực hy sinh trong các trận đánh lớn thì còn dễ, nếu thuộc các đơn vị địa phương, Miền thì khó lắm...Nhiều đồng đội xác nằm trong căn cứ địch không thể lấy ra được, bị địch chôn, tiêu hủy chỗ nào không ai biết...bao năm nay vẫn còn đi tìm.
Tuy nhiên ý kiến của mình cũng chỉ là tham khảo. Bạn có thể đọc trên diễn đàn mình đưa sẽ thấy nhiều điều cần quan tâm. Hy vọng sẽ có manh mối nào đấy !
Có một bác đòng đội của bac mình kể lại là khi đó bác mình bị thương nặng và một bác nữa đã hi sinh. Bác ấy chỉ có một mình nên đưa thi thể của bác kia ra trươcs rùi quay lại cứu bac mình. Nhưng khi quay lại thì không tìm thấy bác mình đâu nữa. Bác ấy và mấy bác trong đơn vị đã tìm nhiều lầnn nhưng không tìm được bạn à
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top