Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Cái khoản TK 141 nó chỉ có số dư có một gian đoạn thôi, lý do là còn theo dõi, đến khi quyết toán phải tất toán, hay nếu mà qua ký mà quyết toán thì phải thu hồi, hoặc đưa vào TK 334 để trừ lương,chứ không thể treo vào có TK 141 và không có tính chất lưỡng tính, kế toán phải theo dõi nó, vì không ai mà chi quá hết nhé Pác, thân chào

Thế theo bác thì cái giai đoạn của bác dài bao lâu vậy, trong cùng một câu mà đối ngược hẳn nhau thế bác.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng. Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng. Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này. Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?

Bạn nêu vấn đề mâu thuẫn: Nếu đã quyết toán khoản tạm ứng tức là hoàn tất chứng từ bao gồm cả phiếu chi- tức là đã chi tiền vượt ứng, không thể có chuyện chưa chi.
Còn nếu như nghiệp vụ nêu trên tức là chưa hoàn thành bộ chứng từ quyết toán tạm ứng vì vậy chưa ghi sổ gì hết!
:book:
Theo mình là vậy! Bà con thấy có đúng không?
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Khi bạn tạm ứng cho đối tượng nào, thì phải thu hoặc chi cho đối tượng đó , VD
Bạn tạm ứng cho Anh A để chi tiền vận chuyển , cụ thể ở đây là:

N141 ( anh A) : 10.000.000
C111 : 10.000.000

sau khi Anh A đưa hóa đơn về để thanh toán:

N111( của anh A) :10.000.000
C141( Thu hồi lại của Anh A):10.000.000

Và tiếp theo bạn làm chi cho khoản chi phí vận chuyển của Anh A đưa ctừ về :

Nợ 156, 642... ( tùy theo chi phí này được cộng vào khoản nào là hợp lý )
Co 111: 25.000.000

Chúc ban thành công
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Bạn nêu vấn đề mâu thuẫn: Nếu đã quyết toán khoản tạm ứng tức là hoàn tất chứng từ bao gồm cả phiếu chi- tức là đã chi tiền vượt ứng, không thể có chuyện chưa chi.
Còn nếu như nghiệp vụ nêu trên tức là chưa hoàn thành bộ chứng từ quyết toán tạm ứng vì vậy chưa ghi sổ gì hết!
:book:
Theo mình là vậy! Bà con thấy có đúng không?

Chuyện này cũng thường xảy ra thôi bạn! chứng từ hiển nhiên phải ghi sổ vì thật ra nếu bạn mua nguyên liệu, hàng hóa thì tại thời điểm này nguyên liệu, hàng hóa đã nhập kho, còn nếu dịch vụ thì lúc này dịch vụ đã được cung cấp.
Vấn đề định khoản có lẽ đã được giải quyết thỏa đáng có lẽ chúng ta không nên tranh luận mãi những vấn đề khác.
@gã sẹo + vansi200780 : hai bạn đều có cái đúng nhưng theo ý kiến cá nhân của tôi thì nếu đến cuối kỳ TK 141 có số dư có thì không biết sẽ đưa vào chỉ tiêu nào trong bản CĐKT (sách không hề hướng dẫn).
 
- Nếu người tạm ứng đã bỏ tiền ra thanh toán cho người bán rồi thì làm sao mà treo được ở 331.
- Kid, em chỉ cho chị xem sách nào nó ghi 141 là lưỡng tính. Đọc thấy là tin liền.

+ Chỉ phản ánh mối quan hệ của Người bán và cty trên sổ sách kế toán thôi ah - Còn người tạm ứng bỏ tiền ra thanh toán trước cho nhà cung cấp thì em vẫn lấy TK331 làm trung gian!! khi nào trả tiền thì chỉ cần làm phiếu chi N331/C111 là ổn - chẳng cần phức tạp vấn đề làm gì, trường hợp này sử dụng 331 hay 338 cũng chỉ là TK trung gian thôi !!

+ TK như thế nào thì chị gọi nó là tài khoản lưỡng tính - Ai dám bào là TK141 ko có số dư bên có trong khi thực tế cty còn nợ số tiền tạm ứng này thì sao? Sách chỉ nói về mặt nguyên tắc còn khi ứng dụng thì phải linh hoạt chứ chị - hơn nữa ngay cả trong sách của BTC hướng dẫn QD15 cũng đâu hẳn là hoàn toàn đúng !!
* VD: NV ứng 10.000.000 đ nhưng chứng từ hoàn ứng là 10.000.007 đ thì em ko muốn làm PC 7đ dư ra nên TK141 có số dư Có => cái này em đợi cuối năm sử lý một lần vì vậy vào 1 thời điểm nhất định nào đó như cuối tháng 5,6,7 ... thì TK141 vẫn có số dư bên Có !!!


Không dùng TK 331 vì tiền của nhân viên đã trả cho người bán, chúng ta chẵng mắc nợ người bán thì không hạch tóan vào TK 331 , tùy từng trường hợp mà sử dụng nhé, giờ còn nợ nhân viên thôi

Topic có nói về việc nhân viên bò tiền túi 15tr ra để trả cho nhà cung cấp ah? bác nhân viên này gan nhỉ - Sử dụng 331 hay 338 cũng vậy thôi, vấn đề là làm sao để công việc của bác trôi chảy nên cần phải linh hoạt, chỉ nên phản ánh mối quan hệ mua và bán của Cty với nhà cung cấp -cái khoàn 15tr kia cty chưa thanh toán chắc cũng có nguyên nhân của nó ah!! :cheers1:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Theo minh thì thế này nha:
Nợ 141: 10.000.000
có 111 : 10.000.000
Sau khi thanh toán tạm ứng hoàn ứng thì định khoản thế này:
Nợ 627,641,642...: 10.000.000
Có 141: 10.000.000

Vì thực tế số tiền 15.000.000 còn lại chưa thanh toán nên chưa thể đưa vào được, đến khi nào thanh toán ,hoàn ứng thì định khoản tiếp
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Theo minh thì thế này nha:
Nợ 141: 10.000.000
có 111 : 10.000.000
Sau khi thanh toán tạm ứng hoàn ứng thì định khoản thế này:
Nợ 627,641,642...: 10.000.000
Có 141: 10.000.000

Vì thực tế số tiền 15.000.000 còn lại chưa thanh toán nên chưa thể đưa vào được, đến khi nào thanh toán ,hoàn ứng thì định khoản tiếp

Bạn hạch toán vậy là sai rùi, đúng là mình hoàn tạm ứng 10tr nhưng hàng đã nhận về 25tr chứ có fai 10tr đâu, thế khoản chênh lệch 15tr bạn đưa nó đi đâu?

Nguyên văn bởi kyniembuon
Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng. Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng. Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này. Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?

Bạn kyniembuon nói rõ là "chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này" kìa, mí bác cãi nhau cái gì thế? Khi nào nói là "chưa chi thêm tiền để thanh toán cho người bán" thì mới đưa vào 331 chứ :happy3:
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Các bạn định khoản mà ko có TK 338 ở đây là các bạn fải xem lại đi, vì thực chất là công ty chưa trả khoản tiền thiếu còn lại là 15tr cho nhân viên thì số tiền này fải hạch toán vào 338 chứ. Mình đồng ý là fải hạch toán theo bạn vansi200780 là:
Khi tạm ứng tiền: N141/ C111: 10 tr.
Khi nhân viên về thanh toán:
N 641,642: 25 tr
N 133( nếu có thuế):
C 141: 10 tr
C 338: 15 tr
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tạm úng: No 141/Co 111,112 : 10tr
Cái đó thì tùy...... Khi nhân viên tạm ứng nhỏ hơn số thực tế phát sinh thì khi thanh toán NV làm giấy đề nghị thanh toán:
ST TT: 25 tr
Trừ TU: 10tr
Số đề nghị TT 15tr
Sau khi đwowcj LD duyệt, Kế toán ghi:
No 6......
No 133 (neu co)
Co 141 10tr
Co 111,112 15tr

Khi NV đề nghị TT thi phải lập phiếu chi, chi trả số còn lại chứ KT không thể treo Co 336 được vì đã được duyệt và có Ctu đầy đủ phải TToan cho NV
Ngược lại nếu tam ứng lớn hơn số TToans
thì ghi
No 6....
No 133
No 111( so T.ứng thừa , lập phiếu thu thu hồi) hoặc trừ vào lương No334
Có 141 ( tổng số tiền T ứng)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Theo mình nhé.
- Khi tạm ứng:
Nợ TK 141/có TK 111 :10tr
- Khi có đầy đủ chứng từ, mình hoàn ứng:
Nợ TK 642,641,627 hoặc 242 :25tr
Nợ TK 133(nếu có)
Có TK 338 :15tr
Có TK 141 :10tr
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

theo minh thi luc dau dk la No 141 / Co 111: 10tr, khi C.ty chap nhan thanh toan thi dk la` No 627 or 641 or 642: 25tr, Co 141:10tr, Co 331 or 334: 15tr!
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

theo minh thi luc dau dk la No 141 / Co 111: 10tr, khi C.ty chap nhan thanh toan thi dk la` No 627 or 641 or 642: 25tr, Co 141:10tr, Co 331 or 334: 15tr!

Theo t nghĩ thì TK đối ứng này ko đúng!
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Khi tạm ứng ghi Nợ TK 141 ( Chi tiết cá nhân) 10 Triệu đồng
Có TK 111 10 triệu
khi cá nhân đó thanh toán tùy mà bạn có thể ghi nhan ngay vào chi phí hay chờ phân bổ.
Nợ TK 142, 627, 2413.... 25 triệu đồng
có TK 141 ( chi tiết cá nhân) 10 Triệu
Có TK 3388 ( Chi tiết Cá nhân) 15 triệu
khi chi trả tiền cho ca nhân ghi nhu sau
nợ TK 3388 ( Chi tiết cá nhân) 15 triệu
Có TK 111.112...
nếu ở trên bạn ghi nợ 2413 khi hoàn thnàh sửa chứa tuy thuộc vào bản chất mà ghi
Nợ TK 211 ( nếu đủ tiêu chuẩn) hoặc 142.242
Có TK 2413
sau đó tùy thuộc vào tình hình phân bổ như sau:
Nợ TK 627
Có TK 142.242
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top