Ðề: 154 là chi phí hay tài sản
Nó là tài sản ngắn hạn. Không phải là chi phí đâu bạn ạ. Thực chất tài khoản này là một tài khoản trung gian tập hợp các chi phí sản xuất sản phẩm, nhưng chưa là thành phẩm. Các bạn tưởng tượng đơn giản thế này nhé.
1. Chi phí giống như cái vô hình
2. 154 là cái bán vô hình, có nghĩa là nó đã có một chút hình dạng rồi
3. Và thành phẩm chính là cái đã hiện hữu.
Tại sao lại thế? Vì tất cả các tài khoản chi phí, doanh thu là tài khoản thời điệm thôi. Khi hết kỳ kế toán thì nó sẽ được khóa sổ. Còn 154 thì sao? Nó có số dư đầu kỳ và cuối kỳ đó. Chính vì vậy mà nó là Tài sản.
Doanh thu, chi phí tính theo thời kỳ chứ. Việc TK 154 có số dư không phải là căn cứ để xác định đó là tài sản.
Nếu nói Tk 154 là tài sản thì cũng kô đúng vì tài sản khi mua về đủ tiêu chuẩn mới gọi là TS còn tk 154 thì thi để tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.
Nhầm với TSCĐ rồi bạn.
Trời 154 là tài sản thế sao không đổi tên thành TS kinh doanh dở dang. Tên nó đã dành dành là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang rùi còn j. Nếu nói tất cả các khoản chi phí đều không có số dư thì tại sao chi phí Khấu hao TSCĐ vẫn có số dư đó thôi.
Theo tui nghĩ bản chất của 154 là chi phí vì nó là tập hợp chi phí để kết chuyển sang 155
Bạn nói đến TK 214? đó là "Khấu hao lũy kế", không phải TK chi phí
Tên khai sinh của nó là Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thì cứ gọi nó là chi phí.
Gọi nó bằng tên khác coi chừng bố nó đánh tòe alo đấy
Bố nào ấy nhỉ ? trong kế toán Mỹ có thể đặt tên cho Tk là gì tùy ý, chắc ko còn alo
Nhưng thưa bác chúng ta đang bàn luận về chế độ kế toán cũng như hệ thống kế toán của Việt Nam, do vậy việc đánh giá 154 là Tài sản hay Chi phí còn dựa vào SP làm ra là gì? Nếu chúng ta thực hiện quốc tế hóa hệ thống kế toán VN thì mới áp dụng được các chuẩn mà bác đưa ra.
Vậy hệ thống kế toán VN hiện nay khác xa thế giới á ?
Hihi bác từ từ
Nhưng mà
ở cty dịch vụ thì dù là thời điểm hay cuối kỳ thì 154 của bác vẫn là chi phí mà ko là tài sản, bác nghĩ sao?
Sau một hồi theo dõi các pác bàn luận em hỏi ngược lại thế này:
- DNSX thì 154 là cái TS hữu hình bác nhìn thấy nó tập hợp chi phí 621,622,627-> theo các pác là TS.
- DN Dịch vụ có tính giá thành dịch vụ-> lúc này chỉ có chi phí và ko có TP hay hàng hóa mà
154 tập hợp kết chuyển qua giá vốn 632.-> vậy 154 là TS hay chi phí.
Các pác
phân biệt cho em 154 đối với DN SX và DN DV? em thấy chưa bài nào trong topic này hoàn chỉnh cả. Pác
[you] bổ sung cho em nhé!
Vậy trong DN dịch vụ không có chuyện chi phí của DV phát sinh nhưng chưa phát sinh doanh thu ? tập hợp cp vào 154 rồi kết chuyển hết qua giá vốn hay không? trả lời xong chắc là phân biệt được
Túm lại: TK154 là TK tài sản. Nhưng vì kế toán phải phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau nên tên gọi của nó là Chi Phí và đến cuối kỳ khi cần phục vụ cho đối tượng muốn xem BCTC ở quan điểm Doanh thu - Chi phí thì kế toán khóa sổ và ghi nó vào mục Hàng tồn kho.
Ở thời điểm giữa kỳ, khi chưa khóa sổ thì không thể xem nó là tài sản được vì khái niệm đó (Doanh thu -Chi phí) luôn gắn với thời kỳ. Phải kết chuyển khóa sổ thì nó mới trở thành Tài Sản. Không bao giờ người ta xem xét Doanh thu - Chi phí mà không gắn với yêu cầu kế toán phải khóa sổ.
Tương tự là TK142, 242...
Việc khóa sổ chỉ là thao tác kỹ thuật của kế toán; nếu dùng phần mềm em vẫn có thể để số dư TK 621, 632 như thường. Không thể vì thế mà cho rằng ở giữa kỳ không xem SP dở dang là tài sản.
Nếu DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ thì không sử dụng TK154 để tập hợp chi phí mà sẽ tập hợp vào TK631, đến cuối kỳ mới kết chuyển số dư sang 154, và ngay lập tức đầu kỳ sau đã phải trả ngược từ 154 về 631.
Đối với cán bộ thuế thì chỉ quan tâm đến KQKD theo thời kỳ nên chỉ cần nhìn SD 154 như là Tài Sản. Lúc bấy giờ "Chi phí" theo góc nhìn của anh ta là những khoản hoàn toàn khác. Chẳng qua là từ ngữ trùng nhau thôi.
Lúc này TK 631 có chức năng như TK 154, việc kết chuyển số dư sang TK 154 chỉ để dễ lập Báo cáo và theo quy ước "TK chi phí ko có số dư"
Xem xét KQKD thì luôn xem theo thời kỳ, không chỉ là cán bộ thuế bác ạ.
Ai cũng biết một nghiệp vụ kế toán luôn ảnh hửong đến 2 TK. Ngoài ra hệ thống TK kế toán cùng các phương pháp ghi chép luôn thể hiện tài sản của DN ở 2 mặt: hiện vật và nguồn hình thành.
Nhưng tại sao chỉ có 2 mặt mà không phải là 3 hay 4 mặt?
Thực ra là có chứ không phải không.
Hãy nghĩ xem tại sao khi xuất NVL ra SX rồi bán tại sao không ghi đơn giản là C152/N632 ?
Phải ghi C152/N621 rồi lại C621/N154 rồi mới C154/N632 (dịch vụ) hoặc C154/N155 và C155/N632 (SX).
Còn chi phí nhân công thì phải đi qua 334 rồi mới sang 622 rồi mới vào 154.
Ý tưởng ghi sổ 3, 4 mặt hay đấy, bác cho anh em cái ví dụ nhé.
Ghi Có 152/ Nợ 632 cũng được thôi, nếu bán hết NVL đó.
===========
Thử tóm lại:
Nếu nói chung chung thì TK 154 thuộc loại tài sản (tạm xem là ngắn hạn, coi như chu kỳ SX trên dưới 1 năm) vì nó là công cụ của kế toán để ghi nhận việc chuyển đổi trạng thái của NVL, CCDC, ... sang sp dở dang, vẫn thuộc sở hữu của DN và có thể mang lại lợi ích trong tương lai.
Nếu nói trong từng phạm vi cụ thể thì :
- Ở phạm vi 1 doanh nghiệp, TK 154 thể hiện giá trị tài sản của DN(như trên). Ở đây "thời kỳ" được hiểu là quá trình kinh doanh, báo cáo kết quả là báo cáo lãi lỗ, "chi phí" chỉ có giá vốn, cp bán hàng, quản lý. Sp dở dang chưa được tiêu thụ nên chưa phải là "chi phí". TK 142, 242 cũng tương tự. Các TK 621 --> 627 hay thậm chí TK 154 cũng chỉ là trung gian thể hiện quá trình chuyển hóa của vật mang giá trị.
- Ở phạm vi nhỏ hơn, giả sử từ kho đến xưởng trong quá trình SX thì NVL đã bị "tiêu đi" để chuyển thành spdd, như vậy TK 154 mang bản chất của "chi phí", vì thế mới mang tên "Chi phí SXKD dở dang". Ở đây "thời kỳ" được hiểu là quá trình sản xuất, báo cáo kết quả là báo cáo giá thành, "chi phí" chính là cp NVL, cp nhân công, cp SXC.
- Ở phạm vi lớn hơn, ví dụ xét tổng thể DN mẹ con A và B hoặc trong 1 quốc gia, TK 154 vẫn mang bản chất TS như phạm vi DN. Thêm nữa, Nghiệp vụ A bán sp cho B nhưng sp đó chưa tiêu thụ ra thị trường thì sẽ loại trừ khi nhìn trên tổng thể. Mặc dù A đã có doanh thu - giá vốn nhưng giá trị sp đó vẫn là tài sản khi nhìn ở dạng hợp nhất.
Bàn rộng ra để thấy cho dù tên gọi thế nào, quy định ra sao (dù phải tuân theo quy định
) và dùng những kỹ thuật gì, nhưng làm kế toán cần nắm bản chất vấn đề là xuôi hết