Tài sản cố định đã khấu hết vẫn đang sử dụng, nhưng màn hình bị hư nên mua màn hình mới thay thế . Vậy mình nên ghi giảm tài sản cố định như thế nào?
xin chân thành cám ơn!
TS cũ đã hết KH và bổ xung thêm một chi tiết nữa vậy bạn làm BB sửa chữa nâng cấp và đánh giá lại nguyên giá, mức KH thời gian SD mới chứ không được phép ghi giảm hay thanh lýTài sản cố định đã khấu hết vẫn đang sử dụng, nhưng màn hình bị hư nên mua màn hình mới thay thế . Vậy mình nên ghi giảm tài sản cố định như thế nào?
xin chân thành cám ơn!
Nhưng TS này thay cái màn hình thì làm sao lại không trích KH hả PTkhông cần ghi giảm tscd. ts bị hư cứ để đó, không trích khấu hao thôi. khi nào bán thanh lý thì mới ghi giảm nhé.
Bác nào kết luận cho em một câu đi.Thanks các anh chi đã giúp đỡ em các câu hỏi trong thời gian qua!
Em xin được hỏi các anh chị 1 câu nhé: TSCĐ của các thành viên góp vốn vào công ty TNHH mà chuyển đổi tên tài sản đó sang tên công ty, Lúc Thành viên rút vốn khỏi công ty thì làm hạch toán như thế nào? Và có phải xuất hóa đơn cho thành viên rút vốn không? Chẳng hạn nếu phải viết hóa đơn bán ra cho thành viên rút vốn khỏi công ty, để bán cho một đối tượng khác thì tiền thuế đầu ra đó ai phải chịu, Chắc chắn là công ty không chịu rồi vì thuế đầu vào cty không được khấu trừ.
Thanks các anh chi đã giúp đỡ em các câu hỏi trong thời gian qua!
Em xin được hỏi các anh chị 1 câu nhé: TSCĐ của các thành viên góp vốn vào công ty TNHH mà chuyển đổi tên tài sản đó sang tên công ty, Lúc Thành viên rút vốn khỏi công ty thì làm hạch toán như thế nào? Và có phải xuất hóa đơn cho thành viên rút vốn không? Chẳng hạn nếu phải viết hóa đơn bán ra cho thành viên rút vốn khỏi công ty, để bán cho một đối tượng khác thì tiền thuế đầu ra đó ai phải chịu, Chắc chắn là công ty không chịu rồi vì thuế đầu vào cty không được khấu trừ.
Bác nào kết luận cho em một câu đi.
Thêm một chút nữa: Trong trường hợp cá nhân A góp vốn bằng tài sản muốn chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân B, khi rút vốn bằng Tài sản và bán cho một DN ở khác địa phương để đăng ký lại thì làm như thế nào?
Theo luật thuế GTGT hiện nay thì công ty khi cho thành viên rút vốn bằng tài sản thì phải lập hóa đơn như là bán lại.
Việc cty không được khấu trừ đầu vào khi thành viên góp vốn mà nay phải nộp thuế đầu ra có vẻ làm cho Nhà nước bội thu thuế. Nhưng phải chấp nhận điều đó vì Nhà nước cũng chưa có biện pháp nào tốt hơn (để giảm bớt thuế).
Nếu B rút vốn bằng tài sản từ DN M sau đó bán lại (hoặc góp vốn) cho DN N thì:
- DN M lập hóa đơn cho B vì M là một DN.
- Sau đó B bán cho DN N không hóa đơn vì B không thuộc diện bắt buộc đăng ký kinh doanh.
DN M xuất hóa đơn cho B khi B rút vốn bằng TS, phát sinh thêm thuế GTGT, B lại nộp 1 lần thuế GTGT nữa. Chẳng phải cái chỗThông tư 129/2008/TT-BTC nói:2.18. Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:
a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:
a.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn.
làm cho người nộp thuế bị thiệt rất nhiều sao?tài sản mới mua, chưa sử dụng
Rõ ràng là A&B ko viết thì ai viết
Thuế thì phải nộp từ A&B cho NS.
Còn người góp vốn bằng xe khi đó đã qui ra tiền. giờ rút vốn thì hai bên bàn bạc với nhau.
Cái này là do có vấn đề trong việc ăn chia trong hợp tác nên ông kia lấy lại xe vô tội vạ đây nên mới xảy ra điều này, đúng ko?
khi xe là của bạn rùi bạn có quyền chuyển nhượng nó cho ai thì cho, bạn làm thu tục chuyển nhượng thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.Như thế này bạn nhé:
Bạn chia ra làm 2 đợt, đợt 1 là bạn rút tài sản đó ra khỏi công ty (lúc này tài sản lại mang tên bạn), đợt 2 là bạn là chủ sở hữu xe đó và bạn bán cho công ty C&D.
Đợt 1 nhé:
Bạn góp vốn bằng xe ô tô vào trong công tyA&B, chiếc xe này sẽ được định giá, chuyển tên chủ sở hữu là Công ty A&B và đó chính là vốn góp của bạn. Lúc này xe sẽ mang tên công ty và được tính khấu hao.
Bây giờ bạn đòi rút vốn ra, mà bạn lại đòi phải rút bằng xe đó. Như vậy lại phải định giá lại Tài sản đó, định giá nó cao hơn số vốn bạn góp thì bạn phải nộp thêm tiền để lấy lại nó, nếu thấp hơn thì có khi bạn lại lấy được thêm tiền mặt nữa.
Nếu thấp hơn và trả phần thiếu bằng tiền mặt thì ta định khoản như sau:
Nợ 411 (phần vốn bạn rút)
Nợ 214 (phần đã khấu hao)
Có 211 (nguyên giá xe)
Có 111 (phần chênh lệch).
Nếu cao hơn và bạn phải nộp tiền vào :
Nợ 111 (phần bạn phải nộp vào)
Nợ 411(phần vốn bạn rút)
Nợ 214(phần đã khấu hao)
Có 211(phần nguyên giá)
Có 711: phần chênh lệch tăng thêm.
Lúc đó xe sẽ được làm thủ tục để chuyển sang cho bạn, bây giờ bạn là chủ xe rồi thì bạn bán cho ai là quyền của bạn, bạn khi bán thì lại phải mua hóa đơn tờ rời mà bán thôi.
Đó là đầy đủ, còn có thể một cách khác bạn có thể áp dụng được, mời các bác chỉ dẫn tiếp