VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Các khoản bồi hoàn

49. Khi một phần hay toàn bộ chi phí để thanh toán một khoản dự phòng dự tính được bên khác bồi hoàn thì khoản bồi hoàn này chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhận được khoản bồi hoàn đó. Khoản bồi hoàn này phải được ghi nhận như một tài sản riêng biệt. Giá trị ghi nhận của khoản bồi hoàn không được vượt quá giá trị khoản dự phòng.

50. Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí liên quan đến khoản dự phòng có thể được trình bày theo giá trị sau khi trừ giá trị khoản bồi hoàn được ghi nhận.

Lại một lần nữa CM nhắc chúng ta thận trọng, nào là phải chắc chắn, phải ghi nhận như là một tài sản riêng biệt ( chắc là khoản phải thu - được chuyển từ tài sản tiềm tàng ?? ), không được vượt khoản dự phòng ( tức là không trở thành thu nhập ).
Đoạn 50 nói rõ là ta sẽ bù trừ để khoản dự phòng đúng với thực chất của nó .

ý các bác ra sao về đoạn này nhỉ ??
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Thay đổi các khoản dự phòng

55. Các khoản dự phòng phải được xem xét lại và điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm để phản ánh ước tính hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại. Nếu doanh nghiệp chắc chắn không phải chịu sự giảm sút về lợi ích kinh tế do không phải chi trả nghĩa vụ nợ thì khoản dự phòng đó phải được hoàn nhập.

56. Khi sử dụng phương pháp chiết khấu, giá trị ghi sổ của một khoản dự phòng tăng lên trong mỗi kỳ kế toán năm để phản ánh ảnh hưởng của yếu tố thời gian. Phần giá trị tăng lên này phải được ghi nhận là chi phí đi vay.

Em hiểu đoạn này thế này :

1. Nếu số xác định lại lớn hơn số đã dự phòng thì trích thêm
2. Ngược lại, nếu nhỏ hơn thì ta hoàn nhập
3. Tính NPV của khoản nợ tăng thêm để tách phần chi phí lãi vay .

Nhưng em đang tự hỏi là phần giảm do hoàn nhập có tách chi phí đi vay này không ??
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Em hiểu đoạn này thế này :
1. Nếu số xác định lại lớn hơn số đã dự phòng thì trích thêm
2. Ngược lại, nếu nhỏ hơn thì ta hoàn nhập
3. Tính NPV của khoản nợ tăng thêm để tách phần chi phí lãi vay .
Nhưng em đang tự hỏi là phần giảm do hoàn nhập có tách chi phí đi vay này không ??
Chắc là không vì tìm hoài không thấy đoạn:
56bis. phần giảm do hoàn nhập phải tách chi phí đi vay này.
Nếu có thì người ta đã ghi rồi.
Vậy khi hoàn nhập cứ ghi 1 cục.:cheers1:
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Chắc là không vì tìm hoài không thấy đoạn:
....
Nếu có thì người ta đã ghi rồi.
Vậy khi hoàn nhập cứ ghi 1 cục.:cheers1:
Em nghĩ nếu xem kỹ thì phải là 1 khoản thu nhập nho nhỏ trong 1 khoản hoàn chi phí to to :confuse1: hoặc là cái gì quá khó , không lợi ích thì .... khỏi làm .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Em nghĩ nếu xem kỹ thì phải là 1 khoản thu nhập nho nhỏ trong 1 khoản hoàn chi phí to to :confuse1: hoặc là cái gì quá khó , không lợi ích thì .... khỏi làm .
Giả sử dự phòng 121.000 và ước tính 03 năm sau sẽ phát sinh phải trả vào năm 2010, chiết khấu ở VN 10%/năm.
Năm 2007 lập dự phòng 100.000
Năm 2008 lập thêm 10.000 tính vào chi phí đi vay
Năm 2009 lập thêm 11.000 tính vào chi phí đi vay
Năm 2010 thấy không phải trả -> đã tính chi phí vay 21.000 trên số 100.000 -> cũng không nhỏ. :sweatdrop:
Mà nếu tách ra hổng lẽ ghi "Thu nhập cho vay"? :hypo:
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Giả sử dự phòng 121.000 và ước tính 03 năm sau sẽ phát sinh phải trả vào năm 2010, chiết khấu ở VN 10%/năm.
Năm 2007 lập dự phòng 100.000
Năm 2008 lập thêm 10.000 tính vào chi phí đi vay
Năm 2009 lập thêm 11.000 tính vào chi phí đi vay
Năm 2010 thấy không phải trả -> đã tính chi phí vay 21.000 trên số 100.000 -> cũng không nhỏ. :sweatdrop:
Mà nếu tách ra hổng lẽ ghi "Thu nhập cho vay"? :hypo:
Ví dụ như thế này bác ạ :
Năm 2007 dự phòng 115.000 ( giá đã quy hiện tại nha )
Năm 2008, xác định lại, chỉ còn 110.000 ( nhưng số này nếu ở năm 2007 thì chỉ là 100.000 với chiết khấu 10% )
Bút toán theo CM là hoàn giảm chi phí 5.000
Trong thực tế là phải hoàn 15.000 và ghi 10.000 vào thu nhập XXX
Vì nghe bác nói là không có thu nhập nào chấp nhận cho khoản này nên họ bù trừ luôn :ibbanana:
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Theo tôi thì khoản 15000 hoàn thì cứ hoàn.
CÒn khoản 10000 thì tính vào chi phí đi vay, theo đoạn 56.
Chúng là 2 khoản dự phòng khác nhau nên không gộp chung.
57. Chỉ nên sử dụng một khoản dự phòng cho những chi phí mà khoản dự phòng đó đã được lập từ ban đầu.
58. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng đó. Việc sử dụng khoản dự phòng cho các chi phí không liên quan đến khoản dự phòng đó hoặc cho các chi phí liên quan đến khoản dự phòng được lập cho mục đích khác có thể không thể hiện ảnh hưởng của hai sự kiện khác nhau.
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Theo tôi thì khoản 15000 hoàn thì cứ hoàn.
CÒn khoản 10000 thì tính vào chi phí đi vay, theo đoạn 56.
Chúng là 2 khoản dự phòng khác nhau nên không gộp chung.
Đồng ý với bác là : món nào ra món nấy . Nhưng :
1. 10.000 này là mình tự tính toán ra và nó là sản phẩm phát sinh từ nghiệp vụ dự phòng. thực tế ta không có khoản chi phí " tưởng tượng " này .
2. Nếu xét nghiệp vụ này qua nhiều kỳ, kỳ đầu là lập, kỳ sau là tăng có tính chiết khấu và kỳ kế tiếp là giảm không chiết khấu ( theo quy định của chuẩn mực ) -> thì em thấy nó làm sao đó .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Bây giờ chúng ta sang phần : Áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị

Các khoản lỗ hoạt động trong tương lai

59. Doanh nghiệp không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai.

Khoản lỗ trong tương lai không phải là nợ phải trả hay khoản dự phòng tại thời điểm hiện tại . Vậy là nó là hệ quả của tương lai, chúng ta không được cố ghi nó vào kỳ hiện tại .
Em nghĩ đoạn này nhắc ta nguyên tắc "Phù hợp " ?

 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Các hợp đồng có rủi ro lớn

62. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng.
Trời, nói như vầy thì em nhìn đâu cũng thấy rủi ro hết .
Theo đoạn kế tiếp thì rủi ro thường rơi vào các hợp đồng ... có đề cập rõ điều khoản trách nhiệm ; đương nhiên là lúc đó thiệt nhiều hơn lợi thì mình mới phải lập dự phòng .

Nhưng nói cho cùng thì rủi ro lớn là do mình nhận thức và biết thông tin nguy cơ vi phạm hợp đồng đó .


65. Trước khi lập một khoản dự phòng riêng biệt cho một hợp đồng có rủi ro lớn, doanh nghiệp phải ghi nhận bất kỳ sự giảm sút giá trị nào của tài sản có liên quan đến hợp đồng đó.


hê hê, đoạn này em chưa hiểu à nhen, em tưởng cứ mặc giảm sút đó, chúng ta lập dự phòng lập dự phòng luôn một lần chứ . Đâu có ai hướng dẫn vụ giảm sút này đâu :banghead:

 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Tái cơ cấu doanh nghiệp

66. Ví dụ về những sự kiện nằm trong định nghĩa về "tái cơ cấu doanh nghiệp":
a) Bán hoặc chấm dứt một dây chuyền sản xuất sản phẩm;
b) Đóng cửa cơ sở kinh doanh ở một địa phương, một quốc gia khác hoặc chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ địa phương này, quốc gia này sang một địa phương hoặc một quốc gia khác;
c) Thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý, ví dụ loại bỏ một cấp quản lý;
d) Hoạt động tái cơ cấu cơ bản sẽ gây ra tác động lớn đến bản chất và mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

với những ví dụ này thì đôi khi chúng ta cũng thường gặp nhỉ ? nhưng mà có thông tin và có phải lập dự phòng hay không thì còn tùy .



68. Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi:
a) Có kế hoạch chính thức, cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải thoả mãn ít nhất 5 nội dung sau:
(i) Thay đổi toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh;
(ii) Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;
(iii) Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường
khi họ buộc phải thôi việc;
(iv) Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và
(v) Khi kế hoạch được thực hiện.
b) Đưa danh sách chủ thể chắc chắn bị ảnh hưởng ; thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc thông báo các vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.


Vậy là phải có quyết định cụ thể của lãnh đạo và có ít nhất 5 điều kiện
Mục ii thì chưa được rõ ràng lắm, mục iii thì hơi nhạy cảm nhưng chắc là phải nhiều thì mới có tác động .

Đoạn 69 sẽ cho chúng ta thấy như thế nào gọi là " cụ thể " còn đoạn 71 thì chi tiết về đoạn v
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

73. Không có nghĩa vụ nợ phát sinh cho tới khi doanh nghiệp ký cam kết nhượng bán, tức là khi doanh nghiệp có hợp đồng nhượng bán hiện tại.

....
75. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thoả mãn cả hai điều kiện:
a) Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu; và
b) Không liên quan đến hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.

Nghĩa vụ nợ phải phát sinh khi có hợp đồng là đúng rồi .
Đoạn 76 đã đề cập các chi phí bị coi là chuẩn bị cho tương lai, không liên quan đến tái cơ cấu.

He he, vậy là hết chuẩn mực rồi. tiếp sau đây là yêu cầu trình bày BCTC ( cái này mới thiết thực nè )
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

79. Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính từng loại dự phòng theo các khoản mục:
a) Số dư đầu kỳ và cuối kỳ;
b) Số dự phòng tăng do các khoản dự phòng trích lập bổ sung trong kỳ, kể cả việc tăng các khoản dự phòng hiện có;
c) Số dự phòng giảm trong kỳ do phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đó đã được lập từ ban đầu;
d) Số dự phòng không sử dụng đến được ghi giảm (hoàn nhập) trong kỳ; và
e) Số dự phòng tăng trong kỳ do giá trị hiện tại của khoản dự phòng tăng lên theo thời gian và do ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ chiết khấu dòng tiền.

Doanh nghiệp không phải trình bày thông tin so sánh về các khoản dự phòng.


1. Vậy là phải trình bày theo từng loại dự phòng , chắc là theo từng nguyên nhân lập dự phòng ?
2. 4 nội dung liên quan đến biến động thì chắc là cũng OK
3. Nội dung cuối hơi bị khó nhai nha, chiết khấu thì rõ ràng là ảnh hưởng nhưng dự phòng tăng trong kỳ do giá trị hiện tại tăng theo thời gian thì hơi mơ hồ -> bác nào có ví dụ thì cho em xin nhỉ ??
4. Không trình bày so sánh vì nội dung này thì cái quan trọng là biến động .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

80. Đối với mỗi loại dự phòng có giá trị trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:
a) Tóm tắt bản chất của nghĩa vụ nợ và thời gian chi trả dự tính;
b) Dấu hiệu cho thấy có sự không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả. Khi cần đưa ra thông tin đầy đủ thì doanh nghiệp phải trình bày những giả định chính liên quan đến các sự kiện xảy ra trong tương lai, như đã quy định trong đoạn 44; và
c) Giá trị của khoản bồi hoàn dự tính nhận được nếu giá trị của tài sản đã được ghi nhận liên quan đến khoản bồi hoàn dự tính đó.

OK, trọng yếu thì phải thuyết minh thêm thông tin. nêu ra giả định thì thì hơi khó thất . tóm lại là phải thuyết minh tại sao nó không phải là Nợ tiềm tàng ???:banghead:
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

81. Trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin sau:
a) Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng này theo quy định ở các đoạn 32 - 48;
b) Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả có thể xảy ra; và
c) Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn.


Vậy là khi xác định là nợ tiềm tàng thì DN cũng phải trình bày sơ bộ về bản chất, giá trị ảnh hưởng và dấu hiệu mà DN căn cứ vào đó mà xếp là nợ tiềm tàng chứ không phải dự phòng phải trả .

Mục c chắc chỉ để ước lượng số thu về khi tính giá trị ảnh hưởng thuần ??
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

84. Khi có thể thu được một số lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt về bản chất của các tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, và khi có thể, trình bày ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng theo các nguyên tắc đã qui định tại đoạn 32 - 48 đối với các khoản dự phòng .


Nội dung tài sản tiềm tàng này chỉ phải thuyết minh đối với các món trọng yếu, đáng lưu ý. Tuy nhiên, em nghĩ nếu áp dụng các nguyên tắc như đoạn 32-48 thì nên lưu ý giá trị hiện tại hợp lý ( còn vụ rủi ro và yếu tố không chắn chắc thì thôi - vì không chắc chắn thì khỏi nêu tài sản tiềm tàng luôn )
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

86. Nếu không thể trình bày được thông tin nào quy định trong đoạn 81 và 84, doanh nghiệp phải nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

87. Trong một số trường hợp, việc trình bày một số hay toàn bộ các thông tin như quy định trong các đoạn 79 - 84 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của doanh nghiệp trong việc tranh chấp với các chủ thể khác liên quan đến nội dung của khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng thì doanh nghiệp phải trình bày bản chất chung của vấn đề đang tranh chấp và lý do không trình bày những thông tin này./.


Đoạn 86 nói gì nhỉ ? nếu không trình bày được ở đoạn 81-84 thì các yếu tố thuộc nợ và tài sản tiềm tàng phải " nêu rõ " , nhưng nêu như thế nào đây -> đây giống như một câu thòng để ràng người lập BCTC cũng nào cũng cố hết sức để minh bạch .

Đoạn 87 lại cho phép người lập BCTC điều kiện để có lý do trình bày chung chung -> Đây là một chuẩn mực khó .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Ví dụ như là 1 DN trong 5 năm qua có doanh thu bình quân 5000tr/ năm và trong quá khứ đã xảy ra khoản nợ không đòi được trung bình 5tr/năm.
Con số này không được dùng làm dự phòng nợ khó đòi cho năm nay.

Nếu có tin 1 DN đang nợ cty 100tr đang bị đâm đơn phá sản.
Ta phải tìm chứng cứ để chắc chắn đến cuối năm nếu có được thanh toán 70tr hay 80tr hay DN đó thực sự không còn tiền vì nợ thuế quá lớn (thuế được ưu tiên hơn ta).

Theo [you] điều này có nằm trong cái "rất ít" của đoạn 12 không?
Theo tôi thì không và ta sẽ lập dự phòng.

chào bac muontennguoi,
Theo e, thì ví dụ cua bác ở trên thì phải lập dự phòng phải thu khó đòi là đúng rùi
Nhưng đây là là khoản dự phòng điều chỉnh giảm
Còn theo phạm vi chuẩn mực số 18 này thì Dự phòng là một nghĩa vụ phải trả
Không biết e nghĩ vậy có đúng không?
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

mình thì thấy ko hiểu lắm về vấn đề này, vì mỗi công ty có 1 khoản dự phòng riêng mà
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

em đang làm tiểu luận về đề tài này.
công nhận mấy anh chị bàn luận sôi nổi mà nó hay thiệt.
hi

---------- Post added at 06:30 PM ---------- Previous post was at 05:20 PM ----------

bác kuki ơi bác nói về tái cơ cấu "nhưng mà có thông tin và có phải lập dự phòng hay không thì còn tùy ." là sao e chưa hiếu lắm.
ví dụ trường hợp cụ thể nào đó đi?
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top