Thử tóm lại:
Nếu nói chung chung thì TK 154 thuộc loại tài sản (tạm xem là ngắn hạn, coi như chu kỳ SX trên dưới 1 năm) vì nó là công cụ của kế toán để ghi nhận việc chuyển đổi trạng thái của NVL, CCDC, ... sang sp dở dang, vẫn thuộc sở hữu của DN và có thể mang lại lợi ích trong tương lai.
Nếu nói trong từng phạm vi cụ thể thì :
- Ở phạm vi 1 doanh nghiệp, TK 154 thể hiện giá trị tài sản của DN(như trên). Ở đây "thời kỳ" được hiểu là quá trình kinh doanh, báo cáo kết quả là báo cáo lãi lỗ, "chi phí" chỉ có giá vốn, cp bán hàng, quản lý. Sp dở dang chưa được tiêu thụ nên chưa phải là "chi phí". TK 142, 242 cũng tương tự. Các TK 621 --> 627 hay thậm chí TK 154 cũng chỉ là trung gian thể hiện quá trình chuyển hóa của vật mang giá trị.
- Ở phạm vi nhỏ hơn, giả sử từ kho đến xưởng trong quá trình SX thì NVL đã bị "tiêu đi" để chuyển thành spdd, như vậy TK 154 mang bản chất của "chi phí", vì thế mới mang tên "Chi phí SXKD dở dang". Ở đây "thời kỳ" được hiểu là quá trình sản xuất, báo cáo kết quả là báo cáo giá thành, "chi phí" chính là cp NVL, cp nhân công, cp SXC.
- Ở phạm vi lớn hơn, ví dụ xét tổng thể DN mẹ con A và B hoặc trong 1 quốc gia, TK 154 vẫn mang bản chất TS như phạm vi DN. Thêm nữa, Nghiệp vụ A bán sp cho B nhưng sp đó chưa tiêu thụ ra thị trường thì sẽ loại trừ khi nhìn trên tổng thể. Mặc dù A đã có doanh thu - giá vốn nhưng giá trị sp đó vẫn là tài sản khi nhìn ở dạng hợp nhất.
Bàn rộng ra để thấy cho dù tên gọi thế nào, quy định ra sao (dù phải tuân theo quy định
) và dùng những kỹ thuật gì, nhưng làm kế toán cần nắm bản chất vấn đề là xuôi hết