140 câu hỏi thường gặp về BHXH theo quy định hiện hành tại buổi đối thoại Giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Sở Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội Cùng cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Ngày 30/10/2015
1. CÔNG TY TNHH VIỆT VŨ
Địa chỉ: 62 Trần Trọng Cung, P.Tân Thuận Đông, Quận 7.
Ngành nghề kinh doanh: Máy móc thiết bị công nghiệp
Câu hỏi 1: Nếu doanh nghiệp không có biến động, có thể nộp các loại BHXH – BHYT – Bảo hiểm thất nghiệp theo quý hoặc năm? Nộp trước hay sau?
Trả lời: Căn cứ quyết định 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, trường hợp đơn vị không có biến động thì không cần khai báo, cơ quan BHXH sẽ căn cứ số liệu tháng trước để tính cho tháng sau. Hàng tháng căn cứ vào số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN doanh nghiệp nộp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.
Câu hỏi 2: Tại sao chỉ phát hành thẻ BHYT trong vòng 6 tháng?
Trả lời: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT có thể từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo đối tượng tham gia BHYT. Riêng đối tượng doanh nghiệp sẽ được cấp thẻ giá trị 6 tháng hoặc 12 tháng tùy theo tình hình thực tế quản lý của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhu cầu cấp thẻ 12 tháng thì có văn bản đề nghị gửi cơ quan BHXH nơi đang nộp BHXH, BHYT để được giải quyết.
Câu hỏi 3: Định mức chuẩn để lập thỏa ước/ qui định của Công ty của để tính công tác phí cho nhân viên công tác trong và ngoài nước (để cơ quan thuế chấp nhận).
Trả lời: Đề nghị công ty liên hệ với cơ quan thuế để được trả lời và hướng dẫn.
2. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BERLI JUCKER PCL TẠI TP.HCM
Địa chỉ: E21, 40 Bà Huyện Thanh Quan, P.6, Q.3
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và phân phối sản phẩm bao bì, hàng tiêu dùng, các sản phẩm y tế và dược phẩm, văn phòng phẩm, sản phẩm hóa chất và cơ khí, trụ tháp bằng thép.
Câu hỏi: Từ ngày 01/01/2016, mức đóng BHXH bằng tổng lương và phụ cấp. Như vậy những phụ cấp nào bắt buộc phải đóng BHXH và ghi trong Hợp đồng lao động. Xin nêu Nghị định, thông tư để hướng dẫn.
Trả lời:
- Tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính Phủ quy định :
“b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.”
- Tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quy định :
“b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
- Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, đề nghị doanh nghiệp tham khảo để xác định và phân loại các khoản thu nhập ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật.
3. CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP LUẬT
Địa chỉ: 559 Chợ Cầu Muối, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1.
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động tư vấn quản lý
Câu hỏi: Năm 2016 doanh nghiệp phải trích nộp các loại bảo hiểm trên mức lương nào, có bao gồm các khoản phụ cấp trợ cấp như tiền ăn trưa, tiền phụ cấp xăng xe, trợ cấp gửi xe, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, tiền thưởng doanh số… không?
Trả lời: Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật Bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 quy định:
“Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”.
Theo đó từ 01/01/2016 đến 31/12/2017 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Đối với việc phân loại các khoản thu nhập thuộc vào mức lương, phụ cấp lương hay các khoản bổ sung khác, đề nghị doanh nghiệp tham khảo quy định tại Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính Phủ và được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ LĐTBXH để xác định và phân loại các khoản thu nhập trả người động làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật
4. CÔNG TY TNHH SSIFT VIỆT NAM
Địa chỉ: Nhà 8, đường 13, CVPM Quang Trung, P.TCH, Q.12.
Ngành nghề kinh doanh: Thực hiện bản vẽ và xử lý hình ảnh bằng kỹ thuật vi tính
Câu hỏi: Công ty là công ty hoạt động về lĩnh vực “thực hiện các bản vẽ trên máy vi tính và xử lý hình ảnh bằng kỹ thuật vi tính”. Bao gồm có 08 nhân viên.
Theo Điều 5: Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng của Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động: “Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc”
Như vậy chúng tôi hiểu là: Người lao động làm việc trong tháng 9/2015 thì công ty phải hoàn tất trả lương cho người lao động trong tháng 09/2015. Nhưng trong thực tế, công ty chúng tôi cần phải mất vài ngày đầu tháng sau để khóa sổ chấm công, lập bảng lương và thanh toán lương. Theo thỏa thuận hiện tại trong hợp đồng lao động của Công ty và người lao động thì ngày trả lương là ngày05 hàng tháng.
Vậy Công ty chúng tôi trả lương vào ngày 05 hàng tháng thì có vi phạm quy định về pháp luật lao động hiện hành không?
Trả lời:
- Tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ về kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng quy định: “ Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng”.
- Tại khoản 2, Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ về nguyên tắc trả lương quy định: “trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên và nội dung hỏi của Công ty TNHH SSIFT Việt Nam đề nghị công ty thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 và nghiên cứu quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ để trả lương cho người lao động.
1. CÔNG TY TNHH VIỆT VŨ
Địa chỉ: 62 Trần Trọng Cung, P.Tân Thuận Đông, Quận 7.
Ngành nghề kinh doanh: Máy móc thiết bị công nghiệp
Câu hỏi 1: Nếu doanh nghiệp không có biến động, có thể nộp các loại BHXH – BHYT – Bảo hiểm thất nghiệp theo quý hoặc năm? Nộp trước hay sau?
Trả lời: Căn cứ quyết định 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, trường hợp đơn vị không có biến động thì không cần khai báo, cơ quan BHXH sẽ căn cứ số liệu tháng trước để tính cho tháng sau. Hàng tháng căn cứ vào số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN doanh nghiệp nộp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.
Câu hỏi 2: Tại sao chỉ phát hành thẻ BHYT trong vòng 6 tháng?
Trả lời: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT có thể từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo đối tượng tham gia BHYT. Riêng đối tượng doanh nghiệp sẽ được cấp thẻ giá trị 6 tháng hoặc 12 tháng tùy theo tình hình thực tế quản lý của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhu cầu cấp thẻ 12 tháng thì có văn bản đề nghị gửi cơ quan BHXH nơi đang nộp BHXH, BHYT để được giải quyết.
Câu hỏi 3: Định mức chuẩn để lập thỏa ước/ qui định của Công ty của để tính công tác phí cho nhân viên công tác trong và ngoài nước (để cơ quan thuế chấp nhận).
Trả lời: Đề nghị công ty liên hệ với cơ quan thuế để được trả lời và hướng dẫn.
2. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BERLI JUCKER PCL TẠI TP.HCM
Địa chỉ: E21, 40 Bà Huyện Thanh Quan, P.6, Q.3
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và phân phối sản phẩm bao bì, hàng tiêu dùng, các sản phẩm y tế và dược phẩm, văn phòng phẩm, sản phẩm hóa chất và cơ khí, trụ tháp bằng thép.
Câu hỏi: Từ ngày 01/01/2016, mức đóng BHXH bằng tổng lương và phụ cấp. Như vậy những phụ cấp nào bắt buộc phải đóng BHXH và ghi trong Hợp đồng lao động. Xin nêu Nghị định, thông tư để hướng dẫn.
Trả lời:
- Tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính Phủ quy định :
“b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.”
- Tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quy định :
“b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
- Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, đề nghị doanh nghiệp tham khảo để xác định và phân loại các khoản thu nhập ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật.
3. CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP LUẬT
Địa chỉ: 559 Chợ Cầu Muối, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1.
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động tư vấn quản lý
Câu hỏi: Năm 2016 doanh nghiệp phải trích nộp các loại bảo hiểm trên mức lương nào, có bao gồm các khoản phụ cấp trợ cấp như tiền ăn trưa, tiền phụ cấp xăng xe, trợ cấp gửi xe, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, tiền thưởng doanh số… không?
Trả lời: Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật Bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 quy định:
“Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”.
Theo đó từ 01/01/2016 đến 31/12/2017 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Đối với việc phân loại các khoản thu nhập thuộc vào mức lương, phụ cấp lương hay các khoản bổ sung khác, đề nghị doanh nghiệp tham khảo quy định tại Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính Phủ và được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ LĐTBXH để xác định và phân loại các khoản thu nhập trả người động làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật
4. CÔNG TY TNHH SSIFT VIỆT NAM
Địa chỉ: Nhà 8, đường 13, CVPM Quang Trung, P.TCH, Q.12.
Ngành nghề kinh doanh: Thực hiện bản vẽ và xử lý hình ảnh bằng kỹ thuật vi tính
Câu hỏi: Công ty là công ty hoạt động về lĩnh vực “thực hiện các bản vẽ trên máy vi tính và xử lý hình ảnh bằng kỹ thuật vi tính”. Bao gồm có 08 nhân viên.
Theo Điều 5: Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng của Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động: “Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc”
Như vậy chúng tôi hiểu là: Người lao động làm việc trong tháng 9/2015 thì công ty phải hoàn tất trả lương cho người lao động trong tháng 09/2015. Nhưng trong thực tế, công ty chúng tôi cần phải mất vài ngày đầu tháng sau để khóa sổ chấm công, lập bảng lương và thanh toán lương. Theo thỏa thuận hiện tại trong hợp đồng lao động của Công ty và người lao động thì ngày trả lương là ngày05 hàng tháng.
Vậy Công ty chúng tôi trả lương vào ngày 05 hàng tháng thì có vi phạm quy định về pháp luật lao động hiện hành không?
Trả lời:
- Tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ về kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng quy định: “ Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng”.
- Tại khoản 2, Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ về nguyên tắc trả lương quy định: “trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên và nội dung hỏi của Công ty TNHH SSIFT Việt Nam đề nghị công ty thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 và nghiên cứu quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ để trả lương cho người lao động.