VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Kuki

Member
Hội viên mới
Em thấy chuẩn mực này cũng mới, nhiều khi đọc xong mà đầu hổng có đọng lại cái gì .

Nay em mở Topic này để các Pác nhảy vô mổ xẻ, dịch sang tiếng " bình dân học vụ " để em và mọi người cùng hiểu và thực thi .

Vậy Pác nào nhào vô nổ súng dùm em cái nha !

Best regards .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Ngủ hòai vậy :dapghe::dapghe: Dậy nghe bác KUKI giảng bài về VAS 18 nào
Bác KUKI đừng giận con nít nhá.
Mời Pác nổ trước đi ạ

Kuki cũng mún ngủ lun, nhưng lỡ mở topic nên phải theo:hysterical:
Giở Đoạn 1 ra mà ú ớ lun :

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: Nguyên tắc ghi nhận; xác định giá trị; các khoản bồi hoàn; thay đổi các khoản dự phòng; sử dụng các khoản dự phòng; áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính.

Đọc mục đích thì thấy có 3 đối tượng, nhưng mấy chữ lằng nhằng phía sau thì chỉ thấy anh " Các khoản dự phòng " dính vô .

mấy pác có biết lý do thì cho Kuki biết với !!!
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Kuki cũng mún ngủ lun, nhưng lỡ mở topic nên phải theo:hysterical:
Giở Đoạn 1 ra mà ú ớ lun :

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: Nguyên tắc ghi nhận; xác định giá trị; các khoản bồi hoàn; thay đổi các khoản dự phòng; sử dụng các khoản dự phòng; áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính.

Đọc mục đích thì thấy có 3 đối tượng, nhưng mấy chữ lằng nhằng phía sau thì chỉ thấy anh " Các khoản dự phòng " dính vô .

mấy pác có biết lý do thì cho Kuki biết với !!!

thật tình mấy cái chữ khoản dự phòng thì dễ hỉu chứ cái Tài Sản và Nợ Tiềm Tàng nghe khó hiểu và mơ hồ quá, em nghĩ chính zì cái mơ hồ đó mà cái thứ lằng nhằng bác nói hướng zô cái rõ ràng là chủ íu

Nói vậy thôi, theo em: Dự phòng đều là NỢ Tiềm Tàng vì chúng đều là nợ phải trả không xác định được thời gian -> các mục đích lằng nhằng của bác trích hướng vào Dự phòng thì cũng tức là Nợ Tiềm Tàng
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

thật tình mấy cái chữ khoản dự phòng thì dễ hỉu chứ cái Tài Sản và Nợ Tiềm Tàng nghe khó hiểu và mơ hồ quá, em nghĩ chính zì cái mơ hồ đó mà cái thứ lằng nhằng bác nói hướng zô cái rõ ràng là chủ íu

Nói vậy thôi, theo em: Dự phòng đều là NỢ Tiềm Tàng vì chúng đều là nợ phải trả không xác định được thời gian -> các mục đích lằng nhằng của bác trích hướng vào Dự phòng thì cũng tức là Nợ Tiềm Tàng

He he , em xem típ mấy đoạn thì nghiệm ra :

1. Đoạn
02. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp để kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, ngoại trừ:
a) Các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thông thường, không kể các hợp đồng có rủi ro lớn;
a) Những khoản mục đã quy định trong các chuẩn mực kế toán khác.
nó thu hẹp đối tượng rùi .

Chỉ những hợp đồng rủi ro lớn
Hợp đồng có rủi ro lớn: Là hợp đồng trong đó có những chi phí không thể tránh được buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
thì mới áp dụng , và

Mấy em khác không bị điều chỉnh là
các công cụ tài chính (bao gồm cả điều khoản bảo lãnh), Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh” , Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”;
Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”;
Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”; khoản dự phòng liên quan đến nguyên tắc ghi nhận doanh thu (Ví dụ: Khoản phí bảo hành) quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.

2. Và chỉ còn lại hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp (kể cả trường hợp ngừng hoạt động)
Tái cơ cấu doanh nghiệp: Là một chương trình do Ban Giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về:
a) Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc
b) Phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhưng mà đừng vội vui nha, cái mà bác nói là rõ ràng thì
VAS18
Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
và Thông tư
1. Một khoản dự phòng: Là khoản nợ không chắc chắn về giá trị thời gian.

Bác có rảnh thì giải thích giúp em nha !!!
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

và Thông tư
Trích:
1. Một khoản dự phòng: Là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian.

1 khoản nợ không chắc chắn về giá trị hoặc về thời gian thì là một khoản dự phòng

em không biết thông tư bác trích trên là thông tư gì ấy bác nhỉ?
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

1 khoản nợ không chắc chắn về giá trị hoặc về thời gian thì là một khoản dự phòng

em không biết thông tư bác trích trên là thông tư gì ấy bác nhỉ?

Số: 21/2006/TT-BTC Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2006


THÔNG TƯ
Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán
ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC
ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Hổng biết thông tư của em với thông tư của bác có khác không nữa ??
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

thật tình mấy cái chữ khoản dự phòng thì dễ hỉu chứ cái Tài Sản và Nợ Tiềm Tàng nghe khó hiểu và mơ hồ quá, em nghĩ chính zì cái mơ hồ đó mà cái thứ lằng nhằng bác nói hướng zô cái rõ ràng là chủ íu

Nói vậy thôi, theo em: Dự phòng đều là NỢ Tiềm Tàng vì chúng đều là nợ phải trả không xác định được thời gian -> các mục đích lằng nhằng của bác trích hướng vào Dự phòng thì cũng tức là Nợ Tiềm Tàng

Em tìm thấy bài này: "Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng" các bác xem và cho ý kiến tiếp nhé :cheers1:
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Em tìm thấy bài này: "Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng" các bác xem và cho ý kiến tiếp nhé :cheers1:

Bài này hữu ích đó , em đọc rồi :hysterical:. Nó giải thích thêm cho đoạn 09 và 10 của Chuẩn mực .

Tóm lại là DN không ghi nhận Nợ tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng; DN chỉ ghi nhận các khoản dự phòng .

Các khoản dự phòng

11. Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
c) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

vậy việc tiếp theo là ta đi vào các yếu tố cấu thành của Khoản dự phòng .
Nghĩa vụ nợ

12. Rất ít trường hợp không thể chắc chắn được rằng liệu doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hay không. Trong trường hợp này một sự kiện đã xảy ra được xem là phát sinh ra nghĩa vụ nợ khi xem xét tất cả các chứng cứ đã có chắc chắn xác định được nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Đọc xong em thấy nôm na là " không có gì là không thể " -> nghĩa vụ nợ cũng vậy . ta chuẩn bị cho nội dung này như thế nào ? theo em thì :

- Review các hợp đồng, cam kết đang thực hiện dỡ dang xem có hoạt động nào đã xảy ra mà có thể dính dáng đến bị kiện tụng không ?

- Các hợp đồng, thỏa thuận đã thực hiện đã được thanh lý hết chưa ?

- Các hành động liên quan đến tái cơ cấu có sinh ra các chi phí sa thải nhân viên, di dời địa điểm ... hay không ?

- Có ai đang kiện mình về nội dung gì đó hay không ?
...

Em mời các bác tiếp ạ !!!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Ví dụ như là 1 DN trong 5 năm qua có doanh thu bình quân 5000tr/ năm và trong quá khứ đã xảy ra khoản nợ không đòi được trung bình 5tr/năm.
Con số này không được dùng làm dự phòng nợ khó đòi cho năm nay.

Nếu có tin 1 DN đang nợ cty 100tr đang bị đâm đơn phá sản.
Ta phải tìm chứng cứ để chắc chắn đến cuối năm nếu có được thanh toán 70tr hay 80tr hay DN đó thực sự không còn tiền vì nợ thuế quá lớn (thuế được ưu tiên hơn ta).

Theo [you] điều này có nằm trong cái "rất ít" của đoạn 12 không?
Theo tôi thì không và ta sẽ lập dự phòng.
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Ví dụ như là 1 DN trong 5 năm qua có doanh thu bình quân 5000tr/ năm và trong quá khứ đã xảy ra khoản nợ không đòi được trung bình 5tr/năm.
Con số này không được dùng làm dự phòng nợ khó đòi cho năm nay.

Nếu có tin 1 DN đang nợ cty 100tr đang bị đâm đơn phá sản.
Ta phải tìm chứng cứ để chắc chắn đến cuối năm nếu có được thanh toán 70tr hay 80tr hay DN đó thực sự không còn tiền vì nợ thuế quá lớn (thuế được ưu tiên hơn ta).

Theo [you] điều này có nằm trong cái "rất ít" của đoạn 12 không?
Theo tôi thì không và ta sẽ lập dự phòng.

He he, có bác tham gia rùi . em tiếp chiêu nha !

Ví dụ của bác cho thấy DN đó có lịch sử về việc không thu hồi được nợ và chiếm khoảng 0.1% doanh thu .
Thực tế cho thấy là năm hiện tại có khoản thu phải thu lớn và rủi ro về "khó đòi" và " giảm sút giá trị " là hiện hữu .
vậy , em đồng ý với bác :
2. Phải lập dự phòng phải thu khó đói .
1. Đâu có dính đến Đoạn 12 đâu bác, đoạn 12 đề cập đến khả năng phát sinh " nghĩa vụ nợ " phải trả mà bác .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Em tham gia tiếp nha !

Đoạn 14 đến 18 sẽ cho ta khái niệm " Sự kiện đã xảy ra " .

Đúng là BCTC chỉ thể hiện khoản nợ náo đó phát sinh từ những nghiệp vụ trước ngày BCTC chứ .

Đoạn 14 đề cập sự kiện ràng buộc : theo em thì nó thường là những nghĩa vụ do Pháp luật bắt buộc hoặc những cam kết nào đó của những DN ( thường bị lãng quên trong các điều khoản của hợp đồng )

Đoạn 17 cũng nêu rõ đôi khi chúng ta chỉ biết có nợ, phải trả mà không nhất thiết phải biết là ai thụ hưởng .

Đoạn 18 cũng nêu rõ những khoản nợ này không cần phải xác định ngay tại thời điểm hiện tại mà là đâu đó trong tương lai .

Trở về thực tế :

- Ta rà soát xem những việc làm chấm dứt hợp đồng trước thời hạn xem có phát sinh nghĩa vụ gì không ? hiện có ai kiện tụng gì ?
- Các hoạt động sản xuất xây dựng có khả năng bị phạt gì về môi trường ? có khả năng gì về buộc tháo dỡ di dời ?
- Các vụ sa thải nhân viên có còn nợ gì về các cam kết ?
...

Mời các bác cho ý kiến của mình !!!
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Hi bác Kuki, hi chị Cạc cạc,

E là thành viên mới, nick của e là TT, tên ở nhà của e là cừu con!:smilielol5:

E ko hiểu lắm về mấy cái này nên e có chút xíu théc méc. Từ "dự phòng" ở đây có phải là dự phòng phải trả ko ạ?! Nợ tiềm tàng thêm vào một số điều kiện sẽ là khoản dự phòng phải trả. Có từ "tài sản tiềm tàng", vậy DN có bao giờ đc lập dự phòng phải thu ko?! Phần trình bài báo cáo tài chính của VAS này, sói "cảm giác" như đối với 2 khoản kia thì doanh nghiệp bắt buộc phải thuyết minh. Còn đối với tài sản tiềm tàng thì ko bắt buộc, mà nếu có thuyết minh thì cũng phải cẩn trọng...
Liệu như vậy có "bất công" cho DN ko?! Thậm chí có thể gây ra thiệt hại cho ng đọc BCTC...

Nhờ bác Kuki đưa ra một vài ví dụ thực tế mà bác đã gặp cho trực quan sinh động nhỉ!
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Hi bác Kuki, hi chị Cạc cạc,

E là thành viên mới, nick của e là TT, tên ở nhà của e là cừu con!:smilielol5:

E ko hiểu lắm về mấy cái này nên e có chút xíu théc méc. Từ "dự phòng" ở đây có phải là dự phòng phải trả ko ạ?! Nợ tiềm tàng thêm vào một số điều kiện sẽ là khoản dự phòng phải trả. Có từ "tài sản tiềm tàng", vậy DN có bao giờ đc lập dự phòng phải thu ko?! Phần trình bài báo cáo tài chính của VAS này, sói "cảm giác" như đối với 2 khoản kia thì doanh nghiệp bắt buộc phải thuyết minh. Còn đối với tài sản tiềm tàng thì ko bắt buộc, mà nếu có thuyết minh thì cũng phải cẩn trọng...
Liệu như vậy có "bất công" cho DN ko?! Thậm chí có thể gây ra thiệt hại cho ng đọc BCTC...

Nhờ bác Kuki đưa ra một vài ví dụ thực tế mà bác đã gặp cho trực quan sinh động nhỉ!
Hic, em cũng đâu có rành vụ này ( nên mới đem ra cho các bác bàn tán nè )
Theo ý em thì :
1. Nó chính là dự phòng phải trả TK 352 đó ( tại vì em nghe ông Thông tư của NN nói vậy ) .
2. Mấy nghiệp vụ này mơ hồ, người nợ còn chưa chắc thì người thu chớ nên ghi nhận ( nguyên tắc thận trọng mà ). Vì sợ nói trước bước không qua nên nói làm gì cho người đọc BCTC mơ mộng về khoản tài sản không chắc chắn .
3. Cty A bị công ty B kiện, mỗi người một lý, nói chung là tá lả ( hợp đồng thì có điểm mơ hồ, có điểm lại chồng chéo nhiều điều kiện điều khoản ) . Cty A thì chưa chắc mình thắng nên mới xem xét kỹ nên có ghi nhận khoản dự phòng hay chỉ thuyết minh như là khoản nợ tiềm tàng . Cty B thì có chắc đâu mà dám ghi nhận tài sản tiềm tàng ( nếu có tức là ghi nhận thêm thu nhập ) . Chưa kể lợi ích kinh tế còn khó nữa vì chưa chắc mình thắng bao nhiêu phần ? có thắng kiện thì lung tung phần hoàn trả, phạt, lãi ...
Vậy để Kuki đọc thêm cái VAS này rồi bàn tiếp nha !!:hurray:
Chúc vui với VAS .
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.

Em đọc bài của bác xong chạy đi kiếm IAS 37 thì thấy định nghĩa :

Một khoản dự phòng là một khoản nợ có giá trị và thời gian không chắc chắn.
Như vậy Thông tư dùng từ ngữ đúng với chuẩn mực quốc tế hơn nhỉ :hurray: Thực ra cần kết hợp cả hai yếu tố giá trị và thời gian thì mới nói lên được đó là khoản nợ tiềm tàng.

Đề tài này hay nhỉ, cayman phải đọc chuẩn mực để theo dõi tiếp mới được :ibbanana:

Em có vài tình huống trong EURO -TAPVIET về vấn đề này trong chuẩn mực kế toán quốc tế, (trong đó gọi là công nợ mập mờ :banghead:), giờ giả sử áp dụng theo chuẩn mực kế toán VN thì sao, các bác cùng thảo luận nhé :

[you] là người quản lý cty SIÊU NHÂN TOÀN CẦU và nhận được thông báo hướng dẫn của cty mẹ về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế số 10 và 37, [you] phải đương đầu với 5 tình huống.

Xin hãy giải thích cách xử lý của [you] cho từng tình huống và lý do giả thích.

Trong trường hợp cần phải diễn giải thuyết minh, hãy chỉ ra những thông tin nào cần được nêu tại thuyết minh BCTC.


* Tình huống 1 : Cty bạn vừa bán loại otô mới vào tháng 11 năm 20x7. Loại otô này, cũng như đối với tất cả các loại xe ô tô mà cty bán ra, được bảo hành trong 1 khoản thời gian là 6 tháng. Thông thường nếu có hư hỏng nhẹ cho các ô tô bán ra trong tháng 11 và 12, chi phí sửa chữa sẽ là 1triệu USD. Nhưng nếu hư hỏng nghiêm trọng, chi phí sửa chữa lên đến 4 triệu USD. Đến ngày 31/12/20x7, không có một lời kêu ca phàn nàn nào về loại ô tô mới này. Liệu có nên lập dự phòng về chi phí bảo hành không, và nếu lập thì sẽ ước tính mức dự phòng như thế nào? Cho biết kinh nghiệm bán hàng trong quá khứ đã chỉ ra rằng 75% sản phẩm bán ra là không hư hỏng, 20% hư hỏng nhẹ và 5% hư hỏng nặng.

* Tình huống 2 : Sau một tiệc cưới vào tháng 10 năm 2007, 10 người tham dự đã chết :sweatdrop:. Cuộc điều tra của các cơ quan cho thấy việc ngộ độc thực phẩm có thể là do thực phẩm của cty sản xuất không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cho đến ngày lập báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc vào 31.12.2007, cuộc điều tra chưa kết thúc. Theo ý kiến các luật sư có thể cty không phải bồi thường một khoản tiền nào. Thế nhưng khi soạn thảo báo cáo năm 2008, chuyên gia pháp lý dựa vào sự tiến triển của cuộc điều tra cho rằng có thể cty phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Em đọc bài của bác xong chạy đi kiếm IAS 37 thì thấy định nghĩa :
Như vậy Thông tư dùng từ ngữ đúng với chuẩn mực quốc tế hơn nhỉ :hurray: Thực ra cần kết hợp cả hai yếu tố giá trị và thời gian thì mới nói lên được đó là khoản nợ tiềm tàng.
Huhu, bác ơi IAS nhà em ( 2006 ) nó cứ là OR , vậy em biết tin vào ai đây ???
Definitions
10. The following terms are used in this Standard with the meanings specified:
A provision is a liability of uncertain timing or amount.
A liability is a present obligation of the enterprise arising from past events, the settlement of which is expected to result in an outflow from the enterprise of resources embodying economic benefits.
-------------------------------------------------------------------------------
cayman nói:
Xin hãy giải thích cách xử lý của [you] cho từng tình huống và lý do giả thích.
Trong trường hợp cần phải diễn giải thuyết minh, hãy chỉ ra những thông tin nào cần được nêu tại thuyết minh BCTC.
* Tình huống 1 : Cty bạn vừa bán loại otô mới vào tháng 11 năm 20x7. Loại otô này, cũng như đối với tất cả các loại xe ô tô mà cty bán ra, được bảo hành trong 1 khoản thời gian là 6 tháng. Thông thường nếu có hư hỏng nhẹ cho các ô tô bán ra trong tháng 11 và 12, chi phí sửa chữa sẽ là 1triệu USD. Nhưng nếu hư hỏng nghiêm trọng, chi phí sửa chữa lên đến 4 triệu USD. Đến ngày 31/12/20x7, không có một lời kêu ca phàn nàn nào về loại ô tô mới này. Liệu có nên lập dự phòng về chi phí bảo hành không, và nếu lập thì sẽ ước tính mức dự phòng như thế nào? Cho biết kinh nghiệm bán hàng trong quá khứ đã chỉ ra rằng 75% sản phẩm bán ra là không hư hỏng, 20% hư hỏng nhẹ và 5% hư hỏng nặng.
Em bắt đầu ngồi đếm thông tin :
1. Trong quá khứ, thực tế đã chứng minh xe hỏng có tỷ lệ là 25%, chi phí bảo hành là có -> nghĩa vụ nợ là có .
2. Thực tế là đã bán xe được 2 tháng -> Sự kiện đã xảy ra cũng đượ xác định .
3. Quá khứ chứng minh Cty tốn từ 1-4 triệu usd cho bảo hành -> Giảm sút lợi ích kinh tế được xác định là có thể
4. 2 tháng chưa có kêu ca nhưng chưa chắc 6 tháng sẽ không có, 33% đoạn đường không che nổi số liẹu 25% hư hỏng , 30 chưa phải là Tết mà :hurray: -> rủi ro vẫn có, nên vẫn phải lập dự phòng .
5. Sau khi thu thập ý kiến các chuyên gia về loại xe mới này thì được biết nó có quy trình sản xuất tiên tiến, khâu kiểm tra xuất xưởng áp dụng quy trình tiên tiến .... nên khả năng bị sự cố lớn là rất nhỏ-> Cty quyết định lấy trị giá 1 tr usd để là căn cứ ước tính giá trị lập dự phòng . Và số lập dự phòng là 2/3 tr ( tại vì đã đi hết 1/3 đoạn đường nhưng chưa thấy khiếu nại :ibbanana:).
Ý em là như thế, không biết ý kiến của các bác ra sao ????:confuse1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Huhu, bác ơi IAS nhà em ( 2006 ) nó cứ là OR , vậy em biết tin vào ai đây ???
Definitions
10. The following terms are used in this Standard with the meanings specified:
A provision is a liability of uncertain timing or amount.
A liability is a present obligation of the enterprise arising from past events, the settlement of which is expected to result in an outflow from the enterprise of resources embodying economic benefits.

Ái chà, đúng là nguyên văn trong IAS 37 là hoặc thật, sory bác vì cái trích dẫn em nêu ở dưới là tài liệu hướng dẫn IAS của World Bank bằng tiếng Việt, chả lẽ dịch từ Anh sang Việt lại khác hẳn thế ư :banghead: Thử xét các trường hợp nhé :

- Nghĩa vụ nợ chắc chắn về thời gian, không chắc chắn về giá trị
- Nghĩa vụ nợ không chắc chắn về thời gian, chắc chắn về giá trị
- Nghĩa vụ nợ không chắc chắn cả về thời gian và giá trị

3 trường hợp trên đều có thể là nợ tiềm tàng ? :ibbanana:

-------------------------------------------------------------------------------

Em đưa tiếp 3 tình huống sau :

* Tình huống 3 : Một diễn viên nổi tiếng năm ngoái mua 1 chiếc xe ô tô được thiết kế đặc biệt loại 2500 của cty trên đường trở về kỳ nghỉ Giáng sinh đã bị tai nạn vào ngày 5/1. Xe bị hư hỏng hoàn toàn và anh ta bị thương nặng.
Một vài ngày trước đây, cty nhận được giấy báo từ tòa án về vụ kiện cty của người diễn viên trên với lý do là phanh của otô, được bảo hành 2 năm, đã không hoạt động và do đó đã gây ra tai nạn này.
Người diễn viên đòi cty phải bồi thường $50,000 cho việc thay xe ô tô khác và $100,000 đối với thuốc, viện phí và phần thu nhập mà anh ta không thu được trong thời gian 1 tuần nằm bệnh viện.
Cty đã xem xét tình hình cùng với chuyên gia tư vấn pháp luật. Các chuyên gia cho rằng cty sẽ không phải bồi thường bất cứ một khoản nào.

* Tình huống 4 : Sau thời gian kiểm toán sơ bộ của bạn, các nhân viên thuế đã đến làm việc với cty để kiểm tra về việ nộp thuế của cty trong 2 năm 20x6 và 20x7.
Vào tháng 12/20x7, cty nhận được thông báo của cơ quan thuế về tổng số thuế truy thu cho năm 20x6 và 20x7 là $500,000.
Cty đã có công văn trả lời cơ quan thuế rằng cty chấp nhận phần thuế đánh giá lại, nhưng khước từ 1 số điểm và không chấp nhận nộp toàn bộ số tiền đã nộp thêm (như nêu trên), nếu cần có thể đưa ra tòa án tối cao. Phần tiền nộp thêm được chấp nhận là $200,000.

* Tình huống 5 : Vào tháng 3/20x8, trước khi công bố các báo cáo tài chính của mình cuối 31/12/20x7, cty nhận được nguồn tin một trong các khách hàng của cty đang ở trong tình trạng khó khăn về mặt tài chính và có thể không có khả năng chi trả các khoản hiện chưa thanh toán.
Khách hàng này đã gặp các khó khăn về tài chính trong năm 20x7, và cty đã lập 1 khoản dự phòng $ 1,600,000 (tương đương 40% số dư của khách hàng đó tại thời điểm 31/12/20x7 là $ 4,000,000).
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

cayman nói:
Thử xét các trường hợp nhé
cayman nói:
- Nghĩa vụ nợ chắc chắn về thời gian, không chắc chắn về giá trị
- Nghĩa vụ nợ không chắc chắn về thời gian, chắc chắn về giá trị
- Nghĩa vụ nợ không chắc chắn cả về thời gian và giá trị
3 trường hợp trên đều có thể là nợ tiềm tàng ? :ibbanana:
Theo em thì nếu hiểu đúng thì sẽ là Nợ tiềm tàng hết cả 3 :happy3:
Thử xét về Tình huống 1
- Thời gian được ước "chắc chắn" rằng khoảng năm kế tiếp thôi , vì thời hạn bảo hành là 6 tháng mà ( chứ không phải viễn vông đâu ra )
- Giá trị đượ ước " chắc chắn " đâu đó từ 1-4 tr nếu số lượng xe bán ra, giá ả vật tư,nhân công bảo hành không thay đổi đột biến .
-> Phải lập dự phòng thôi. Chữ " chắ chắn ' phải được hiểu thoáng lên một tí tùy vào hoàn cảnh cụ thể . Chứ " chắc như bắp " thì làm gì tồn tại chữ " dự phòng " .
Các bác có đồng ý với em không ?
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

cayman nói:
* Tình huống 2 : Sau một tiệc cưới vào tháng 10 năm 2007, 10 người tham dự đã chết :sweatdrop:. Cuộc điều tra của các cơ quan cho thấy việc ngộ độc thực phẩm có thể là do thực phẩm của cty sản xuất không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cho đến ngày lập báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc vào 31.12.2007, cuộc điều tra chưa kết thúc. Theo ý kiến các luật sư có thể cty không phải bồi thường một khoản tiền nào. Thế nhưng khi soạn thảo báo cáo năm 2008, chuyên gia pháp lý dựa vào sự tiến triển của cuộc điều tra cho rằng có thể cty phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Vụ án này hay à nha , em hổng biết nó xảy ra ở nước nào nữa :confuse1::confuse1:
1. Công ty có nguy cơ bị kiện về trách nhiệm sản phẩm . ủa, Công ty đã mua bảo hiểm chưa ? chưa à ? quản lý rủi ro chán quá .
2. Dựa theo diễn tiến của vụ kiện và ý kiến của luật sư ( chắc là của bên bị - Cty ) nên trong BCTC năm 2007, Cty sẽ trình bày như là một khoản nợ tiềm tàng ( vì chưa chắc bị sút giảm lợi ích kinh tế, chưa rõ vụ kiện kết thúc lúc nào ? .... )
3. Đến BCTC năm tài chính 2008, dữ liệu cho thấy khả năng sút giảm lợi ích kinh tế đã dần hình thành, vụ kiện có thể đang đi vào giai đoạn cuối, Cty sẽ phải lập dự phòng . Giá trị lập dự phòng phải dựa trên các yều tố thua kiện có khả năng xảy ra .
Ý kiến của các bác như thế nào ạ ?
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

cayman nói:
* Tình huống 3 : Một diễn viên nổi tiếng năm ngoái mua 1 chiếc xe ô tô được thiết kế đặc biệt loại 2500 của cty trên đường trở về kỳ nghỉ Giáng sinh đã bị tai nạn vào ngày 5/1. Xe bị hư hỏng hoàn toàn và anh ta bị thương nặng.
Một vài ngày trước đây, cty nhận được giấy báo từ tòa án về vụ kiện cty của người diễn viên trên với lý do là phanh của otô, được bảo hành 2 năm, đã không hoạt động và do đó đã gây ra tai nạn này.
Người diễn viên đòi cty phải bồi thường $50,000 cho việc thay xe ô tô khác và $100,000 đối với thuốc, viện phí và phần thu nhập mà anh ta không thu được trong thời gian 1 tuần nằm bệnh viện.
Cty đã xem xét tình hình cùng với chuyên gia tư vấn pháp luật. Các chuyên gia cho rằng cty sẽ không phải bồi thường bất cứ một khoản nào.
Em có ý kiến :
1. Xem xét xem anh ta có tuân thủ đúng chế độ bảo dưỡng theo khuyến cáo của Cty không ?
2. Các chuyên gia của Cty có ý kiến gì về sự cố " cái phanh " , có xác đáng hay không ?
3. Quan điểm của Chuyên gia pháp luật là gì khi tuyên bố không bị trách nhiệm nợ ?
Theo em nếu số tiền 150.000 usd là đáng kệ thì chỉ trình bày như là một sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niện độ .
Không biết ý kiến các bác ra sao ?
 
Ðề: VAS18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

Em bắt đầu ngồi đếm thông tin :
1. Trong quá khứ, thực tế đã chứng minh xe hỏng có tỷ lệ là 25%, chi phí bảo hành là có -> nghĩa vụ nợ là có .
2. Thực tế là đã bán xe được 2 tháng -> Sự kiện đã xảy ra cũng đượ xác định .
3. Quá khứ chứng minh Cty tốn từ 1-4 triệu usd cho bảo hành -> Giảm sút lợi ích kinh tế được xác định là có thể
4. 2 tháng chưa có kêu ca nhưng chưa chắc 6 tháng sẽ không có, 33% đoạn đường không che nổi số liẹu 25% hư hỏng , 30 chưa phải là Tết mà :hurray: -> rủi ro vẫn có, nên vẫn phải lập dự phòng .
5. Sau khi thu thập ý kiến các chuyên gia về loại xe mới này thì được biết nó có quy trình sản xuất tiên tiến, khâu kiểm tra xuất xưởng áp dụng quy trình tiên tiến .... nên khả năng bị sự cố lớn là rất nhỏ-> Cty quyết định lấy trị giá 1 tr usd để là căn cứ ước tính giá trị lập dự phòng . Và số lập dự phòng là 2/3 tr ( tại vì đã đi hết 1/3 đoạn đường nhưng chưa thấy khiếu nại :ibbanana:).
Ý em là như thế, không biết ý kiến của các bác ra sao ????:confuse1:

=4/6*(75%*0 + 20%*1 + 5%*4)

Sao số của e nhỏ hơn số của bác Kuki nhìu thế nhỉ?!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top