Những vướng mắc thường gặp trong công việc kế toán?

Có ai giúp mình ko ạ?
Bạn làm tại một Viện thí nghiệm phải không?
Bạn chú ý các Viện nghiên cứu chịu quá trình giám sát và kiểm tra về công tác kế toán chặt chẽ hơn nhiều so với doanh nghiệp thông thường. Ngoài cơ quan thuế, các viện cần được kiểm tra thường xuyên bởi Kiếm toán nhà nước, Thanh tra chính phủ...Do vậy vấn đề về việc hạch toán được trừ cần được đặc biệt quan tâm.
Để đảm bảo chi phí được trừ, ngoài tuân thủ các điều kiện về chi phí được trừ tại Điều 6 TT78/2014; Điều 4 TT96/2015 (03 điều kiện chi phí được trừ), bạn cần lưu ý về định mức tiêu hao hóa chất phục vụ công tác thí nghiệm. Cần:
+ Kiểm tra kỹ tiêu chuẩn của ngành (tham khảo ý kiến bộ phận chuyên môn thí nghiệm) xem có định mức kỹ thuật không. Nếu có, phải tuân thủ chặt ché quy định này
+ Trường hợp không có quy định Nhà nước cụ thể về lĩnh vực này, đơn vị cần thiết lập định mức vào đầu năm (01/01/N) cho từng mẫu thí nghiệm. Thủ tục xây dựng định mức:
+ +Tờ trình, kèm theo Báo cáo của Bộ phận chuyên môn đề xuất định mức tiêu hoa hóa chất của từng mẫu thí nghiệm
++ Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt định mức (Gốm ban giám đốc, bộ phận chuyên môn thí nghiệm, Phòng TCKT...)
++ Biên bản Họp hội đồng xét duyệt định mức thí nghiệm đối với tất cả các mẫu thí nghiệm trong năm
++ Quyết định phê duyệt định mức của Giám đốc đơn vị (dựa trên Biên bản họp của Hội đồng)
Bộ hồ sơ xây dựng định mức được áp dụng thống nhất trong năm và được lưu trữ cẩn thận tại DN. Khi đoàn thanh, kiểm tra Nhà nước vào kiểm tra, DN có trách nhiệm xuất trình và thuyết minh
Chúc bạn và gia đình đón tết vui vẻ, và thành công trong công việc!

Kế toán **********- *********
 
Em năm nay tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tuy nhiên đến h chuẩn bị đi thực tập mà vẫn thấy ngô nghê tk 911 vs báo cáo tài chính. Có ai giúp em đx hok ạ?
 
mọi người cho e hỏi, nộp thuế môn bài mình nộp vào stk của KBNN TP.HCM hay là nộp vào KBNN Quận 2. Chi nhánh công ty e ở q2, em có gọi hỏi stk thì người ta cho e số tk của KBNN TP.HCM nên bây giờ em không biết nộp cho stk nào thì đúng ạ.
Bạn này phải nộp vào KBNN quận 2!
 
Bạn làm tại một Viện thí nghiệm phải không?

Bạn chú ý các Viện nghiên cứu chịu quá trình giám sát và kiểm tra về công tác kế toán chặt chẽ hơn nhiều so với doanh nghiệp thông thường. Ngoài cơ quan thuế, các viện cần được kiểm tra thường xuyên bởi Kiếm toán nhà nước, Thanh tra chính phủ...Do vậy vấn đề về việc hạch toán được trừ cần được đặc biệt quan tâm.

Để đảm bảo chi phí được trừ, ngoài tuân thủ các điều kiện về chi phí được trừ tại Điều 6 TT78/2014; Điều 4 TT96/2015 (03 điều kiện chi phí được trừ), bạn cần lưu ý về định mức tiêu hao hóa chất phục vụ công tác thí nghiệm. Cần:

+ Kiểm tra kỹ tiêu chuẩn của ngành (tham khảo ý kiến bộ phận chuyên môn thí nghiệm) xem có định mức kỹ thuật không. Nếu có, phải tuân thủ chặt ché quy định này
+ Trường hợp không có quy định Nhà nước cụ thể về lĩnh vực này, đơn vị cần thiết lập định mức vào đầu năm (01/01/N) cho từng mẫu thí nghiệm. Thủ tục xây dựng định mức:
+ +Tờ trình, kèm theo Báo cáo của Bộ phận chuyên môn đề xuất định mức tiêu hoa hóa chất của từng mẫu thí nghiệm
++ Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt định mức (Gốm ban giám đốc, bộ phận chuyên môn thí nghiệm, Phòng TCKT...)
++ Biên bản Họp hội đồng xét duyệt định mức thí nghiệm đối với tất cả các mẫu thí nghiệm trong năm
++ Quyết định phê duyệt định mức của Giám đốc đơn vị (dựa trên Biên bản họp của Hội đồng)


Bộ hồ sơ xây dựng định mức được áp dụng thống nhất trong năm và được lưu trữ cẩn thận tại DN. Khi đoàn thanh, kiểm tra Nhà nước vào kiểm tra, DN có trách nhiệm xuất trình và thuyết minh
Chúc bạn và gia đình đón tết vui vẻ, và thành công trong công việc!
Dạ, e cảm ơn ạ, hnay e mới có thời gian vào diễn đàn, cũng ko nghĩ là có ng trả lời giúp đc, mà ko ngờ có cô trả lời được. em cảm ơn nhiều ạ!!!
 
Trong năm 2015, công ty em có 4 thành viên là góp vốn. Vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH ABC là 10 tỷ đồng, nguyên giá tài sản cố định là 15 tỷ đồng. Trong năm 2016, các thành viên cũ rút khỏi Công ty, chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp của mình cho 04 thành viên khác. Vốn chủ sở hữu, tên gọi Công ty vẫn như cũ. Công ty em thuê 01 công ty thẩm định giá về đánh giá lại toàn bộ TSCĐ của Công ty. Sau khi định giá, thẩm định viên xác định giá trị tài sản cố định của công ty tăng lên 5 tỷ đồng. Lúc này kế toán của bên em ghi nhận: tăng nguyên giá TSCĐ từ 15 tỷ lên thành 20 tỷ đồng, tăng thu nhập khác lên 5 tỷ đồng. KTT bên em giải thích là đã làm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC . Vậy có đúng không ạ? Em mới vào làm ở đây nên chưa hiểu lắm, nhờ các anh/chị giúp đỡ với ạh. Em cảm ơn
 
Hiện em đang làm kế toán tổng hợp của 1 DN mới thành lập, chuyên ngành sản xuất bao bì nhựa. Do mới thành lập nên toàn bộ nhân công hoàn toàn mới, chưa hề có kinh nghiệm làm việc, máy móc bên em lại mua toàn bộ máy cũ về sửa chữa lại để sản xuất nên sản phẩm làm ra hư hỏng nhiều. sản phẩm hỏng bên em tái chế lại để tạo ra 1 loại nguyên liệu khác có chất lượng thấp hơn so với nguyên liệu xịn ban đầu. Tuy nhiên khi đưa loại nguyên liệu tạo lại này vào sản xuất thì bên em lại có được doanh thu từ loại nguyên liệu tạo lại này. Nhưng khi tính giá thành sản phẩm thì rất cao, mà giá bán bên em phải đảm bảo ngang giá hoặc thấp hơn giá thị trường thì mới cạnh tranh được. Hiện tại bên em vẫn thuê lao động thử việc nên tiền lương chỉ trả 1tr9 để đảm bảo không phải nộp bảo hiểm với số lượng 15 người. Tiền điện sử dụng vào sản xuất, tái tạo lại nguyên liệu, lắp đặt chạy thử máy khá lớn ( 30tr) bên em không thể phân bổ vào giá thành được. Ngoài ra bên em còn thuê thêm chuyên viên về lắp đặt, chạy thử máy, đào tạo lao động (6tr/người x 6 người).Mn giúp em phân tích và hạch toán trường hợp này với ạ!Em cảm ơn ạ!
 
@minhtai0301 : thực sự trường hợp bên b có vẻ khá phức tạp, m e là hơi khó để có thể chia sẻ ở trên này đc. M k làm bên sản xuất tm nên muốn lắm nhưng đành p chờ ng khác giúp bạn. Up lên ủng hộ b nhé *-*
 
Hiện em đang làm kế toán tổng hợp của 1 DN mới thành lập, chuyên ngành sản xuất bao bì nhựa. Do mới thành lập nên toàn bộ nhân công hoàn toàn mới, chưa hề có kinh nghiệm làm việc, máy móc bên em lại mua toàn bộ máy cũ về sửa chữa lại để sản xuất nên sản phẩm làm ra hư hỏng nhiều. sản phẩm hỏng bên em tái chế lại để tạo ra 1 loại nguyên liệu khác có chất lượng thấp hơn so với nguyên liệu xịn ban đầu. Tuy nhiên khi đưa loại nguyên liệu tạo lại này vào sản xuất thì bên em lại có được doanh thu từ loại nguyên liệu tạo lại này. Nhưng khi tính giá thành sản phẩm thì rất cao, mà giá bán bên em phải đảm bảo ngang giá hoặc thấp hơn giá thị trường thì mới cạnh tranh được. Hiện tại bên em vẫn thuê lao động thử việc nên tiền lương chỉ trả 1tr9 để đảm bảo không phải nộp bảo hiểm với số lượng 15 người. Tiền điện sử dụng vào sản xuất, tái tạo lại nguyên liệu, lắp đặt chạy thử máy khá lớn ( 30tr) bên em không thể phân bổ vào giá thành được. Ngoài ra bên em còn thuê thêm chuyên viên về lắp đặt, chạy thử máy, đào tạo lao động (6tr/người x 6 người).Mn giúp em phân tích và hạch toán trường hợp này với ạ!Em cảm ơn ạ!
Chào em,
Cám ơn em đã gửi câu hỏi. Tôi có chia sẻ nhỏ thế này nhé:
+ Thực ra mảng hoạt động bán phế liệu đã tái chế của DN em có thể không bị lỗ. Nhiều khả năng, DN của em đã có sự nhầm lẫn trong việc phân tích giá thành của phế liệu tái sản xuất bán tận thu và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong trường hợp này
+ DN của bạn cần tách 2 phần hạch toán độc lập như sau:
++ Hạch toán Chi phí sản xuất thử nghiệm, không tạo ra sản phẩm. Với khoản chi này DN cần xây dựng quy chế về sản xuất thử nghiệm chặt chẽ, phản ánh quá trình này dựa trên các bằng chứng tin cậy nhắm hạch toán toàn bộ chi phí sản xuất thủ nghiệm vào chi phí được trừ.
++ Hạch toán doanh thu bán tận thu phế liệu: Với khoản thu nhập này, DN không hạch toán vào giá vốn chi phí sản xuất thử nghiệm của giai đoạn trước. DN chỉ hạch toán vào giá vốn những chi phí phát sinh sau khi phế liệu được đưa vào giai đoạn sản xuất tái chế.
+ Em thử điều chỉnh lại việc hạch toán của mình. Nếu vẫn lỗ đối với hoạt động bán phế liệu thì có thể do kỹ năng về điều hành kinh doanh, không phải do khâu hạch toán sai sót.
+ Doanh nghiệp của em là loại DN sản xuất, mới hoạt động, nhiều vấn đề về công tác cần hoàn thiện. Em hãy giúp DN xây dựng hệ thống kế toán tốt, bao gồm việc lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán, thiết kế trình tự luân chuyển chứng từ, xây dựng xác định mức tiêu hao..., nhằm giảm thiểu ro ro về thuế cho DN, bạn nhé

Chúc em một năm mới nhiều niềm vui và thành công trong công việc!
Kế toán **********-*********
 
Chào em,

Cám ơn em đã gửi câu hỏi. Tôi có chia sẻ nhỏ thế này nhé:

+ Thực ra mảng hoạt động bán phế liệu đã tái chế của DN em có thể không bị lỗ. Nhiều khả năng, DN của em đã có sự nhầm lẫn trong việc phân tích giá thành của phế liệu tái sản xuất bán tận thu và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong trường hợp này

+ DN của bạn cần tách 2 phần hạch toán độc lập như sau:
++ Hạch toán Chi phí sản xuất thử nghiệm, không tạo ra sản phẩm. Với khoản chi này DN cần xây dựng quy chế về sản xuất thử nghiệm chặt chẽ, phản ánh quá trình này dựa trên các bằng chứng tin cậy nhắm hạch toán toàn bộ chi phí sản xuất thủ nghiệm vào chi phí được trừ.

++ Hạch toán doanh thu bán tận thu phế liệu: Với khoản thu nhập này, DN không hạch toán vào giá vốn chi phí sản xuất thử nghiệm của giai đoạn trước. DN chỉ hạch toán vào giá vốn những chi phí phát sinh sau khi phế liệu được đưa vào giai đoạn sản xuất tái chế.

+ Em thử điều chỉnh lại việc hạch toán của mình. Nếu vẫn lỗ đối với hoạt động bán phế liệu thì có thể do kỹ năng về điều hành kinh doanh, không phải do khâu hạch toán sai sót.

+ Doanh nghiệp của em là loại DN sản xuất, mới hoạt động, nhiều vấn đề về công tác cần hoàn thiện. Em hãy giúp DN xây dựng hệ thống kế toán tốt, bao gồm việc lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán, thiết kế trình tự luân chuyển chứng từ, xây dựng xác định mức tiêu hao..., nhằm giảm thiểu ro ro về thuế cho DN, bạn nhé

Chúc em một năm mới nhiều niềm vui và thành công trong công việc!
Em cảm ơn cô. Cô có thể nói rõ hơn về việc hạch toán chi phí sản xuất thử nghiệm, không tạo ra sản phẩm được không. Nếu DN tự xây dựng quy chế có khách quan và khi có đoàn kiểm tra có bị bóc không ạ.
 
Em cảm ơn cô. Cô có thể nói rõ hơn về việc hạch toán chi phí sản xuất thử nghiệm, không tạo ra sản phẩm được không. Nếu DN tự xây dựng quy chế có khách quan và khi có đoàn kiểm tra có bị bóc không ạ.
Chi phí sản xuất thử nghiệm của DN bạn khá lớn trong giai đoạn thành lập DN và chứa đựng nhiều rủi ro về thuế. Chi phí này có được trừ hay không, đoàn thanh kiểm tra thuế có bóc tách hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bạn cần chứng minh được chi phí này đáp ứng đủ 3 điều kiện của chi phí được trừ quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014, Điều 4 Thông tư 96/2015.
Cụ thể:
+ DN cần xây dựng kế hoạch sản xuất thử nghiệm, làm rõ sự cần thiết việc sản xuất thử nghiệm này phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thế nào, việc sản xuất thử nghiệm thực sự đem lại lợi ích kinh tế cho DN ra sao. Trong kế hoạch này cần cụ thể về thời gian tiến hành, dự toán chi phí và kết quả dự kiến đạt được. Trường hợp thất bại, DN có kế hoạch cụ thể thế nào để đem đến sự phát triển ổn định cho DN.
Tùy thuộc vào hình thức pháp lý của DN, Kế hoạch này cần được Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị thông qua và giao cho Ban giám đốc thực hiện.
Ngoài: Tờ trình, Kế hoạch sản xuất thử nghiệm, Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Biên bản họp của HỘI đồng quản trị, DN cần có báo cáo đánh giá nghiêm túc quá trình sản xuất thử nghiệm. Trong Báo cáo này nêu rõ những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong giai đoạn sản xuất thử để rút kinh nghiệm, nhằm hướng tới việc sản xuất ra sản phẩm như mong muốn, đáp ứng thị trường và có lợi nhuận kỳ vọng.
+ DN cần phản ánh chi phí sản xuất thử nghiệm dựa trên những chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật từ chi phí mua nguyên vật liệu đến chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung...
+ Chú ý về thời hạn thanh toán với người bán, cũng như việc thanh toán chi phí đầu vào trên 20 trđ không dùng tiền mặt
+ Việc hạch toán các nghiệm vụ trên cần thực hiện theo quy đình tại Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo TT 200/2014 hoặc TT 133/2016

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn trên, gửi vào hòm thư của chúng tôi contact@***************.vn để chúng tôi sẽ giúp bạn soát lại trước khi thực hiện nhé

Thân ái
Kế toán **********- *********
 
Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn trên, gửi vào hòm thư của chúng tôi contact@***************.vn để chúng tôi sẽ giúp bạn soát lại trước khi thực hiện nhé

Thân ái

**********[/QUOTE]
Cảm ơn cô đã hỗ trợ!
 
Mình có vướng mắc muốn hỏi trực tiếp cô **********, phiền cô check mail & tư vấn giúp. Trước mình có gửi tn vào fanpage của cô nhưng chắc cô bận nên chưa thấy đọc. Cảm ơn cô nhiều!
 
Trong năm 2015, công ty em có 4 thành viên là góp vốn. Vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH ABC là 10 tỷ đồng, nguyên giá tài sản cố định là 15 tỷ đồng. Trong năm 2016, các thành viên cũ rút khỏi Công ty, chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp của mình cho 04 thành viên khác. Vốn chủ sở hữu, tên gọi Công ty vẫn như cũ. Công ty em thuê 01 công ty thẩm định giá về đánh giá lại toàn bộ TSCĐ của Công ty. Sau khi định giá, thẩm định viên xác định giá trị tài sản cố định của công ty tăng lên 5 tỷ đồng. Lúc này kế toán của bên em ghi nhận: tăng nguyên giá TSCĐ từ 15 tỷ lên thành 20 tỷ đồng, tăng thu nhập khác lên 5 tỷ đồng. KTT bên em giải thích là đã làm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC . Vậy có đúng không ạ? Em mới vào làm ở đây nên chưa hiểu lắm, nhờ các anh/chị giúp đỡ với ạh. Em cảm ơn
Theo mình là đúng r mà b!
 
Trong năm 2015, công ty em có 4 thành viên là góp vốn. Vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH ABC là 10 tỷ đồng, nguyên giá tài sản cố định là 15 tỷ đồng. Trong năm 2016, các thành viên cũ rút khỏi Công ty, chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp của mình cho 04 thành viên khác. Vốn chủ sở hữu, tên gọi Công ty vẫn như cũ. Công ty em thuê 01 công ty thẩm định giá về đánh giá lại toàn bộ TSCĐ của Công ty. Sau khi định giá, thẩm định viên xác định giá trị tài sản cố định của công ty tăng lên 5 tỷ đồng. Lúc này kế toán của bên em ghi nhận: tăng nguyên giá TSCĐ từ 15 tỷ lên thành 20 tỷ đồng, tăng thu nhập khác lên 5 tỷ đồng. KTT bên em giải thích là đã làm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC . Vậy có đúng không ạ? Em mới vào làm ở đây nên chưa hiểu lắm, nhờ các anh/chị giúp đỡ với ạh. Em cảm ơn
Tôi có chia sẻ với em như sau:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:“Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn”.Công ty em có các thành viên góp vốn chuyển nhượng vốn góp của mình cho các thành viên khác, không dẫn đến thay đổi hình thức pháp lý của DN nên không thuộc một trong các trường hợp trong quy định trích dẫn nêu trên. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá lại như em đề cập là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành rồi.
 
Chào cả nhà. Em rất lo lắng về tình huống sau, mong cả nhà tư vấn ạ:

Sếp em là Giám đốc, có ký hợp đồng lao động ở 2 nơi: Công ty hiện đang làm việc (Công ty B) và Công ty đã và vẫn đang làm việc từ trước (Công ty A). Sếp em đã đóng bảo hiểm tại Công ty A. Vậy, em có phải đóng bảo hiểm cho Sếp ởCông ty B nữa không ạ ? Việc ký hợp đồng lao động dài hạn với cả 2 nơi có vi phạm gì không ạ? Em sợ cơ quan thuế không chấp nhận hợp đồng của Sếp ở Công ty B ạ!
 
Chào cả nhà. Em rất lo lắng về tình huống sau, mong cả nhà tư vấn ạ:

Sếp em là Giám đốc, có ký hợp đồng lao động ở 2 nơi: Công ty hiện đang làm việc (Công ty 8-) và Công ty đã và vẫn đang làm việc từ trước (Công ty A). Sếp em đã đóng bảo hiểm tại Công ty A. Vậy, em có phải đóng bảo hiểm cho Sếp ởCông ty B nữa không ạ ? Việc ký hợp đồng lao động dài hạn với cả 2 nơi có vi phạm gì không ạ? Em sợ cơ quan thuế không chấp nhận hợp đồng của Sếp ở Công ty B ạ!
Trường hợp này tôi có chia sẻ như sau:
Căn cứ Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 12/09/2011, trường hợp Sếp của em sẽ không phải đóng bảo hiểm tại Công ty B nữa em nhé. Người lao động sẽ lựa chọn nơi làm việc có thời hạn dài hơn hoặc thu nhập cao hơn để đóng bảo hiểm.

Trong hợp đồng lao động tại Công ty B, em ghi rõ người lao động đã nộp bảo hiểm ở Công ty A. Ngoài ra, DN em cần bổ sung thêm Giấy xác nhận tham gia bảo hiểm của Sếp em tại cơ quan bảo hiểm do Công ty A đóng, để báo cáo cơ quan thanh tra bảo hiểm, cơ quan thuế khi cần kiểm tra!

Như vậy, việc ký hợp đồng lao động dài hạn với cả 2 nơi không vi phạm luật và cũng đừng lo lắng về việc chi phí tiền lương của Sếp ở Công ty B là chi phí không được trừ vì lý do trên em nhé!
Chúc em hoàn thành tốt công việc!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top