154 là chi phí hay tài sản

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

hơ 154 chinh xác nó là tài sản ngắn hạn khi ta kết chyển tài khoản 621,622,627 sang 154 khi đó 154 mới là chi phí để xác định kết quả hoạt động sản xuất (em nhớ là như thế
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Mời các Bác tham khảo các khái niệm về tài sản, chi phí trong VAS01:

a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

b/ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.


Lưu ý: Đây là khái niệm về tài sản, chi phí trên Báo cáo tài chính
Chi phí trong Kế toán tài chính được phân loại theo mối quan hệ với các chỉ tiêu trên BCTC thành chi phí sản phẩm (product cost)chi phí thời kỳ (period cost)..

Thien Thanh_ nói:
TT nói 621, 622, 627 chưa phải là chi phí, bác nghĩ sao ?
. .
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Chào các khanh!
Sao một chuyện nhỏ vậy mà các khanh tranh cãi nhiều thế?
Các khanh phải tập nhìn xa trông rộng, phải xác định chổ đứng cao hơn, để có tầm nhìn tổng quát hơn.
Chỉ mới TK 154 mà đã thế. Các khanh thử đưa ra tình huống không phải là chi phí sản xuất, mà đó là chi phí quản lý hay chi phí kinh doanh, ví dụ chi phí đã bỏ ra cho việc quảng bá, marketing,... thử xem. Lúc đó các khanh thấy chuyện số liệu ở TK 154 là gì. Các khanh nhé!
 
Chỗ này em chưa đồng ý với Bác.
Hàng ngày tập hợp các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm vào TK 154 (hoặc qua 62X, cuối kỳ hoặc khi đơn hàng hoàn thành kết chuyển), thì bản chất của nó vẫn là tài khoản tài sản, nó là "chi phí của các sản phẩm còn đang dở dang".
Mà sản phẩm dở dang là tài sản vì nó thỏa mãn các định nghĩa về tài sản: (1) Nó là nguồn lực mà DN kiểm soát được, và (2) chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
Do vậy mặc dù có tên là "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" nhưng TK 154 thuộc loại TK Tài sản.
Cũng như Chi phí trả trước, khi khoản chi phí này chưa phát huy lợi ích (chưa được phân bổ vào chi phí của kỳ kế toán) thì khoản này là tài sản vì nó đáp ứng được các tiêu chuẩn trong định nghĩa TS.
Thì đúng rồi.
Tôi có nói nó không phải là tài sản đâu?
Ai cũng biết một nghiệp vụ kế toán luôn ảnh hửong đến 2 TK. Ngoài ra hệ thống TK kế toán cùng các phương pháp ghi chép luôn thể hiện tài sản của DN ở 2 mặt: hiện vật và nguồn hình thành.
Nhưng tại sao chỉ có 2 mặt mà không phải là 3 hay 4 mặt?
Thực ra là có chứ không phải không.

Kỹ thuật ghi sổ kép qua hàng trăm năm hình thành và phát triển đã cho thấy không cần thiết phải dùng kỹ thuật ghi sổ tam hay ghi sổ tứ. Ghi sổ kép là vừa đủ giảm nhẹ công việc kế toán (hoặc nói là không quá cầu kỳ phức tạp cho kế toán) lại vẫn đảm bảo phản ảnh theo các góc nhìn khác nhau.

Hãy nghĩ xem tại sao khi xuất NVL ra SX rồi bán tại sao không ghi đơn giản là C152/N632 ?
Phải ghi C152/N621 rồi lại C621/N154 rồi mới C154/N632 (dịch vụ) hoặc C154/N155 và C155/N632 (SX).
Còn chi phí nhân công thì phải đi qua 334 rồi mới sang 622 rồi mới vào 154.

Bởi vì phải thể hiện và ghi chép theo các góc nhìn khác nữa, phục vụ cho tất cả các mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau.
Đối với DN nhỏ và vừa người ta đồ chừng rằng GĐ cty đó không mấy quan tâm đến những góc nhìn khác với góc nhìn Doanh thu - Chi phí nên đã lược bỏ bớt 1 số tài khoản.

Ở góc độ khác 1 chút để lý giải tại sao ghi sổ kép lại có thể phản ảnh 3-4 góc nhìn khác nhau:
Tọa độ của 1 điểm trong không gian 3 chiều A(x1,y1,z1).
Nếu có nhiều điểm trong không gian ta có thể lập bảng:
Điểm----------x------------y-----------z
A------------1-------------2-----------4
B------------4-------------1-----------9
C------------5-------------7-----------4
...
Hoặc theo bảng sau:
Tọa độ--------trị số
Ax------------1
Ay------------2
Az------------4
Bx------------4
By------------1
....
Ai cũng biết "bảng" là 1 mảng 2 chiều. Vậy tại sao nó lại có thề thể hiện 1 không gian 3 chiều?
Từ đó suy ra 1 véc-tơ n chiều (vô số chiều) vẫn có thể được ghi lại trên 1 bảng 2 chiều.

Theo cách ghi bảng thứ nhì thì chỉ đơn giản là ghi tọa độ của 1 điểm thành nhiều dòng.

Như vậy kế tóan ghi nhận 1 nghiệp vụ vào TK nào là tùy theo ta quan tâm tới vấn đề nào mà thôi. Nếu nó cùng lúc liên quan đến nhiều vấn đề mà ta quan tâm thì định khỏan đồng thời nhìêu lần.
Dĩ nhiên mỗi người có cách nhìn, có quan điểm khác nhau vì vậy Nhà nước (ở các nước khác là Hội kế toán) phải quy định giới hạn 1 số TK mà thôi. Nếu không thì sẽ loạn lên cả. Tuy giới hạn số lượng TK nhưng cũng đủ phục vụ cho số đông. Nếu DN cần thì mở thêm chi tiết và muốn đặt tên gì thì đặt.

Còn chuyện này nữa: nếu bạn nhìn vấn đề chỉ theo 1 mặt là hiện vật của nó mà thôi thì bạn đã thấy còn thiếu phần nguồn của nó rồi.
Mà nếu đã thấy được là còn thiếu phần nguồn thì hẳn cũng nhin ra là còn thiếu phần quan niệm Thu nhập - Chi phí.
Bởi vì hàng ngày ghi C152/N621 nhưng chưa chắc đã ghi C621/N154.
Nếu để cuối tháng khi khóa sổ mới ghi C621/N154 1 lần thì sau?
Lật sổ cái 621 của bạn ra xem thử. Có khi nào bạn để đến cuối tháng mới ghi 1 dòng: kết chuyển 154: 10tỷ.
Đâu nhất thiết phải ghi hàng ngày C621/N154 cho từng Phiếu xuất kho.

Chào các khanh!
Sao một chuyện nhỏ vậy mà các khanh tranh cãi nhiều thế?
Các khanh phải tập nhìn xa trông rộng, phải xác định chổ đứng cao hơn, để có tầm nhìn tổng quát hơn.
Chỉ mới TK 154 mà đã thế. Các khanh thử đưa ra tình huống không phải là chi phí sản xuất, mà đó là chi phí quản lý hay chi phí kinh doanh, ví dụ chi phí đã bỏ ra cho việc quảng bá, marketing,... thử xem. Lúc đó các khanh thấy chuyện số liệu ở TK 154 là gì. Các khanh nhé!
Thế Bệ Hạ đã nhìn và đã thấy được gì hay chưa? Kể nghe thử mới tin.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Còn chuyện này nữa: nếu bạn nhìn vấn đề chỉ theo 1 mặt là hiện vật của nó mà thôi thì bạn đã thấy còn thiếu phần nguồn của nó rồi.
Mà nếu đã thấy được là còn thiếu phần nguồn thì hẳn cũng nhin ra là còn thiếu phần quan niệm Thu nhập - Chi phí.
Bởi vì hàng ngày ghi C152/N621 nhưng chưa chắc đã ghi C621/N154.
Nếu để cuối tháng khi khóa sổ mới ghi C621/N154 1 lần thì sau?
Lật sổ cái 621 của bạn ra xem thử. Có khi nào bạn để đến cuối tháng mới ghi 1 dòng: kết chuyển 154: 10tỷ.
Đâu nhất thiết phải ghi hàng ngày C621/N154 cho từng Phiếu xuất kho.
Vấn đề là trong mọi tình huống thì TK 154 đều là TK Tài sản (kể cả ở DN nhỏ và vừa người ta hạch toán thẳng vào 154 hàng ngày hay theo QD 15 cuối kỳ kết chuyển).
Em chỉ không đồng ý với Bác ở chỗ Bác nói rằng TK 154 hàng ngày là TK chi phí, cuối kỳ có số dư mới là TK Tài sản.
Nếu nói về xây dựng hệ thống tài khoản thì tùy theo quan điểm xây dựng của mỗi nước. Theo em biết trong kế toán chi phí của Anh, Mỹ họ chẳng cần những TK đại loại như 621, 622 của VN. TK 627 của họ xây dựng cũng nhằm các mục đích khác.
Nếu đưa tất cả các tài khoản như 154, rồi tương tự như vậy đến các tài khoản tồn kho khác, TS cố định về chi phí (chi) thì lại trở thành kế toán tiền mặt rồi (cash basic).
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Bác cứ bình tĩnh, bác cứ lấy phở với cơm ra so sánh với em, vậy em hỏi bác Phở và cơm có phải là 1 không? dạ câu trả lời là " CÓ " khi nói tới đồ ăn, nhưng " không" nếu nói nó về khía cạnh thành phần, hương vị... Em muốn phân biệt ở đây là cái TK 154 kia trong DN SX và trong DN dịch vụ, bác cho em hỏi việc tính giá thành trong DN kinh doanh dịch vụ( ví dụ như DN kinh doanh lĩnh vực viễn thông, thông tin) và DN SX( Ví dụ DN SX đồ gỗ chẳng hạn) Bác chỉ cần phân biệt 154 trong 2 DN kia xem nó khác nhau ở chỗ nào? em nghĩ nó sẽ ra vấn đề đó ạ! Thế nhé bác làm vài ly cho nó tỉnh và hạ hỏa cái nhỉ he he :cheers1::smilielol5:

Ku này hỏi nghe hay :ibbanana: Đọc sơ qua là biết ngày là dân kế toán. Trong DNDV, 154 gần giống như 142, 242, tuy không có tài sản, sản phẩm hữu hình phát sinh nhưng có sản phẩm vô hình. Với DNDV thì họ đang kinh doanh sản phẩm vô hình -> sản phẩm vô hình dỡ dang cũng là tài sản. Không phải đồ nào rờ được mới là tài sản còn không rờ được là chi phí. Coi lại định nghĩa về chi phí, tài sản đã được trích rồi học thêm tý nhé
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Ku này hỏi nghe hay :ibbanana: Đọc sơ qua là biết ngày là dân mù kế toán. Trong DNDV, 154 gần giống như 142, 242, tuy không có tài sản, sản phẩm hữu hình phát sinh nhưng có sản phẩm vô hình. Với DNDV thì họ đang kinh doanh sản phẩm vô hình -> sản phẩm vô hình dỡ dang cũng là tài sản. Không phải đồ nào rờ được mới là tài sản còn không rờ được là chi phí. Coi lại định nghĩa về chi phí, tài sản đã được trích rồi học thêm tý nhé

Ơ thế rainy cty Rai lỳ thuê một kênh đường truyền sau đó bán lại và xác đinh giá vốn dịch vụ, SP vô hình thế lúc này 154 cũng là TS hả Rai Lỳ nhỉ? Ghét nhất là bôi chữ trắng :dapghe:
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Vấn đề là trong mọi tình huống thì TK 154 đều là TK Tài sản (kể cả ở DN nhỏ và vừa người ta hạch toán thẳng vào 154 hàng ngày hay theo QD 15 cuối kỳ kết chuyển).
Em chỉ không đồng ý với Bác ở chỗ Bác nói rằng TK 154 hàng ngày là TK chi phí, cuối kỳ có số dư mới là TK Tài sản.
Nói lại lần nữa: phân loại theo quan niệm Doanh thu - Chi phí thì người ta chia các TK ra thành các nhóm:
  1. TS ngắn hạn
  2. TS dài hạn
  3. Nợ phải trả
  4. Vốn CSH
  5. Doanh thu
  6. Chi phí
  7. Kết quả kinh doanh
Chữ chi phí ở trên nhất định phải đi liền với thời kỳ, thời điểm khóa sổ.
Và do đó chữ Tài sản ở trên cũng thế.
Và do phải đi với thời kỳ, thời điểm khóa sổ nên chữ "Tài sản" chỉ xuất hiện trên BCDKT.
Cho dù giữa kỳ bạn có lập BCD SPS thì tên Nhóm TK cũng không hề xuất hiện.

Nếu DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ thì không sử dụng TK154 để tập hợp chi phí mà sẽ tập hợp vào TK631, đến cuối kỳ mới kết chuyển số dư sang 154, và ngay lập tức đầu kỳ sau đã phải trả ngược từ 154 về 631.


Nếu nói về xây dựng hệ thống tài khoản thì tùy theo quan điểm xây dựng của mỗi nước. Theo em biết trong kế toán chi phí của Anh, Mỹ họ chẳng cần những TK đại loại như 621, 622 của VN. TK 627 của họ xây dựng cũng nhằm các mục đích khác.
Giả sử 1 người kế toán Mỹ lấy tên 1 TK là "Bin Laden" hoặc dùng tiếng Hàn để đặt tên TK thì có được không?
Biết là Nhà nước Mỹ không quy định bắt buộc tên gọi TK nhưng nó cũng vẫn có quy tắc, chuẩn mực của nó.
Chuẩn mực kế toán cũng do Mỹ đầu têu chứ ai. Cả thế giới thấy hay nên mới bắt chước nó thôi.
Hệ thống TK của VN cũng do tập thể các vị GS, TS học hỏi người ta mà đề ra chứ đâu phải là do nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ nào đó sáng tác ra.

Nếu đưa tất cả các tài khoản như 154, rồi tương tự như vậy đến các tài khoản tồn kho khác, TS cố định về chi phí (chi) thì lại trở thành kế toán tiền mặt rồi (cash basic).
Không đúng. Chính vì đi ngang qua các TK chi phí 334, 621,622,627 ... mới là cách thể hiện kế toán theo luồng tiền đó chứ.
Và chỉ đến cuối kỳ khi chuyển nó trở lại 154 thì động tác này (khóa sổ) mới chính là lúc thể hiện nó ở góc nhìn Doanh thu - Chi phí.

Thực tế là kế toán phải thể hiện tình hình DN theo nhiều góc cạnh khác nhau.
Người nào cầm bảng BCTC lên nhìn nó ở nhiều góc độ khác nhau thì càng thấy rõ tình hình của DN hơn.
Nhìn như thế mới hy vọng thấy hết các góc khuất của nó.
Đối với cán bộ thuế thì chỉ quan tâm đến KQKD theo thời kỳ nên chỉ cần nhìn SD 154 như là Tài Sản. Lúc bấy giờ "Chi phí" theo góc nhìn của anh ta là những khoản hoàn toàn khác. Chẳng qua là từ ngữ trùng nhau thôi.
Rõ ràng anh ta cũng chỉ nói: "DN có nhìn chi phí theo góc độ nào thì mặc xác. Tôi không quan tâm".
Không quan tâm thôi chứ đâu có thể cấm DN và cổ đông nhìn theo góc độ luồng tiền.

Cũng tương tự, vị cao nhân kia nếu đang nằm thì ta có thể nói: "Không thấy cao".
Nhưng nếu ta cũng nằm thì sao? Anh ta có cao không?
Ngược lại: ta đứng, anh ta nằm và anh ta nói: "Ôi hai chú lùn kia cãi hoài". Anh ta nói đúng không?
Vì chiếu theo hệ tọa độ của anh ta thì: chúng ta đang nằm so với anh ta đang đứng.

Bạn xem đó là tài sản, tôi công nhận. Vậy sao tôi xem nó là chi phí bạn lại không cho?
Nếu bạn nhìn vấn đề chỉ ở góc độ quan niệm Doanh thu - Chi phí thì cũng không thể buộc người khác bịt mắt.

Tới đây lại nhớ bài hát của Trịnh Công Sơn:
Còn hai con mắt khóc người một con.
Còn hai con mắt, một con khóc người.
Con mắt còn lại, nhìn đời đơn côi.
Con mắt còn lại, còn thương nhớ người ...:cheers1:
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Chữ chi phí ở trên nhất định phải đi liền với thời kỳ, thời điểm khóa sổ.
Và do đó chữ Tài sản ở trên cũng thế.
Và do phải đi với thời kỳ, thời điểm khóa sổ nên chữ "Tài sản" chỉ xuất hiện trên BCDKT.

E lại nghĩ là
- Chi phí thì đi với thời kỳ
- Còn tài sản đi với thời điểm

Người ta nói chi phí của năm 2007 chứ ko ai nói chi phí tại thời điểm 31/12/2007 :happy3:

Cho dù giữa kỳ bạn có lập BCD SPS thì tên Nhóm TK cũng không hề xuất hiện.
E ko hiểu chỗ này, ý bác là nếu e lập BCD SPS giữa kỳ thì trên bảng đó thể hiện DN ko hề có TS gì hết ?!
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Giả sử 1 người kế toán Mỹ lấy tên 1 TK là "Bin Laden" hoặc dùng tiếng Hàn để đặt tên TK thì có được không?
Biết là Nhà nước Mỹ không quy định bắt buộc tên gọi TK nhưng nó cũng vẫn có quy tắc, chuẩn mực của nó.
Chuẩn mực kế toán cũng do Mỹ đầu têu chứ ai. Cả thế giới thấy hay nên mới bắt chước nó thôi.
Hệ thống TK của VN cũng do tập thể các vị GS, TS học hỏi người ta mà đề ra chứ đâu phải là do nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ nào đó sáng tác ra.
Chế độ kế toán VN do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán ban hành, có tham khảo chế độ và chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước. Tuy nhiên không phải mọi cái mà các Bác ấy xây dựng đều hoàn hảo. Một số nội dung chưa phát sinh nhiều ở VN các bác ấy hướng dẫn không hoàn toàn đúng. Một số nội dung các bác ấy học theo các nước nhưng tự cắt gọt để gọi cho là "phù hợp với đặc điểm của VN" nhưng thực ra đấy đơn thuần chỉ là sự cắt xén do chưa hiểu tường tận các nguyên lý của kế toán. Tất nhiên không phủ nhận là có một số điểm vận dụng của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán là khá hợp lý đối với VN hiện nay.
Thực tế là kế toán phải thể hiện tình hình DN theo nhiều góc cạnh khác nhau.
Người nào cầm bảng BCTC lên nhìn nó ở nhiều góc độ khác nhau thì càng thấy rõ tình hình của DN hơn.
Nhìn như thế mới hy vọng thấy hết các góc khuất của nó.
Đối với cán bộ thuế thì chỉ quan tâm đến KQKD theo thời kỳ nên chỉ cần nhìn SD 154 như là Tài Sản. Lúc bấy giờ "Chi phí" theo góc nhìn của anh ta là những khoản hoàn toàn khác. Chẳng qua là từ ngữ trùng nhau thôi.
Rõ ràng anh ta cũng chỉ nói: "DN có nhìn chi phí theo góc độ nào thì mặc xác. Tôi không quan tâm".
Không quan tâm thôi chứ đâu có thể cấm DN và cổ đông nhìn theo góc độ luồng tiền.
Bạn xem đó là tài sản, tôi công nhận. Vậy sao tôi xem nó là chi phí bạn lại không cho?
Nếu bạn nhìn vấn đề chỉ ở góc độ quan niệm Doanh thu - Chi phí thì cũng không thể buộc người khác bịt mắt.
Điều này em đã nói rồi: Nói TK 154 là tài khoản phản ánh "chi phí sản phẩm" là chính xác. Còn nếu cần phân biệt xem tài khoản 154 là TK tài sản hay chi phí thì kết luận đó là TK tài sản.
-----------------------------------------------------------------------------------------
E cứ thắc mắc 154 là chi phí hay tài sản.
E thì cứ nghĩ nó là tài sản, nhưng một cao nhân của dkt nói với em nó là chi phí. Cao nhân đó nói tên tài khoản rõ ràng là " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, ko là chi phí thì là gì?!"
Ổng còn nói ai dám nói nó là Tsản? Nếu nó ko fải là Chi phí thì ổng lệnh cho BTC fải sửa tên của TK 154 liền.

Các bác cho em một lời giải đáp công minh với.
Ở đây bác ThienThanh cần câu trả lời: TK 154 là TK tài sản hay TK chi phí theo cách phân loại hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán VN.
Câu trả lời của em vẫn là: Nó là tài khoản tài sản, mặc dù tên gọi của nó là "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".
Ở đây em nhắc lại là em chỉ không đồng ý với Bác ở chỗ Bác cho rằng TK 154 trong kỳ là TK chi phí, cuối kỳ số dư của nó là TK tài sản.
Tương tự như vậy là TK 241, 242, 142 mặc dù chúng đều được gọi dưới tên bắt đầu bằng chữ "chi phí".
Nếu Bác nói các đối tượng sử dụng thông tin kế toán dưới góc độ luồng tiền thì người ta dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bản thân các số liệu trên TK không cung cấp đầy đủ các thông tin về dòng tiền được.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Ơ thế rainy cty Rai lỳ thuê một kênh đường truyền sau đó bán lại và xác đinh giá vốn dịch vụ, SP vô hình thế lúc này 154 cũng là TS hả Rai Lỳ nhỉ? Ghét nhất là bôi chữ trắng :dapghe:

hớ hớ hớ, ku thuê của người ta roài ku bán cái của người ta?? người ta gọi là ăn cớp đó. Si nghĩ kỹ rồi hãy đặt câu hỏi nhá

Thuê đường truyền sau đó sang nhượng lại gói thuê ấy -> sản phẩm kinh doanh: quyền (gói) thuê đường truyền -> cái đó đưa vào 154 trước khi xác định giá vốn tui gọi là tài sản í.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Nó là tài sản ngắn hạn. Không phải là chi phí đâu bạn ạ. Thực chất tài khoản này là một tài khoản trung gian tập hợp các chi phí sản xuất sản phẩm, nhưng chưa là thành phẩm. Các bạn tưởng tượng đơn giản thế này nhé.

1. Chi phí giống như cái vô hình
2. 154 là cái bán vô hình, có nghĩa là nó đã có một chút hình dạng rồi
3. Và thành phẩm chính là cái đã hiện hữu.

Tại sao lại thế? Vì tất cả các tài khoản chi phí, doanh thu là tài khoản thời điệm thôi. Khi hết kỳ kế toán thì nó sẽ được khóa sổ. Còn 154 thì sao? Nó có số dư đầu kỳ và cuối kỳ đó. Chính vì vậy mà nó là Tài sản.
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

E cứ thắc mắc 154 là chi phí hay tài sản.
E thì cứ nghĩ nó là tài sản, nhưng một cao nhân của dkt nói với em nó là chi phí. Cao nhân đó nói tên tài khoản rõ ràng là " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, ko là chi phí thì là gì?!"
Ổng còn nói ai dám nói nó là Tsản? Nếu nó ko fải là Chi phí thì ổng lệnh cho BTC fải sửa tên của TK 154 liền.

Các bác cho em một lời giải đáp công minh với.

Em hỏi bác í 242, 142 là chi phí hay tài sản? Nếu là tài sản thì tại sao nó phân bổ chi phí, còn nếu là chi phí thì tại sao nó thuộc phần tài sản trên BS? :ibbanana:
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

+ Sau một hồi theo dõi các pác bàn luận em hỏi ngược lại thế này:
- DNSX thì 154 là cái TS hữu hình bác nhìn thấy nó tập hợp chi phí 621,622,627-> theo các pác là TS.
- DN Dịch vụ có tính giá thành dịch vụ-> lúc này chỉ có chi phí và ko có TP hay hàng hóa mà 154 tập hợp kết chuyển qua giá vốn 632.-> vậy 154 là TS hay chi phí.
Các pác phân biệt cho em 154 đối với DN SX và DN DV? em thấy chưa bài nào trong topic này hoàn chỉnh cả. Pác [you] bổ sung cho em nhé!:cheers1:

Theo tớ, có cùng một ND nhưng được đặt tại ví trí khác nhau thì mang tính chất khác nhau.
Trên BCĐ Kế Toán, TK 154 được đặt vào mục thuộc TS.
Trên BC phân tích BCTC, TK 154 được đặt vào mục chi phí trực tiếp
& ...V..V...
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Chi phí cũng là một loại tài sản, bởi chúng là nguồn lực của DN tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai:vd : chi phí trả trước, TSCĐ vô hình chẳng hạn
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

154 là tài sản. TK loại 1, làm gì phải chi phí
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Theo tớ, có cùng một ND nhưng được đặt tại ví trí khác nhau thì mang tính chất khác nhau.
Trên BCĐ Kế Toán, TK 154 được đặt vào mục thuộc TS.
Trên BC phân tích BCTC, TK 154 được đặt vào mục chi phí trực tiếp
& ...V..V...

:) Tài khoản 154, cái tên của nó đã nói lên ý nghĩa rồi đó các bác ạ. Dù có ở đâu thì bản chất của nó vẫn thế. Nó tập hợp tất cả các thể loại chi phí (coi như là vô hình) để trở thành một cái bán vô hình, trước khi được hoàn tất để trở thành cái gọi là thành phẩm.

Thường thì những công ty làm dịch vụ ít sử dụng tài khoản này. Không sao cả, vì nó chỉ là một bước trung chuyển. Vả lại, những cty dạng này người ta không nhất thiết phải theo dõi những khoản dở dang như thế.

Để nói về TK 154 thì chúng ta nên xem xét nó trong những đơn vị SXKD là rõ nét nhất. Các bác cứ tưởng tượng xem, các mua một đống NVL về để sản xuất 10 sản phẩm A nào đó. Nhưng cuối kỳ chỉ thu được 8 sản phẩm. Còn 2 cái chưa xong, vậy các bác theo dõi 2 cái bán thành phẩm ấy như thế nào??? Sử dụng 154 là theo dõi tốt nhất phải không nào??? :)

Còn về TK 142, 242 như có bác nào đó nói ở trên. Nó cũng đúng là TS đấy các bác ạ. Lý do cũng đã nói ở trên, chi phí và doanh thu thì cuối kỳ nó phải được kết sổ hết. Còn cái này là các bác có mất hết nó ngay trong kỳ kế toán đâu nào? Nó vẫn là sở hữu của các bác đó thôi? Đúng không nào?

Mà hỏi các bác một câu nhé: Tài sản là gì, và Nguồn vốn là gì? Các bác chỉ cần trả lời được câu này, và căn cứ vào câu trả lời của mình mà suy nghĩ xem tại sao tài khoản đầu 1, 2 là TS, và 3,4 là NV nhé.

Chúc các bác nhanh chóng không phải thắc mắc về mấy thứ này. :):cheers1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

154 là tài khoản trung gian dùng để tập hợp các khoản chi phí trước khi hình thành tải sản (155) hay chi phí (632) vì thế có thể nói nó là tài sản của chi phí hay chi phí của tài sản hay đúng hơn nữa là chẳng là gì cả .. hic ..hic
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Theo đây nghĩ 154 đích thị hắn là tài sản. Bởi vì chi phí của doanh nghiệp bỏ ra cũng chính là tài sản mà. 155,156 hắn là tài sản ở dạng tĩnh, còn 154 là tài khoản trung gian để tập hợp chi phí, 154 là tài sản đang vận động trong sx. Mới lại 154 là tâp hợp những gì doanh nghiệp bỏ ra nhưng chưa hình thành sản phẩm. Vậy không nghi ngờ j nư hắn là tài sản.
 
Ðề: 154 là chi phí hay tài sản

Tui thấy vụ này dài quá, vậy chúng ta nên nhất trí trong cách hiểu đi đã, giống như trong tuyển dụng, người ta có phần mô tả công việc ý mà, không có giống như thày bói xem voi ý. Các bác hiểu ntn là chi phí, ntn là tài sản, xếp theo tính chất hay nguồn hình thành?
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top