Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mình đang tìm tài liệu nói về đảo Trường sa đông! Bồ nào có thì gởi cho mình với, nhất là các tài liệu nói về nguồn lợi thủy sản; lịch sử của đảo từ trước đến nay!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mình đang tìm tài liệu nói về đảo Trường sa đông! Bồ nào có thì gởi cho mình với, nhất là các tài liệu nói về nguồn lợi thủy sản; lịch sử của đảo từ trước đến nay!
Ông yêu đảo hay yêu tôm yêu cá... Hay là ông muốn dự thi tìm hiểu lịch sửa đảo. Đừng nói là ông tìm chỗ tôm cá nhiều mà khai thác nhá. Khi nào ông vào Xi gìn vậy?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tôi thì lại thích những bài hát đọng mãi trong tâm tư người lính: Bài ca không quên, Ngày mai anh lên đường, Hát mãi khúc quân hành, Hãy yên lòng mẹ ơi, Nụ hoa và cây súng, Nhánh lan rừng...
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ông yêu đảo hay yêu tôm yêu cá... Hay là ông muốn dự thi tìm hiểu lịch sửa đảo. Đừng nói là ông tìm chỗ tôm cá nhiều mà khai thác nhá. Khi nào ông vào Xi gìn vậy?

Hê hê.....Mình tham gia trong nhóm làm ebook chuyên đề Trường Sa! :thodai:
Còn chuyện tôm cá thì vô tư, yêu lắm! Hé hé hé.... Đây là chuyện sinh nhai của mình mà! :k5798618:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tôi thì lại thích những bài hát đọng mãi trong tâm tư người lính: Bài ca không quên, Ngày mai anh lên đường, Hát mãi khúc quân hành, Hãy yên lòng mẹ ơi, Nụ hoa và cây súng, Nhánh lan rừng...

Mấy bài đó thì tụi mình ngày trước bữa nào cũng hét rầm trời! Nhất là những ngày về cứ hay vô phum nghỉ ngơi, có ly thotnotchu hay rượu nấu của bà con K. là coi như sẽ có một bữa văn nghệ miễn phí cho dân làng! :kingkong:
Nhưng những ngày Tết thì hát mấy bài đó hổng nổi....Chỉ những bài trước giải phóng như "xuân này con không về, sương trắng miền quê ngoại, thành phố buồn....." mới hạp gu lúc đó!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tôi thì lại thích những bài hát đọng mãi trong tâm tư người lính: Bài ca không quên, Ngày mai anh lên đường, Hát mãi khúc quân hành, Hãy yên lòng mẹ ơi, Nụ hoa và cây súng, Nhánh lan rừng...
Hôm nào hát thử thì biết nhá. Cây "zen nghệ" hot đây các pố...
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Phải nói thật với nhau rằng, những quyển nhật ký của Chu cẩm Phong, Nguyễn văn Thạc, Đặng thùy Trâm đã để lại một cảm xúc riêng biệt trong tâm tư những người trẻ bây giờ, kể cả lứa chúng tôi (cái đám chuẩn bị bước đến tuổi 50)! Và những hồi ức của các bác CCB trên một số trang Web cũng chân thật đến mức khó tin...Nhưng tất cả đều là sự thật, những sự thật vui có, buồn có, trong hành trang chiến đấu của người lính, để đến tận hôm nay mới có dịp phô bày ra...một cách trần trụi, không hoa lá, trau chuốt! Nó thô mộc như cuộc đời người lính!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Nhưng những ngày Tết thì hát mấy bài đó hổng nổi....Chỉ những bài trước giải phóng như "xuân này con không về, sương trắng miền quê ngoại, thành phố buồn....." mới hạp gu lúc đó!

Bài Xuân này con không về thì khỏi phải nói rồi, Tết hát bài đó thằng nào cũng khóc, nhất là những thằng có người yêu, Mùa Xuân lá khô, Đón Xuân này nhớ Xuân xưa, Thư về em gái thành đô, Vườn tao ngộ, Ba tháng quân trường, Hai mùa mưa, Căn nhà ngoại ô, Những đồi hoa sim, Rừng lá thấp... hay nhưng buồn không chịu nổi
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tôi thì lại thích những bài hát đọng mãi trong tâm tư người lính: Bài ca không quên, Ngày mai anh lên đường, Hát mãi khúc quân hành, Hãy yên lòng mẹ ơi, Nụ hoa và cây súng, Nhánh lan rừng...

Ủa, mấy bản này của mình mà ta, sao ko thấy nhắc bài "hành khúc ngày và đêm" ta ơi !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Nhưng những ngày Tết thì hát mấy bài đó hổng nổi....Chỉ những bài trước giải phóng như "xuân này con không về, sương trắng miền quê ngoại, thành phố buồn....." mới hạp gu lúc đó!

Bài Xuân này con không về thì khỏi phải nói rồi, Tết hát bài đó thằng nào cũng khóc, nhất là những thằng có người yêu, Mùa Xuân lá khô, Đón Xuân này nhớ Xuân xưa, Thư về em gái thành đô, Vườn tao ngộ, Ba tháng quân trường, Hai mùa mưa, Căn nhà ngoại ô, Những đồi hoa sim, Rừng lá thấp... hay nhưng buồn không chịu nổi
Bài thư xuân trên rừng cao mới rơi nước mét. Đã từng có 1 cái tết tôi cầm súng gác đêm 30 trên đỉnh đẻo Mangyang, chính trị viên tiểu đoàn cầm rượu thịt... ngồi khóc nhớ vợ ở ngoài Bắc. Tội nghiệp
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ủa, mấy bản này của mình mà ta, sao ko thấy nhắc bài "hành khúc ngày và đêm" ta ơi !

Rất dài và rất xa,
Là những ngày thương nhớ.
Nơi cháy lên ngọn lửa,
Là trái tim thương yêu,
Là trai tim yêu thương...

Anh đang mùa hành quân pháo lăn dài chiến dịch
Bồi hồi đêm xuất kích chờ nghe tiếng pháo ran.
Ngôi sao như mắt anh trong những đêm không ngủ.
Giáo án em vẫn mở cho ánh sao bay vào.

Ngày và đêm xa nhau đâu chỉ dài và nhớ,
Thời gian trong cách trở đốt cháy lửa tình yêu.
Pháo anh lên đồi cao nã vào đầu giặc Mỹ,
Bục giảng dưới hầm sâu em cũng là chiến sĩ.
Cái chết cúi gục đầu,
Cuộc đời xanh tươi trẻ ngày đêm ta bên nhau,
Những năm dài chiến đấu,
Ngày đêm ta bên nhau những năm dài chiến đấu.
Đêm ngày trong chiến đấu, anh với em sống vẫn gần nhau.

Mới nhờ bác Phan Huỳnh Điểu gửi cho chị Loan đó
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mấy ông có thuộc bài "Đồng đội" không?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

MÊ KÔNG TRĨU NẶNG PHÙ SA .
Từ Phum Sre Ta Chan, chúng tôi hành quân men theo bìa rừng QL 19, khi cách Stung treng chừng 30 – 40 km, tôi thấy súng nổ rộ, và biết là 198 đã gặp địch, anh em 198 cũng xuất phát từ Sre Ta Chan trước chúng tôi chừng 15’….bỗng thấy 198 quay lại lộ 19, và tản qua phía nam lộ cùng với BB, ngay lúc ấy tôi nghe anh thông tin e95 chạy tìm thủ trưởng In ( TMT 95 ), và sắc mặt thủ trưởng có vẻ đanh lại, sau khi đọc hết bức điện, sau khi hội ý cùng D trưởng d1 và anh em 198 xong, thủ trưởng ra lệnh tràn ra mặt đường 19 chuẩn bị …anh em 198 đã qua phía nam đường 19, và cũng chờ lệnh. ( sau trận đánh tôi mới biết là thấy 198 lực lượng ít, chúng dùng cỡ tiểu đoàn bao vậy, nhưng bị ta phát hiện, 198 quay lại để BB tác chiến và các anh cắt đường khác về Stung Treng). Chúng cũng tràn ra mặt đường 19, và hai bên gần như tao ngộ chiến, lấy tâm là mặt đường, đúng là chúng đông hơn ta… chỗ nào cũng thấy áo đen xuất hiện. Đội hình ta nổ súng…chúng phản lại một cách dữ dội… lúc này mới biết chúng đông hơn ta nhiều….pháo binh Sư đoàn 105mm chi viện phía bắc đường cấp tập… nhìn sang bên kia chúng tôi chỉ thấy bụi mù khoảng 100m, và lúc này BB ta không được tràn qua đường, chúng cũng đoán ta bắn pháo men theo đường, nên cũng cố tràn ra đường và gần như hai bên giành nhau mặt đường, phải thừa nhận bọn này chơi DKZ trên vai rất chuyên nghiệp, kể cả cối 82… cũng vừa chạy vừa bắn, hỏa lực ta không đủ sức trấn áp địch…. anh em cũng nao núng khi chúng bắn rất rát, và chỗ nào cũng áo đen lố nhố.
Lệnh của TMT 95 là nhanh chóng lùi dần về sau….. pháo binh lúc này bắn hơi áp sát mặt đường\với cường độ mạnh và dày đặc….. chính lúc này thấy đội hình địch rối loạn….những tên địch cố băng sang đường, chỉ ngã trước nòng súng chưa đầy 10m…những tên lính có độ vênh về tuổi tác quá lớn, có thằng quá già và có thằng còn mang hơi sữa, kể cả nữ chỉ khoảng 14, 15 tuổi….. nhưng lúc này tất cả là địch, và điều duy nhất phải làm là tiêu diệt…nhìn hai tên địch nữ dìu nhau khi một đứa bị thương ở chân, khập khiễng từng bước trước mắt mình 30 – 40m…cũng phải chịu thôi…một thằng lính già bị pháo cắt mất một đoạn chân trái, vẫn ráng ôm súng bò ra mặt đường một cách đau đớn nhăn nhó….cũng phải chịu thôi ……những tên địch bị thương nhấp nhô với đủ tư thế, hầu hết cố bò ra mặt đường để tránh pháo ta, nhưng chúng có biết đâu rằng, có cả một tiểu đoàn đang chờ chúng trên con đường 19 này….hãy thông cảm cho con tóp Việt Nam, vì tay các bạn chưa rời vũ khí, và đồng đội của các bạn vẫn còn ẩn hiện đâu đây…..cũng sẵn sàng làm cho chúng tôi, không còn hiện hữu trên cõi đời này nữa….hãy thông cảm cho nhau nhé…
…..Chỉ vì chiến tranh không phải là trò đùa ….. Đợt pháo bắn cận mặt đường quả nhiên có hiệu quả, vào giữa đội hình địch và nhanh chóng làm chúng tan rã…nắm chắc thời cơ này, ta đánh chọc thẳng ra mặt đường với 3 mũi chứ không dàn hàng ngang theo trục đường, vị trí chính diện tôi thấy là C2, đánh vòng sang đường bên trái là C1, bên phải là C3, các khẩu đội hỏa lực vẫn nằm bên này đường bắn chi viện.Nhưng khi dứt pháo ta tràn qua đường, thì lúc này cối của địch ở phía sau bắn tới tấp vào đội hình ta…cối của ta chỉ 2 khẩu thì làm gì được chúng, cuối cùng cũng dùng pháo để yểm trợ…tôi theo anh em c3 vòng sang phải đường và thấy xa xa phía sau có lính, tôi báo với anh Thành C trưởng, và biết là d3 đang chi viện cho d1, nhận được tin có quân chi viện, lính ta càng đánh hăng hơn khác với lúc nãy nghe hỏa lực địch bắn rát quá… nhiều anh em ta có phần nao núng. Đội hình d3 cắt rừng đánh tạt sườn, khi cách chúng tôi khoảng 100m, và hơn 10 phút sau nghe tiếng súng nổ cũng dồn dập không ngớt, địch cũng kiên quyết chống cự rất quyết liệt, và d3 cũng mất gần nửa tiếng sau mới giải quyết xong trận đánh. Anh em d1 tràn ra mặt đường, bước qua những xác chết của địch với đủ tư thế…ta thu dọn chiến trường…. c1 tiến theo đường 19 về phía trước 200m chờ lệnh và c2 cảnh giới hai bên đường, c3 giải quyết công tác thương binh tử sĩ đưa anh em ra mặt đường và lùi lại sau, chờ anh em d3. Tiểu đoàn 1 sau khi vượt sông lại mất thêm 12 chiến sĩ, cơ bản là C2 ( 7 ) bị thương không thể chiến đấu được 5 ( anh em nào còn có khả năng chiến đấu được thì theo đơn vị và được bộ phận quân y săn sóc trên đường hành quân, anh em nặng sẽ được máy bay trực thăng chuyển về tuyến sau ngay trong ngày ), cơ bản bị đạn cối của chúng .
Củng cố đội hình xong, và bàn giao cho anh em d3 e95, chúng tôi lại tiếp tục hành quân về phía trước ..và cũng không biết rằng chỉ trong 30 phút nữa, chúng tôi bị chúng chặn đánh trên con đường tiến về Stung Treng, nơi có dòng Mê Kông…. mang nặng phù sa khi chảy vào đất Việt… tạo thành Cửu Long giang hùng vĩ …..
Đội hình vẫn theo nhiệm vụ tiến về phía trước, theo thư tự : Trinh sát f, d + c1 + c3 + D bộ + c2 + Ts 95. Bộ phận trinh sát đi đầu và c1 cách nhau 50 – 100m gồm 8 người. Đi được chừng 2km, bỗng tôi phát hiện có cái gì chạy dưới chân mình, tôi nhìn kỹ thì …giời ơi…dây điện. Tôi cho anh em dừng lại…báo hiệu anh Ts đi đầu quay lại….nhưng không kịp….chúng bắn liên tiếp hai quả B vào bộ phận đi đầu…hai đ/c Trinh sát f hi sinh. Tưởng là anh em bị thương, tôi và anh Vĩnh ( lính 1976 quê Duy an, Duy Xuyên , Quảng nam ) bò lên băng bó cho anh em…một loạt 12.7 ly chát chúa vang lên, anh Vĩnh bị thương vào chân, máu vọt ra đầm đìa, đạn cày vào gốc cây lổm chổm… (nếu không có gốc cây này….sẽ không có Kỹ sư Vĩnh hôm nay ) anh Vĩnh thấy gì hoảng quá ú ớ nói không được..tay chỉ về chỗ anh Hùng và Nhàn hi sinh.. tôi thấy một tốp áo đen.. liền lướt cho một băng AK và 2 trái 67 liền, và phía sau các Ts của d1 cũng hỗ trợ…hai thằng Pốt chồng lên Hùng và Nhàn…Súng nổ rộ lên từ hướng trước mặt….máu anh Vĩnh ra nhiều mặt tái nhợt… Bộ phận phía sau của ta cũng bắt đầu tấn công lại, cối 82 của c4 đã phát hỏa…nhưng hỏa lực và xung lực ta đều ít hơn nó. Quay lại phía sau, tôi thấy anh Chăn ( CTV c1 )chỉ cho tôi vận động ra sát đường 19. Khi ra đường, tôi cũng đã thấy anh em d3 gồm c9 và c10 tiếp cận khu vực. Anh Chăn cho BB c1 lên đưa tử sĩ ra đường, chính anh bế anh Nhàn, dưới sự chi viện cùa anh em c1. Mìn nổ bụi mù bụi cát bay xào xào không thấy gì.. ( sau này mới biết là mìn quét mở đường ) Tham mưu trưởng e95 gọi trực tiếp trên máy PRC 25, cho anh em lùi lại phía sau bám theo trục 19, riêng C3 vòng sâu vào trong rừng, cảnh giới cũng như có chức năng chận địch, không cho địch đánh vòng phía sườn của ta, và c9, 10 d3 vượt bên phải đường 19, vòng sâu lên phía trên, không cho chúng bám mặt đường… Pháo binh phát hỏa ….cách đội hình 200m với cường độ cao… Chúng dùng DKZ, cối 120, 82 và 12.7 ly bắn phản lại về hướng ta…toàn bộ trận địa bụi mù, không thấy gì ngoài khói và bụi giữa trưa nắng gắt, tạo một cảm giác khó chịu…anh em ta xung quanh có người trúng đạn của địch ngã xuống, trong đó có anh Diệc chính trị viên phó C1. Pháo binh bắn chừng 10 phút thì ngưng, nhưng hỏa lực của chúng vẫn còn mạnh chứ chưa giảm nhiều… Nằm cùng với c1 sát đường, tôi thấy từ xa có bóng xe và…M113, 4 chiếc M113 chạy với tốc độ cao bụi mù cuốn phía sau, đến nỗi không thấy xe …
TMT e95 chạy ra lệnh xe dừng lại, chỉ huy xe tiếp cận mục tiêu theo hướng c9, c10 d3.. nghe tiếng xe, chúng càng bắn dữ dội vào hướng ta…tôi chỉ kịp nghe trong máy, lệnh của TMT e95 “ Bám lưng nó mà đánh”.
M 113 càn ngang vào đội hình địch. bên hông và phía sau là anh em d3, lực lượng ta và địch cách nhau một khoảng cách khá hẹp…anh em d3 dưới sự yểm trợ của súng máy trên xe M113, thọc giữa đội hình địch và bắt đầu có sự hoảng loạn trong hàng ngũ địch..chúng chạy loạn xạ, thậm chí ở vị trí c1, nuôi quân Hứa Văn Kiềm còn tiêu diệt được một thằng Pốt già, chạy hoảng vào vị trí ta. Trước sự càn quét của xe tăng và BB ta, địch có hiện tượng tháo chạy về một phum gần đó…chúng chạy vào bìa rừng già và đưa cối vào một bình độ cao, bắn trả ta, yểm trợ cho đồng bọn chúng rút chạy, bộ binh ta chùn bước trước đợt hỏa lực này của chúng.. Pháo binh ta lần này là 155mm, nện liên tục vào khu vực chúng rút chạy, M113 và c9 nhanh chóng vận động vào chiếm phum này, và hai bên chạm mặt nhau ngay giữa phum…dứt tiếng pháo, tiếng nổ càng lúc càng rộ lên ở hướng c3 d1, và ta nhận định là đã dồn chúng vào đường cùng.. liên tục truy kích cho đến khi ngưng tiếng súng. Khoảng 2 giờ chiều đội hình cơ bản của Sư đoàn dừng lại tại vị trí này. Tiểu đoàn 9 e29 tiếp tục tiến về phía trước bên phải đường 19 khoảng 5km thì dừng lại bảo vệ đội hình phía sau.
Căn cứ vào diễn biến trận đánh, ta nhận định như sau :
1. Địch tổ chức phục kích ta trên suốt tuyến QL 19 từ cầu Srepok, chúng bố trí các đoạn xa nhau, nhằm đánh đoàn xe hành tiến của ta với lực lượng cấp Trung đoàn, và có khả năng phía trước địch vẫn còn, và lực lượng chúng tương đối mạnh.
2. Có thể một lực lượng lớn của địch đang chuẩn bị vượt sông Mê Kông, và đây là lực lượng đánh chặn ta ngay từ xa . Cách xử lý như sau :
+ Sử dụng d7, d8 ( e29 ) d3 d2 (e95) hành quân song song hai bên theo trục đường 19 cách trục đường 200m, nhanh chóng hành quân trong đêm về Mê Kông .
+ Pháo binh chiến dịch và Sư đoàn chuẩn bị tối đa cho các đơn vị.
+ d1 (e95), d9(e29) bảo vệ bộ phận phía sau của Sư đoàn. ( trừ bộ phận trinh sát F ! )
Kết thúc trận đánh
+ Ta diệt gần trăm tên địch trong trận này thu nhiều vũ khí (có 2 cối 82 ).
+ Bên ta hi sinh 21 đ/c, bị thương tôi không rõ vì sau đó tôi lên đường cùng d2 e95.
Đây chính là những trận đánh, mang tính điển hình cùa d1 e95, trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây nam, và là những căn cứ để 3 năm sau đó, đơn vị được tặng thưởng Danh hiệu cao quý “ Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ”.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Giữa năm 1971, Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho những cuộc tổng tấn công đầu năm 1972 tại các chiến trường Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với 21 sinh viên của K15 Toán-Cơ và nhiều sinh viên khác, anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Anh viết cuốn nhật ký "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị anh đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau (ngày 30 tháng 7 năm 1972) anh đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.

Các bác biết Nguyễn Văn Thạc là chiến sĩ thuộc binh chủng nào không?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mấy ông có thuộc bài "Đồng đội" không?

Đương nhiên là biết chứ pac dongminh, còn bài Tình đồng chí nữa

ĐỒNG ĐỘI
Sáng tác: Hoàng Hiệp

Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau trăng trôi trên đầu súng ánh lửa hồng bừng soi đêm sâu, làn khói che sương mờ. Bạn tôi đang mơ nơi làng quê yêu dấu có con kênh đào lúa xanh hai mùa mát cánh đồng. Còn tôi đang đang mơ, mơ người tôi yêu dấu cách xa muôn dặm mà lòng không xa.
Chúng tôi nằm đầu gối trên tay nghe chim kêu ngoài bãi mắt đưa nhìn trời sao lung linh chuyện mãi quên đêm dài. Bạn tôi cho hay sau này xong chiến đấu sẽ lên nông trường sớm hôm trên đồng lái máy cày. Còn tôi mong sao bao ngày tôi đang sống sẽ không bao giơ mờ nhạc mai sau.
Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp chúng tôi thường đổi trao suy tư cùng thắp ngọn lửa hồng. Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó giữa cơn mưa rừng, những khi lưng tựa vách chiến hào. Nhiều khi vui sao đang hành quân chiến đấu, lá thư quê nhà chuyền tay cho nhau.

TÌNH ĐỒNG CHÍ
Sáng tác : Minh Quốc - Chính Hữu

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu nép bên đầu Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá Miệng còn cười buốt giá chân không giày Thương nhau ta nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Nằm kề bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Người lưu giữ ký ức chiến tranh

Hơn 30 năm sau chiến tranh, hình ảnh về một thời bom đạn đã mờ dần trong ký ức nhiều người. Nhưng có một người đàn ông vẫn âm thầm đi dọc đất nước để tìm kiếm và lưu giữ lại những kỷ vật chiến tranh, như một lời tri ân với những người lính đã hy sinh vì đất nước...


Chỉ là một người nông dân nghèo sống trong thị trấn Kẻ Sặt nhỏ bé của tỉnh Hải Dương, nhưng ông Phạm Chí Thiện lại có cả một “gia tài” chiến tranh, khiến ngay cả những tay săn kỷ vật chuyên nghiệp cũng thèm muốn.

Từ những thôi thúc của ký ức về người cha...

“Bố tôi hy sinh trong kháng chiến chống Pháp từ khi tôi còn nhỏ, chỉ để lại một chiếc áo trấn thủ đầy vết đạn bắn. Kỷ vật duy nhất của người cha là cái tôi quý nhất trong những năm tháng tuổi thơ, thôi thúc tôi không ngừng kiếm tìm thêm đồ vật của những người lính trong chiến tranh như một sự tưởng nhớ”, ông Thiện bộc bạch. Đây cũng là lý do thôi thúc ông bắt đầu sưu tập những hiện vật chiến tranh cách đây hơn 40 năm, ngay khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang hồi khốc liệt nhất.


'Bảo tàng chiến tranh' của ông Thiện.


Sau những năm rong ruổi qua biết bao chặng đường đất nước, tiền "dằn túi" cho mỗi chuyến đi xa chắt bóp từng đồng từ bán lúa, ông Thiện đã mang về được hơn 1.000 kỷ vật. Từ chiếc áo trấn thủ của người lính chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới đến cái ba lô sờn rách, bạc màu, một cặp lồng cơm hay chiếc phích nước cũ rỉ..., tất cả đều được ông mang về nhà, gìn giữ trong sự nâng niu, trân trọng.

Mỗi kỷ vật là cả một câu chuyện về hành trình vất vả của người đã dày công sưu tập. Ông Thiện kể: “Trong một lần vào Quảng Trị, tôi sưu tầm được những đồ vật của cả một tiểu đội nữ chiến đấu trong cuộc chiến khốc liệt ở thành Quảng Trị. Quá mải mê với việc tìm kiếm và xin cho được những đồ vật này, tôi đã tiêu sạch số tiền trong túi. Cuối cùng phải nhờ bạn bè trong đó quyên góp tiền để mua vé tàu về quê”.

Những kỷ vật 'sống'

Đối với ông Thiện, mỗi kỷ vật gắn liền với cuộc đời của một người lính, là nhân chứng trong những trận đánh khốc liệt hay những giây phút thiêng liêng cuối cùng của người lính trước lúc hy sinh.

Ông Thiện bùi ngùi kể: “Tôi đặt tên cho từng món đồ mình có được, ghi rõ tên những người lính đã từng sử dụng những món đồ đó và việc tôi đã tìm thấy nó trong trường hợp nào. Có những món đồ vẫn còn vết máu, khiến cho tôi lúc nào có cảm giác như chiến tranh mới xảy ra ngày hôm qua”.

Bằng tấm lòng của mình, ông đã khiến nhiều người lính vì xúc động và cảm kích mà tặng lại cho ông những món đồ kỷ niệm vô cùng quý báu. Chiếc máy phát điện thủ công thời chiến mà ông xin được của một bác sĩ quân y đã ra quân là kết quả của cả một năm trời ông đến thăm hỏi, trò chuyện và chia sẻ tâm nguyện của mình. Chủ nhân của chiếc máy đã trao nó cho ông chỉ với duy nhất một yêu cầu là hãy giữ gìn nó cẩn thận. Đến tận bây giờ, sau 37 năm rời tay người bác sĩ, chiếc máy mavinen này vẫn có thể phát điện.


Chiếc máy maniven, được sử dụng từ những năm 60 trong chiến tranh chống Mỹ, sau gần một nửa thế kỷ vẫn... 'chạy tốt'.

Ông bảo: “Tôi quý chiếc máy này vô cùng. Thời chiến tranh, trong các lán trại giữa rừng, các bác sĩ quân y đã dùng nó để tiến hành phẫu thuật cho nhiều thương binh của ta bị thương, chắc hẳn, rất nhiều người lính của ta đã được cứu sống nhờ nó”.

Một món đồ khác mà ông Thiện cũng vô cùng trân trọng là chiếc bút máy hiệu Pilot của “Ông cố vấn”, Thiếu tướng tình báo nổi tiếng Vũ Ngọc Nhạ. Phải rất khó khăn và nhờ không biết bao người thuyết phục, thậm chí phải làm cam kết, ông mới được vợ ông Thiếu tướng tặng lại chiếc bút mang về bổ sung vào bộ sưu tập của mình.

“Bảo tàng” của ông Thiện còn có cả chiếc la bàn của liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân hay chiếc bi đông đựng nước của thương binh Nguyễn Văn Thành. Ông trân trọng tất cả những món đồ đó vì “dù đó là của là một vị tướng lừng danh hay một người lính bình thường, thì chúng cũng là những đồ vật của những người anh hùng, đã hy sinh cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của đất nước…”.

Đáng ngạc nhiên nhất là trong bộ sưu tập của ông, có cả những món đồ của nhiều người lính Mỹ chết ở Việt Nam như chiếc va li, giấy chứng minh thư hay giấy chứng nhận quân nhân Mỹ. Ông cứ luôn trăn trở: “Liệu những người thân của những người lính ở bên kia bờ đại dương có cần những món đồ này không? Hẳn họ cũng bất hạnh và đau khổ. Tôi giữ lại những món đồ này, với hy vọng một ngày nào đó nó có thể đến tay những gia đình này, để họ có thể giữ lại một vài kỷ niệm về người đã mất...”.

... Để quá khứ không bị lãng quên

Với những kỷ vật đã sưu tầm được, ông Phạm Chí Thiện đã mở một bảo tàng để cho những cựu chiến binh, những người muốn tìm hiểu về chiến tranh, đặc biệt là những học sinh ham học lịch sử đến đây tham quan, tìm hiểu. Những lúc đó, ông Thiện lại trở thành “hướng dẫn viên”, giải thích một cách cặn kẽ về lai lịch từng món đồ.


Chiếc vali của một người lính Mỹ đã chết ở Việt Nam.

Ông nói: “Mọi người đến đây càng đông tôi càng vui. Tôi không thu bất cứ một thứ lệ phí nào. Chỉ mong cho thế hệ trẻ nhìn thấy những thứ này và không lãng quên về một quá khứ đau thương và hào hùng”.

Vì điều kiện khó khăn, ông Thiện không có tiền để làm một bảo tàng khang trang. Những kỷ vật chiến tranh sưu tập được không chứa đủ trong căn nhà 60 m2, ông phải gửi nhờ ở gia đình họ hàng xung quanh.

Nhiều bạn trẻ thế hệ 8X, 9X đã tìm đến đây, vô cùng xúc động với bộ sưu tập của ông Thiện, đã không kìm được nước mắt và ghi lại những dòng tri ân: “Cảm ơn bác vì đã nhắc lại cho chúng cháu về những tấm gương của ông cha. Cảm ơn bác vì đã giúp chúng cháu có thể hình dung một cách chân thực về một cuộc chiến mà chúng cháu không được chứng kiến. Đó là một bài học lịch sử quý giá và không hề dễ quên” (một học sinh ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

Ông Thiện tâm sự, ông chỉ mong thế hệ trẻ có được một cái nhìn toàn diện nhất về hai cuộc kháng chiến, không chỉ là bom đạn khốc liệt, không chỉ là đau thương mất mát mà còn là những câu chuyện xúc động về những tấm gương hy sinh, về tình đồng đội và lòng yêu nước của người Việt Nam khi xưa.

Trong topic này có 03 ông hay đọc nhất,đố là ông nào?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Giữa năm 1971, Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho những cuộc tổng tấn công đầu năm 1972 tại các chiến trường Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với 21 sinh viên của K15 Toán-Cơ và nhiều sinh viên khác, anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Anh viết cuốn nhật ký "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị anh đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau (ngày 30 tháng 7 năm 1972) anh đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.

Các bác biết Nguyễn Văn Thạc là chiến sĩ thuộc binh chủng nào không?

Thời điểm đó gia nhập Quân đội chỉ có binh chủng hợp thành ( bộ binh )
-----------------------------------------------------------------------------------------
Trong topic này có 03 ông hay đọc nhất,đố là ông nào?


dongminhkh, kimthanh08, letuan28. He he còn ai nữa không ta?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Thời điểm đó gia nhập Quân đội chỉ có binh chủng hợp thành ( bộ binh )
-----------------------------------------------------------------------------------------
Trong topic này có 03 ông hay đọc nhất,đố là ông nào?


dongminhkh, kimthanh08, letuan28. He he còn ai nữa không ta?
Sai rồi cha. Tìm hiểu kỹ lại xem nào. Nói sai nè :udau:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top