Cơ quan Thuế áp dụng quản lý rủi ro để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật. Đồng thời, phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với người nộp thuế.
Trong quản lý thuế, người nộp thuế phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, phân loại trường hợp tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.
Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
Cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.
Cơ quan Thuế thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế theo nguyên tắc điện tử hóa, số hóa các chứng từ, thông tin liên quan. Các hoạt động tác nghiệp phải thực hiện trên hệ thống, đảm bảo cập nhật trạng thái quản lý thường xuyên, liên tục. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro.
Trình tự đánh giá
Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự sau:
Ngày 14/8, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 1297/QĐ-TCT phê duyệt đề án “Xây dựng bộ tiêu chí, bộ chỉ số lựa chọn hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế”.
Nguồn: Sơn Trần
Dân Kế Toán
Trong quản lý thuế, người nộp thuế phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, phân loại trường hợp tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.
Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
Cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.
Cơ quan Thuế thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế theo nguyên tắc điện tử hóa, số hóa các chứng từ, thông tin liên quan. Các hoạt động tác nghiệp phải thực hiện trên hệ thống, đảm bảo cập nhật trạng thái quản lý thường xuyên, liên tục. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro.
Trình tự đánh giá
Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự sau:
- Trước hết, cơ quan Thuế tổ chức thu thập, xử lý thông tin dữ liệu theo phương thức điện tử liên quan đến người nộp thuế. Xây dựng, vận hành, quản lý, sử dụng... “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
- Cơ quan Thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế.
- Sau đó, cơ quan Thuế căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại đối tượng tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác đối với người nộp thuế.
Ngày 14/8, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 1297/QĐ-TCT phê duyệt đề án “Xây dựng bộ tiêu chí, bộ chỉ số lựa chọn hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế”.
- Bộ tiêu chí, bộ chỉ số áp dụng đối với tờ khai thuế GTGT tháng, quý; tờ khai quyết toán thuế TNDN năm của các DN trong phạm vi toàn quốc.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, dự thảo bao gồm các nội dung.
- Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá chung về DN (mức độ tuân thủ; xếp loại quy mô DN; loại hình DN).
- Thứ hai, nhóm tiêu chí đánh giá tuân thủ về nộp tờ khai thuế (đánh giá về nộp tờ khai thuế; về sửa đổi, bổ sung tờ khai thuế).
- Thứ ba, nhóm tiêu chí đánh giá về số liệu kê khai thuế (thuế TNDN; thuế GTGT; một số sắc thuế khác).
- Thứ tư, nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính (hiệu quả sử dụng vốn; khả năng thanh toán; doanh thu, chi phí).
- Thứ năm, nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình nợ thuế, nộp thuế.
- Thứ sáu, nhóm tiêu chí đánh giá về lịch sử thanh tra, kiểm tra của DN (lịch sử thanh tra, kiểm tra thuế; số thuế truy thu/truy hoàn qua thanh kiểm tra).
- Thứ bẩy, nhóm tiêu chí đánh giá khác.
- Trên cơ sở bộ tiêu chí, đề án sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng trọng số, điểm số của mỗi tiêu chí; phương pháp, công thức tính; nguồn dữ liệu khai thác. Đề án sẽ được trình Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành.
Nguồn: Sơn Trần
Dân Kế Toán