Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hồi trước, mình có một chuyện với mấy cha trinh sát pháo binh! Hay quá trời luôn! :181:
Ngựa nhiều là ở La hai, Đồng xuân (Phú yên)! Ông pháo binh ợ!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hồi trước, mình có một chuyện với mấy cha trinh sát pháo binh! Hay quá trời luôn! :181:
Ngựa nhiều là ở La hai, Đồng xuân (Phú yên)! Ông pháo binh ợ!
Tui ko phải trinh sát pháo mà là quân bộ. Ông có chuyện gì hay với pháo? Bây giờ ông làm ở mô ông ợ?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hè hè...được đấy, Kimthanh! Nhưng mà lão đang ở Đà nẽng mà, làm sao uống gụ được! Còn Letuan thì ở xó nào....Mình thì ở xó Khánh hòa!
Chắc tuần sau vô Sài gòn gặp Loan76 roài...Mấy cha vô hông? tui giới thiệu Loan76 cho! Kekeke!
@Letuan:Lữ 40 pháo binh thuộc QD3!

hihi, letuan là bạn nhậu thường xuyên của em á, khi nào anh vào em gọi ra tiếp ly với anh hen !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ma mà.....Hihihi....!
Đâu dễ được làm liệt sĩ, hả mấy cha! Bộ mấy cha thích làm liệt sĩ lắm sao?
:cuoiranuocmat:
Tui chút xíu "được" làm liệt sĩ rồi đấy! Đan Mạch mấy thằng về trước, nói với ông bà già là tui đã chết, chổ đó chổ kia, ngày này tháng nọ....làm 2 ông bà tin sái cổ! Lập tức làm mọt cái bàn thờ, phóng ảnh thằng con to chà bá đặt chính giữa, khói nhang nghi ngút...Hờ hờ....Đến năm 1986 tui xuất ngũ, tới cửa, bà già trông thấy liền ngất xỉu! Vô nhà thấy mình đang chểm chệ ngồi trên bàn thờ hưởng chuối xanh....! Tức ói máu, hỏi rõ đầu duôi câu chuyện liền xách trái M.67 đi hỏi tội cái thằng phao tin tầm bậy! Báo hại ông bà già khuyên can gần gãy lưỡi....
Thế đấy, muốn làm liệt sĩ đâu có dễ! :banghead:
@Loan76: Mấy cha này không biết mình là thằng nào đâu! Hehehe....
Ông lội lày bí ẩn quá. Nhìn ông giống như trong mấy cái hình tìm mộ liệt sĩ quá. Bây giờ ông chết ở mô thì báo mộng để tui tới đào lên
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hè hè...được đấy, Kimthanh! Nhưng mà lão đang ở Đà nẽng mà, làm sao uống gụ được! Còn Letuan thì ở xó nào....Mình thì ở xó Khánh hòa!
Chắc tuần sau vô Sài gòn gặp Loan76 roài...Mấy cha vô hông? tui giới thiệu Loan76 cho! Kekeke!
@Letuan:Lữ 40 pháo binh thuộc QD3!

Pac dongminhkh ơi! Kon là em của chị Loan76 đó pac, kon ở Tp. HCM, nghe nói pac làm Sếp lớn của 1 công ty ngoài đó, công ty kon làm việc chuyên in hóa đơn đặc thù nên thường ra Khánh Hòa công tác
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hè hè...được đấy, Kimthanh! Nhưng mà lão đang ở Đà nẽng mà, làm sao uống gụ được! Còn Letuan thì ở xó nào....Mình thì ở xó Khánh hòa!
Chắc tuần sau vô Sài gòn gặp Loan76 roài...Mấy cha vô hông? tui giới thiệu Loan76 cho! Kekeke!
@Letuan:Lữ 40 pháo binh thuộc QD3!
Tui đang ở SG. Đi BĐ về lang thang vào đây kím sống. Ông vào đây thì báo Loan76 là tìm ra cả lũ
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vào đây báo số liên lạc nào :
letuan28 : 0913.119988
kimthanh08 : 0909.938897
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

@KimThanh08: Hình "đồ cổ" đấy! Chụp năm 1982, trước khi nhập ngũ 1 năm! Bây giờ là của hiếm! Hehehe...


SREPOK…. DÒNG SÔNG AI ĐÃ ĐẶT TÊN.
Đoàn quân hành quân về lại Bung Lung thủ phủ của tỉnh Ratanakiri, những phum trống vắng nhà…những ngôi nhà sàn xiêu vẹo, dấu tích của thời trước 1975… Trên đường về Bung Lung, đi cùng xe với ban Thông tin, anh trợ lý nói nhỏ với tôi “ mầy có thư Đà Nẵng nét chữ con gái ….lát nữa tao lục tao đưa cho” Tôi cố thuyết phục anh lấy cho tôi, nhưng vì qui định là không đưa thư trong lúc hành quân nên anh chẳng dám… Cuối cùng, nhờ có bác Tài xế nói thêm, anh mở cái bao đựng thư, anh nhận ở Pleiku ngày hôm kia… thư Đắc Đoa… chứ không phải bạn bè của trường ĐHBK Đà Nẵng, tôi cũng tranh thủ thời gian ngắn ngủi mở ra đọc.
Đà Nẵng ngày…
Anh thân yêu !Em đã về viện 17 Đà Nẵng và chuẩn bị nhập học, chúng em đang ở tạm tại nhà khách QK tại bờ sông Hàn…..
Ban đêm thành phố quá nhộn nhịp, em cùng mấy chị bạn, đêm nào cũng đi dọc theo bờ sông, để ngắm cảnh…với lòng thương nhớ anh vô hạn. Hoàng hôn buông chầm chậm, cả một vùng sông nước sông Hàn, nhuộm dần trong màu vàng tím, gió sông dìu dịu thổi, cuốn đi cái nóng của những ngày nắng tháng chạp, dọc biển miền trung… cơn nắng hạ chiều nay như mãi hát...em như lạc về mảnh đất quê anh. Đã hơn tuần nay, từ lúc về Đà nẵng, chiều nào em cũng cùng cô bạn gái mới quen, ra dòng sông này, dành chút thời giờ, ngắm nhìn đất trời, dõi theo những canh cò bay về phương nam, về hướng quê hương Bình Định của Anh, cô bạn cứ gặng hỏi mãi, nhưng em chưa trả lời, vì sao em thường ra đây vào mỗi buổi chiều, ngồi lặng thinh không nói…. “ Hãy để tâm hồn tao vắng lặng, đến một thời gian nào đó, mà nỗi nhớ đỡ day dứt trong lòng, tao sẽ nói cho mầy biết ”. Em trả lời cô bạn như vậy. Một cô gái ra bờ sông, ngồi một mình trong chiều vắng, kể cũng lạ phải không anh! Nhìn dòng sông hiền hòa trôi xuôi, lắng nghe sự bình yên trong lòng, là những phút giây em trở lại cùng anh nơi mảnh đất Đắc Đoa ..mỗi đời người sẽ có nhiều kỷ niệm, và về một kỷ niệm đêm đông mưa lạnh giữa rừng Tây nguyên…. Nhưng Anh ơi !.. mùa đông sẽ chẳng thể quay về..chỉ còn chút sương mờ trong mắt người lính trẻ…thăm thẳm chiều trong mỗi bước em đi .. mãi là kỷ niệm không thể phai mờ, là động lực thúc đẩy em bước tiếp trên đường đời, dõi theo bước chân người lính trinh sát của đời em . Em đi..gió cứ thổi bờ sông mờ mịt cát..thiêm thiếp một màu..lơ lửng trái xoan non. Anh ơi ! Nữ giới chúng em khi yêu đến độ đằm sâu, dù dồn nén thế nào… ở bên trong vẫn cứ dâng trào mãnh liệt, vừa e dè vừa táo bạo.. . một thoáng gương mặt anh hiện lên bất chợt, vừa gần gũi vừa sâu xa, một cảm giác nhói đau, bất lực trước những khắc nghiệt của chiến tranh, trước những hoàn cảnh của những người lính, tuổi chưa đến đôi mươi, như anh và em, có những bến bờ biết là hạnh phúc nhưng biết bao giờ….. Thương cho anh cùng bao đồng đội, đã nặng hai vai chuyện nước non, khi tuổi còn quá trẻ, mọi ước mơ chưa thành....cứ ẩn hiện trong tâm trí em. Là con gái chúng em ít có khả năng thoát khỏi những ký ức, vì em luôn nặng lòng với những kỷ niệm đẹp đẽ của chính mình. Đêm ấy, giữa rừng Đắc Đoa đầy trăng sao, muôn tinh tú trên trời đang nhấp nháy…. đang lên tiếng để đánh động hai trái tim, đang hồi bay bổng, phiêu lãng…Bờ vai anh, nơi em nương thân chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi, vẫn là chốn êm đềm và ấm áp nhất mà em được tận hưởng.. Nam nữ thanh niên ở thành phố này, tối tối cùng lai nhau trên chiếc xe đạp…đi vòng quanh thành phố, ghé những quán chè dọc bờ sông Hàn, nơi em rảo bước đi qua, vào các rạp chiếu phim, nơi em đi qua, nhưng không dám nhìn họ… vì em thiếu mất anh. Họ nhìn nhau say đắm..họ yêu nhau qua đôi mắt, như em đã từng yêu đôi mắt anh, như yêu những chân trời… chưa bao giờ được tới… yêu đôi mắt anh… như yêu nẻo đường đời….cay đắng . Bất chợt em rùng mình… nghĩ tới giờ này anh và các đồng đội anh đang ở đâu ? ở một nơi nào đó trên đất Campuchia lành ít dữ nhiều…những gương mặt hốc hác vì thiếu ngủ, da xanh xao vì sốt rét, gương mặt ưu sầu lo lắng vì ngày mai chẳng biết đánh ở đâu ? Tổ quốc Việt Nam, nơi có những người Mẹ nhớ mong con từng đêm, nơi có những người vợ mòn mỏi ngóng chờ chồng, nơi có những người yêu úp mặt khóc khi hoàng hôn về, đêm xuống…là tất cả phải không Anh . Ngày mai, chúng em được đưa vào Viện 17, để phục vụ anh em thương binh từ chiến trường K chuyển về..

Đọc đến đây, thì bỗng nhiên xe dừng lại, tôi nhanh chân nhảy xuống xe, nhét vội lá thư vào túi áo, vì thấy phía trước bắn pháo hiệu gặp địch… súng nổ ran một hồi rồi dứt. Toàn bộ Sư đoàn án ngữ ở các ngã ba đường, tiếp giáp với đường 19, Ban Pháo binh và Trinh sát Sư đoàn, lên kế hoạch bố trí các trận địa pháo, nhằm có thể khống chế các vị trí đóng quân của các đơn vị trong tầm pháo của ta. Anh em trinh sát nhận thêm địa bàn của Bungari 60 li giác ( của Mỹ 64 li giác ) mới toanh, để có thể hoạt động vào ban đêm…
Khoảng 7 giờ, SCH Tiền phương Quân khu lệnh cho Sư đoàn lên đường, vì phía trước đã có một bộ phận đặc công, chiếm bờ đông của sông Srê pok và đơn vị phải lên đường hành quân ngay trong đêm.

Trên chiếc xe tăng thứ hai của đội hình, tôi cùng trưởng ban trinh sát Sư đoàn và e95, luôn phải theo dõi liện tục trên bản đồ, QL19 đoạn này rất nhiều giao lộ, tốc độ xe đi tương đối chậm, bộ phận pháo binh của sư đoàn, một phân đội xe tăng và e29 đi cuối đội hình, bộ binh trên xe được quyền bắn những vị trí mà ta nghi có địch, ta tấn công với mục đích là hỗ trợ cho đơn vị đặc công đã đánh và vượt sông Srepok chờ BB lên. Nhìn trên bản đồ, con sông này dài trên 400km, trong đó phần chảy qua Campuchia, gần một nửa chiều dài của nó. Xuất phát từ Đắc Lắc của Việt Nam ( gần Buôn Đôn )chảy qua hai tỉnh Ratanakiri và Stung treng, và nhập vào dòng sông Mekong ở gần thị xã Stung treng, tại đây nó chia thành 3 nhánh nhỏ là Tonle Kong, Tonle San và Srepok, khi chảy về Việt Nam ở địa phận Tỉnh Gia Lai nó được mang tên là Krong Ana, Krong Nô ( sông Mẹ và sông Cha ) và nhánh sông Ea H’ Leo. Nó còn có tên nữa là sông Dak Rông . Thời kỳ này, bộ đội ta hành quân liên tục không ngủ, nên chuyện thay đổi bậc thê đội trong hành quân là hiển nhiên, tránh sự căng thẳng cho bộ đội. Xe vẫn chạy… trong làn khói bụi mù đất đỏ vùng Đông bắc Campuchia. Khoảng nửa đêm đội hình dừng lại, và nghỉ giải lao, toàn bộ xe phải tắt đèn, bộ binh triển khai cách đường từ 50 – 100m, chiều dài của đội hình sư đoàn khoảng 5 km, cũng may trong xe tăng, chúng tôi cũng tranh thủ chợp mắt đôi chút, vì nhiệm vụ đã có Trưởng ban trinh sát lo liệu. tôi ngồi dựa lưng vào thành xe tăng và ngủ ngon lành, tội cho anh pháo thủ phải leo lên tháp pháo, để có không gian rộng cho anh em ngủ, cửa sau xe được mở ra cho thoáng. Khi anh trưởng ban Trinh sát f gọi tôi dậy, để chuẩn bị xác định một tọa độ, thì đội hình hành quân đã đi được gần tiếng mà tôi không hay biết. Tại điểm giao lộ này có một con đường trên bản đồ, nhưng vì lâu ngày Pốt không dùng, nên cỏ đã phủ kín không còn thấy nữa, 4 anh em trinh sát chúng tôi phải lặn lội trong đêm tối, để tìm ra con đường và cuối cùng đã tìm thấy, vị trí này sẽ là căn cứ của e572 pháo binh chiến dịch và e29, đội hình vẫn hành tiến Tảng sáng, chúng tôi cách bờ sông chừng 5 km và đội hình dừng lại, e95 cho 2 d chốt giữ một con đường nhỏ đi ra hướng bờ sông Tonle San và đưa toàn bộ đội hình tăng và xe vào ẩn nấp trên trục lộ đó. Khoảng 9,10 giờ sáng, theo anh em đặc công báo về, thì địch nơi đây chưa rút kịp vẫn còn một số lượng lớn ẩn vào các phum nhỏ dọc bờ sông. Tư lệnh Sư đoàn sử dụng 15 trinh sát Sư đoàn và 10 trinh sát e95, dưới sự chỉ huy của trưởng ban trinh sát sư đoàn, bằng mọi giá phải tiếp cận bờ sông trong ngày hôm nay, để bắt liên lạc với anh em đặc công, đang ở một vị trí phía bên kia sông, chờ yểm trợ BB vượt sông vào đêm nay, không vượt ngày để tạo sư bất ngờ cho địch. Tư lệnh đích thân giao nhiệm vụ, và nhắc lại 3 lần là hạn chế tối đa việc chạm địch, nhiệm vụ chính là bắt liên lạc, và qua đánh giá của anh em 198, ta sẽ chọn vượt sông đoạn nào là hợp lý nhất, vì không thể vượt sông đoạn đường 19 cắt ngang qua sông được. Thấy giày của anh em tả tơi, hoác mồm, khi đi nghe lạch phạch như vịt, ông điện cho chủ nhiệm Hậu cần… quyết định cấp giày đen Mỹ cho anh em, tôi nhận chiếc to nhất 8R ( dân biển mà ). Đang là mùa khô, rừng đang thay lá, nhìn khắp nơi là một màu vàng của lá úa và màu đỏ của lá non đang đâm ra mạnh mẽ, địa hình ở đây bằng phẳng không như Bung Lung, mức độ che phủ cũng thấp, nên việc đi xuyên qua các cánh rừng cũng dễ hơn. Xác định điểm gặp nhau xong , chúng tôi cắt đường về sông Srepok trong một trạng thái cảnh giác cao….được hơn 30 phút chúng tôi gặp một nhóm dân chúng, toàn là người già, đàn bà và con nít, đang ở trong một phum nhỏ… nhìn những tấm thân gầy còm thiếu ăn như ma đói..chúng tôi cũng chạnh lòng… và đây là cảnh đầu tiên và ấn tượng nhất của chúng tôi về đất nước của anh Pốt…đội hình lặng lẽ bò qua những khe suối còn một ít nước, với những sợi dây mây dài hàng 50- 60m, mọc hai bên bờ um tùm quả là gian nan……một đoạn nữa chúng tôi gặp một đám lính Pốt, trong một khu có nhiều cây gai Ô rô như anh em ta thường gọi, và những thân cây ngành ngạnh có những cái gai dài đến 15 cm, đâm ra tua tủa khắp thân cây, không anh nào không bị nó đâm khoảng 5 – 7 lần, chúng không đông lắm chỉ trên dưới 20 tên cả nam lẫn nữ, và có hai cặp đang làm cái việc kia…. trong một khu trống sát mép bờ suối. Anh em ngớ người… ?? nếu không có lệnh của F thì chúng tôi đã lượm gọn đám này rồi..lại bò vòng qua các bụi cây đầy gai.. nín lặng đến nghẹt thở…Càng ra gần bờ sông, rừng càng dày đặc kín mít ánh nắng cũng không thể xuyên qua các tán cây rừng… Bờ sông hiện ra…trôi lững lờ…bình lặng, với lòng sông khoảng 100m. Chúng tôi men theo bờ sông để cố gắng nhận ra vị trí ẩn mình của anh em 198, bò men theo bờ sông tôi nhặt được 2 mẫu thuốc Tam Đảo ( thuốc thơm miền Bắc )…mắt không ngừng theo dõi phía bên kia bờ sông. Bỗng chúng tôi phát hiện 3 vị trí có ám hiệu, ở 3 đoạn khác nhau, anh em dùng cờ màu đỏ phất lên hạ xuống 3 lần, và chúng tôi nhận đúng ám hiệu, cũng trả lời bằng màu trắng, anh em đáp nhận đúng tín hiệu..
Chúng tôi áp sát dọc theo bờ sông, báo về cho F vị trí, cũng như tình hình trên đường đi. Lệnh của F : Đi dọc theo bờ sông, xác định vị trí thuận lợi nhất để chọn vượt sông, không để địch phát hiện, cứ 15 phút báo cáo tình hình bằng mật khẩu trên máy ( thổi vào máy ). Anh em thống nhất chọn vị trí cách 200m về phía bắc đường 19 vì khu này bằng phẳng, rừng thưa hơn. Khoảng 4 giờ chiều chúng tôi nhận điện ( không cần trả lời ) là có một bộ phận của E95, đang tiếp cận mục tiêu chúng tôi đang ẩn, để chuẩn bị cho e95 vượt sông đầu tiên vào sẩm tối….Bộ phận này do thủ trưởng Trần In Tham mưu trưởng e95 phụ trách, gồm công binh của F và QK đi khảo sát địa hình. Qua tiếp cận với anh em, tôi được biết anh em 198 sẽ án ngữ bờ bên kia, trinh sát các đơn vị sẽ qua sông trước, chuẩn bị địa hình… khi qua sông xong, tiếp cận các mục tiêu ngay, không để dồn quân tại bờ sông, nếu có tình huống bất lợi, QK sử dụng tối đa tiềm lực của Pháo binh chiến dịch yểm trợ vượt sông.
Trời tối dần..tất cả chuẩn bị vào vị trí , tôi bỏ hết quân tư trang đạn lẻ vào một cái túi nhựa Trung Quốc màu xanh lá cây, buộc chặt không để nước vào..
Bao nhiêu lần bơi qua sông trong cuộc đời, nhưng lần này trong lòng thấy nao nao.
Một dòng sông chảy trong nỗi nhớ.
Một nỗi nhớ chảy về dòng sông
Một dòng sông trong tim anh
Một dòng sông rực cháy trong tim em.
Mấy cái này ông lấy ở đâu ra vậy, nhật ký hả?. Năm nay ông cỡ hơn bốn chục là hết đát
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mấy cái này ông lấy ở đâu ra vậy, nhật ký hả?. Năm nay ông cỡ hơn bốn chục là hết đát

Hơn 40 chứ kimthanh08 , nhập ngũ năm 1983 lúc đó 18 tuổi, tính đến nay 2009 cũng phải 44 rồi
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Pac dongminhkh ơi! Kon là em của chị Loan76 đó pac, kon ở Tp. HCM, nghe nói pac làm Sếp lớn của 1 công ty ngoài đó, công ty kon làm việc chuyên in hóa đơn đặc thù nên thường ra Khánh Hòa công tác

Sếp cái con khỉ mốc!
Lính thì khi nào mà được làm xếp! Mặc may là làm xếp xó! Hỉ hỉ....!
Tuàn sau là mình vào đấy! Ở ngay tại Bình Chánh luôn!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Sếp cái con khỉ mốc!
Lính thì khi nào mà được làm xếp! Mặc may là làm xếp xó! Hỉ hỉ....!
Tuàn sau là mình vào đấy! Ở ngay tại Bình Chánh luôn!

Vậy tuần sau họp mặt hội cựu chiến binh DKT lần 2 nhé Bác.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vậy tuần sau họp mặt hội cựu chiến binh DKT lần 2 nhé Bác.

OK!
Nhưng mà đợt này không uống gụ được roài.....Chán quá!
Uống nước ngọt được không nhể?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mấy cha này ngon quá ta! Thượng sĩ lận! Mình thì chỉ có Trung sĩ thôi! Hồi bên đó, leo lên thượng sĩ khó hơn leo lên bàn thờ......
Tuy là H2, nhưng lại làm B trưởng, khổ thế đấy!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

OK!
Nhưng mà đợt này không uống gụ được roài.....Chán quá!
Uống nước ngọt được không nhể?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mấy cha này ngon quá ta! Thượng sĩ lận! Mình thì chỉ có Trung sĩ thôi! Hồi bên đó, leo lên thượng sĩ khó hơn leo lên bàn thờ......
Tuy là H2, nhưng lại làm B trưởng, khổ thế đấy!

Cũng may mắn thôi pac ơi! Nhờ gốc dân Củ Chi, có người quen giúp đỡ ( Trung tá Lê Quang Trị chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự Thành phố ) nhập ngũ rút về lực lượng Kiểm soát quân sự Thành phố làm lính kiểng. He he hồi đó vừa hết 12 rớt Đại học là lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự. Hạ sĩ quan chuyên nghiệp mà pac, thượng sĩ là đụng nóc, đơn vị động viên tham dự khóa đào tạo sĩ quan, đâu dám theo, lúc đó trường sĩ quan lục quân 2 tuyển không cần thi còn không thèm. Nếu theo chắc giờ ở nhà có bằng Tổ quốc ghi công rồi vì lúc đó đào tạo sĩ quan tác chiến, học xong chắc phải làm nghĩa vụ Quốc tế ở Campuchia
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

"... nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng." He he câu này còn thuộc hơn bảng cửu chương.

Kẻ thù nào cũng chạy trốn á :giabo::giabo:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Các bạn!
Những bài vừa qua tôi đưa lên đây vừa qua là được trích từ những Hồi ức của các CCB nhớ lại từ trang Quansuvn.net. Bao gồm của Trungsi1 và Vovanha! Tôi đã có ghi cụ thể!
Phần của tôi thì coi như đã xong, khi anh lính tình nguyện vác ba lô chia tay với những người còn ở lại để hồi cố hương....Người lính ấy (là tôi) được may mắn trở về với mẹ, với vòng tay thân ái của gia đình và Đất Mẹ Việt nam! May mắn hơn rất nhiều, khi những bạn bè thân thiết có đứa nằm lại vĩnh viễn trong lòng đất nơi biên giới xa xôi! May mắn hơn rất nhiều so với mấy đứa bạn đang hàng ngày chống chọi với những vết thương, tập tễnh trên dôi nạng gỗ, hay với những căn bệnh lạ lùng....
Và cũng như tôi đã nói ở một số bài trước, những kỷ niệm về một thời binh lửa đã không còn được cụ thể và rõ ràng nửa, rất nhiều chi tiết, nhiều trận đánh đã đi qua trong cuộc chiến đó dần một phai đi, nhạt nhòa đi theo năm tháng! Nếu muốn viết lại một cách đầy đủ, đúng và chính xác đòi hỏi phải có thời gian ôn lại, hỏi lại những người bạn cùng chiến hào nay còn sống! Nhưng thời gian dành cho việc đó rất ít vì còn phải đối mặt với cuộc sống hiện tại với bao nổi lo toan....Chính việc cơm áo gạo tiền này đã góp phần lớn cho cái việc quên...trên kia!
Giờ đây, lâu lâu được đắm mình trong những ký ức một thời lửa đạn, những kỷ niệm đồng đội một thời đã xa, là niềm kiêu hãnh nhẹ nhàng trong lòng những người đã một thời là lính chúng tôi!
Và chúng ta lại buớc đi trên con đường ký ức.....
Và cũng không thể bỏ qua hiện tại với tương lại....
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

OK!
Nhưng mà đợt này không uống gụ được roài.....Chán quá!
Uống nước ngọt được không nhể?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mấy cha này ngon quá ta! Thượng sĩ lận! Mình thì chỉ có Trung sĩ thôi! Hồi bên đó, leo lên thượng sĩ khó hơn leo lên bàn thờ......
Tuy là H2, nhưng lại làm B trưởng, khổ thế đấy!
Nên nhớ tui là H3 tại thời điểm đó thôi nhá, sau này b pó trinh sát đó, tui nhảy rào bị chó rượt hoài :matdeu:
Ông úng nc ngọt thì vào mần chi cho mệt hả ông dongminhkh
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

VƯỢT SÔNG SREPOK.
Một dòng sông còn nguyên vẻ hoang sơ, với những gì nó vốn có, dòng chảy nhẹ nhàng, trầm lặng không vội vàng , hai bên bờ rừng xanh bao phủ, đêm xuống chỉ còn lại một khoảng trống, xen giữa hai bìa rừng, với muôn ngàn tinh tú sáng lấp lánh. Trời mùa khô, những cơn gió từ mặt sông đưa lên nhè nhẹ, thoang thoảng mùi của núi rừng… Trời sập tối, chúng tôi đã thấy những cái đầu nhấp nhô, của anh em 198 bơi qua dòng sông, những chấm đen trôi trên mặt nước xuôi theo dòng, 5 anh em vượt sông sang bên này bờ…Những con người tròn trặn và chắc nịch, mang sức sống của vùng trung du bắc bộ. Chúng tôi đón anh em, và trao đổi nhanh với nhau về tình hình địch trong hai ngày qua, địch đang có một sự hoảng loạn, chạy từng nhóm nhỏ, vì đây là những đơn vị địa phương, còn lực lượng chính qui của chúng vẫn chưa có dấu vết gì, chúng lùi về sâu trong nội địa. Chúng ta hành tiến nhanh quá, chúng chưa chuẩn bị kịp, đó là lý do mà sau này, khi giải phóng Stung treng xong , chúng tôi còn phải ngược dòng Tonle Kon về Siêm Pang vòng về Von Sai và Bung Lung, để cùng hỗ trợ cho anh em 309 hành quân truy quét.. vị trí vượt sông được xác định lần cuối cùng, theo gợi ý của 198 và d32 trinh sát của QK. Bộ phận trinh sát báo về SCH Sư đoàn, và lệnh di chuyển quân bắt đầu ở ngoài lộ 19. Pháo binh chiến dịch bắn cấp tập phía bên kia bờ sông, dọn đường cho BB tiến về tiếp cận và chuẩn bị vượt sông. Công binh 280 của QK tiếp cận vị trí vượt sông đầu tiên, chở theo các thiết bị vượt sông, tôi không còn đủ thời gian để xem đó là cái gì. Đội hình trinh sát chúng tôi vượt sông đầu tiên, dưới làn đạn 130 ly bắn qua bên kia sông. Ba lô được cột sẵn kỹ lưỡng, súng AK để lên phía trên ba lô và mặc đồ ngắn vượt sông. Những chấm đen nổi lềnh bềnh giữa dòng nước tiến về bờ bên kia. Nhìn trên bờ thấy dòng nước chảy lững lờ, nhưng khi bơi ra đến gần giữa dòng, mới thấy sức chảy xiết của nó…vì chúng tôi bơi xuôi theo dòng nước nên độ lệch giữa hai điểm gần 500m, tùy theo khả năng của mỗi người khi bơi. Chúng tôi chia thành 3 nhóm, để chuẩn bị đón anh em e95 qua sông đầu tiên, công binh dùng hai phương tiện là phao bơi 3 người, và cả sà lan gắn máy nổ. Nhóm chúng tôi đón anh em d1 e95 qua sông bằng phao bơi cao su, mỗi chuyến 3 người, gồm một anh chéo lái của công binh và 2 bộ binh, đội hình cứ thế mà vượt sông, phía trên kia cách chúng tôi chừng 100m, nơi có một cái thác nhỏ, nghe tiếng máy nổ của phà sà lan đưa anh em qua sông, cùng với tiếng pháo không ngớt trên đầu, phá tan sự im lặng của núi rừng giữa đêm khuya thanh vắng. Khoảng 1,2 giờ sáng, thì toàn bộ d1 vượt sông hoàn chỉnh, và ém quân cách đường 19 khoảng 100m, rất gần tầm đạn rơi, không có bất cứ tiếng động tĩnh nào của Pốt cả. Đội hình d1 vào vị trí xong tôi tranh thủ về phía sau, nơi đóng D bộ d1 tranh thủ chợp mắt, vì lúc này tôi đã đuối không thể thức được nữa. Tiết trời mát mẻ nhờ gió của dòng sông, và hơi nước bốc lên, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết..
Tảng sáng, chúng tôi được tiếng pháo chiến dịch đánh thức dậy..dù chỉ ngủ được vài giờ, nhưng cũng quý vô cùng, người tươi tỉnh lại, hơn nữa trong trạng thái không có gì căng thẳng, nên anh em cũng tỉnh táo đôi phần. Tôi bò ra mép sông để rửa mặt, láng quáng thế nào lại trượt chân xuống mép sông, chưa kịp phản ứng thì nước đã cuốn trôi ra khỏi bờ, tôi vùng vẫy cố bơi vào bờ nhưng vô hiệu, vì với vận tốc nước chảy nhanh như vậy, buộc ta phải bơi xuôi theo dòng và lựa thế để tiến dần vào bờ, khi trôi qua c3 d1, có một anh lính nhanh trí ném cho tôi sợi dây thừng to tướng, tôi chụp được và cố bơi vào bờ.
Trong lúc chờ anh em 198 từ phía bên kia, cách chúng tôi khoảng 10km báo cáo tình hình địch, tôi ngồi cạnh bờ sông, nhìn ngắm nó và nhớ về dòng sông quê nhà … “ Dòng sông ấy, nơi Mẹ đã sinh ra con trong một đêm hè tháng Năm, Cha đi biển không có ở nhà, Mẹ tự mình chống sõng ( xuồng nan ) qua bên này sông và con đã cất tiếng khóc chào đời nơi dòng sông ấy. Lớn lên mẹ dẫn con ra sông giặt quần áo, khi con chưa biết mặc quần, bò lổm ngổm, đuổi theo những con còng biển nhỏ xíu để bắt nó, nhưng có bắt được bao giờ đâu..rồi những năm tháng con theo mẹ đi bắt những con cua, con cá bống trong hang….dòng sông ấy đã nuôi con lớn khôn, để có thể đi một mình, bắt những con sò, con sam về bán, mẹ đã tập con bơi, bằng cách ôm thân cây chuối hai chân đập ầm ầm, nước da con sạm đen giống cha, giống mẹ, là những gì còn sót lại của biển cả trên con người của con, dòng máu con có vị mặn, cũng là nhờ vị mặn của dòng sông ấy, đôi mắt con long lanh giống như ánh trăng, in hình trên dòng sông những đêm trăng rằm, có sóng gợn lăng tăng…Rồi một ngày, con thi đậu vào trường Cường Để, ngôi trường danh giá nhất của tỉnh Bình Định ngày ấy. Con xa mẹ , xa dòng sông với bao nhiêu nỗi nhớ…. buổi chiều đi học về, con cũng ghé ngang qua đường Nguyễn Huệ Qui Nhơn để nhìn thấy biển cho đỡ nhớ. Đất nước thống nhất con cũng hoàn thành chương trình phổ thông, trở lại quê nhà sau 7 năm xa cách, chừng ấy năm mang nỗi nhớ dòng sông… và chính nơi này con gặp một người con gái… Người con gái ấy, làm chung với mình một bờ ruộng muối, cũng có một thời phải vào Cam Ranh sinh sống do chiến tranh, sau ngày Giải phóng trở lại quê nhà … Con biết mẹ rất thương người con gái ấy, và mẹ cũng mơ một ngày là con dâu của mẹ, khi con đi rồi, mẹ vẫn thường kể cho cô ấy nghe về quãng đời niên thiếu của con, những lúc hai gia đình cùng làm chung , nhìn đôi mắt mẹ và của người ta..con hiểu tất cả. Giờ đây trước mặt con cũng là một dòng sông…nhưng nó không hiền hòa như dòng sông quê mình mẹ ạ ! dưới sự lững lờ kia, là những gì uất hận của cả một dân tộc, đang đứng bên bờ vực của sự diệt chủng, con rất sợ…hôm nay…ngày mai …cũng ở dòng sông này…” Bước chân nhanh thoăn thoắt của trưởng ban trinh sát Sư đoàn, đi nhanh về hướng tôi, đã cắt ngang dòng hồi tưởng về một dòng sông. Toàn đội hình tấn công ra đường 19, tiến công về Stung Treng nơi có BTL Quân khu Đông bắc của Pốt. Khi ra đến giáp đường 19, anh Thảo B trưởng trinh sát d1 e95 đạp phải quả mìn KP2 của địch và hy sinh. Mặt đường 19 chỗ này khá rộng và nhẵn, chúng tôi cùng c3 d1 đi trước đội hình, về phum Sreta Chan cách đó chùng 5 km, để gặp bộ phận chính của anh em 198 đang ở tại đây
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Có một câu chuyện của người bạn của mình (hiện nay là luật sư, nhà ở quận Tân phú - TP.HCM), đưa lên đây để anh em giải trí vui vẻ một tý:
"...Bác nói đúng đấy bọn em ăn mặc hổng giống ai đâu , đánh địch thu gì thì mặc nấy , quân trang 1 năm được 1 bộ ruởi , đi càn 6 tháng mùa mưa thì nó trở thành giẻ rách rồi . Mùa khô thì tiết kiệm được quần áo vì cần thì mới mặc không thì khỏi mặc gì cho mát . Cũng vì ăn mặc không giống ai mà có lần em thoát chết đấy . Hôm đó C tụi em đánh vào 1 phum , chiuếm lĩnh xong thì mới 6 giờ sáng nên anh em tranh thủ đi ngủ hết chỉ phân công cảnh giới ở 2 đầu con đường độc đạo dẫn vào phum . Em thì không buồn ngủ nên đi đến 1 nhà của bà giá tán tỉnh chơi ( em này khoảng 25 t , trắng , đẹp vợ của 1 thằng C trưởng Pôn Pốt ) Lúc đó em quần khăn cà ma thay quần ( quần giặt rồi chưa khô) mặc áo thun para , đầu đội nón bánh tiêu pôn pốt . Đang ngồi trên cầu thang mải mê tám , bất chợt quay ra thì má ơi ! D.. em muốn thót lên cổ ! 1 thằng pônpốt ăn mặc chính qui đang đứng dưới cầu thang xin nước uống ! Khẩu AK nó dựng ở cầu thang . Nó cười nhìn em và hỏi em thuộc lưc lượng nào . Lúc đó em đen thui tóc mấy tháng không cắt soăn tít y như dân K nên nó nhầm . Lúc đó em chỉ nhe răng cười xã giao mà không dám nói vì mình mà trả lời dù bằng tiếng k thì nó cũng biết liền . Nó thấy em cười không trả lời nên lùi lại chụp khấu AK . Thôi rồi Lượm ơi ! . Em phải làm Lý Tiểu Long từ trên cầu thang bay xuống cho nó 2 cước vào mặt và bụng , nó văng ra khỏi khẩu súng và nhào vào quánh em te tua .... hu hu nó to như con voi còn em lại nhỏ con vì vậy em vừa thò tay bóp D.. nó vừa la choi chói kêu cứu . Anh em chạy lại quánh nó gãy báng súng nó mới chịu buôn em ra . Thì ra 2 thằng cảnh giới chui vô bụi ngủ nên thằng này mới mò vào được và nó tới nhà bà giá này để bắt liên lạc . Nếu hôm đó em mặc đồ mình thì hết còn ngồi đây tám rồi !!"
Em xin nói rỏ 6 giờ sáng thì đánh xong , còn bố trí đội hình , tắm rửa sạch sẽ mới đi tán gái được . Cái khoản gái gú thì bộ đội Việt Nam là nhất , chị em K thích lắm khen hoài :cong tóp Việt Nam làm sướng lắm , nhiều kiểu , còn bọn k thì làm như gà .
Mà nghĩ cũng lạ ăn uống cực khổ vậy mà khoản đó lính mình ai cũng sung . Tối nào ăn cháo cóc + đậu xanh là sáng cả B phải xách quần đi tắm sớm . Cả phum có 1 cái giếng nên trai gái già trẻ đều tắm chung , vì vậy khi tắm đụng phải chi em ra gánh nước thì phải ngồi thụp xuống tìm cọng cỏ ngoái lổ tai năn nỉ cho thằng em nó xuống Thôi em stop ở đây vụ này mà kể hết chắc em bị truy tố tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ Các Bác Đào thoát Ural kể tiếp chuyện phum Tà Phom ở Xiêm riệp giúp em nhá
:151:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Có một câu chuyện của người bạn của mình (hiện nay là luật sư, nhà ở quận Tân phú - TP.HCM), đưa lên đây để anh em giải trí vui vẻ một tý:
"...Bác nói đúng đấy bọn em ăn mặc hổng giống ai đâu , đánh địch thu gì thì mặc nấy , quân trang 1 năm được 1 bộ ruởi , đi càn 6 tháng mùa mưa thì nó trở thành giẻ rách rồi . Mùa khô thì tiết kiệm được quần áo vì cần thì mới mặc không thì khỏi mặc gì cho mát . Cũng vì ăn mặc không giống ai mà có lần em thoát chết đấy . Hôm đó C tụi em đánh vào 1 phum , chiuếm lĩnh xong thì mới 6 giờ sáng nên anh em tranh thủ đi ngủ hết chỉ phân công cảnh giới ở 2 đầu con đường độc đạo dẫn vào phum . Em thì không buồn ngủ nên đi đến 1 nhà của bà giá tán tỉnh chơi ( em này khoảng 25 t , trắng , đẹp vợ của 1 thằng C trưởng Pôn Pốt ) Lúc đó em quần khăn cà ma thay quần ( quần giặt rồi chưa khô) mặc áo thun para , đầu đội nón bánh tiêu pôn pốt . Đang ngồi trên cầu thang mải mê tám , bất chợt quay ra thì má ơi ! D.. em muốn thót lên cổ ! 1 thằng pônpốt ăn mặc chính qui đang đứng dưới cầu thang xin nước uống ! Khẩu AK nó dựng ở cầu thang . Nó cười nhìn em và hỏi em thuộc lưc lượng nào . Lúc đó em đen thui tóc mấy tháng không cắt soăn tít y như dân K nên nó nhầm . Lúc đó em chỉ nhe răng cười xã giao mà không dám nói vì mình mà trả lời dù bằng tiếng k thì nó cũng biết liền . Nó thấy em cười không trả lời nên lùi lại chụp khấu AK . Thôi rồi Lượm ơi ! . Em phải làm Lý Tiểu Long từ trên cầu thang bay xuống cho nó 2 cước vào mặt và bụng , nó văng ra khỏi khẩu súng và nhào vào quánh em te tua .... hu hu nó to như con voi còn em lại nhỏ con vì vậy em vừa thò tay bóp D.. nó vừa la choi chói kêu cứu . Anh em chạy lại quánh nó gãy báng súng nó mới chịu buôn em ra . Thì ra 2 thằng cảnh giới chui vô bụi ngủ nên thằng này mới mò vào được và nó tới nhà bà giá này để bắt liên lạc . Nếu hôm đó em mặc đồ mình thì hết còn ngồi đây tám rồi !!"
Em xin nói rỏ 6 giờ sáng thì đánh xong , còn bố trí đội hình , tắm rửa sạch sẽ mới đi tán gái được . Cái khoản gái gú thì bộ đội Việt Nam là nhất , chị em K thích lắm khen hoài :cong tóp Việt Nam làm sướng lắm , nhiều kiểu , còn bọn k thì làm như gà .
Mà nghĩ cũng lạ ăn uống cực khổ vậy mà khoản đó lính mình ai cũng sung . Tối nào ăn cháo cóc + đậu xanh là sáng cả B phải xách quần đi tắm sớm . Cả phum có 1 cái giếng nên trai gái già trẻ đều tắm chung , vì vậy khi tắm đụng phải chi em ra gánh nước thì phải ngồi thụp xuống tìm cọng cỏ ngoái lổ tai năn nỉ cho thằng em nó xuống Thôi em stop ở đây vụ này mà kể hết chắc em bị truy tố tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ Các Bác Đào thoát Ural kể tiếp chuyện phum Tà Phom ở Xiêm riệp giúp em nhá
:151:
Đưa vào để biết mà bình loạn thôi các cha, làm chi kinh rứa hahahaha
Hôm nào gặp vặt lông bờm sư tử chúa :daica:
Vậy xem cái này nhá:
Nhà xuất bản Đà Nẵng vừa cho ra mắt Chu Cẩm Phong tuyển tập dày hơn 800 trang, trong đó, phần quan trọng nhất, phần Nhật ký chiến tranh chiếm hơn 600 trang.

Tập nhật ký bắt đầu ghi từ ngày 11-7-1967 với câu: "Ở đây đã gần đồng bằng - nói đúng ra là gần trung châu - tiếng đại bác dưới Tư Nghĩa, Sơn Tịnh vọng đến ì ầm..." và kết thúc ở ngày 27-4-1971, với câu: "10 giờ, 2 chiếc phản lực đến thả bom và bắn đạn 20 ly, sau đó quân bộ kéo sang"...

Từ một địa hình gần bờ sông Thu Bồn thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, nhà văn Chu Cẩm Phong đã xếp lại cuốn nhật ký đang ghi dở dang và cầm súng chuẩn bị chiến đấu. Cuốn nhật ký đã vĩnh viễn dừng ở dòng chữ ấy.

Ba ngày sau, Chu Cẩm Phong hy sinh khi bị địch khui hầm. Anh và đồng đội đã chống trả quyết liệt đến viên đạn cuối cùng và quyển nhật ký vẫn nằm lặng lẽ trong ba lô. Quyển nhật ký lẽ ra đã bị vĩnh viễn chôn vùi trong đất, trong im lặng, nếu không có hai sĩ quan của phía quân đội Sài Gòn. Một sĩ quan tác chiến đã lấy nó từ bên thi hài Chu Cẩm Phong, còn một sĩ quan thuộc Phòng Chiến tranh chính trị Sư đoàn 3 đã nâng niu cất giữ nó đúng trong 4 năm trời, để rồi ngày giải phóng Đà Nẵng cuốn nhật ký được người cựu sĩ quan ấy trân trọng trao tận tay một đồng đội văn nghệ của nhà văn Chu Cẩm Phong.

Có rất nhiều những cuốn nhật ký được viết trong chiến tranh bởi những người lính, những người tham chiến từ cả hai phía. Nhưng có lẽ không cuốn nhật ký nào có số phận kỳ lạ như cuốn nhật ký của Chu Cẩm Phong: những người đầu tiên được đọc cuốn nhật ký ấy lại là những người lính của "phía bên kia", và cũng chính họ là những người đã cất giữ, đã bảo vệ nó cho đến ngày hòa bình. Người sĩ quan chính trị Sư đoàn 3 quân đội Sài Gòn thậm chí còn bao bìa mới cho cuốn sổ và vẽ lên bìa hình một cái cây mọc thẳng dưới mặt trời.

Rõ ràng, cuốn nhật ký của một Việt cộng không hề quen biết đã khiến anh xúc động ghê gớm. Cũng rõ ràng, anh có thể đến với những trang ghi trong đó thoạt tiên vì tò mò nhưng sau đó đã bị chúng chiếm lĩnh, ám ảnh, thuyết phục. Bởi một điều đơn giản, cuốn sổ tay ấy là nhật ký mà cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại được viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang viết tác phẩm: Chu Cẩm Phong chỉ muốn ghi lại cuộc chiến đấu mà anh trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì anh đã thấy, đã nghĩ, đã xúc cảm mãnh liệt về nhân dân mình, về đồng đội mình, về con người và về cả những cuốn sách mà anh đã đọc, về một người con gái mà anh đã yêu, về một chốn quê nhà mà bấy lâu anh khắc khoải mong ngày trở lại... Anh chỉ muốn cuốn nhật ký này cùng lắm là tư liệu cho những cuốn sách mà anh sẽ viết, nếu may mắn anh còn sống để viết.

Nhà văn đã hy sinh, nhưng may thay, cuốn nhật ký tự nó đã là một tác phẩm văn học. Có thể coi đó là một dạng tiểu thuyết - nhật ký, hay chỉ là một cuốn nhật ký - tác phẩm, như kiểu Nhật ký Anne Frank mà cả thế giới đã đọc trong xúc động. Một tác phẩm ra đời nhiều khi rất tình cờ, nhiều khi không hoàn toàn phụ thuộc vào ý định ban đầu của tác giả, nhiều khi vượt ra ngoài sự hình dung của tác giả. Nhật ký chiến tranh là một tác phẩm kỳ lạ như vậy.

Được viết trong gần 4 năm, được cất giữ trong im lặng cũng từng ấy năm, và sau hòa bình tới hơn 20 năm mới được in ra cho mọi người cùng đọc, nhưng Nhật ký chiến tranh vẫn là một tác phẩm cập nhật cho tới ngày hôm nay, khi cuộc chiến tranh đã kết thúc tròn 30 năm. Chỉ viết cho mình, viết để răn mình, viết để nhắc nhở mình, đơn sơ vậy mà thành văn học. Nhưng bạn có biết không, cái đơn sơ ấy là máu, là hy sinh, là quên mình, những điều bây giờ tưởng như cao xa mà hồi ấy chỉ đơn giản là những dòng nhật ký.

Chiến tranh luôn là một thời gian khác thường trong những không gian ngỡ như bình thường. Chiến tranh buộc người ta bộc lộ mình rõ nhất mà cũng như dễ dàng nhất. Chu Cẩm Phong là một nhà văn, một người lính, một đồng đội, một bí thư chi bộ..., ở bất cứ cương vị nào trong số đó, anh đều là một tấm gương mẫu mực. Tôi nói thật, nếu còn sống tới bây giờ, người như anh vẫn sẽ sáng trong như vậy, nhân hậu như vậy. Người như anh sẽ không bao giờ nói hay viết điều gì trái sự thật, sẽ không bao giờ quay lưng lại với nhân dân mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người như anh, một đảng viên như anh vẫn sẽ thuyết phục được tôi hoàn toàn, dù tôi không là đảng viên. Bởi đảng viên như anh là xung phong chịu gian khổ trước, hưởng thụ sau, hoặc chẳng hưởng thụ được gì mà vẫn vô tư.

Người như anh giống nhân dân mình quá. Tôi đọc Nhật ký chiến tranh là để được một lần nữa trở lại với nhân dân mình ở một thời đau đớn nhất song cũng nhiều xúc cảm nhất. Từng dòng chữ trong cuốn nhật ký cứ ám ảnh, day dứt tôi, và hẳn không chỉ mình tôi hay những đồng đội của anh. Hai sĩ quan quân đội Sài Gòn, những người bị cuốn nhật ký ấy thuyết phục, cuốn hút hẳn cũng đã day dứt như tôi khi đọc nó. Bây giờ, hai anh ở đâu, những người lính ở "phía bên kia" nhưng không hề sát hại lương tâm mình, những người đã bảo vệ cho văn học VN thời chiến tranh chống Mỹ một tác phẩm vô giá.

Điều đó thoạt nghe hơi kỳ lạ, nhưng ngẫm kỹ, lại thấy có gì như tất định. Người VN dù nhất thời ở đâu, vẫn có thể tìm đến, vẫn có thể gặp nhau ở văn học, ở việc đọc một tác phẩm đích thực văn học.

Tôi thử giở - hoàn toàn tình cờ - một đoạn trong Nhật ký chiến tranh để các bạn thử đọc: "Thứ hai, 12-1-1970 (5 tháng Chạp, Kỷ Dậu): Nắng. Hôm nay tổ văn ở nhà sửa chữa bài vở lần cuối cùng để mai gửi đi duyệt. Truyện ngắn của Hải Học Người của đường phố mình phải sửa một lần nữa, nghe còn sượng. Buổi tối họp và thông qua bản thảo tập thơ và ca dao sản xuất lấy tên Vụ mùa thắng Mỹ, chiều nay một con lợn nữa đương khỏe mạnh, ăn rất dữ, rất nhanh nhẹn lại lăn đùng ra chết. Lần này không cho ăn vỏ sắn. Ông già Xót bảo là nó say sắn. Tiếc quá chừng. Đổ nước đường mà vẫn không cứu được".

Văn Chu Cẩm Phong cứ hồn nhiên gần gũi và chân thực như vậy từ đầu tới cuối cuốn nhật ký. Hình như cách đây mấy năm, Hội Nhà văn VN mới "tình cờ" đọc tới tác phẩm này và trao cho nó một cái tặng thưởng - một phần thưởng quá đơn sơ và hoàn toàn không xứng đáng với một tác phẩm như vậy. Đừng tặng thưởng vì tác giả đã hy sinh, tác giả là liệt sĩ. Cứ công bằng công tâm xét tặng một tác phẩm vì chính giá trị văn học, giá trị nhân văn của nó.

Tôi tin, nếu đọc kỹ và xét kỹ, người ta sẽ thấy đó là một tác phẩm "có chỗ đứng dưới mặt trời", dù xét nó là tác phẩm văn học thời chiến tranh hay tác phẩm mới xuất hiện sau hòa bình. Đó là một tác phẩm văn học có số phận, một số phận kỳ lạ và cũng chịu những hy sinh mất mát như chính tác giả của nó, nhà văn - liệt sĩ Chu Cẩm Phong.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top