Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Cảm ơn quý anh chị đã nhiệt tình quan tâm đến câu hỏi của em. Nhưng em vẫn chưa rút ra kết luận cuối cùng.
Em xin nói rõ lại là: Nhân viên đó tự bỏ tiền túi của mình để thanh toán số tiền phát sinh thêm.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Cảm ơn quý anh chị đã nhiệt tình quan tâm đến câu hỏi của em. Nhưng em vẫn chưa rút ra kết luận cuối cùng.
Em xin nói rõ lại là: Nhân viên đó tự bỏ tiền túi của mình để thanh toán số tiền phát sinh thêm.
Ùm thì cứ cho là nhân viên đó đã bỏ tiền túi ra để thanh toán cho số tiền phát sinh thêm nhưng Cty đã ký duyệt chi thanh toán thêm khoảng phát sinh cho NV đó rồi mà vì lý do gì thủ quỹ lại chưa chi cho họ??? Đến khi nào thì chi? Nếu cty sẽ chi trong vòng 1 tuần thì okie bạn có thể để bộ chứng từ lại đấy không hạch toán gì cả mà đợi đến khi nào chi thì hạch toán luôn.

Nhưng trường hợp cứ treo đấy mà không chi thanh toán cho nhân viên kia thì bạn cứ làm theo cách của Vansi là treo vào 3388. Nhưng cá nhân tôi thì tôi không làm theo cách này.

Tóm lại, chứng từ thanh toán đã được sếp duyệt chi rồi mà thủ quỹ lại không chịu chi ngay là quá vô lý không thể chấp nhận được.! Chẳng lẽ cty hết tiền trong 1 tháng hoặc trong mấy tháng nhưn anh Phong đã nói???
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Nói tới tạm ứng mình cũng đang có một số điều thắc mắc.Mọi người giúp mình nhé
Cứ mỗi lần có nhân viên hay quản lý đi công tác xếp lại kêu em làm phiếu chi ứng tiền rồi cuối tháng lại kêu làm giấy hoàn ứng số tiền đó nhưng không có chứng từ hóa đơn chi phí gì cả nên em ko hoàn tạm ứng.cho e hỏi như vậy là e đã làm saihay quy định của cong ty ko hợp lý?
tks.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Nói mãi mà chả ai cho em quyết định hoặc lập luận rằng 141 không được lưỡng tính.
Gửi em LÉT. Lập báo cáo tài chính thì em cho vào đâu thì tùy, bởi anh xem luật thì chả ai quy định cho 141 vào đâu, cái nào em cảm thấy hợp lý thì em cho vào. Còn với câu hỏi này thì trả lời như em là không đúng ( lần sau anh sẽ nói sai nếu em vẫn còn tranh luận (cãi)).
Gửi vân si gì đó : Nếu vân si nói 141 không lưỡg tính thì báo cáo vân si rằng thực tế nó thế, có cần gã sẹo chứng mih không?.

Nói tóm lại là công chức thì làm theo những gì pháp luật quy định còn ngoài ra chúng mìn làm theo những gì pháp luật không CẤM. Nếu chưa hiểu thì các bác dẫn luật còn nếu không dẫn luật thì em không trả lời đâu vì em làm những gì pháp luật hổng có cấm
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Nói mãi mà chả ai cho em quyết định hoặc lập luận rằng 141 không được lưỡng tính.
Gửi em LÉT. Lập báo cáo tài chính thì em cho vào đâu thì tùy, bởi anh xem luật thì chả ai quy định cho 141 vào đâu, cái nào em cảm thấy hợp lý thì em cho vào.

Thế bạn chỉ cho mình chỗ nào viết 141 lưỡng tính để mình còn đọc.
Cái chỗ đo đỏ thì sao lại tùy nhỉ? Mình chỉ biết là số dư nợ 141 đưa vào đâu thôi, còn số dư có mình hok biết.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Thế bạn chỉ cho mình chỗ nào viết 141 lưỡng tính để mình còn đọc.
Cái chỗ đo đỏ thì sao lại tùy nhỉ? Mình chỉ biết là số dư nợ 141 đưa vào đâu thôi, còn số dư có mình hok biết.
Em đã bảo rồi, em là doanh nghiệp, em được làm những gì pháp luật không cấm. Nếu bác đưa ra luật nó cấm thì em đồng ý ngay, nếu không thì bác ngồi đó chờ em làm tiếp với Let một tý.
Gửi tiếp Lét: Lập luận của anh như trên em có thấy có vấn đề gì sai không?
Tiếp đến : cái quan trọng nhất là ạnh bảo nó là lưỡng tính, em và các đồng chí khác không dẫn chứng được cấm nó lưỡng tính = > em sai rồi. Còn ai dẫn luật được là nó không lưỡng tính anh sẽ chịu ngay.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Theo mình thì cách hạch toán của Loan phạm ko được phải hạch toán như Vansi mới được
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Em đã bảo rồi, em là doanh nghiệp, em được làm những gì pháp luật không cấm. Nếu bác đưa ra luật nó cấm thì em đồng ý ngay, nếu không thì bác ngồi đó chờ em làm tiếp với Let một tý.
Gửi tiếp Lét: Lập luận của anh như trên em có thấy có vấn đề gì sai không?
Tiếp đến : cái quan trọng nhất là ạnh bảo nó là lưỡng tính, em và các đồng chí khác không dẫn chứng được cấm nó lưỡng tính = > em sai rồi. Còn ai dẫn luật được là nó không lưỡng tính anh sẽ chịu ngay.

Em xem trong hệ thống kế toán DN ban hành kèm theo QĐ 15 người ta có nói TK này lưỡng tính không?
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Em đã bảo rồi, em là doanh nghiệp, em được làm những gì pháp luật không cấm. Nếu bác đưa ra luật nó cấm thì em đồng ý ngay, nếu không thì bác ngồi đó chờ em làm tiếp với Let một tý.
Gửi tiếp Lét: Lập luận của anh như trên em có thấy có vấn đề gì sai không?
Tiếp đến : cái quan trọng nhất là ạnh bảo nó là lưỡng tính, em và các đồng chí khác không dẫn chứng được cấm nó lưỡng tính = > em sai rồi. Còn ai dẫn luật được là nó không lưỡng tính anh sẽ chịu ngay.

Một tài khoản đơn, mang ra sử dụng rồi tự cho nó là lưỡng tính rồi bảo người khác chứng minh nó không được lưỡng tính mà bản thân không tự chứng minh cho người khác thấy nó lưỡng tính để người khác phục mà cứ...

vansi nói:
Pác nói quá rồi, pháp luật không cấm cái TK 141 vì Pác làm gì cũng được, nhưng TK 141 không có số dư có , cái này là tạm ứng cho nội bộ .Nó có số dư có là do kế tóan thanh tóan quá số tiền đã tạm ứng . Điều này không đúng bản chất của kế tóan.
Tôi có thể dẫ chứng cho pác.
VD : Khi tạm ứng cho một người nhé là 8 đồng . Khi người này tạm ứng tiền đi mua hàng hay bất cứ việc gì ? về công ty thì phải trả lại cho công ty thôi, lú này viết giấy thanh tóan tạm ứng nhé VD : 7 đồng+hóa đơn 07 đồng
, thì còn 01 đồng phải thu lại của người tạm ứng, chứ không có công ty nào mà dại không thu cả . Trường hợp không thu thì xem như khỏan hân viên mượn, lúc này số tiền mượn này, một số kế tóan vẫn hạch tóan vào TK 141 luôn vì sau này người tạm ứng sẽ trả, thế thì thành ra thanh tóan tạm ứng > số tiền tạm ứng=> số dư TK 141 mới có số dư có . Cái này như pác nói . Pác nghỉ cái này đúng, nhưng thực ra không đúng đâu pác, pác để cái này qua năm khác là có chuyện rồi .Cái dư này treo vào TK nào ? TK 111,334.
Nó chung nó không có số dư có .
thân chào
Ví dụ của Vansi, số tiền chênh lệch đó không nằm bên Có TK 141 được. Vansi xem lại nhé!

Nói lại vấn đề tạm ứng của nhân viên kia. Nếu cty chưa thanh toán hoàn ứng ngay thì treo khoản tiền đó vào bên Có 334 là đúng nhất.

P/s: Let tranh luận kém nên... xin phép tạm ngừng tranh luận ở đây ạh.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Em đã bảo rồi, em là doanh nghiệp, em được làm những gì pháp luật không cấm. Nếu bác đưa ra luật nó cấm thì em đồng ý ngay, nếu không thì bác ngồi đó chờ em làm tiếp với Let một tý.
Gửi tiếp Lét: Lập luận của anh như trên em có thấy có vấn đề gì sai không?
Tiếp đến : cái quan trọng nhất là ạnh bảo nó là lưỡng tính, em và các đồng chí khác không dẫn chứng được cấm nó lưỡng tính = > em sai rồi. Còn ai dẫn luật được là nó không lưỡng tính anh sẽ chịu ngay.
Khoan khoan, em không đồng ý điểm này. Nếu anh nói thế đồng nghĩa với việc mình muốn gán ghép TK nào lưỡng tính thì nó là lưỡng tính sao? :confuse1:
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng. Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng. Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này. Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?

Ackk!!!! các bác thảo luận sôi nổi quá - cho Kid em tham gia cái nhỉ, sorry là em chưa đọc hết Topic vì dài quá, mới đọc khỏang 3/4:

1/ Tạm ứng:
N141/C111: 10tr
2/ Thánh toán tạm ứng có hóa đơn, chứng từ đầy đủ
N6...
N133(nếu có)
C141:10tr
C331:15tr - cái này em đưa vào phải trả người bán vì thực tế là chưa trả tiền cho khách hàng số tiền này

Nếu làm trên phần mềm KT ko cho định khỏan nhiều Nợ nhiều Có 1 lúc thì tách ra:
+ a/ N641,N133/C331:25tr - phần cập nhập phiếu mua hàng
+ b/ N331/C141: 10tr - Thanh toán tạm ứng hay phiếu kế toán

* Tài Khoản 141 là tài khỏan lưỡng tính - ai nói là nó ko có số Dư bên Có nhỉ, tuy nhiên thực tế chẳng ai treo nó lên C141 cuối kỳ cả vì như vậy ko lẽ cty chiếm dụng tiền của CNV àh - nhưng xét tại một thời điểm bất kỳ thì TK141 cũng có số dư bên Có do kế toán chưa kịp giải quyết tồn đọng tạm ứng :sweatdrop:

* các bác cho em ý kiến ạh!! :book:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng


2/ Thánh toán tạm ứng có hóa đơn, chứng từ đầy đủ
N6...
N133(nếu có)
C141:10tr
C331:15tr - cái này em đưa vào phải trả người bán vì thực tế là chưa trả tiền cho khách hàng số tiền này

* Tài Khoản 141 là tài khỏan lưỡng tính - ai nói là nó ko có số Dư bên Có nhỉ, tuy nhiên thực tế chẳng ai treo nó lên C141 cuối kỳ cả vì như vậy ko lẽ cty chiếm dụng tiền của CNV àh - nhưng xét tại một thời điểm bất kỳ thì TK141 cũng có số dư bên Có do kế toán chưa kịp giải quyết tồn đọng tạm ứng :sweatdrop:

* các bác cho em ý kiến ạh!! :book:

- Nếu người tạm ứng đã bỏ tiền ra thanh toán cho người bán rồi thì làm sao mà treo được ở 331.
- Kid, em chỉ cho chị xem sách nào nó ghi 141 là lưỡng tính. Đọc thấy là tin liền.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Theo minh thì làm thế này :
- Khi tạm ứng cho nhân viên htoán :
Nợ TK141/ Co 111: 10triệu
- Khi công việc hoàn thành có chứng từ đầy đủ htoán:
Nợ TK641,642,627.......: 25triệu
Có TK111
Đồng thời thu hồi tạm ứng hạch toán:
Nợ TK111/ Có TK 141: 10triệu
vô lý, :gun_bandana:hình như bạn đi lạc đề 1 chút hay sao ấy bạn xem lại đi nha
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Chậc !!! Hôm nay mới phát hiện ra Topic này. Dạo này bận rộng wá, với lại thích đi chọc phá hơn là viết bài nghiệp vụ. Các đồng chí thông cảm nhé.
Và để trả lời cho nội dung câu hỏi của chủ topic thì Nam Tước mạo muội có chút ý kiến như sau :
- Khi NV ứng tiền thì ghi : N141 / C111, 112 (tuỳ) : 10tr.
- Khi NV mang HĐ, chứng từ về (hoàn thành xong cv) thì ghi : N6... / C141 : 25tr.
Do đã quyết toán nên đ1ung ra còn phải ghi thêm 1 định khoảng nữa là N141 / C111, 112 : 15tr.
Do vậy cái phần chên lệch 15tr này mình đưa vào 336.
Có nghĩ là khi nhận được HĐ, ctừ nhưng chưa thành toán lại hết với NV thì bút toán thư 2 ghi : N6... / C141 : 10tr + C336 : 15tr.
Không biết [you] có ý kiến nào khác nữa không xin cho biết ?!
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tài khoản 141 không phải là tài khoản lưỡng tính vì nó được phép bù trừ nợ có để xác định số dư. Tuy nhiên TK này có thể có số dư bên có và thực tế rất nhiều tình huống xảy ra. Cũng có thể nói là chế độ kế toán quy định chưa kỹ nhưng về cơ bản, nếu có sai sót thì không trọng yếu do đó kế toán vẫn cho mình quyền treo số dư bên có. :cheers1:
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

TK 331 không dùng ở đây nhé Ku, còn TK 141 Ku nói lưỡng tính thì sai nữa

Trường hợp này thiệt thòi cho người tạm ứng nhưng trong thực tế vẫn thường xảy ra, tôi tạm chia thành các trường hợp : (Giả sử NV chấp nhận thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng)
1 - Trước khi NV tạm ứng 10tr còn nợ tạm ứng >=15tr => ta hạch toán toàn bộ 25tr vào TK 141
2 - Ngược lại trường hợp 1 :
Tài khoản 331 : PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN không có văn bản nào quy định NV không được bán hàng cho Cty mình đang làm việc do đó ta có thể hạch toán TK 331 (người bán là NV) số tiền <=15tr.
Dùng 331 không có gì sai nhưng tại sao không sử dụng TK 338 cho đơn giản (bởi vì 338 là TK PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC)
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tài khoản 141 không phải là tài khoản lưỡng tính vì nó được phép bù trừ nợ có để xác định số dư. Tuy nhiên TK này có thể có số dư bên có và thực tế rất nhiều tình huống xảy ra. Cũng có thể nói là chế độ kế toán quy định chưa kỹ nhưng về cơ bản, nếu có sai sót thì không trọng yếu do đó kế toán vẫn cho mình quyền treo số dư bên có. :cheers1:

Trong thực tế kế toán vẫn để số dư có TK 141 và vẫn được chấp nhận nhưng nếu xét kỹ thì sẽ dẫn đến sai dây chuyền khi lên bảng CĐKT (không biết đưa khoản này vào đâu cho hợp lý).
Theo tôi tốt nhất là các bạn đưa vào 338 (bởi vì trong tình huống này này giống như Cty mượn tạm tiền vốn của NV).
-----------------------------------------------------------------------------------------
Không dùng TK 331 vì tiền của nhân viên đã trả cho người bán, chúng ta chẵng mắc nợ người bán thì không hạch tóan vào TK 331 , tùy từng trường hợp mà sử dụng nhé, giờ còn nợ nhân viên thôi

Nếu NV bán hàng, cung cấp dịch vụ cho Cty thì lúc đó NV có phải là người bán không ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Nhân viên này là của công ty , không phải là khách hàng sao đưa vào TK 331 nhỉ, bạn đưa vào TK 331 như theo dõi công nợ thì không hợp lý, công ty đang mượn tiền nhân viên thì đưa vào TK 338, bạn phải hiểu vấn đề này.
Nói hoài cũng chán , đi ngủ thôi

Tôi đang nói sự ĐÚNG - SAI bạn ạ! để tránh không tranh luận gay gắt về việc này (nếu bạn nói sai thì bạn hãy dẫn chứng cụ thể đi)
Còn hợp lý thì tôi đã nói từ đầu là quá đơn giản hãy sử dụng TK 338.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Chậc !!! Hôm nay mới phát hiện ra Topic này. Dạo này bận rộng wá, với lại thích đi chọc phá hơn là viết bài nghiệp vụ. Các đồng chí thông cảm nhé.
Và để trả lời cho nội dung câu hỏi của chủ topic thì Nam Tước mạo muội có chút ý kiến như sau :
- Khi NV ứng tiền thì ghi : N141 / C111, 112 (tuỳ) : 10tr.
- Khi NV mang HĐ, chứng từ về (hoàn thành xong cv) thì ghi : N6... / C141 : 25tr.
Do đã quyết toán nên đ1ung ra còn phải ghi thêm 1 định khoảng nữa là N141 / C111, 112 : 15tr.
Do vậy cái phần chên lệch 15tr này mình đưa vào 336.
Có nghĩ là khi nhận được HĐ, ctừ nhưng chưa thành toán lại hết với NV thì bút toán thư 2 ghi : N6... / C141 : 10tr + C336 : 15tr.
Không biết [you] có ý kiến nào khác nữa không xin cho biết ?!

em nghĩ ko đc định khoản C141: 25tr vì thực tế cty chỉ chi ra có 10tr thôi.
Em định khoản thế này đc hok ha:
Khi cty xuất tạm ứng 10tr:
N141: 10tr
C111: 10tr
Khi quyết toán, hoàn tạm ứng:
N627/641/642.......
C141: 10tr
C338: 15tr (khoản này là khoản chênh lệch phải trả cho NV)

Em nghĩ nó chỉ đơn giản vậy thôi !
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Đến hôm nay các bác vẫn chưa chứng minh cho em rằng nó không lưỡng tính, hehehehe.

Bởi đối với các đơn vị thương mại, sản xuất thì trường hợp này ít xảy ra nhưng đối với đơn vị xây dựng cơ bản thì 141 không dư có mới là chuyện lạ.

Một đội thi công nhiều công trình, một công trình thì nhiều đội thi công, đội tạm ứng rồi hoàn ứng, báo cáo các bác là số tiền đội tạm ứng bao giờ cũng ít hơn số chứng từ họ hoàn ứng (trong thời gian thi công), và đến 99% các đơn vị thi công xảy ra trường hợp này và họ đều hạch toán dư Có của tài khoản 141 các bác ạ. Rồi đến khi quyết toán với họ (quyết toán nội bộ) thì cái tài khoản này may ra mới bằng không được các bác ạ. và để theo dõi chi tiết thì tài khoản này phải được mở theo mã công trình, mã đối tượng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top