+ Thứ nhất: các hộ kinh doanh cá thể bây giờ đều được thuế bán hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp, bạn chỉ cần ký hợp đồng với họ hàng ngày mua lập bảng kê, và định kỳ 15-30 chốt số lượng và họ sẽ xuất cho bạn một hóa đơn kèm bảng kê thu mua hàng ngày, hóa đơn này là hóa đơn thông thường
+ Thứ hai: đối với những mặt hàng mà do người dân tự thân đánh bắt lên bán cho họ thì bạn lập bảng kê thu mua hàng ngày kèm theo chứng minh thư của họ thì vẫn là chi phí hợp lý bình thường
Thủ tục:
- Bảng kê mua hàng hóa hàng ngày
- Chứng minh thư phô tô
- Chứng từ thanh toán: phiếu chi hoặc UNC
Căn cứ:Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.4.Chi phí của doanh nghiệp mua hànghóa, dịch vụ (không cóhóađơn, được phép lập Bảng kê thu mua hànghóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hànghóalà nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hànghóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người đượcủyquyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hànghóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+Thứ ba: Thiết lập danh sách nhà cung ứng:
- Liên hệ tìm kiếm các đơn vị tổ chức, cá nhân tập thể để tìm kiếm nguồn hàng mới sao cho giá rẻ, đảm bảo chất lượng đầu vào => lập các bảng kê danh sách nhà cung cấp đầu vào để thuận tiện công tác liên hệ thu mua : tên mặt hàng, điện thoại liên hệ (di động, bàn…), tên người đại diện để liên hệ…….
- Thiết lập tách biệt danh sách hàng hóa đầu vào mua ngoài chợ và hàng hóa mua ở siêu thị
Phân biệt rõ mặt hàng nào bắt buộc phải có hóa đơn mặt hàng nào có thể lấy ở hộ cá thể lập bảng kê thu mua bởi Thông tư: 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cũng đã trở nên cởi mở và cởi trói cho doanh nghiệp rất nhiều
2.4.Chi phí của doanh nghiệp mua hànghóa, dịch vụ (không cóhóađơn, được phép lập Bảng kê thu mua hànghóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
+Thứ tư: hóa đơn lẻ và hóa đơn theo luật thuế
= > Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn : VAT ( hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục: thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho lưu hành , có hợp đồng, mẫu hóa đơn và thanh lý với nhà in hóa đơn……. và đã được cơ quan thuế duyệt hoặc mua hóa đơn thông thường do cơ quan thuế cấp phát)
=> Hóa đơn lẻ là: Những những hóa đơn không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép DN tự in hay đi in, và những hđ đặc thù, Mà họ tự mua trôi nỗi trên thị trường rồi ghi vào ,dù giá thanh toán lớn hay nhỏ hơn >= 200.000 đ đều ko được bên thuế chấp nhận => Không hợp lệ do đó chỉ xem nó là chi phí kế toán còn với thuế khi quyết toán thuế TNDN cuối năm phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.3.0 : các khoản ko được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 22%
+ Thứ năm: hàng siêu thị và hàng chợ
- Hàng hóa mua siêu thị thì ổn định về giá cả ít có sự biến động còn hàng chợ ngày nhiều giá rẻ và ngày ít giá nâng lên cao, mà giá lên xuống thất thường ko có sự thông báo nào cả, còn siêu thị giá lên thì họ sẽ thông báo cho khách hàng ít nhất là 15-30 ngày về sự tăng giá này chổ nào ngắn thì 7 ngày
- Với siêu thị số lượng hàng hóa luôn nhiều và rồi dào do có trữ đông và bảo quản tốt nên lúc nào cũng sẵn hàng khi cần có thể giao số lượng lớn, còn mua ngoài phụ thuộc trời mua hay nắng và nhiều yếu tố nên khả năng cung ứng thấp
- Việc mua siêu thị giúp giám sát tốt hơn tránh được sự gian lận của người đi thu mua về giá mua vào
- Hàng siêu thị khi chế biến có sảy ra như: ngộ độc, hoặc sự cố với khác hàng còn có người để kiện và họ có khả năng chịu trách nhiệm về việc này cao, còn cá nhân thì ngược lại
= > Kế toán cũng nên binh biến một chút ko phải lúc nào cũng dập khuôn cứng nhắc như khúc gỗ, tượng đá không phải lúc nào cũng chỉ có hóa đơn siêu thị mới là chi phí hợp lý, trường hợp nào luật cho phép thì cứ bám sát theo luật mà làm