Chỗ này em chưa đồng ý với Bác.
Hàng ngày tập hợp các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm vào TK 154 (hoặc qua 62X, cuối kỳ hoặc khi đơn hàng hoàn thành kết chuyển), thì bản chất của nó vẫn là tài khoản tài sản, nó là "chi phí của các sản phẩm còn đang dở dang".
Mà sản phẩm dở dang là tài sản vì nó thỏa mãn các định nghĩa về tài sản: (1) Nó là nguồn lực mà DN kiểm soát được, và (2) chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
Do vậy mặc dù có tên là "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" nhưng TK 154 thuộc loại TK Tài sản.
Cũng như Chi phí trả trước, khi khoản chi phí này chưa phát huy lợi ích (chưa được phân bổ vào chi phí của kỳ kế toán) thì khoản này là tài sản vì nó đáp ứng được các tiêu chuẩn trong định nghĩa TS.
Thì đúng rồi.
Tôi có nói nó không phải là tài sản đâu?
Ai cũng biết một nghiệp vụ kế toán luôn ảnh hửong đến 2 TK. Ngoài ra hệ thống TK kế toán cùng các phương pháp ghi chép luôn thể hiện tài sản của DN ở 2 mặt: hiện vật và nguồn hình thành.
Nhưng tại sao chỉ có 2 mặt mà không phải là 3 hay 4 mặt?
Thực ra là có chứ không phải không.
Kỹ thuật ghi sổ kép qua hàng trăm năm hình thành và phát triển đã cho thấy không cần thiết phải dùng kỹ thuật ghi sổ tam hay ghi sổ tứ. Ghi sổ kép là vừa đủ giảm nhẹ công việc kế toán (hoặc nói là không quá cầu kỳ phức tạp cho kế toán) lại vẫn đảm bảo phản ảnh theo các góc nhìn khác nhau.
Hãy nghĩ xem tại sao khi xuất NVL ra SX rồi bán tại sao không ghi đơn giản là C152/N632 ?
Phải ghi C152/N621 rồi lại C621/N154 rồi mới C154/N632 (dịch vụ) hoặc C154/N155 và C155/N632 (SX).
Còn chi phí nhân công thì phải đi qua 334 rồi mới sang 622 rồi mới vào 154.
Bởi vì phải thể hiện và ghi chép theo các góc nhìn khác nữa, phục vụ cho tất cả các mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau.
Đối với DN nhỏ và vừa người ta đồ chừng rằng GĐ cty đó không mấy quan tâm đến những góc nhìn khác với góc nhìn Doanh thu - Chi phí nên đã lược bỏ bớt 1 số tài khoản.
Ở góc độ khác 1 chút để lý giải tại sao ghi sổ kép lại có thể phản ảnh 3-4 góc nhìn khác nhau:
Tọa độ của 1 điểm trong không gian 3 chiều A(x1,y1,z1).
Nếu có nhiều điểm trong không gian ta có thể lập bảng:
Điểm----------x------------y-----------z
A------------1-------------2-----------4
B------------4-------------1-----------9
C------------5-------------7-----------4
...
Hoặc theo bảng sau:
Tọa độ--------trị số
Ax------------1
Ay------------2
Az------------4
Bx------------4
By------------1
....
Ai cũng biết "bảng" là 1 mảng 2 chiều. Vậy tại sao nó lại có thề thể hiện 1 không gian 3 chiều?
Từ đó suy ra 1 véc-tơ n chiều (vô số chiều) vẫn có thể được ghi lại trên 1 bảng 2 chiều.
Theo cách ghi bảng thứ nhì thì chỉ đơn giản là ghi tọa độ của 1 điểm thành nhiều dòng.
Như vậy kế tóan ghi nhận 1 nghiệp vụ vào TK nào là tùy theo ta quan tâm tới vấn đề nào mà thôi. Nếu nó cùng lúc liên quan đến nhiều vấn đề mà ta quan tâm thì định khỏan đồng thời nhìêu lần.
Dĩ nhiên mỗi người có cách nhìn, có quan điểm khác nhau vì vậy Nhà nước (ở các nước khác là Hội kế toán) phải quy định giới hạn 1 số TK mà thôi. Nếu không thì sẽ loạn lên cả. Tuy giới hạn số lượng TK nhưng cũng đủ phục vụ cho số đông. Nếu DN cần thì mở thêm chi tiết và muốn đặt tên gì thì đặt.
Còn chuyện này nữa: nếu bạn nhìn vấn đề chỉ theo 1 mặt là hiện vật của nó mà thôi thì bạn đã thấy còn thiếu phần nguồn của nó rồi.
Mà nếu đã thấy được là còn thiếu phần nguồn thì hẳn cũng nhin ra là còn thiếu phần quan niệm Thu nhập - Chi phí.
Bởi vì hàng ngày ghi C152/N621 nhưng chưa chắc đã ghi C621/N154.
Nếu để cuối tháng khi khóa sổ mới ghi C621/N154 1 lần thì sau?
Lật sổ cái 621 của bạn ra xem thử. Có khi nào bạn để đến cuối tháng mới ghi 1 dòng: kết chuyển 154: 10tỷ.
Đâu nhất thiết phải ghi hàng ngày C621/N154 cho từng Phiếu xuất kho.
Chào các khanh!
Sao một chuyện nhỏ vậy mà các khanh tranh cãi nhiều thế?
Các khanh phải tập nhìn xa trông rộng, phải xác định chổ đứng cao hơn, để có tầm nhìn tổng quát hơn.
Chỉ mới TK 154 mà đã thế. Các khanh thử đưa ra tình huống không phải là chi phí sản xuất, mà đó là chi phí quản lý hay chi phí kinh doanh, ví dụ chi phí đã bỏ ra cho việc quảng bá, marketing,... thử xem. Lúc đó các khanh thấy chuyện số liệu ở TK 154 là gì. Các khanh nhé!
Thế Bệ Hạ đã nhìn và đã thấy được gì hay chưa? Kể nghe thử mới tin.