Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Khổ quá!
Đã bảo là chưa chi chứ có phải là không chi đâu! Hôm nay nhận được chứng từ, sếp duyệt chi nhưng chưa có tiền để chi hoặc là kế toán thanh toán đi đâu không có mặt, thủ quỹ hôm nay nghĩ ốm chẳng hạn thì... thì hôm sau chi, bộ chứng từ để đấy! Khi nào có tiền là chi, việc gì phải định khoản ngay nghiệp vụ ấy cho rách việc.

Theo lý thuyết, nếu anh chưa chi thì các anh đưa vào 1 tài khoản nợ khách hàng (nếu có) chứ không thể đưa vào TK 338 như Vansi được. Ở nội dung thứ 17 của TK 338 - Phải trả, phải nộp khác - được dùng khi chưa xác định chủ thể và chúng ta treo vào đấy. Còn công nợ này, chúng ta đã xác định được rồi thì Let nghĩ không thể đưa vào TK này trong trường hợp này.
thế anh hỏi em kế toán có phải ghi chép kịp thời các nghiệp vụ phát sinh ko, nếu 1-2 ngày ko ảnh hưởng anh ok với em, nhưng nếu 1-2 tháng mà chưa chi, nó lại ảnh hưởng đến chi phí thì sao, bắt buộc vẫn phải ghi nhận vào chi phí mặc dù chưa chi khoản chênh lệch đó cho nhân viên kia
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Cái đó cô em nói thiếu thực tế thì lại càng ko đúng, thực tế xảy ra nhiều là khác và trong trường hợp câu hỏi này là một minh chứng, còn NV kia chấp nhận bỏ tiền túi a đó là việc của NV đó, nếu ko anh ta đã phải làm tờ trình để xin tạm ứng tiếp chứ ko bỏ tiền túi ra để chi trả.
Còn cô em nói chuyển qua công nợ cũng ko đc, cái này bàn sang chủ đề khác nhé, vì nó ko hợp với câu hỏi
Bây giờ chủ nhân của Topic lên tiếng sẽ rõ vấn đề thôi mà. Sao lại bàn cãi hoài thế!

Sao lại chuyển qua công nợ không được? Anh suy luận vấn đề không logic rồi. Ví dụ như sáng nay anh nhận được 10trđ và mang cái máy phát điện lớn của cty (lấy ví dụ) đến trung tâm bảo hành sửa chữa hoặc cty đã mua cái máy đó trước đó, ở đó, họ báo máy bị hỏng 1 thiết bị nào đó bị hỏng và phải thay thế, giá là 25trđ tất nhiên lúc này anh phải gọi điện về cho sếp để hỏi ý kiến và sếp đã đồng ý diệt chi cho thay. Lúc này, nếu anh có mang theo tiền riêng đi làm thì anh trả hết cho họ, còn không có thì có phải anh trả họ trước 10trđ và bảo họ viết hóa đơn, chiều cùng ngày hoặc hôm sau đến lấy nốt số tiền còn lại hoặc là khi nào bên cty thanh toán thì mời họ đến nhận.

Khi về đến cty, việc đầu tiên mà anh phải làm có phải là làm cái bản hoàn ứng và yêu cần cty thanh toán tiền nếu anh bỏ tiền túi ra hoặc là báo cho cty về khoản tiền chưa thanh toán đủ cho bên kia không?

Và vấn đề là... có thể, nghiệp vụ của người hỏi mới xảy ra sáng nay, chiều nay đây thôi, và giờ cty chưa thanh toán và người đó chưa có kinh nghiệm nên hỏi. Đơn giản thế mà!
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Nhưng bác ơi giữa lúc chưa chi thêm và chi thêm bác phải ghi nhận cho việc hoàn đó là sao, ko thể ghép liền đc.
Em hạch toán thế nhé, có gì ko đòng ý các bác cho ý kiến.
1/ Khi tạm ứng.
N141/C111: 10tr
2/ khi hoàn ứng đã được quyết toán kể cả chưa chi thêm vẫn phải ghi nhận khoản này vào chi phí
N133,642.../141(hoặc 338): 25tr
3/KHi chi thêm
N141,338/111: 15tr

Bạn Phong2v ơi mình thấy bạn làm vấn đề phức tạp quá. ở định khoản 2 và 3 nhìn thì cân đối nhưng loằng ngoằng và không đúng bản chất.
1/ tạm ứng: N141/C111: 10tr
2/ Khi hoàn ứng nếu trong trường hợp này cty thanh toán đầy đủ:
N642,133....:25tr
C141: 10tr
C111: 10tr
3/ Khi hoàn ứng như trường hợp trên đây:
N642, 133,... :25tr
C141: 10tr
C338: 15tr
:book:
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Nhưng bác ơi giữa lúc chưa chi thêm và chi thêm bác phải ghi nhận cho việc hoàn đó là sao, ko thể ghép liền đc.
Em hạch toán thế nhé, có gì ko đòng ý các bác cho ý kiến.
1/ Khi tạm ứng.
N141/C111: 10tr
2/ khi hoàn ứng đã được quyết toán kể cả chưa chi thêm vẫn phải ghi nhận khoản này vào chi phí
N133,642.../141(hoặc 338): 25tr
3/KHi chi thêm
N141,338/111: 15tr
Định khoản màu đỏ này sai anh nhé! Hoặc là không rõ ràng! Anh xem lại nội dung và kết cấu TK 141 sẽ rõ!

Số tiền chưa hoàn ứng không đưa vào Có TK 141 được và như em đã nói ở bài trên cũng không đưa vào TK 338 được luôn!

@Vansi: có bài vansi để TK 388, Vansi sửa lại nhé!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Thế mới bảo là nội bộ người ta, chúng ta không quan tâm đến cái này, chúng ta quan tâm đến hiện tại .Bài viết này post lên không đúng, vì càng tư vấn chúng ta càng sai nên dừng lại
Nói thế này không đúng! Từ đầu Let định khoản cho nghiệp vụ khi thanh toán tiền hoàn ứng. Vansi và anh Phong bảo Let sai rồi tranh luận thêm.

Nếu như nói nội bộ thì... theo sổ sách kế toán cũng chưa định khoản khi khoản hoàn ứng này chưa thanh toán ngay. Còn nếu muốn treo nợ thì thực tế treo nợ nhà cung cấp, không treo nợ cho CNV trong trường hợp này! Let đang hướng dẫn làm thực tế dựa trên lý thuyết chứ không hướng dẫn làm theo lý thuyết suông!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Bây giờ chủ nhân của Topic lên tiếng sẽ rõ vấn đề thôi mà. Sao lại bàn cãi hoài thế!

Sao lại chuyển qua công nợ không được? Anh suy luận vấn đề không logic rồi. Ví dụ như sáng nay anh nhận được 10trđ và mang cái máy phát điện lớn của cty (lấy ví dụ) đến trung tâm bảo hành sửa chữa hoặc cty đã mua cái máy đó trước đó, ở đó, họ báo máy bị hỏng 1 thiết bị nào đó bị hỏng và phải thay thế, giá là 25trđ tất nhiên lúc này anh phải gọi điện về cho sếp để hỏi ý kiến và sếp đã đồng ý diệt chi cho thay. Lúc này, nếu anh có mang theo tiền riêng đi làm thì anh trả hết cho họ, còn không có thì có phải anh trả họ trước 10trđ và bảo họ viết hóa đơn, chiều cùng ngày hoặc hôm sau đến lấy nốt số tiền còn lại hoặc là khi nào bên cty thanh toán thì mời họ đến nhận.

Khi về đến cty, việc đầu tiên mà anh phải làm có phải là làm cái bản hoàn ứng và yêu cần cty thanh toán tiền nếu anh bỏ tiền túi ra hoặc là báo cho cty về khoản tiền chưa thanh toán đủ cho bên kia không?

Và vấn đề là... có thể, nghiệp vụ của người hỏi mới xảy ra sáng nay, chiều nay đây thôi, và giờ cty chưa thanh toán và người đó chưa có kinh nghiệm nên hỏi. Đơn giản thế mà!
Anh ko bàn luận lan man nữa nhé. ko tranh cãi lại ra nhiều chủ đề khác. trọng tâm lại là hạch toán theo đúng chủ đề của câu hỏi mà thôi. và câu hỏi khá roc ràng, ko quan trọng là người đó là KT chưa có kinh nghiệm hay là trường hợp xảy ra từ sáng tới chiều hay là bao lâu.
Câu hỏi chỉ có 3 ý:
1/ NV đó đã tạm ứng 10tr
2/ Quyết toán hoàn thuế Giám đốc duyệt 25tr
3/ Chưa chi cho nhân viên đó khoản chênh lệch 15tr.
Theo em hạch toán ntn, hay là vẫn như cách hạch toán cũ của em
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Chia 3 bước , khi hoàn ứng chưa chi phần thiếu thì treo vào phải trả khác 338 . Khi nào chi trả thì định khoản:
Nợ : 338
Có :111
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Số tiền chưa hoàn ứng không đưa vào Có TK 141 được
Rõ ràng NV đó đã quyết toán hoàn ứng rồi, mà em lại nói là chưa hoàn ứng là sao, anh ko hiểu nổi, thế anh hỏi em nhé, giả sử em là nhân viên đó, thì em thích trên sổ sách của cty dang ghi nhận nợ em khoản 15tr đó hay là em thích họ cầm hết chứng từ nhưng trên công nợ của em vẫn đang tạm ứng 10tr
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Anh ko bàn luận lan man nữa nhé. ko tranh cãi lại ra nhiều chủ đề khác. trọng tâm lại là hạch toán theo đúng chủ đề của câu hỏi mà thôi. và câu hỏi khá roc ràng, ko quan trọng là người đó là KT chưa có kinh nghiệm hay là trường hợp xảy ra từ sáng tới chiều hay là bao lâu.
Câu hỏi chỉ có 3 ý:
1/ NV đó đã tạm ứng 10tr
2/ Quyết toán hoàn thuế Giám đốc duyệt 25tr
3/ Chưa chi cho nhân viên đó khoản chênh lệch 15tr.
Theo em hạch toán ntn, hay là vẫn như cách hạch toán cũ của em
Rồi! Cho là em đồng ý với cách giải quyết của anh đi. Nhưng cái bút toán số 3 kia anh hạch toán thế nào nếu anh và Vansi không chịu đưa nó qua công nợ khách hàng là TK 331???

Như em đã nói, anh đưa vào TK 141 hay TK 3388 như Vansi là không đúng theo nội dung và kết cấu của TK này! Vậy theo anh không làm theo cách của em thì làm vẫn định khoản theo cách của anh và Vansi àh? Nếu làm như vậy thì lại không đúng theo nội dung và kết cấu của 2 tài khoản đó như em đã nói rồi!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Rõ ràng NV đó đã quyết toán hoàn ứng rồi, mà em lại nói là chưa hoàn ứng là sao, anh ko hiểu nổi, thế anh hỏi em nhé, giả sử em là nhân viên đó, thì em thích trên sổ sách của cty dang ghi nhận nợ em khoản 15tr đó hay là em thích họ cầm hết chứng từ nhưng trên công nợ của em vẫn đang tạm ứng 10tr
Cụm từ "chưa hoàn ứng" là em đang nói đến số tiền 15trđ mà cty chưa trả cho em khi em đã làm bảng hoàn ứng và yêu cầu cty thanh toán thêm khoảng chênh lệch. Số tiền 15trđ này anh lại xử lý bằng cách quăng nó vào Có TK 141 là không đúng theo nội dung và kết cấu của TK 141. Mà quăng vào TK 3388 như Vansi thì lại cũng không đúng nốt! Thế thì không làm theo cách của em thì làm theo cách nào???
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Mình thấy chưa trả tiền cho khoản tạm ứng đó làm sao có TK111/112 được theo mình chỉ là
Tạm ứng thì ghi: Nợ 141 10.000.000
Có 111 10.000.000
Khi làm giấy đề nghị thanh toán mà chưa trả thì chỉ hạch toán :
Nợ TK 642:25.000.000
Có TK 338: 25.000.000
Khi nào thực chi mới là
Nợ TK 338 : 25.000.000
Có TK 141: 10.000.000
Có TK 111: 15.000.000
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Rồi! Cho là em đồng ý với cách giải quyết của anh đi. Nhưng cái bút toán số 3 kia anh hạch toán thế nào nếu anh và Vansi không chịu đưa nó qua công nợ khách hàng là TK 331???

Như em đã nói, anh đưa vào TK 141 hay TK 3388 như Vansi là không đúng theo nội dung và kết cấu của TK này! Vậy theo anh không làm theo cách của em thì làm vẫn định khoản theo cách của anh và Vansi àh? Nếu làm như vậy thì lại không đúng theo nội dung và kết cấu của 2 tài khoản đó như em đã nói rồi!
-----------------------------------------------------------------------------------------

Cụm từ "chưa hoàn ứng" là em đang nói đến số tiền 15trđ mà cty chưa trả cho em khi em đã làm bảng hoàn ứng và yêu cầu cty thanh toán thêm khoảng chênh lệch. Số tiền 15trđ này anh lại xử lý bằng cách quăng nó vào Có TK 141 là không đúng theo nội dung và kết cấu của TK 141. Mà quăng vào TK 3388 như Vansi thì lại cũng không đúng nốt! Thế thì không làm theo cách của em thì làm theo cách nào???
Anh vẫn giữ lâph trường của anh, còn em đưa vào 331 ko đúng, vì nhân viên đó đã trả tiền cho người bán hàng, nên ko thể treo vào công nợ được. Thôi chúng ta ko tìm được quan điểm đồng nhất, chúng ta dừng lại tại đây nhé, để người hỏi và người đọc tự giải quyết
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tạm ứng chi phí vận chuyển, sửa chữa máy móc cho nhân viên là 10 triệu đồng. Chi phí thực tế phát sinh là 25 triệu đồng. Công ty đã chấp nhận và quyết toán khoản tạm ứng đó, nhưng trên thực tế chưa chi thêm tiền để thanh toán cho nhân viên này. Vậy nghiệp vụ này phải định khoản ra sao?

Hehehehehe, đọc bài này thấy các bạn tranh luận rất rất nhiều, nay Gã sẹo có ý kiến như thế này nhé:

Đầu tiên ta khẳng định với nhau là tài khoản 141 là tài khoản công nợ (tài khoản lưỡng tính), nó y hệt Tài khoản 131, có thể có dư Nợ, có thể có dư Có.
Đặc biệt là khi các bạn hạch toán trong xây dựng cơ bản thì tài khoản này sử dụng trong thi công rất nhiều.

Như vậy, phân tích bài của bác kỷ niệm buồn thì ta có những điều sau :

Thứ nhất : Đã tạm ứng 10 triệu =>
Nợ TK 141/ Có TK 111 : 10 triệu ( cái này không ai là không đồng ý).

Thứ 2 Chi phí phát sinh là 25 triệu, công ty đã đồng ý cho quyết toán khoản đó, lúc này chứng từ sẽ là giấy đề nghị thanh toán và chứng từ kèm theo có chữ ký của người có thẩm quyền. Nếu chỉ có thế này thôi và quỹ lúc này không có tiền => ta không thể viết phiếu chi lúc này, nên ta hạch toán như sau:

Nợ tài khoản gì gì đó (tùy vào tính chất của cái mua về): 25 triệu
Có tài 141 : 25 triệu (chi tiết theo đối tượng công nợ).

Mở rộng : Như vậy lúc này Tài khoản 141 với đối tượng nhân viên này sẽ dư Có.
Khi nào trả tiền cho người này, năm sau hoặc tháng sau cũng được chúng ta lập phiếu chi và định khoản:

Nợ 141/Có TK 111: Số tiền còn lại (chi tiết theo đối tượng công nợ).

Vấn đề giải quyết xong, nếu đồng chí nào thắc mắc ở đây thì chỉ cãi ở phần TK 141 tại sao có dư Có. Nếu đồng chí thắc mắc như vậy thì hãy chứng minh cho Gã sẹo là tại sao nó không có dư Có (nhớ phải dẫn Luật nghe).

Về các bài trả lời thì thực chất Lét đã trả lời sai theo yêu cầu của bạn hỏi nhưng vẫn cố gắng để bào chữa, Bao công thì không ổn, heheheheheh, vì "G" mà không đi đúng vào bản chất vấn đề, heheheheheh. Phong 2vợ thì không nói bởi "2 đánh một không ......." heheheheheh. Còn bác kỷ niệm buồn thì buồn thật, chỉ biết cảm ơn thôi. Heheheheheh
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Tạm ứng tìên , bạn hạch tóan
Nợ TK 141
Có TK 111
Khi nhân viên dem tiền về thanh tóan
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 141
Có TK 338

Thân chào

Hình như chổ này ko ổn phải ko, 2 Nợ 2 Có à
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

bạn phải nói rõ chứ!quyết toán mà không có tiền vậy sao bạn nói là quyết toán được chứ?thấy ở trên rối tùm lùm.khi nào bạn bạn thanh toán hết thì bạn hoạch toán bình thuơng thôi!thân chao!
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Đầu tiên ta khẳng định với nhau là tài khoản 141 là tài khoản công nợ (tài khoản lưỡng tính), nó y hệt Tài khoản 131, có thể có dư Nợ, có thể có dư Có.

Vấn đề giải quyết xong, nếu đồng chí nào thắc mắc ở đây thì chỉ cãi ở phần TK 141 tại sao có dư Có. Nếu đồng chí thắc mắc như vậy thì hãy chứng minh cho Gã sẹo là tại sao nó không có dư Có (nhớ phải dẫn Luật nghe).

Gã Sẹo dẫn chứng xem chỗ nào ghi là TK 141 có số dư có.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Hiiiiiiiiiiiii................ Mình định khoản là
Khi tạm ứng tiền :
Nợ TK 141: 10.000.000
Có TK 111: 10.000.000
Khi nhân viên đem chứng từ về thanh toán :
Nợ TK liên quan: 25.000.000 ( Chi phí sửa chữa được chấp nhận)
Có TK 141: 10.000.000 ( Hoàn ứng )
Có TK 3388: 15.000.000 ( Khoản tiền chưa thanh toán cho NV nhưng đã được chấp nhận )
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Hehehehehe, đọc bài này thấy các bạn tranh luận rất rất nhiều, nay Gã sẹo có ý kiến như thế này nhé:

Đầu tiên ta khẳng định với nhau là tài khoản 141 là tài khoản công nợ (tài khoản lưỡng tính), nó y hệt Tài khoản 131, có thể có dư Nợ, có thể có dư Có.
Đặc biệt là khi các bạn hạch toán trong xây dựng cơ bản thì tài khoản này sử dụng trong thi công rất nhiều.

Như vậy, phân tích bài của bác kỷ niệm buồn thì ta có những điều sau :

Thứ nhất : Đã tạm ứng 10 triệu =>
Nợ TK 141/ Có TK 111 : 10 triệu ( cái này không ai là không đồng ý).

Thứ 2 Chi phí phát sinh là 25 triệu, công ty đã đồng ý cho quyết toán khoản đó, lúc này chứng từ sẽ là giấy đề nghị thanh toán và chứng từ kèm theo có chữ ký của người có thẩm quyền. Nếu chỉ có thế này thôi và quỹ lúc này không có tiền => ta không thể viết phiếu chi lúc này, nên ta hạch toán như sau:

Nợ tài khoản gì gì đó (tùy vào tính chất của cái mua về): 25 triệu
Có tài 141 : 25 triệu (chi tiết theo đối tượng công nợ).

Mở rộng : Như vậy lúc này Tài khoản 141 với đối tượng nhân viên này sẽ dư Có.
Khi nào trả tiền cho người này, năm sau hoặc tháng sau cũng được chúng ta lập phiếu chi và định khoản:

Nợ 141/Có TK 111: Số tiền còn lại (chi tiết theo đối tượng công nợ).

Vấn đề giải quyết xong, nếu đồng chí nào thắc mắc ở đây thì chỉ cãi ở phần TK 141 tại sao có dư Có. Nếu đồng chí thắc mắc như vậy thì hãy chứng minh cho Gã sẹo là tại sao nó không có dư Có (nhớ phải dẫn Luật nghe).

Về các bài trả lời thì thực chất Lét đã trả lời sai theo yêu cầu của bạn hỏi nhưng vẫn cố gắng để bào chữa, Bao công thì không ổn, heheheheheh, vì "G" mà không đi đúng vào bản chất vấn đề, heheheheheh. Phong 2vợ thì không nói bởi "2 đánh một không ......." heheheheheh. Còn bác kỷ niệm buồn thì buồn thật, chỉ biết cảm ơn thôi. Heheheheheh
Anh Sẹo nói TK 141 là TK lưỡng tính àh??? Sai bét! Sách vở nào nói TK 141 là TK lưỡng tính??? Anh bảo trong kế toán XDCB anh dùng TK 141 như 1 TK lưỡng tính àh? Cái này em dám chắc anh đã làm sai!

TK 141 là TK dùng trong tạm ứng nội bộ, nếu bên kế toán XDCB, trong năm anh để TK 141 có số dư bên Có thì đến cuối năm anh phải kết chuyển nó sang một tài khoản khác là TK 3388 rồi đến đầu năm sau anh mới lại kết chuyển lại. Vì sao cuối năm chúng ta phải kết chuyển TK 141 nếu có số dư bên Có sang TK 3388 thì em nghĩ anh biết, còn anh bảo anh vẫn để TK 141 có số dư Có để lên bảng cân đối thì... anh đã làm sai nguyên tắc kế toán.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

theo mình thì nên hạch toán như anh Văn Sĩ vì Công ty chưa thanh toán hết khoản chi phí nên phải để phần đó trên hoản phải trả
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Bạn có thể tìm hiểu về kế toán xây dựng sẽ có số dư có TK 141 đó.:cheers1:

Vậy lên bảng cân đối kế toán bạn đưa số dư có 141 vào đâu?
Bên phần nguồn vốn - Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (mã số 319) không thấy TK này.
 
Ðề: Giúp mình định khoản tạm ứng, hoàn ứng

Vậy lên bảng cân đối kế toán bạn đưa số dư có 141 vào đâu?
Bên phần nguồn vốn - Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (mã số 319) không thấy TK này.
Hahaha thế mà anh Sẹo nhà ta lại đưa lên được đấy. Chịu khó theo anh Sẹo sẽ biết rõ ngay ấy mà! :sweatdrop: :sweatdrop: :sweatdrop:

Tóm lại, TK 141 là TK đơn, có số dư bên Nợ theo nguyên lý kế toán. Nếu ai bảo nó có số dư bên Có <== Làm sai!

Nếu nói lâu nay vẫn làm thế mà thuế không hề bắt bẻ gì, không nói gì thì... đó là sự tự bảo chữa cho cái sai của mình.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Anh vẫn giữ lâph trường của anh, còn em đưa vào 331 ko đúng, vì nhân viên đó đã trả tiền cho người bán hàng, nên ko thể treo vào công nợ được. Thôi chúng ta ko tìm được quan điểm đồng nhất, chúng ta dừng lại tại đây nhé, để người hỏi và người đọc tự giải quyết
Chúng ta chưa biết là nhân viên đó đã trả tiền cho người bán hay chưa mà? Dữ liệu của câu hỏi không đề cập đến việc trả hay chưa trả cho người bán. Vì thế em mới nói, nếu chưa trả thì nên đưa qua 331. Còn đã trả rồi thì cty sẽ thanh toán lại cho NV đó. Và thực tế công việc luôn được giải quyết như thế!
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top