VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Hic, em cũng đâu có rành vụ này ( nên mới đem ra cho các bác bàn tán nè )
Theo ý em thì :
1. Nó chính là dự phòng phải trả TK 352 đó ( tại vì em nghe ông Thông tư của NN nói vậy ) .
2. Mấy nghiệp vụ này mơ hồ, người nợ còn chưa chắc thì người thu chớ nên ghi nhận ( nguyên tắc thận trọng mà ). Vì sợ nói trước bước không qua nên nói làm gì cho người đọc BCTC mơ mộng về khoản tài sản không chắc chắn .
3. Cty A bị công ty B kiện, mỗi người một lý, nói chung là tá lả ( hợp đồng thì có điểm mơ hồ, có điểm lại chồng chéo nhiều điều kiện điều khoản ) . Cty A thì chưa chắc mình thắng nên mới xem xét kỹ nên có ghi nhận khoản dự phòng hay chỉ thuyết minh như là khoản nợ tiềm tàng . Cty B thì có chắc đâu mà dám ghi nhận tài sản tiềm tàng ( nếu có tức là ghi nhận thêm thu nhập ) . Chưa kể lợi ích kinh tế còn khó nữa vì chưa chắc mình thắng bao nhiêu phần ? có thắng kiện thì lung tung phần hoàn trả, phạt, lãi ...
Vậy để Kuki đọc thêm cái VAS này rồi bàn tiếp nha !!:hurray:
Chúc vui với VAS .

Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.

Theo như bác nói cái ông Thông tư gì đó thì đây là khoản dự phòng phải trả - 352
Vậy có cái định nghĩa nào đại loại là: "một khoản dự phòng ( phải thu ): là khoản tài sản phải thu không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian." không ạ?!

Mấy nghiệp vụ này mơ hồ, người nợ còn chưa chắc thì người thu chớ nên ghi nhận ( nguyên tắc thận trọng mà ). Vì sợ nói trước bước không qua nên nói làm gì cho người đọc BCTC mơ mộng về khoản tài sản không chắc chắn .
E muốn nói ở đây là nguyên tắc thận trọng.
Nếu đúng ra, bên B trăn trở với khoản dự phòng phải trả / nợ tiềm tàng. Thì bên A sẽ trăn trở với dự phòng phải thu / tài sản tiềm tàng chứ ạ?!

E lấy ví dụ như thế này, e đang định đầu tư vào cty bác. Ý định này 50/50. Nếu bác có phần thuyết minh về tài sản tiềm tàng, e sẽ cân nhắc thêm ---> có thể ý định này bây giờ sẽ thay đổi là 51/49.
Nhưng nếu bác ko thuyết minh về khoản tài sản tiềm tàng này, e ko đầu tư nữa. Đến lúc cái tài sản tiềm tàng này thành sự thật --> em ăn năn hối tiếc! Vì cái ông lập BCTC ko thuyết minh về khoản TSTT như bác mà e bị thiệt.
Ảnh hưởng này là trọng yếu vì nó làm thay đổi quyết định của ng đọc BCTC. (Đọc đến đoạn này bác đừng chửi e là dân KiT nhé :thumbup: )

3. Cty A bị công ty B kiện, mỗi người một lý, nói chung là tá lả ( hợp đồng thì có điểm mơ hồ, có điểm lại chồng chéo nhiều điều kiện điều khoản ) . Cty A thì chưa chắc mình thắng nên mới xem xét kỹ nên có ghi nhận khoản dự phòng hay chỉ thuyết minh như là khoản nợ tiềm tàng . Cty B thì có chắc đâu mà dám ghi nhận tài sản tiềm tàng ( nếu có tức là ghi nhận thêm thu nhập ) . Chưa kể lợi ích kinh tế còn khó nữa vì chưa chắc mình thắng bao nhiêu phần ? có thắng kiện thì lung tung phần hoàn trả, phạt, lãi ...

Ơ hơ, :dapghe:! tài sản tiềm tàng và nợ tiềm tàng chỉ thuyết minh chứ ko ghi nhận!

Những gì bên A trăn trở như thắng bao nhiu fần, thuyết minh, ghi nhận dự phòng tài sản (ghi nhận thu nhập tương ứng) thì bên B cũng phải trăn trở. Bác nói đối với trường hợp bên A lập dự phòng phải trả, bên B chắc gì đâu mà ghi tài sản & thu nhập, thía seo bên A ng ta ghi nợ phải trả & chi phí?!
-------------------------------------------------------------------------------

Theo em thì nếu hiểu đúng thì sẽ là Nợ tiềm tàng hết cả 3 :happy3:
Thử xét về Tình huống 1
- Thời gian được ước "chắc chắn" rằng khoảng năm kế tiếp thôi , vì thời hạn bảo hành là 6 tháng mà ( chứ không phải viễn vông đâu ra )
- Giá trị đượ ước " chắc chắn " đâu đó từ 1-4 tr nếu số lượng xe bán ra, giá ả vật tư,nhân công bảo hành không thay đổi đột biến .
-> Phải lập dự phòng thôi. Chữ " chắ chắn ' phải được hiểu thoáng lên một tí tùy vào hoàn cảnh cụ thể . Chứ " chắc như bắp " thì làm gì tồn tại chữ " dự phòng " .
Các bác có đồng ý với em không ?



E nghĩ là bác Kuki hiểu nhầm ý của Cayman.
1 & 2 = or
3 = and

Ko or thì and, kỉu gì cũng phải có một cái là dự phòng chứ ạ!
E nghĩ là "or", nếu nó chắc chắn cả giá trị và time --> nó là một khoản nợ phải trả bình thường rồi.

Hổng bít e nghĩ vậy có đúng ko nữa. ..
-------------------------------------------------------------------------------
* Tình huống 4 : Sau thời gian kiểm toán sơ bộ của bạn, các nhân viên thuế đã đến làm việc với cty để kiểm tra về việ nộp thuế của cty trong 2 năm 20x6 và 20x7.
Vào tháng 12/20x7, cty nhận được thông báo của cơ quan thuế về tổng số thuế truy thu cho năm 20x6 và 20x7 là $500,000.
Cty đã có công văn trả lời cơ quan thuế rằng cty chấp nhận phần thuế đánh giá lại, nhưng khước từ 1 số điểm và không chấp nhận nộp toàn bộ số tiền đã nộp thêm (như nêu trên), nếu cần có thể đưa ra tòa án tối cao. Phần tiền nộp thêm được chấp nhận là $200,000.


Ghi phải trả bình thường với khoản đã chấp nhận $ 200.000
Ghi dự phòng phải trả với khoản $ 300.000

-------------------------------------------------------------------------------
* Tình huống 5 : Vào tháng 3/20x8, trước khi công bố các báo cáo tài chính của mình cuối 31/12/20x7, cty nhận được nguồn tin một trong các khách hàng của cty đang ở trong tình trạng khó khăn về mặt tài chính và có thể không có khả năng chi trả các khoản hiện chưa thanh toán.Khách hàng này đã gặp các khó khăn về tài chính trong năm 20x7, và cty đã lập 1 khoản dự phòng $ 1,600,000 (tương đương 40% số dư của khách hàng đó tại thời điểm 31/12/20x7 là $ 4,000,000).

Lập thêm dự phòng 60% còn lại của số dư.

E nói vậy đúng ko bác Kuki, bác Cayman?!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Theo như bác nói cái ông Thông tư gì đó thì đây là khoản dự phòng phải trả - 352
Vậy có cái định nghĩa nào đại loại là: "một khoản dự phòng ( phải thu ): là khoản tài sản phải thu không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian." không ạ?!
E muốn nói ở đây là nguyên tắc thận trọng.
Nếu đúng ra, bên B trăn trở với khoản dự phòng phải trả / nợ tiềm tàng. Thì bên A sẽ trăn trở với dự phòng phải thu / tài sản tiềm tàng chứ ạ?!
E lấy ví dụ như thế này, e đang định đầu tư vào cty bác. Ý định này 50/50. Nếu bác có phần thuyết minh về tài sản tiềm tàng, e sẽ cân nhắc thêm ---> có thể ý định này bây giờ sẽ thay đổi là 51/49.
Nhưng nếu bác ko thuyết minh về khoản tài sản tiềm tàng này, e ko đầu tư nữa. Đến lúc cái tài sản tiềm tàng này thành sự thật --> em ăn năn hối tiếc! Vì cái ông lập BCTC ko thuyết minh về khoản TSTT như bác mà e bị thiệt.
Ảnh hưởng này là trọng yếu vì nó làm thay đổi quyết định của ng đọc BCTC. (Đọc đến đoạn này bác đừng chửi e là dân KiT nhé :thumbup: )
Em nghĩ thận trọng là ghi ngay khoản thiệt hai khi nó lờ mờ, không ghi thu nhập khi nó chưa rõ .
Ghi thiếu phần tài sản tiềm tàng như bác nói chính là tuân thủ tiềm tàng rồi .
Ơ hơ, :dapghe:! tài sản tiềm tàng và nợ tiềm tàng chỉ thuyết minh chứ ko ghi nhận!
ý em là ghi nhận ở phần thuyết minh ạ .
1 & 2 = or
3 = and
Ko or thì and, kỉu gì cũng phải có một cái là dự phòng chứ ạ!
E nghĩ là "or", nếu nó chắc chắn cả giá trị và time --> nó là một khoản nợ phải trả bình thường rồi.
Hổng bít e nghĩ vậy có đúng ko nữa. ..
he he ThienThanh đúng rồi
1 trong 2 cái không chắc thì dự phòng
cả 2 mà không chắc thì sẽ thành nợ tiềm tàng .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

=4/6*(75%*0 + 20%*1 + 5%*4)
Sao số của e nhỏ hơn số của bác Kuki nhìu thế nhỉ?!
Chào bác Sói con,
Em xác định nghĩa vụ nợ trên cơ sở là :
Cty tốn từ 1 đến 4 tr cho việc bảo hành sửa chữa ( 75% xe kia là loại khỏi vòng chiến đấu rồi ).
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Ghi phải trả bình thường với khoản đã chấp nhận $ 200.000
Ghi dự phòng phải trả với khoản $ 300.000
-------------------------------------------------------------------------------
Lập thêm dự phòng 60% còn lại của số dư.
E nói vậy đúng ko bác Kuki, bác Cayman?!
Theo ý em thì :
1. Tình huống 4 : theo phe Thien Thanh
2. Tình huống 5 : Ủa , cái nì là dự phòng phải thu khó đòi mà ?
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

23. Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.

......
26. Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.

Kuki em đọc tiếp Đoạn 23 & 26 thì thấy rằng không được ghi nhận nó vào bảng cân đối kế toán . Mà chỉ theo dõi nó cho đến khi có đủ dấu hiệu xác định nó là khoản dự phòng phải trả .
Không biết nghĩ như vậy có đúng không các bác ?
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Chào bác Sói con,
Em xác định nghĩa vụ nợ trên cơ sở là :
Cty tốn từ 1 đến 4 tr cho việc bảo hành sửa chữa ( 75% xe kia là loại khỏi vòng chiến đấu rồi ).

Chào bác Kuki,
Em xác định nghĩa vụ nợ trên cơ sở là :

Kinh nghiệm bán hàng trong quá khứ đã chỉ ra rằng, xác suất để sản phẩm bán ra là không hư hỏng là 75% , xác suất hư hỏng nhẹ là 20% và hư hỏng nặng là 5%.

2/6 quãng đường là loại khỏi vòng chiến đấu rồi.
(Tất nhiên là xác suất để cùng một thời gian xe hỏng ở 4/6 phần đường còn lại cao hơn 2/6 phần đường đầu - nhg tạm xem như rải đều...)

Thầy xác suất thống kê bảo em thế! :hurray:
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Chào bác Kuki,
Em xác định nghĩa vụ nợ trên cơ sở là :

Kinh nghiệm bán hàng trong quá khứ đã chỉ ra rằng, xác suất để sản phẩm bán ra là không hư hỏng là 75% , xác suất hư hỏng nhẹ là 20% và hư hỏng nặng là 5%.

2/6 quãng đường là loại khỏi vòng chiến đấu rồi.
(Tất nhiên là xác suất để cùng một thời gian xe hỏng ở 4/6 phần đường còn lại cao hơn 2/6 phần đường đầu - nhg tạm xem như rải đều...)

Thầy xác suất thống kê bảo em thế! :hurray:
Ví dụ
Một doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm giấy bảo hành sửa chữa các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong vòng sáu tháng sau khi mua. Nếu tất cả các sản phẩm bán ra đều có lỗi hỏng hóc nhỏ, thì tổng chi phí sửa chữa là 1 triệu đồng. Nếu tất cả các sản phẩm bán ra đều có lỗi hỏng hóc lớn, thì tổng chi phí sửa chữa là 4 triệu đồng. Kinh nghiệm cho thấy trong năm tới, 75% hàng hóa bán ra không bị hỏng hóc, 20% hàng hóa bán ra sẽ hỏng hóc nhỏ và 5% hàng hóa bán ra sẽ có hỏng hóc lớn. Theo quy định tại đoạn 20, doanh nghiệp phải đánh giá xác suất xảy ra cho từng mức chi phí sửa chữa cho toàn bộ các nghĩa vụ bảo hành.
Giá trị ước tính chi phí sửa chữa trong trường hợp trên sẽ là: (75% x 0) + (20% x 1 triệu) + (5% x 4 triệu) = 0,4 triệu đồng.

Chào Sói con,
Thầy xác suất thống kê có bảo rằng : phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng không ? :ibbanana:
Bác xem lại ví dụ trong đoạn 35 của chuẩn mực nhé . Đoạn in đậm em không tìm thấy ở tình huống của cayman :confuse1:
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Em nghĩ thận trọng là ghi ngay khoản thiệt hai khi nó lờ mờ, không ghi thu nhập khi nó chưa rõ .
Ghi thiếu phần tài sản tiềm tàng như bác nói chính là tuân thủ tiềm tàng rồi .
Câu trả lời của bác... e thấy chưa thỏa đáng!

Lập thêm dự phòng 60% còn lại của số dư.
E nói vậy đúng ko bác Kuki, bác Cayman?!
Theo ý em thì :
2. Tình huống 5 : Ủa , cái nì là dự phòng phải thu khó đòi mà ?
Dạ, ý e là lập dự phòng bổ sung đối với số dư phải thu này đó bác!


23. Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.

......
26. Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.

Kuki em đọc tiếp Đoạn 23 & 26 thì thấy rằng không được ghi nhận nó vào bảng cân đối kế toán . Mà chỉ theo dõi nó cho đến khi có đủ dấu hiệu xác định nó là khoản dự phòng phải trả .
Không biết nghĩ như vậy có đúng không các bác ?

Hổng hỉu lắm ý bác lắm. Nhưng có lẽ bác mún xác nhận là nợ tiềm tàng thì chỉ thuyết minh chứ ko ghi nhận, và luôn luôn phải update nó, và ghi nhận nó là khoản dự phòng nếu nó đủ điều kiện.
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

ý lộn, ý em nói là tuân thủ nguyên tắc thận trọng .


Thì e đang mún chửi cái ng tắc thận trọng đấy ạ. Thận trọng gì nó có thể gây hại cho ng đọc BCTC muh.
E lấy ví dụ như thế này, e đang định đầu tư vào cty bác. Ý định này 50/50. Nếu bác có phần thuyết minh về tài sản tiềm tàng, e sẽ cân nhắc thêm ---> có thể ý định này bây giờ sẽ thay đổi là 51/49.
Nhưng nếu bác ko thuyết minh về khoản tài sản tiềm tàng này, e ko đầu tư nữa. Đến lúc cái tài sản tiềm tàng này thành sự thật --> em ăn năn hối tiếc! Vì cái ông lập BCTC ko thuyết minh về khoản TSTT như bác mà e bị thiệt.
Ảnh hưởng này là trọng yếu vì nó làm thay đổi quyết định của ng đọc BCTC. (Đọc đến đoạn này bác đừng chửi e là dân KiT nhé )

Em nghĩ thận trọng là ghi ngay khoản thiệt hai khi nó lờ mờ, không ghi thu nhập khi nó chưa rõ .
Ghi thiếu phần tài sản tiềm tàng như bác nói chính là tuân thủ ng tắc thận trọng rồi .

Cái tài sản tiềm tàng này lờ mờ thì mình thuyết mình là nó lờ mờ
Khi cái TSTT này đủ điều kiện trở thành nợ phải thu (như nợ tiềm tàng đủ điều kiện trở thành khoản nợ phải trả) thì mình mới ghi nhận doanh thu mà. Nếu mình ghi nhận & thuyết minh như vậy, đọc BCTC ng đọc sẽ vẫn hiểu được khoản doanh thu & khoản phải thu này là ko chắc chắn muh bác.
-------------------------------------------------------------------------------
Bác viết tiếp dùm e cái LCTT đi, e đang rất cần tới nó!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

..Cái tài sản tiềm tàng này lờ mờ thì mình thuyết mình là nó lờ mờ
Khi cái TSTT này đủ điều kiện trở thành nợ phải thu (như nợ tiềm tàng đủ điều kiện trở thành khoản nợ phải trả) thì mình mới ghi nhận doanh thu mà. Nếu mình ghi nhận & thuyết minh như vậy, đọc BCTC ng đọc sẽ vẫn hiểu được khoản doanh thu & khoản phải thu này là ko chắc chắn muh bác.
-------------------------------------------------------------------------------
Bác viết tiếp dùm e cái LCTT đi, e đang rất cần tới nó!
Oái , ai cấm đâu thuyết minh đâu, xem nhá
84. Khi có thể thu được một số lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt về bản chất của các tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, và khi có thể, trình bày ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng theo các nguyên tắc đã qui định tại đoạn 32 - 48 đối với các khoản dự phòng .

85. Việc trình bày các tài sản tiềm tàng trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải tránh đưa ra các dấu hiệu sai lệch về khả năng có thể xảy ra khoản thu nhập phát sinh.

@ OK, em sẽ tiếp phần BCLCTT
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Oái , ai cấm đâu thuyết minh đâu, xem nhá

Trích:
84. Khi có thể thu được một số lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt về bản chất của các tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, và khi có thể, trình bày ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng theo các nguyên tắc đã qui định tại đoạn 32 - 48 đối với các khoản dự phòng .

85. Việc trình bày các tài sản tiềm tàng trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải tránh đưa ra các dấu hiệu sai lệch về khả năng có thể xảy ra khoản thu nhập phát sinh.

Dạ, nhưng e "cảm giác" là nó ko bắt buộc (2 khoản NTT và DPP Trả thì e thấy là buộc phải thuyết minh). E đọc được chữ : "không khuyến khích nói về khoản này"

Hơn nữa, rõ ràng là Tài sản tiềm tàng + một số điều kiện ---> ko bao giờ có cái gọi là "dự phòng phải thu". :ibbanana:

Thôi e ko hỏi bác cái này nữa, để bác tập trung với LCTT.
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Dạ, nhưng e "cảm giác" là nó ko bắt buộc (2 khoản NTT và DPP Trả thì e thấy là buộc phải thuyết minh). E đọc được chữ : "không khuyến khích nói về khoản này"
Tóm lại là
27. Doanh nghiệp không được ghi nhận một tài sản tiềm tàng.

.....
31. Tài sản tiềm tàng phải được đánh giá thường xuyên để đảm bảo là đã được phản ánh một cách hợp lý trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu doanh nghiệp gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, thì tài sản và khoản thu nhập liên quan phải được ghi nhận trên báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thể xảy ra khoản thu nhập đó theo quy định tại đoạn 84.

Ta chuyển qua phần xác định giá trị đầy tranh cãi nha

Giá trị ước tính hợp lý

32. Giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.


Nó phải dựa vào đánh giá của Ban giám đốc, kinh nghiệm thực tiễn , báo cáo tham khảo của bên thứ 3, xác suất xảy ra các sự kiện .... và chính DN chịu trách nhiệm cho sự " hợp lý " này .
Điều quan trọng hơn là nó ảnh hưởng đến thuế TNDN hoãn lại tại VAS17 vì nó không phải là chi phí theo quan điểm CQ thuế .

Các bác có ý kiến gì về điểm này nhỉ ???
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

37. Khoản dự phòng phải được ghi nhận trước thuế, vì các ảnh hưởng về thuế của khoản dự phòng và những thay đổi trong các kết quả đó đã được quy định trong Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Em thấy nội dung này ảnh hưởng đến lợi nhuận bằng một chi phí tưởng tượng ( theo quan điểm thuế ) nên chắc chắn ảnh hưởng đến thuế TNDN hoãn lại rồi .
CM nhắc hơi thừa các bác nhỉ ?

Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn

38. Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn tồn tại xung quanh các sự kiện và các trường hợp phải được xem xét khi xác định giá trị ước tính hợp lý nhất cho một khoản dự phòng.

39. Rủi ro thể hiện sự giảm sút kết quả. Việc điều chỉnh rủi ro có thể làm tăng giá trị các khoản nợ đã được ghi nhận. Doanh nghiệp cần phải thận trọng khi đưa ra những đánh giá trong các điều kiện không chắc chắn để không làm sai lệch tăng thu nhập hay tài sản và cũng không làm sai lệch giảm chi phí và các khoản nợ. Tuy nhiên, tình trạng không chắc chắn không có nghĩa là tạo ra các khoản dự phòng quá mức hoặc khai khống các khoản nợ một cách cố ý. Ví dụ: Nếu các khoản chi phí dự tính cho một rủi ro nào đó được ước tính trên cơ sở thận trọng, thì không nên chủ quan xem kết quả đó là có khả năng xảy ra hơn các trường hợp thực tế khác. Doanh nghiệp cần phải chú ý để tránh các bước đánh giá trùng lặp đối với rủi ro và sự không chắc chắn dẫn đến làm tăng các khoản dự phòng.

40. Việc thuyết minh yếu tố không chắc chắn đối với giá trị của các khoản chi trả được quy định tại đoạn 80 (b).

Đoạn này chắc chỉ để nhắc chúng ta thận trọng hơn khi tính toán các ước tính các bác nhỉ , tránh tình trạng lạm dụng quá CM này .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Giá trị hiện tại

41. Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu, thì giá trị của một khoản dự phòng cần được xác định là giá trị hiện tại của khoản chi phí dự tính để thanh toán nghĩa vụ nợ.

42. Phụ thuộc vào giá trị thời gian của tiền, các khoản dự phòng liên quan đến các luồng tiền ra phát sinh ngay sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có giá trị thực cao hơn các khoản dự phòng có cùng giá trị liên quan đến các luồng tiền ra phát sinh muộn hơn. Do đó các khoản dự phòng đều phải được chiết khấu khi giá trị thời gian của tiền có ảnh hưởng trọng yếu.

43. Tỷ lệ chiết khấu phải là tỷ lệ trước thuế và phản ảnh rõ những ước tính trên thị trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ đó. Tỷ lệ chiết khấu không được phản ánh rủi ro đã tính đến của giá trị ước tính luồng tiền trong tương lai .

He he, vậy nếu món này còn lâu chúng ta mới trả , chênh lệch giữa tiền hiện tại và tương lai là đáng kể thì ta phải tính NPV ( nhưng mà mức trọng yếu thì tùy người lập nhận định )

Đoạn 43 thì em nghĩ cứ lấy mức chiết khấu nào đó hợp lý là OK, nhưng vụ " tỷ lệ trước thuế " thì em chưa rõ và cái câu cuối thì em cũng lơ mơ luôn .

Bác nào rõ đoạn này thì cho em vài dòng giải thích nhé !!!
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

E ko rõ lắm, cứ vào "cho" Già vài dòng, có gì ko đúng nhờ Già cho lại e vài dòng luôn. Cái cuốn 26 của em nó mất tích đâu rồi ấy, có khi hôm trc nửa tỉnh nửa say lại thiếu tiền mua mỹ phẩm nên e bán nó rồi cũng nên!
E chỉ nghĩ trên những gì Giả Kuki post ở đây thui nhé.
Cùng là nợ phải trả với nhau, nhg các khoản nợ phải trả bình thường thì ko nhắc đến vấn đề này, có thể là do đã có khoản lãi vay liên quan. Vậy theo Già nếu mình vay ko lãi suất và vay trong thời gian rất dài đến nỗi có thể sẽ ảnh hưởng về giá trị thời gian của dòng tiền là trọng yếu thì sao?!
Em nghĩ là chuẩn mực VAS01 nó quy định là giá gốc rồi, vậy nếu các CM khác không đề cập gì thì cứ giá gốc mà làm . Chả dính dáng lãi vay gì ở đây cả .
Giá gốc
05. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

43. Tỷ lệ chiết khấu phải là tỷ lệ trước thuế và phản ảnh rõ những ước tính trên thị trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ đó. Tỷ lệ chiết khấu không được phản ánh rủi ro đã tính đến của giá trị ước tính luồng tiền trong tương lai .

Về tỷ lệ chiết khấu trc thuế,
Ví dụ khoản nợ 120.000.000
Thuế suất 28%
Tỷ lệ ước tính trường 12% / 1 năm

Tỷ lệ trc thuế là 12%, ( khoản dự phòng này là hiện giá của 120.000.000 với lãi suất 12%/năm )

Nhưng nếu là tỷ lệ sau thuế, lãi suất sẽ là 12%*28%
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ah, ko! cái tỷ lệ trước thuế thì e đúng rồi. Nhưng cái tỷ lệ sau thuế thì có thể sai, vướng chỗ tính từng năm hay tính 1 lần cho n năm.
Pác nào cùng quan điểm thì nghĩ tiếp dùm e cái tỷ lệ sau thuế nhé.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tỷ lệ chiết khấu không được phản ánh rủi ro đã tính đến của giá trị ước tính luồng tiền trong tương lai .

E nghĩ nếu tính nữa thì sẽ tính trùng 2 lần.
Em không hiểu ý bác lắm .
nếu ta có khoản dự phòng phải trả, sau đó ta cũng phải tính thuế TNDN hoãn lại theo VAS17, nên không được hành động gì trước ( nếu không sẽ bị trùng )
Việc thuế suất x chiết khấu bác làm : em nghĩ là không có ý nghĩa .
Tỷ lệ chiết khấu không được phản ánh rủi ro đã tính đến của giá trị ước tính luồng tiền trong tương lai .

Câu này em hiểu vầy không biết có ổn không : ví dụ có khoản dự phòng phải trả là 100, sau khi tổng hợp các rủi ro XYZ nào đó , mặc dù XYZ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu, nhưng ta vẫn phải chiết khấu theo mức hợp lý hiện tại . còn việc sau này nhận thấy mức chiết khấu tăng giảm thì ta hoàn nhập hoặc trích dự phòng thêm vào cuối mỗi năm tài chính .

Các bác cho ý kiến nhé !!!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Tỷ lệ chiết khấu không được phản ánh rủi ro đã tính đến của giá trị ước tính luồng tiền trong tương lai .

Câu này em hiểu vầy không biết có ổn không : ví dụ có khoản dự phòng phải trả là 100, sau khi tổng hợp các rủi ro XYZ nào đó , mặc dù XYZ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu, nhưng ta vẫn phải chiết khấu theo mức hợp lý hiện tại . còn việc sau này nhận thấy mức chiết khấu tăng giảm thì ta hoàn nhập hoặc trích dự phòng thêm vào cuối mỗi năm tài chính .
Theo tôi đoạn 43 này nó lặp lại đoạn 32 và 33:
32. Giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
33. Giá trị ước tính hợp lý nhất về khoản chi phí để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại là giá trị mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán nghĩa vụ nợ hoặc chuyển nhượng cho bên thứ ba tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm......
Như vậy 3 đoạn này nói rằng sẽ ghi nhận dự phòng với 1 giá trị như là ta sẽ bán lại nợ ngay sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Và như vậy những rủi ro thì ta đã tính đến và nó đã nằm trong phần ước tính về số tiền phải trả trong tương lai rồi, như trong ví dụ đoạn 35: (75%x0 + 20%x1 + 5%x4) , cho nên trong tỷ lệ chiết khấu ta không tính nữa (và vì xem như sẽ bán nợ ngay nên không có rủi ro).
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Như vậy 3 đoạn này nói rằng sẽ ghi nhận dự phòng với 1 giá trị như là ta sẽ bán lại nợ ngay sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
.
Cám ơn bác muontennguoi nha, bây giờ ta đi tiếp nội dung này nhé
Thanh lý tài sản dự tính

47. Lãi từ hoạt động thanh lý tài sản dự tính không được xét đến khi xác định giá trị của khoản dự phòng.

48. Không được tính các khoản lãi từ hoạt động thanh lý tài sản khi xác định giá trị khoản dự phòng, ngay cả khi hoạt động thanh lý dự tính gắn liền với sự kiện làm phát sinh khoản dự phòng đó. Thay vào đó, doanh nghiệp phải ghi nhận các khoản lãi từ hoạt động thanh lý tài sản đã dự tính tại thời điểm quy định trong các Chuẩn mực kế toán liên quan.

Theo em thì đoạn này lại dính dáng đến thận trọng. Dự phòng phải trả đã là ước tính , việc tính thêm thu nhập để giảm trừ dự phòng chỉ làm thêm phức tạp . CM quy định như vầy cho dễ kiểm soát, tính toán; các khoản thu nhập khi nào phát sinh thì ghi nhận .

ý của các bác thì sao ạ ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top