Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

robolom

New Member
Hội viên mới
Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân và công ty TNHH Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Mọi người cho mình hỏi là Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân và Công ty TNHH Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?
Nếu họ phải nộp cả hai loại thuế thì họ đăng ký DNTN làm gì, sao không thành lập luôn CTCP cho nó lành, vừa
được pháp luật bảo vệ, vừa dễ chuyển nhượng cổ phần.

Trước khi hỏi mình có tìm trên mạng rồi nhưng mà người thì bảo là phải nộp,
người thì bảo ko phải nộp và chả ai dẫn nguồn cả.

Có một người dẫn nguồn thì lại dẫn thế này:
Điều 141 Luật Doanh nghiệp ngày 29-11-2005 có quy định: Doanh nghiệp tư nhân là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.

Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26-12-2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN có quy định cụ thể là DN tư nhân thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.

Vì vậy, chủ DN tư nhân không phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập còn lại sau khi DN đã nộp thuế TNDN. Trường hợp chủ DN tư nhân còn có các khoản thu nhập khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN tư nhân như: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, quà tặng… thì chủ DN tư nhân phải nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập này.
Vãi cả suy diễn, nguồn và câu trả lời chả liên quan gì đến nhau cả

Vây ai trả lời xin hãy dẫn nguồn từ luật có liên quan.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Doanh nghiệp tư nhân:
Khái niệm: DNTN là doanh nghiệp 01 chủ, chủ sở hữu là một cá nhân, không phải là pháp nhân
Vì:
- Không có tài sản riêng (vì nếu DN phá sản giải thể thì chủ doanh nghiệp phải dùng toàn bộ tài sản cá nhân và của DN để trả nợ # với pháp nhân ( TNHH, CP.. ) có tài sản riêng vì khi họ thành lập công ty thì nếu xảy ra phá sản giải thể thì họ chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn góp của mình đã đăng ký)
Ví dụ: ông A mở DNTN A=2.000.000.000 ký hợp đồng làm ăn với công ty B=5.000.000.0000 nhưng do vỡ nợ nên DNTN A không có khả năng thanh toán cho công ty B => ông A bị phá sản => phát mãi tài sản DNTN để trả nợ cho B nhưng TS phát mãi chỉ bán được =1.500.000.000 => ông A phải về bán cả nhà đang ở , tài sản của gia đình để trả nợ cho công ty B cho đến khi hết nợ
Ví dụ 2: Ông A mở Công ty TNHH A=2.000.000.000 ký hợp đồng làm ăn với công ty B=5.000.000.0000 nhưng do vỡ nợ nên Công ty TNHH A không có khả năng thanh toán cho công ty B => Công ty TNHH A bị phá sản => phát mãi tài sản DNTN để trả nợ cho B nhưng TS phát mãi chỉ bán được =1.500.000.000 => Ông A chỉ đền bù thêm 500.000.000 là đủ vì ông chỉ đăng ký kinh doanh và trịu trách nhiệm đúng bằng phần vốn đã đăng ký kinh doanh của mình

- Chủ DNTN phải chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của DN
Ví dụ: Khi ký kết hợp đồng, cho vay tiền tệ với DNTN => khi xảy ra các vấn đề pháp lý thì => đối tác kiện người chủ doanh nghiệp, DN không trả lương thì => kiện người chủ doanh nghiệp
Khác với Khi ký kết hợp đồng, cho vay tiền tệ với công ty => khi xảy ra các vấn đề pháp lý thì => đối tác kiện công ty , Công ty không trả lương thì => kiện công ty
- Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn trước pháp luật khi phá sản
Ví dụ: khi phá sản thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng toàn bộ tài sản công ty và tài sản riêng cá nhân minh để trả nợ, do đó khi phá sản thì dùng toàn bộ tài sản công ty kể cả những tài sản sở hữu cá nhân không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Không được phát hành chứng khoán, không được tham gia thị trường chứng khoán
* Chứng khoán vốn = là cổ phiếu=> người nắm giữ cổ phiếu = cổ đông = cổ tức => lợi nhuận ròng=> phụ thuộc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
* Chứng khoán nợ = là trái phiếu= trai chủ=> lãi xuất=> không phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh=> dù kinh doanh lãi hay lỗ=> vẫn thu tiền lãi + vốn
ví dụ: Khi xảy ra các vấn đề tài chính như cho vay mà không đòi được
- Nộp đơn kiện công ty = Vụ án Dân sự
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản công ty => là phương án tối hậu mà các doanh nghiệp sợ
- Chủ DNTN không chuyển quyền sở hữu tài sản cho DNTN # với công ty tài sản phải chuyển quyền sở hữa sang công ty
- Chủ DNTN có quyền rút vốn # chủ công ty không có quyền rút vốn
- Chủ DNTN toàn quyền quyết định tài sản trong Doanh nghiệp
- Linh hoạt quyền sở hữa vốn
ví dụ: có quyền rút vốn đi đầu tư, mang vào hoạt động đầu tư..........
- Chủ doanh nghiệp có quyền cho thuê DNTN trong thời gian cho phép, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ DNTN có quyền bán DNTN (# công ty được bán , nhượng , cho thuê...thì ko chịu trách nhiệm trong thời gian khi bên đi thuê lại) sau khi bán chủ DNTN vẫn chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của doanh nghiệp phát sinh trước khi bán mà chưa thực hiện.
- DNTN chịu thuế TNDN
- Chủ DNTN không chịu thuế TNCN ( # chủ công ty phải chịu TNCN)

=> Vậy chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ phải chịu thuế TNDN và được miền thuế TNCN
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Sao ko liên quan, Chủ DNTN sẽ không phải chịu thuế TNCN từ việc kinh doanh mang lại, nếu là thu nhập từ nguồn khác thì vẫn chịu TNNCN bình thường thế thui,
Nếu đánh thuế Thu nhập cá nhân trên thu nhập từ hoạt động của DNTN mang lại có nghĩa là khoản lợi nhuận đó bị đánh thuế 2 lần à
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Bạn tham khảo câu trả lời của TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH: Tổng Cục Thuế - Bộ Tài Chính - Chi tiết câu hỏi
Câu hỏi: Chủ DN tư nhân có phải nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập còn lại sau khi DN đã nộp thuế TNDN hay không?
Trả lời:
Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Sao ko liên quan, Chủ DNTN sẽ không phải chịu thuế TNCN từ việc kinh doanh mang lại, nếu là thu nhập từ nguồn khác thì vẫn chịu TNNCN bình thường thế thui,
Nếu đánh thuế Thu nhập cá nhân trên thu nhập từ hoạt động của DNTN mang lại có nghĩa là khoản lợi nhuận đó bị đánh thuế 2 lần à

Vậy điều đó được ghi ở điều nào, khoản nào, luật nào. Bạn có thể dẫn nguồn được ko?
Nói suông thì ai chả nói được.

Mình cũng nghĩ là chỉ nộp một loại thuế nhưng đọc mãi chả thấy ghi cái đấy ở đâu cả
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Và CÔNG VĂN: Số: 11971/BTC-TCT V/v: Thuế TNCN đối với chủ doanh nghiệp tư nhân
BỘ TÀI CHÍNH​
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​
---------
Số: 11971/BTC-TCT
V/v: Thuế TNCN đối với chủ doanh nghiệp tư nhân​
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2009​

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được một số ý kiến của các Cục thuế đề nghị hướng dẫn cụ thể về việc chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không. Vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 141 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quy định tại điểm 1.1, phần A và tiết d, điểm 2.5, mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ quy định nêu trên, chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập khác không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân như: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, quà tặng...

Bộ Tài chính hướng dẫn để Cục thuế biết và hướng dẫn thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban PC;
- Vụ PC, CST;
- Lưu VT, TCT (VT, TNCN).Lan​
TUQ.
BỘ TRƯỞNG​
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ




Đặng Hạnh Thu​


Công văn 11971/BTC-TCT thuế thu nhập cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

@chudinhxinh
Trả lời:
Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cái đấy họ trả lời chả dẫn nguồn gì cả.
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Điều 141 Luật Doanh nghiệp ngày 29-11-2005 có quy định: Doanh nghiệp tư nhân là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.

Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26-12-2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN có quy định cụ thể là DN tư nhân thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.

Đây gọi là nguồn còn j bạn ???

---------- Post added at 04:17 ---------- Previous post was at 04:16 ----------

Anh Chu có chi tiết rồi đó
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

@chudinhxinh

Đối với Công Ty TNHH cũng vậy phải ko bạn?
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

@chudinhxinh

Đối với Công Ty TNHH cũng vậy phải ko bạn?
Nếu có trả lương thì tính, Như mình Cty TNHH MTV CP tiền lương của GD là ko hợp lý => ko có thu nhập từ tiền lương tiền công, còn 2- nhiều thành viên, có trả lương vẫn tính bình thường
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Với Công ty TNHH MTV DO MỘT CÁ NHÂN LÀM CHỦ = > nếu muốn rút lợi nhuận sau thuế ra thì x 5% căn cứ:

THÔNG TƯ: Số: 111/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2013 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2013/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 19. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%.
Thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3, Điều 10 Thông tư này.

= > Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp lợi nhuận sau thuế đã trích các quỹ còn lại thu nhập của chủ doanh nghiệp nếu nhận bằng tiền thì phải nộp thuế TNCN trước khi nhận với thuế suất thuế là 5%.


Chú ý: lương của giám đốc công ty TNHH MTV ko là chi phí hợp lý nên ít ai đưa vào:
THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Nên loại ngay từ đầu vì theo 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Lương chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ =>ko là chi phí hợp lý
= > ko là chi phí hợp lệ nên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
= > bạn được đưa nó vào chi phí kết toán cuối năm khi quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.6 => chi phí này làm tăng doanh thu tính thuế x 25%

TH: bạn thuê người ngoài làm giám đốc thì được để là chi phí hợp lý thì
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

@chudinhxinh

Đối với Công Ty TNHH cũng vậy phải ko bạn?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Theo công văn số 7083/BTC-TCT ngày 22/5/2009 của Tổng Cục Thuế thì: Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân sáng lập, sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật và trích lập các quỹ theo quy định tại Điều lệ công ty thì phần thu nhập còn lại của thành viên góp vốn được xác định là thu nhập chịu thuế và phải kê khai nộp thuế như sau:
- Nếu thành viên góp vốn rút lợi nhuận ra khỏi công ty thì phải kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn với thuế suất 5% ngay khi rút lợi nhuận.
- Nếu thành viên góp vốn dùng lợi nhuận để ghi tăng vốn điều lệ của công ty thì chưa phải nộp thuế ngay mà sẽ nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn với thuế suất 5% khi thành viên góp vốn bán doanh nghiệp hoặc khi đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
+ Theo công văn số 11971/BTC-TCT ngày 26/8/2009 của Bộ Tài Chính thì: chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thue thu nhap ca nhan đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thue thu nhap doanh nghiep.

---------- Post added at 04:42 ---------- Previous post was at 04:40 ----------

Mn cho em hỏi, như trên có nghĩa là khi kết chuyển LN để tăng Vốn điều lệ thì mới phải nộp 5% thuế hoạt động đầu tư

---------- Post added at 04:43 ---------- Previous post was at 04:42 ----------

Nếu Chủ CTy TNHH MTV chưa góp đủ vốn điều lệ thì chưa phải chịu thuế hoạt động đầu tư đó?
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

bài viết đã bị xóa
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Theo công văn số 7083/BTC-TCT ngày 22/5/2009 của Tổng Cục Thuế thì: Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân sáng lập, sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật và trích lập các quỹ theo quy định tại Điều lệ công ty thì phần thu nhập còn lại của thành viên góp vốn được xác định là thu nhập chịu thuế và phải kê khai nộp thuế như sau:
- Nếu thành viên góp vốn rút lợi nhuận ra khỏi công ty thì phải kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn với thuế suất 5% ngay khi rút lợi nhuận.
- Nếu thành viên góp vốn dùng lợi nhuận để ghi tăng vốn điều lệ của công ty thì chưa phải nộp thuế ngay mà sẽ nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn với thuế suất 5% khi thành viên góp vốn bán doanh nghiệp hoặc khi đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
+ Theo công văn số 11971/BTC-TCT ngày 26/8/2009 của Bộ Tài Chính thì: chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thue thu nhap ca nhan đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thue thu nhap doanh nghiep.

---------- Post added at 04:42 ---------- Previous post was at 04:40 ----------

Mn cho em hỏi, như trên có nghĩa là khi kết chuyển LN để tăng Vốn điều lệ thì mới phải nộp 5% thuế hoạt động đầu tư

---------- Post added at 04:43 ---------- Previous post was at 04:42 ----------

Nếu Chủ CTy TNHH MTV chưa góp đủ vốn điều lệ thì chưa phải chịu thuế hoạt động đầu tư đó?
Trong trích dẫn của e cũng nói rõ rồi mà!
Đối với lợi nhuận sau thuế chủ DN tư nhân, thành viên CTY 2 thành viên trở lên, Cty Cổ phần... Thông thường sẽ xử lý bằng cách chia lợi nhuận hoặc đầu tư bổ sung vào số còn thiếu theo giấy đăng ký kinh doanh nếu chưa góp đủ vốn và chỉ phải đóng thuế 5% khi bán DN, bán phần sở hữu vốn hoặc khi công ty chấm dứt hoạt động.
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

à TK anh Lý em mới hiểu cái đầu, chưa hiểu đến cái đuôi hì hì
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Cái topic này vấn đề hoi cũ tí nhưng hay ghê,,,toàn cao thủ xuất chiêu k hà...Mình đặt gạch hóng tí .:votay::votay::votay:
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

@chudinhxinh
Cho mình hỏi là cái tiền lương, thù lao của chủ Công ty TNHH không là chi phí hợp lý bị tính thuế TNDN,
vậy sau khi nộp thuế TNDN rồi còn phải nộp thuế TNCN cho tiền lương còn lại không?

Thêm cái nữa: cái bạn trích là thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú.
Vậy đối với cá nhân cư trú thì thế nào?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

à TK anh Lý em mới hiểu cái đầu, chưa hiểu đến cái đuôi hì hì
Kinh nghiệm là nếu DN có lời, hãy chuyển lợi nhuận đó qua quỹ khen thưởng phúc lợi rồi từ đây chia chác cho khéo thì ko bị vặn khoản thuế 5 % thu nhập từ đầu tư vốn!
 
Ðề: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp Thuế TNCN, TNDN hay cả hai?

Tiền lương của chủ Lương chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ =>ko là chi phí hợp lý
= > ko là chi phí hợp lệ nên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
= > Cộng hết tất cả lương phát sinh cho người chủ này => đưa nó vào chi phí kết toán cuối năm khi quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.7 => chi phí này làm tăng doanh thu tính thuế x 25% = > bạn hỏi lương còn lại là lương nào vậy bạn?
= > nếu sau khi đã cộng hết toàn bộ tiền lương của chủ doanh nghiệp này và làm quyết toán thuế TNDN năm =>
Lỗ: đã lỗ thì lấy gì mà rút
Lãi: sau khi trích lập các quỹ của phần lợi nhuận sau thuế vì vợ quản rất chặt mỗi ngày chỉ đưa : 10.000 cà fe + 15.000 cơm trưa + 10.000 tiền lặt vặt tổng = 35.000 => ko có quý đen để cho bồ nhí => quyết định lấy tiền tươi bạc đẹp một cách êm ái và hợp lý => rút tiền lời nhuận sau thuế ra cho bạn gái sau khi đã x 5% nộp thuế TNCN
Theo tinh thần của:
Với Công ty TNHH MTV DO MỘT CÁ NHÂN LÀM CHỦ = > nếu muốn rút lợi nhuận sau thuế ra thì x 5% căn cứ:
THÔNG TƯ: Số: 111/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2013 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2013/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 19. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%.
Thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3, Điều 10 Thông tư này.
= > Phần chi phí không hợp lý bị đánh thuế 25% theo thông tư 123 và nếu muốn rút lợi nhuận sau thuế đánh 5%






@chudinhxinh
Cho mình hỏi là cái tiền lương, thù lao của chủ Công ty TNHH không là chi phí hợp lý bị tính thuế TNDN,
vậy sau khi nộp thuế TNDN rồi còn phải nộp thuế TNCN cho tiền lương còn lại không?

Thêm cái nữa: cái bạn trích là thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú.
Vậy đối với cá nhân cư trú thì thế nào?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top