Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

  • Thread starter Khúc Thụy Du
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Còn cái này tặng NamTuoc nữa, nếu theo ND100/2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN thì các cá nhân khác được coi là người phụ thuộc còn cần có 1 điều kiện là ko có nơi nương tựa (được hiểu là ko còn cha - mẹ) => t/hop của Khúc Thục Du là ko thoả mãn ĐK này!!!

ND100/2008CP Ngày 08/09/2008:
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc như sau:
a. Con dưới 18 tuổi;
b. Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động;
c. Con đang theo học tại các trường: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại khoản 4 Điều này;

d. Người ngoài độ tuổi lao động hoặc người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm:

- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;

- Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Còn cái này nữa cho NamTuoc tham khảo:

* Gia đình tôi có sáu người, gồm cha mẹ và bốn anh em. Cha mẹ tôi 50 tuổi, làm ruộng. Anh tôi là công nhân lương khoảng 1,5 triệu/tháng, lương tôi khoảng 5 triệu/tháng. Tôi có một đứa em đang học trung học chuyên nghiệp và một đứa học lớp 10. Vậy tôi có thể tính em tôi là người phụ thuộc của tôi để được giảm trừ không?
Trả lời:
- Em đang học đại học chỉ có thể được tính là người phụ thuộc của cha mẹ, không thể tính là người phụ thuộc của anh chị, cho dù anh chị có nuôi em ăn học, ngoại trừ trường hợp em không có nơi nương tựa (không có cha mẹ) được anh chị trực tiếp nuôi dưỡng. Vì vậy, hai em trai của bạn không phải là người phụ thuộc của bạn.

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=237210&ChannelID=118
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Xác nhận đang học của trường chính là bằng chứng không có thu nhập đấy.



Nếu cha hoặc mẹ hoặc các anh chị em khác không khai người em này như là người phụ thuộc trong hồ sơ thúê TNCN của họ thi Du được khai vào hồ sơ của mình.

Trong gia đình tự phân công nhau ai nuôi dưỡng ai trong hồ sơ thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

VD: 2 vợ chồng có 2 con => tự khai ai nuôi con nào hoặc ai nuôi cả 2 con ... Nếu gian lận thì sau này NN sẽ kiểm tra.

Trường hợp này là quan hệ cha,mẹ đối với con đó bác muontennguoi, còn quan hệ giữa anh,chị đối với em đang học ĐH chỉ được giảm trừ khi cha,mẹ không còn, người em này phải nương nhờ anh chị để qua thời cơ hàn.
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Còn cái này tặng NamTuoc nữa, nếu theo ND100/2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN thì các cá nhân khác được coi là người phụ thuộc còn cần có 1 điều kiện là ko có nơi nương tựa (được hiểu là ko còn cha - mẹ) => t/hop của Khúc Thục Du là ko thoả mãn ĐK này!!!

Còn cái này nữa cho NamTuoc tham khảo:


Còn cái này cho Kid nè :
Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 1-1-2009 có nội dung rất quan trọng là "giảm trừ gia cảnh". Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của cá nhân. Luật quy định giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần, phần đối với người nộp thuế là đối tượng cư trú tại Việt Nam, phần đối với những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú (có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam) có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam vượt ngưỡng giảm trừ gia cảnh thì phải nộp thuế.

Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng (48 triệu đồng/ năm).

Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/ tháng (bằng 40% mức giảm trừ của người nộp thuế). Những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật như: Các con chưa thành niên, con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động, con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp; vợ, chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp; cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp; các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm: Anh chị em ruột của đối tượng nộp thuế; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác; cháu ruột của đối tượng nộp thuế bao gồm con của anh, chị, em ruột.

Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc có thu nhập thấp là 500.000 đồng/ tháng trở xuống.

Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp các đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.

Với mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng, ví dụ: Trường hợp người nộp thuế có 3 người phụ thuộc phải nuôi dưỡng sẽ được giảm trừ 8,8 triệu đồng/ tháng, được giảm trừ cao hơn rất nhiều so với người nộp thuế không có người phụ thuộc. Như vậy, Luật đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lý, hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo huy động nguồn lực để Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.

Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công còn được giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo vào thu nhập chịu thuế, bao gồm: Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; khoản đóng góp vào các Quỹ Từ thiện, Quỹ Nhân đạo, Quỹ Khuyến học.

Các tổ chức, cơ sở và các quỹ nêu trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích kinh doanh
Nguồn : http://www.angiang.gov.vn/xemtintintuc.asp?idmuc=33&IDTIN=26808
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Trường hợp này là quan hệ cha,mẹ đối với con đó bác muontennguoi, còn quan hệ giữa anh,chị đối với em đang học ĐH chỉ được giảm trừ khi cha,mẹ không còn, người em này phải nương nhờ anh chị để qua thời cơ hàn.


Đồng ý là văn bản không ghi cụ thể anh, chị, em ruột đang học ĐH, CĐ, THCN ...
Nhưng có vô lý hay không nếu cha mẹ nuôi con thì được mà em, anh, chị thì không được nuôi anh, chị, em ruột học ĐH, CĐ, THCN ?

Giả sử cha mẹ mất sức LĐ và thực tế là người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng cả cha mẹ lẫn em ruột mình?

---------

Như thế nào là đang phải trực tiếp nuôi dưỡng?
Cần giấy tờ gì? Hộ khẩu có đủ để chứng minh hay không?
Chỗ này tôi hãy còn mù mờ, chưa hình dung được. Nhờ các bạn giải đáp hộ.

Giả sử đối với con: thì giấy khai sanh và hộ khẩu chứng minh.
Nhưng nếu cha mẹ đều mất, anh phải nuôi em thì ...chẳng lẽ phải có Giấy chứng tử của song thân?
Giấy khai sinh thì có thấy, giấy hôn thú thì có thấy, nhưng giấy chứng nhận mồ côi thì chưa từng thấy.
Nếu cha mẹ mất tích thì sao? Đâu có giấy chứng tử. Vậy ai nuôi mấy đứa em?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột


Cái đoạn đó post lên cho làm gì thế ???
Nó khác gì Luật04, NĐ100, TT84.

3.1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột: - Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
Đó đọc đoạn đó thì tự hiểu đi. Em ông đang trong độ tuổi lao động thì ngoài giấy tờ đoạn đỏ trên thì cần phải chứng minh em ông bị tàn tật ko có khả năng lao động nữa thì được tính là người phụ thuộc.
Nếu ông thích cãi cố nữa thì phản biện cái đoạn này đi rồi nói tiếp còn ko thì hết film.
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Còn cái này cho Kid nè :
Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/ tháng (bằng 40% mức giảm trừ của người nộp thuế). Những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật như: các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm: Anh chị em ruột của đối tượng nộp thuế

Theo Tước nếu đối tượng mầu đỏ chỉ cần có một trong các điều kiện thì được tính là người phụ thuộc sao?
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Cái đoạn đó post lên cho làm gì thế ???
Nó khác gì Luật04, NĐ100, TT84.

Đó đọc đoạn đó thì tự hiểu đi. Em ông đang trong độ tuổi lao động thì ngoài giấy tờ đoạn đỏ trên thì cần phải chứng minh em ông bị tàn tật ko có khả năng lao động nữa thì được tính là người phụ thuộc.
Nếu ông thích cãi cố nữa thì phản biện cái đoạn này đi rồi nói tiếp còn ko thì hết film.

Còn đây nữa nè Triết.
Theo dự thảo thông tư Hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN, người phụ thuộc bao gồm các đối tượng: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú; vợ hoặc chồng theo quy định của pháp luật của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500 nghìn đồng/tháng; bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (hoặc bố mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức 500 nghìn đồng/tháng. Ngoài ra, những đối tượng mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng như anh chị em ruột; ông bà nội, ông bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, cháu ruột ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức 500 nghìn đồng/tháng cũng được coi là người phụ thuộc.
Nguồn: Tổng cục Thuế
Và :
- Theo hướng dẫn tại TT số 84/2008/TT- BTC ngày 30.9.2008 thì người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau: Con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:

Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng); con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng LĐ; con đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định;

Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi LĐ hoặc trong độ tuổi LĐ theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng LĐ, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định;

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi LĐ hoặc trong độ tuổi LĐ theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng LĐ, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định; các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi LĐ hoặc trong độ tuổi LĐ theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng LĐ, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:

Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế; cháu ruột của đối tượng nộp thuế (gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột); người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.

Nguồn : http://www.laodong.com.vn/Home/Nguoi-phu-thuoc-duoc-tinh-giam-tru-gia-canh/200812/117866.laodong
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=131&article=131883

-----------------------------------------------------------------------------------------
Theo Tước nếu đối tượng mầu đỏ chỉ cần có một trong các điều kiện thì được tính là người phụ thuộc sao?

Chính xác đó tiênsinh.
Hok tin thì lên phòng tuyên truyền của CQ Thuế mà hỏi.
Phân biệt dấu tiếng Việt rõ ràng nhé.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Đồng ý là văn bản không ghi cụ thể anh, chị, em ruột đang học ĐH, CĐ, THCN ...
Nhưng có vô lý hay không nếu cha mẹ nuôi con thì được mà em, anh, chị thì không được nuôi anh, chị, em ruột học ĐH, CĐ, THCN ?

Giả sử cha mẹ mất sức LĐ và thực tế là người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng cả cha mẹ lẫn em ruột mình?

---------

Như thế nào là đang phải trực tiếp nuôi dưỡng?
Cần giấy tờ gì? Hộ khẩu có đủ để chứng minh hay không?
Chỗ này tôi hãy còn mù mờ, chưa hình dung được. Nhờ các bạn giải đáp hộ.

Giả sử đối với con: thì giấy khai sanh và hộ khẩu chứng minh.
Nhưng nếu cha mẹ đều mất, anh phải nuôi em thì ...chẳng lẽ phải có Giấy chứng tử của song thân?
Giấy khai sinh thì có thấy, giấy hôn thú thì có thấy, nhưng giấy chứng nhận mồ côi thì chưa từng thấy.
Nếu cha mẹ mất tích thì sao? Đâu có giấy chứng tử. Vậy ai nuôi mấy đứa em?

Muôn ơi Muôn chẳng lẽ các mối quan hệ:
Cha, mẹ với con đẻ lại như anh em ruột hay sao?

Quá khác nhau, Bác để ý thì thấy người ta sắp xếp đối tượng phụ thuộc từ Khăng khít đến lỏng lẻo dần đó tương ứng với đó là các thủ tục chứng minh cũng ngày càng chặt chẽ hơn và nhiều hơn.
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Chính xác đó tiênsinh.

Người tàn tật nhưng là đại gia tiêu tiền như nước giúp đỡ nhiều ẻm xinh đẹp thì có cần 1,6 min của Tước không nhỉ?:xinloinhe:

Hok tin thì lên phòng tuyên truyền của CQ Thuế mà hỏi.

Hì Hì, TS không phải hỏi phòng TT của CQ Thuế :xinloinhe:hỏi hẳn người chắp bút viết cái đoạn ấy rồi.:xinloinhe::xinloinhe::xinloinhe:
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Muôn ơi Muôn chẳng lẽ các mối quan hệ:
Cha, mẹ với con đẻ lại như anh em ruột hay sao?

Quá khác nhau, Bác để ý thì thấy người ta sắp xếp đối tượng phụ thuộc từ Khăng khít đến lỏng lẻo dần đó tương ứng với đó là các thủ tục chứng minh cũng ngày càng chặt chẽ hơn và nhiều hơn.

Tiênsinh sử dụng những giấy tờ gì để chứng minh quan hệ cha mẹ với con đẻ ?
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Theo susun thì đúng là như vậy chỉ cần thoả một trong những điều kiện (hoặc) là đúng rồi. Ở đâu rõ ràng là thoả một thôi chứ không cần phải thoả hết như và đâu nhỉ bác tiensinh ?

Từ hoặc được dùng cho người ngoài độ tuổi lao động và người trong độ tuổi lao động cơ mà. Giữa các điều kiện susun xem có hoặc không?
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Đọc bài của anh SunSun với anh Muontennguoi đi.
Không thì tự lên Phòng Tuyên truyền cơ quan Thuế mà hỏi.
Ở đó mà nói luật này luật kia trong khi Luật người ta đưa ra cho đọc mà hok hiểu rồi gân cổ lên mà cãi.

Susun thì đang hỏi đấy chứ có viết cái gì đâu mà đọc ???
A. muontennguoi thì đang nói về ý khác, có liên quan gì mà đọc ???
Lôi kéo vào làm gì ???
Để xem ai là người gân cổ và ko hiểu.
Người Việt mà vấn đề đọc và hiểu lại khó đến thế sao !!!
Nói tóm lại ông phản biện cái đoạn tôi nêu đi, đừng câu bài nữa mất thời gian lắm.
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Một kẻ thì nói lý thuyết suông, không biết thực tế áp dụng như thế nào thì có chỉ bảo họ cũng vô ích.
@ Khúc Thụy Du : Theo hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ nơi Nam Tước đang làm việc thì Thuỵ Du cần phải chứng minh cậu em trai này là do Thuỵ Du nuôi nấng và đang đi học. Theo đó Thuỵ Du xin xác nhận một số giấy tờ sau :
_ Photo sổ hộ khẩu có đủ tên 2 chị em và ba mẹ.
_ Giấy khai sinh của cậu em.
_ Giấy xác nhận của trường nơi cậu em đang học.
_ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi 2 chị em tạm trú.
_ Giấy xác nhận củ chính quyền địa phương noi8 Ba mẹ sống.
Chúc Thuỵ Du may mắn nhé. !!!
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Một kẻ thì nói lý thuyết suông, không biết thực tế áp dụng như thế nào thì có chỉ bảo họ cũng vô ích.
@ Khúc Thụy Du : Theo hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ nơi Nam Tước đang làm việc thì Thuỵ Du cần phải chứng minh cậu em trai này là do Thuỵ Du nuôi nấng và đang đi học. Theo đó Thuỵ Du xin xác nhận một số giấy tờ sau :
_ Photo sổ hộ khẩu có đủ tên 2 chị em và ba mẹ.
_ Giấy khai sinh của cậu em.
_ Giấy xác nhận của trường nơi cậu em đang học.
_ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi 2 chị em tạm trú.
_ Giấy xác nhận củ chính quyền địa phương noi8 Ba mẹ sống.
Chúc Thuỵ Du may mắn nhé. !!!

Đất sét hay là cát sỏi ở trong ấy thế ???
Còn thiếu cái này nữa nè Ku :
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:

- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).

- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

3.1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
....
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

Như vậy TT84 không nói đến anh chị em ruột chưa đến tuổi lao động.
Nếu hiểu chưa đến tuổi lao động cần giấy tờ giống đã hết tuổi lao động cần có thì sao?

Hay là TT84 chỉ cho giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em đã già quá tuổi lao động mà thôi?
Còn trẻ mồ côi đã có trại mồ côi nuôi dưỡng theo quy định của Pháp Luật? Anh chị em tuy rằng Pháp luật không quy định trách nhiệm nhưng thực tế vẫn là có trực tiếp nuôi duỡng.
Hộ khẩu hoặc giấy khai sinh chỉ xác định quan hệ mà thôi, không xác định được trách nhiệm nuôi dưỡng.

Nếu như đã giảm trừ cho cha mẹ nuôi con học ĐH thì lý do gì kô cho anh chị em nuôi thay?
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Một kẻ thì nói lý thuyết suông, không biết thực tế áp dụng như thế nào thì có chỉ bảo họ cũng vô ích.
@ Khúc Thụy Du : Theo hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ nơi Nam Tước đang làm việc thì Thuỵ Du cần phải chứng minh cậu em trai này là do Thuỵ Du nuôi nấng và đang đi học. Theo đó Thuỵ Du xin xác nhận một số giấy tờ sau :
_ Photo sổ hộ khẩu có đủ tên 2 chị em và ba mẹ.
_ Giấy khai sinh của cậu em.
_ Giấy xác nhận của trường nơi cậu em đang học.
_ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi 2 chị em tạm trú.
_ Giấy xác nhận củ chính quyền địa phương noi8 Ba mẹ sống.
Chúc Thuỵ Du may mắn nhé. !!!

- Hình như việc kê khai thuế TNCN chưa chính thức được áp dụng nên ai cũng là lý thuyết suông, ko ai hơn ai đâu.
- Hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ có được sử dụng ở các Cục Thuế khác ko ? Nam Tước cho mọi người xem cái hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ đi .
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

3.1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
....
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

Như vậy TT84 không nói đến anh chị em ruột chưa đến tuổi lao động.
Nếu hiểu chưa đến tuổi lao động cần giấy tờ giống đã hết tuổi lao động cần có thì sao?

Hay là TT84 chỉ cho giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em đã già quá tuổi lao động mà thôi?
Còn trẻ mồ côi đã có trại mồ côi nuôi dưỡng theo quy định của Pháp Luật? Anh chị em tuy rằng Pháp luật không quy định trách nhiệm nhưng thực tế vẫn là có trực tiếp nuôi duỡng.
Hộ khẩu hoặc giấy khai sinh chỉ xác định quan hệ mà thôi, không xác định được trách nhiệm nuôi dưỡng.

Nếu như đã giảm trừ cho cha mẹ nuôi con học ĐH thì lý do gì kô cho anh chị em nuôi thay?

Srr Pác trước, vì em trai của chủ Topic đang học ĐH nên vấn đề của Pác khoan bàn đến. :xinloinhe:
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

3.1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
....
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

Như vậy TT84 không nói đến anh chị em ruột chưa đến tuổi lao động.
Nếu hiểu chưa đến tuổi lao động cần giấy tờ giống đã hết tuổi lao động cần có thì sao?

Hay là TT84 chỉ cho giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em đã già quá tuổi lao động mà thôi?
Còn trẻ mồ côi đã có trại mồ côi nuôi dưỡng theo quy định của Pháp Luật? Anh chị em tuy rằng Pháp luật không quy định trách nhiệm nhưng thực tế vẫn là có trực tiếp nuôi duỡng.
Hộ khẩu hoặc giấy khai sinh chỉ xác định quan hệ mà thôi, không xác định được trách nhiệm nuôi dưỡng.

Nếu như đã giảm trừ cho cha mẹ nuôi con học ĐH thì lý do gì kô cho anh chị em nuôi thay?

Theo suy nghĩ của những người làm Luật (và cả những người đọc luật ở trênnữa) thì chỉ có cha mẹ mới Được nuôi con thôi chứ anh chị thì không Được nuôi em của mình.
Ba me em nghèo, nhưng muốn con cái ăn học thành tài nên khôngbắt ở lại quê "một nắng hai sương" nên bắt lên Tp học, rồi mấy anh chị em tự nuôi nhau mà sống, mà học. Như vậy anh chị của em nuôi em thì không Được ?!
Trong khi đó, Luật có nêu rõ là "Người trong độ tuổi lao động nhưng không có thunhậ" rồi mà họ cứ hiểu theo 1 ý khác "Không có thu nhập tức là tàn tậc, không có khả nănglao động".
Cái này thì pó chiếu.
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Srr Pác trước, vì em trai của chủ Topic đang học ĐH nên vấn đề của Pác khoan bàn đến. :xinloinhe:

Nếu TT84 chưa chặt chẽ thì sao? Cơ quan thuế có tự xử lý hay không?
Nếu cơ quan thuế của DU vẫn đồng ý thì sao? Sao biết là không?
 
Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột

Tiênsinh sử dụng những giấy tờ gì để chứng minh quan hệ cha mẹ với con đẻ ?

Trả lời giúp bác Tiensinh cái: dùng sổ hộ khẩu, giấy khai sinh

@ Pác Mướn: cáithắc mắc của bác thì theo em nghĩ trong TT84 cũng giải quyết thỏa đáng rồi:

+ Tất nhiên mối quan hệ cha,mẹ -con & anh,chị-em phải khác nhau chứ: ai bảo bác là ACE ko được nuôi - vẫn nuôi nhưng ko tính giảm trừ thôi

+ Nếu trường hợp cha mẹ mất mà em chưa đến tuổi lao động thì vẫn tính là người phụ thuộc Anh-chị, nhưng nếu đã đã đủ tuổi lao động thì có thể tự kiếm sống nên không còn được coi là người phụ thuộc nữa – trường hợp này nói hơi khó nghe là ăn bám thì đúng hơn :udau:

VD: Một ông 30 tuổi(trong tuổi lao động) ko đi làm mà chỉ lông bông ở nhà(Ko có thu nhập) ngửa tay xin tiền bố mẹ, anh -chị => nếu như vậy bác mướn xếp vào loại nào: phụ thuộc hay ăn bám? => vì vậy mới cần thêm các đkiện khác!!

muontennguoi Ðề: Giảm trừ gia cảnh đối với anh chị em ruột
Đồng ý là văn bản không ghi cụ thể anh, chị, em ruột đang học ĐH, CĐ, THCN ...
Nhưng có vô lý hay không nếu cha mẹ nuôi con thì được mà em, anh, chị thì không được nuôi anh, chị, em ruột học ĐH, CĐ, THCN ?

Giả sử cha mẹ mất sức LĐ và thực tế là người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng cả cha mẹ lẫn em ruột mình?

---------

Như thế nào là đang phải trực tiếp nuôi dưỡng?
Cần giấy tờ gì? Hộ khẩu có đủ để chứng minh hay không?
Chỗ này tôi hãy còn mù mờ, chưa hình dung được. Nhờ các bạn giải đáp hộ.

Giả sử đối với con: thì giấy khai sanh và hộ khẩu chứng minh.
Nhưng nếu cha mẹ đều mất, anh phải nuôi em thì ...chẳng lẽ phải có Giấy chứng tử của song thân?
Giấy khai sinh thì có thấy, giấy hôn thú thì có thấy, nhưng giấy chứng nhận mồ côi thì chưa từng thấy.
Nếu cha mẹ mất tích thì sao? Đâu có giấy chứng tử. Vậy ai nuôi mấy đứa em?
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top