Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

kyniembuon

New Member
Hội viên mới
Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng. Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng. Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này. Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng. Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng. Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này. Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?
Khi tạm ứng cho nhân viên, định khoản:
Nợ 141/ Có 111, 112: 10trđ

Khi nhân viên hoàn ứng với các hóa đơn, chứng từ có liên quan, nếu thấy hợp lệ, cty thanh toán tiền phát sinh thêm (nếu có):

Nợ TK.... có liên quan: 25trđ
Có 111, 112: 15trđ
Có 141: 10trđ
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng. Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng. Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này. Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?

Theo mình thì làm thế này:
Tạm ứng cho nv: N 141 10tr;
C 111 10tr
Khi nhân viên xong công việc lập bảng thanh toán đc giám đốc duyệt
: N 641;642 10tr
C 141 10tr
Do chi phí thực tế phát sinh nhiều hơn
N 152;153;156;621;627.....15tr
C 111 15tr
:cheers1:
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ung

Mình thấy bài #2 của bạn letmyha là ok rồi! Sao các bạn định khoản không đồng nhất vậy? rối tung lên hết á!

Bài của Letmyha là bài viết sai, chưa thanh toán cho nhân viên khoản chênh lêch đó sạo lại có bút toán ...../C111,112 khi hoàn ứng đc.
Theo mình làm như vansi hoặc để nguyên trên TK 141 cũng được
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Nợ TK liên quan.........25 triệu
Có TK 141: 10 triệu
Có TK 3388: 15 triệu
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Theo minh thì làm thế này :
- Khi tạm ứng cho nhân viên htoán :
Nợ TK141/ Co 111: 10triệu
- Khi công việc hoàn thành có chứng từ đầy đủ htoán:
Nợ TK641,642,627.......: 25triệu
Có TK111
Đồng thời thu hồi tạm ứng hạch toán:
Nợ TK111/ Có TK 141: 10triệu
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Theo minh thì làm thế này :
- Khi tạm ứng cho nhân viên htoán :
Nợ TK141/ Co 111: 10triệu
- Khi công việc hoàn thành có chứng từ đầy đủ htoán:
Nợ TK641,642,627.......: 25triệu
Có TK111
Đồng thời thu hồi tạm ứng hạch toán:
Nợ TK111/ Có TK 141: 10triệu
Cái này quá là vô lý và sai bạn xem lại câu hỏi nhé
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Các bác chưa đọc kỹ rồi.
Hạch toán theo bài #2 của let là hoàn toàn đúng.
Có thể chia bài của let ra hai bước.
Khi tạm ứng
Khi tạm ứng cho nhân viên, định khoản:
Nợ 141/ Có 111, 112: 10trđ
Công ty chưa chi thêm thì coi như đến đây là chấm hết.

Còn nếu công ty chi thêm để quyết toán hoàn ứng thì làm thêm bước 2 của let.
Khi nhân viên hoàn ứng với các hóa đơn, chứng từ có liên quan, nếu thấy hợp lệ, cty thanh toán tiền phát sinh thêm (nếu có):

Nợ TK.... có liên quan: 25trđ
Có 111, 112: 15trđ
Có 141: 10trđ
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Các bác chưa đọc kỹ rồi.
Hạch toán theo bài #2 của let là hoàn toàn đúng.
Có thể chia bài của let ra hai bước.
Khi tạm ứng

Công ty chưa chi thêm thì coi như đến đây là chấm hết.

Còn nếu công ty chi thêm để quyết toán hoàn ứng thì làm thêm bước 2 của let.

Bác lại sai rồi, thử hỏi bác, nếu mà cty chưa có tiền mà đến 6 tháng sau mới chi tiếp, thì cái chứng từ đó ghi nhận vào đâu, hay là chờ có tiền chi ra mới ghi nhận vào chi phí.
Trong trường hợp này phải chia ra làm 3 giai đoạn chứ ko phải 2 bác nhé.
1/ Tạm ứng
2/ hoàn ứng
3/ chi thêm cho phần chênh lệch
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Cái này thì không được rồi let, vì trên lf kêu chưa thực sự chi thêm thì không có lượng tiền mặt, nếu phản ánh thêm tiền mặt thì sổ sách chứng từ không cân=> làm hai sổ .
Đây là vấn đề nội bộ khi xử lý, bạn post bài trên xem lại
Thân chào
Bài của Letmyha là bài viết sai, chưa thanh toán cho nhân viên khoản chênh lêch đó sạo lại có bút toán ...../C111,112 khi hoàn ứng đc.
Theo mình làm như vansi hoặc để nguyên trên TK 141 cũng được
Let không post sai!

Khi định khoản Let có nói rõ:
Khi tạm ứng cho nhân viên, định khoản:
Nợ 141/ Có 111, 112: 10trđ

Khi nhân viên hoàn ứng với các hóa đơn, chứng từ có liên quan, nếu thấy hợp lệ, cty thanh toán tiền phát sinh thêm (nếu có):

Nợ TK.... có liên quan: 25trđ
Có 111, 112: 15trđ
Có 141: 10trđ
Vansi và anh Phong xem lại nội dung nhé!

Về định khoản hoàn ứng nội bộ trong cty, thông thường hiếm khi cty không hoàn ứng và thanh toán cho CNV đi mua hàng, mang tài sản đem đi sửa chữa mà hàng hóa, chứng từ họ mang về đầy đủ, rõ ràng, hợp lệ. Có chăng là chậm thanh toán thôi nhưng cũng không để lâu. Vì thế, nếu trường hợp CNV đã làm bảng hoàn ứng, nộp đầy đủ chứng từ cho phòng kế toán, mà phòng kế toán chưa chi do sếp chưa ký, hay vì một lý do gì đấy thì... có mấy kế toán định khoản cho trường hợp chưa thanh toán tiền hoàn ứng này?

Tóm lại, Let post định khoản đó là Let đã có nói rõ với bạn đó là khi cty THANH TOÁN TIỀN cho CNV đó chứ không bảo là trong trường hợp cty chưa thanh toán tiền mà lại có cái định khoản đó! Vì thế anh Phong đừng bảo là Let làm sai, xử lý sai nghiệp vụ!
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Lại cái ông này nữa, không đọc bài kỹ, người ta kêu là thực sự thanh tóan nhưng không có chi thì làm sao có tiền mặt , cái khỏan 15 tr chưa chi để đâu chứ . Cái này nếu nói là thanh tóan hết 15 tr ấy , thì lượng tiền mặt trong quỹ và trong chứng từ không khớp=> làm hai sổ để ấy .
Bài này lẻ ra không nên tư vấn nhiều
Chấm hết

Sao lại làm 2 sổ. Đã bảo là chia làm 2 bước rồi mà.

Bước một : Tạm ứng ghi Nợ 141/ Có 111 15 tiền

Vì giả thiết cho thiếu cơ sở. Vì công ty đã biết, đã hiểu, đã thông cảm là chi phí đáng lẽ phải là 25 tiền. Nhưng đã biết chứ chưa hạch toán nên coi như ông nhân viên tạm ứng kia chịu.
Nếu không chi nữa thì coi như đến đây chấm dứt.

Bước hai: Hoàn tạm ứng và chi thêm
Ghi như bút toán thứ hai của let

Cũng có thể hiểu theo cách của Phong là thêm bước ba nếu như đã có chứng từ nhưng chưa chi ( treo vào TK trung gian nào đó)

Thế thôi
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng


Bác lại sai rồi, thử hỏi bác, nếu mà cty chưa có tiền mà đến 6 tháng sau mới chi tiếp, thì cái chứng từ đó ghi nhận vào đâu, hay là chờ có tiền chi ra mới ghi nhận vào chi phí.
Trong trường hợp này phải chia ra làm 3 giai đoạn chứ ko phải 2 bác nhé.
1/ Tạm ứng
2/ hoàn ứng
3/ chi thêm cho phần chênh lệch
Vansi nói:
Lại cái ông này nữa, không đọc bài kỹ, người ta kêu là thực sự thanh tóan nhưng không có chi thì làm sao có tiền mặt , cái khỏan 15 tr chưa chi để đâu chứ . Cái này nếu nói là thanh tóan hết 15 tr ấy , thì lượng tiền mặt trong quỹ và trong chứng từ không khớp=> làm hai sổ để ấy .
Bài này lẻ ra không nên tư vấn nhiều
Chấm hết
Thực tế CNV đi làm để kiếm cơm, tiền lương 1 tháng bao nhiêu? Nếu không thanh toán hoàn ứng cho họ thì lấy gì họ sống? còn nếu như khoản tiền trên chưa cty không thanh toán và có khi khoản tiền 15trđ còn thiếu kia không phải CNV kia đã thanh toán cho khách hàng mà còn nợ lại khách hàng thì kế toán theo dõi công nợ ở khách hàng. Lúc này xem như CNV kia đã hoàn ứng đủ và bàn giao đầy đủ chứng từ. Xong việc. Còn công nợ 15trđ kia cty chịu trách nhiệm chi trả cho khách hàng. Thế thôi! Chứ nói như anh Phong, nếu CNV kia đã tự móc tiền túi ra trả rồi mà mãi đến 6 tháng sau cty mới trả cho CNV này thì... hơi thiếu thực tế.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Let không post sai!

Khi định khoản Let có nói rõ:

Vansi và anh Phong xem lại nội dung nhé!

Về định khoản hoàn ứng nội bộ trong cty, thông thường hiếm khi cty không hoàn ứng và thanh toán cho CNV đi mua hàng, mang tài sản đem đi sửa chữa mà hàng hóa, chứng từ họ mang về đầy đủ, rõ ràng, hợp lệ. Có chăng là chậm thanh toán thôi nhưng cũng không để lâu. Vì thế, nếu trường hợp CNV đã làm bảng hoàn ứng, nộp đầy đủ chứng từ cho phòng kế toán, mà phòng kế toán chưa chi do sếp chưa ký, hay vì một lý do gì đấy thì... có mấy kế toán định khoản cho trường hợp chưa thanh toán tiền hoàn ứng này?

Tóm lại, Let post định khoản đó là Let đã có nói rõ với bạn đó là khi cty THANH TOÁN TIỀN cho CNV đó chứ không bảo là trong trường hợp cty chưa thanh toán tiền mà lại có cái định khoản đó! Vì thế anh Phong đừng bảo là Let làm sai, xử lý sai nghiệp vụ!
Thế này nhé.
OK nếu Let nói là khi thanh toán tiền, anh chấp nhận hạch toán như thế là đúng, nhưng như thế lại lại trả lời không đúng với câu hỏi, suy ra câu trả lời của em sai
Còn vấn đề ko phải cứ hoàn ứng là phải thanh toán cho cái khoản chi quá kia nhé. và đặc biệt trong trường hợp này người đưa ra câu hỏi đã nói rõ là đã quyết toán rồi nhưng chưa chi tiền.
Có thể do quỹ hết tiền nên chưa chi, như thế bắt buộc kế toán vẫn phải ghi nhận việc quyết toán hoàn ứng kia, còn vẫn đề chi thêm lại là 1 nghiệp vụ khác
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Thực tế CNV đi làm để kiếm cơm, tiền lương 1 tháng bao nhiêu? Nếu không thanh toán hoàn ứng cho họ thì lấy gì họ sống? còn nếu như khoản tiền trên chưa cty không thanh toán và có khi khoản tiền 15trđ còn thiếu kia không phải CNV kia đã thanh toán cho khách hàng mà còn nợ lại khách hàng thì kế toán theo dõi công nợ ở khách hàng. Lúc này xem như CNV kia đã hoàn ứng đủ và bàn giao đầy đủ chứng từ. Xong việc. Còn công nợ 15trđ kia cty chịu trách nhiệm chi trả cho khách hàng. Thế thôi! Chứ nói như anh Phong, nếu CNV kia đã tự móc tiền túi ra trả rồi mà mãi đến 6 tháng sau cty mới trả cho CNV này thì... hơi thiếu thực tế.
Cái đó cô em nói thiếu thực tế thì lại càng ko đúng, thực tế xảy ra nhiều là khác và trong trường hợp câu hỏi này là một minh chứng, còn NV kia chấp nhận bỏ tiền túi a đó là việc của NV đó, nếu ko anh ta đã phải làm tờ trình để xin tạm ứng tiếp chứ ko bỏ tiền túi ra để chi trả.
Còn cô em nói chuyển qua công nợ cũng ko đc, cái này bàn sang chủ đề khác nhé, vì nó ko hợp với câu hỏi
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Thế này nhé. Để dễ dàng và đi đến thống nhất cách hạch toán BAO sẽ phân tích câu hỏi cho các bác dễ hạch toán nhé.
- Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng.
- Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng.
- Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này.
Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?
Các bác chú ý từ thêm nhé. Có thể hiểu đó là phần chênh lệch thêm đấy
Qua phân tích trên thì rõ ràng cách định khoản của let là không hề sai
:cheers1:
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Thế này nhé. Để dễ dàng và đi đến thống nhất cách hạch toán BAO sẽ phân tích câu hỏi cho các bác dễ hạch toán nhé.

Các bác chú ý từ thêm nhé. Có thể hiểu đó là phần chênh lệch thêm đấy
Qua phân tích trên thì rõ ràng cách định khoản của let là không hề sai
:cheers1:
letmyha nói:
Khi nhân viên hoàn ứng với các hóa đơn, chứng từ có liên quan, nếu thấy hợp lệ, cty thanh toán tiền phát sinh thêm (nếu có):

Nợ TK.... có liên quan: 25trđ
Có 111, 112: 15trđ
Có 141: 10trđ

Chưa chi thêm mà lại có được but toán màu xanh sao hả bác Bao
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Chưa chi thêm mà lại có được but toán màu xanh sao hả bác Bao
Trời ơi đã bảo nếu chưa chi thêm thì dừng lại ở bút toán số 1 của let rùi mà.
Còn nếu có thêm thì lại tiếp bút toán số 2 của let.
:cheers1:
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Thế này nhé.
OK nếu Let nói là khi thanh toán tiền, anh chấp nhận hạch toán như thế là đúng, nhưng như thế lại lại trả lời không đúng với câu hỏi, suy ra câu trả lời của em sai
Còn vấn đề ko phải cứ hoàn ứng là phải thanh toán cho cái khoản chi quá kia nhé. và đặc biệt trong trường hợp này người đưa ra câu hỏi đã nói rõ là đã quyết toán rồi nhưng chưa chi tiền.
Có thể do quỹ hết tiền nên chưa chi, như thế bắt buộc kế toán vẫn phải ghi nhận việc quyết toán hoàn ứng kia, còn vẫn đề chi thêm lại là 1 nghiệp vụ khác
Khổ quá!
Đã bảo là chưa chi chứ có phải là không chi đâu! Hôm nay nhận được chứng từ, sếp duyệt chi nhưng chưa có tiền để chi hoặc là kế toán thanh toán đi đâu không có mặt, thủ quỹ hôm nay nghĩ ốm chẳng hạn thì... thì hôm sau chi, bộ chứng từ để đấy! Khi nào có tiền là chi, việc gì phải định khoản ngay nghiệp vụ ấy cho rách việc.

Theo lý thuyết, nếu anh chưa chi thì các anh đưa vào 1 tài khoản nợ khách hàng (nếu có) chứ không thể đưa vào TK 338 như Vansi được. Ở nội dung thứ 17 của TK 338 - Phải trả, phải nộp khác - được dùng khi chưa xác định chủ thể và chúng ta treo vào đấy. Còn công nợ này, chúng ta đã xác định được rồi thì Let nghĩ không thể đưa vào TK này trong trường hợp này.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Trời ơi đã bảo nếu chưa chi thêm thì dừng lại ở bút toán số 1 của let rùi mà.
Còn nếu có thêm thì lại tiếp bút toán số 2 của let.
:cheers1:
Nhưng bác ơi giữa lúc chưa chi thêm và chi thêm bác phải ghi nhận cho việc hoàn đó là sao, ko thể ghép liền đc.
Em hạch toán thế nhé, có gì ko đòng ý các bác cho ý kiến.
1/ Khi tạm ứng.
N141/C111: 10tr
2/ khi hoàn ứng đã được quyết toán kể cả chưa chi thêm vẫn phải ghi nhận khoản này vào chi phí
N133,642.../141(hoặc 338): 25tr
3/KHi chi thêm
N141,338/111: 15tr
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Mình nghĩ theo làm theo định khoản của nvdam là được rồi. Nhưng theo mình Cty bạn nên thanh toán dứt điểm khi nhân viên đã hoàn thành công việc và đã có đầy đủ chứng từ hoàn ứng. Ai lại đi nợ của nhân viên như thế, nhìn vào thấy nhom nhem lắm. Để vậy lần sau ai còn dám mạnh dạn nhận nhiệm vụ nữa, nhỡ cả việc việc lớn ấy chứ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top