VAS17(P1)

Ðề: VAS17(P1)

Vấn đề điều chỉnh chỉ liên quan đến việc trình bày chi phí thuế trên BCKQKD (TK821), không liên quan gì đến nghĩa vụ thuế phái nộp (TK3334).
Năm trước ghi N243/C8211 để điều chỉnh giảm CP thuế, làm cho CP thuế đúng với bản chất của nó. Năm nay phải ghi tăng CP thuế để hoàn nhập để ghi tăng CP thuế, vì CP hiện hành ghi N8211/C3334 chưa phản ánh đúng với CP thuế theo kế toán.

Mình thấy ý kiến của Hientn đúng đó, nhưng cần phải sửa lại chỗ đỏ đỏ một chút thì chính xác hơn, phải là: N243 / C8212.
Đúng không Hientn?
 
Ðề: VAS17(P1)

Không phải mọi khấu hao nhanh quá đều được coi là ước tính hợp lý khi làm kế toán Sẹo à. Khấu hao phải tuân thủ chuẩn mực kế toán

Em chờ mãi câu này . Có một số bác cứ nói khấu hao thoải mái ( cứ nghĩ là có VAS17 nó lo rồi ) -> lệch lạc trong hành xử kế toán lun .
 
Ðề: VAS17(P1)

Vấn đề điều chỉnh chỉ liên quan đến việc trình bày chi phí thuế trên BCKQKD (TK821), không liên quan gì đến nghĩa vụ thuế phái nộp (TK3334).
Năm trước ghi N243/C8211 để điều chỉnh giảm CP thuế, làm cho CP thuế đúng với bản chất của nó. Năm nay phải ghi tăng CP thuế để hoàn nhập để ghi tăng CP thuế, vì CP hiện hành ghi N8211/C3334 chưa phản ánh đúng với CP thuế theo kế toán.

Gã sẹo đã tìm hiểu lại, hoàn toàn nhất trí với ý kiến của đồng chí Hiền.
 
Gã sẹo đã tìm hiểu lại, hoàn toàn nhất trí với ý kiến của đồng chí Hiền.

Good action, good man . he he

vậy là chỉ chờ Ông bà Mod của Box này vô cần phơm nữa là anh em có chung cách nhìn nhận -> Topic thành công :ibbanana:

đã lâu, cũng không đc ai cắn cổ, thêm nữa, thời tiết thay đổi nên chưa đủ chất xám ngâm cứu vụ này, hẹn các bạn sau nhé. Vinh dự quá, mình mới tham gia hôm qua, hôm nay đã có người muốn nhờ chỉ giáo, phổng mũi?
Chắc bác bị mắc lừa vụ [" you"] rùi :hysterical:
Thôi chúng ta tua lại từ đầu nha, đoạn 2 VAS17 nè :
02. Chuẩn mực này áp dụng để kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Rõ ràng nhé, phải tính trên Thu nhập chịu thuế chứ không phải thu nhập thường nha .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: VAS17(P1)

Em mới tham gia diền đàn! Vào ngay vấn đề các bác đang thảo luận để đọc. Mỗi tội đọc xong em càng thấy choáng váng hơn vì khó hiểu quá trời :banginvg1:

Các bác ơi trả lời gấp gấp giúp em câu này với nhé! em xin hậu tạ. Tiêu chí: ngắn gọn, dễ hiểu thôi ạ! (nhắn nhủ thêm 2 ngày nữa em phải bảo vệ tốt nghiệp ạ!) Cứu cứu!!!

- Tại sao lại gọi là chi phí thuế thu nhập DN thay vì là phân bổ từ lợi nhuận chưa phân phối như cách làm cũ ?
- Phân biệt chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại và Tài sản thuế thu nhập hoãn lại!:confuse1:
 
Ðề: VAS17(P1)

Bài viết của các sếp rất hay, ở công ty mình đang có rất nhiều vấn đề liên quan đến nội dung này. Nhân đây mình cũng muốn tham khảo ý kiến các sếp một vấn đề sau.
**** đã kiểm toán xong dự án đầu tư nhà máy gạch men của công ty mình, có một khoản 35 triệu bị xuất toán với nội dung như sau:
Năm 2006 Tổng công ty Thép Việt Nam (đơn vị chủ quản của công ty mình) có cử một đoàn cán bộ đi tham quan các nhà máy gạch ở Châu Âu, đoàn đi tham quan sau này sẽ là bộ khung của nhà máy. Vì quan hệ với địa phương nên Ông Giám đốc công ty mình có mời thêm Ông Bí thư huyện ủy huyện mình đi cùng. Xuất đi của ông bí thư không có trong quyết định của Tổng công ty Thép, chính vì vậy **** xuất toán vì cho là chi phí 35 triệu cho ông bí thư huyện ủy đi cùng là không hợp lệ. Khoản này trước đây được treo Nợ 138 - Tên ông kế toán trưởng cũ, nay giám đốc chuyển sang tên mình để tìm cách "hợp lý hoá". Mình nên làm như thế nào, khó quá .... các sếp ơi giúp mình với (thank a lot)
 
Ðề: VAS17(P1)

Trời. Cái trường hợp của bác liên quan gì đến topic này đâu.
Từ 138 KTT cũ giờ chuyển qua cho bác thì coi như bác "xong" rùi.
Còn làm thế nào nữa trời.
 
Ðề: VAS17(P1)

* Khi nắm rõ chuẩn mực VAS17 thì có thể hiểu và sử dụng được TK821 một cách dễ dàng hơn và vận dụng linh hoạt hơn trong thực tế công việc :ibbanana:



* Các loại chênh lệch vĩnh viễn này kế toán phải loại ra khi quyết toán thuế, đây chính cái làm nên sự khác nhau giữa Lợi nhuận kế toán VS lợi nhuận thuế


Chênh lệch tạm thời này sẽ được đưa vào các TK821,243,347 để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong kỳ của DN hay nói cách khác là ko ảnh hưởng đến số thuế bạn phải đóng trong kỳ => thực tế rất ít người áp dụng cái này.
* Mình đưa ra VD sau để chúng ta cùng thảo luận:
+ Doanh thu thực tế đã phát sinh nhưng chưa kịp xuất hóa đơn(VD hơi ko thực tế) => cần ghi tăng Doanh thu hay nói cách khác là giảm chi phí
=> N243/C8212
+ Khấu hao theo kế toán lớn hơn khấu hao theo chính sách thuế(theo khung mẫu 206)
=> ghi nhận giảm chi phí khấu hao
=>N243/C8212
+ Thời gian khấu hao của kế toán dài hơn mức quy định của thuế (theo 206)
=> ghi nhận tăng chi phí
N8212/C347

* Mong các pác chỉ giáo và thảo luận!!! pác [you] cho ý kiến nhé !!!
A chị e chúng ta nên đơn giản hóa những vấn đề phức tạp!:thumbup:
Thực ra chuẩn mực VN vẫn còn khó hiểu đối với mình!
Để đơn giản hóa mình đã hiểu như sau:
Thứ 1: Sự khác biệt lớn nhất là "Kế toán theo mục đích thuế" khác "Kế toán theo thực tế doanh nghiệp". Nghĩa là doanh thu, chi phí, kết quả của DN khác biệt so với của cơ quan thuế (Chi phí "phong bì-hoa hồng- trích %" và nhiều chi phí khác không được coi là chi phí hợp lý)
Thứ 2: Để hai ông này không còn cãi nhau người ta nghĩ ra VAS 17
- Nếu chính sách kế toán làm doanh nghiệp được lợi => Tăng tài sản: N243/C8212
- Nếu chính sách kế toán làm doanh nghiệp thiệt => ghi tăng nợ phải trả: N8212/C347
- Sau đó điều chỉnh sau, nếu không điều chỉnh được thì bỏ đi cho đỡ mệt:hysterical: "chênh lệch vĩnh viễn"
Trời ơi đau đầu quá:banghead:
 
Ðề: VAS17(P1)

:banghead:banghead::banghead:tôi có ý như thế này xem thêm nhé:
Chuẩn mực thuế TNDN (VAS17)
1. Phương pháp hạch toán TK 821 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành” trong các trường hợp:

a. Doanh nghiệp có lãi trong năm lớn hơn lãi dự tính đầu năm, dẫn đến số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp trong năm. Trường hợp này kế toán phải phản ánh số thuế TNDN phải nộp thêm, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN

b. Doanh nghiệp có lãi trong năm nhỏ hơn lãi dự tính đầu năm, dẫn đến số thuế TNDN phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp trong năm. Trường hợp này kế toán phải điều chỉnh giảm số thuế TNDN phải nộp trong năm, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

c. Trường hợp trong năm doanh nghiệp đã tam nộp thuế TNDN nhưng cuối năm khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh cả năm thì bị lỗ, không phải nộp thuế TNDN cho năm đó. Trường hợp này kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành bằng số thuế TNDN tạm nộp. Số dư bên nợ TK 3334 – Thuế TNDN phản ánh số phải thu thuế TNDN đã nộp ngân sách Nhà nước. Số thuế này sẽ được ngân sách Nhà nước trả lại hoặc đưa cấn trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm sau.

2. Trường hợp ảnh hưởng thay đổi tỷ giá.

Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế của Doanh nghiệp A là 20 triệu. Trong đó, do ảnh hưởng tỷ giá hối đối tăng 2 triệu? Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và hoãn lại như thế nào?

- Chi phí thuế TNDN = (20-2)x28%= 5,04 triệu.
Nợ TK 8211....5.040.000
Có TK 3334....................5.040.000

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 2x28%= 0,56 triệu.
Nợ TK 8212.........560.000
Có TK 347.........................560.000

Nếu ảnh hưởng tỷ giá không phải tăng mà là giảm 2 triệu thì:
Nợ TK 8211.....(20+2)x28%=6,16tr
Có TK 3334.....................(20+2)x28%=6,16tr

Nợ TK 243.........2x28%= 0,56tr
Có TK 8212.....................2x28%= 0,56tr

3. Nhận biết tài sản thuế TNDN hoãn lại (TK 243) và thuế TNDN hoãn lại phải trả (TK 347)

- Khi phát sinh chênh lệch được khấu trừ giữa chi phí tính thuế và chi phí kế toán thì sẽ phát sinh thuế TNDN hoãn lại. Nếu chi phí kế toán > chi phí tính thuế (tức lợi nhuận kế toán < lợi nhuận tính thuế) thì sẽ phát sinh chênh lệch thuế TNDN hoãn lại phải trả (TK 347), còn ngược lại thì tài sản thuế TNDN hoãn lại (TK 243).

VD: Tài sản cố định có giá trị 100tr. Theo kế toán thì khấu hao 10 năm, còn theo thuế thì chỉ khấu hao 5 năm. Và thế là phát sinh chênh lệch giữa chi phí tính thuế và chi phí kế toán, khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ vào các năm tiếp sau đó cho nên gọi là hoãn lại chứ không phải hiện hành.

- Những khoản chênh lệch giữa chi phí kế toán và chi phí tính thuế không được khấu trừ thì cũng không có thuế TNDN hoãn lại.

VD: khoản chi phí bồi thường hợp đồng kinh tế chẳng hạn sẽ không được tính vào chi phí hợp lý chịu thuế và cũng sẽ không được khấu trừ.
--------------------------
Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS17(P1)

* Khi nắm rõ chuẩn mực VAS17 thì có thể hiểu và sử dụng được TK821 một cách dễ dàng hơn và vận dụng linh hoạt hơn trong thực tế công việc :ibbanana:



* Các loại chênh lệch vĩnh viễn này kế toán phải loại ra khi quyết toán thuế, đây chính cái làm nên sự khác nhau giữa Lợi nhuận kế toán VS lợi nhuận thuế


Chênh lệch tạm thời này sẽ được đưa vào các TK821,243,347 để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong kỳ của DN hay nói cách khác là ko ảnh hưởng đến số thuế bạn phải đóng trong kỳ => thực tế rất ít người áp dụng cái này.
* Mình đưa ra VD sau để chúng ta cùng thảo luận:
+ Doanh thu thực tế đã phát sinh nhưng chưa kịp xuất hóa đơn(VD hơi ko thực tế) => cần ghi tăng Doanh thu hay nói cách khác là giảm chi phí
=> N243/C8212
+ Khấu hao theo kế toán lớn hơn khấu hao theo chính sách thuế(theo khung mẫu 206)
=> ghi nhận giảm chi phí khấu hao
=>N243/C8212
+ Thời gian khấu hao của kế toán dài hơn mức quy định của thuế (theo 206)
=> ghi nhận tăng chi phí
N8212/C347

* Mong các pác chỉ giáo và thảo luận!!! pác [you] cho ý kiến nhé !!!

Nếu các bạn đã hoặc đang học VAS17 thì chúng ta cùng làm thử ví dụ này nhé:
Trường hợp 1: (chênh lệch tạm thời) Cty Z có thiết bị với giá 10000. Theo kế toán máy này được khấu hao theo PP đường thẳng trong 5năm. Theo thuế máy này được khấu hao trong 4năm. Giả sử từ năm 1 đến năm thứ 5, cty Z có mức TNCT theo kế toán là 5000, TS 28%. Vậy các bạn hãy tính thuế mà Cty Z phải nộp nhé. (định khoản tất cả các nghiệp vụ)
(trên thực thế thì có thể thuế sẽ bảo là KH nhiều hơn 5n, nhưng để đơn giản hoá chúng ta cứ giả thuyết là như thế, sau đó sẽ là ví dụ khác)
 
Ðề: VAS17(P1)

Không thể có tình huống này được.
Hiện nay theo kế toán hay theo thuế cũng đều tuân thủ QĐ206, do đó không có chuyện kế toán KH 5 năm mà thuế lại tính 4 năm.

Giả sử kế toán (chưa kiểm toán) tính 5 năm mà cán bộ thuế chứng minh rằng TSCĐ đó phải KH 6 hay 7 năm -> kế toán sai chế độ -> sai luật kế toán -< không thuộc CM17.
 
Ðề: VAS17(P1)

Không thể có tình huống này được.
Hiện nay theo kế toán hay theo thuế cũng đều tuân thủ QĐ206, do đó không có chuyện kế toán KH 5 năm mà thuế lại tính 4 năm.

Giả sử kế toán (chưa kiểm toán) tính 5 năm mà cán bộ thuế chứng minh rằng TSCĐ đó phải KH 6 hay 7 năm -> kế toán sai chế độ -> sai luật kế toán -< không thuộc CM17.

Có chứ sao lại không bác.
Không theo 206 nhưng vẫn phù hợp các chuẩn mực kế toán mà.
 
Ðề: VAS17(P1)

Không thể có tình huống này được.
Hiện nay theo kế toán hay theo thuế cũng đều tuân thủ QĐ206, do đó không có chuyện kế toán KH 5 năm mà thuế lại tính 4 năm.

Giả sử kế toán (chưa kiểm toán) tính 5 năm mà cán bộ thuế chứng minh rằng TSCĐ đó phải KH 6 hay 7 năm -> kế toán sai chế độ -> sai luật kế toán -< không thuộc CM17.


Chúng ta giả định là các tác nhân của ngoại cảnh là không có, chẳng qua mình muốn dùng số tiền cụ thể để có thể cho các mem khác hiểu cụ thể hơn thôi, còn nếu các bạn không đồng ý thì có thể cancel cũng được.
Thân chào.
 
Ðề: VAS17(P1)

Cảm ơn tất cả các Bác. Nhờ nghiền ngẫm nội dung thảo luận của các em em đã hiểu ra vấn đề. Nhưng tiện đây em vẫn còn một chút thắc mắc muốn hỏi luôn các Bác: Khoản chênh lênh vĩnh viễn phát sinh không thuộc diện điều chỉnh của VAS 17 thì cái gì điều chỉnh nó, phải chăng đẩy sang 1388 để quy trách nhiệm (ví dụ chi phí tiếp thị quảng cáo cơ quan thuế quyết toán lên 30% tổng chi phí thì xử lý thế nào?)
 
Ðề: VAS17(P1)

theo hien thì làm thế này :
Doanh thu thực tế đã phát sinh nhưng chưa kịp xuất hóa đơn
=> N8212
C243
THEO MINH NGHI LA NHU VAY K BIT CÓ ĐÚNG K VẤN ĐỀ NÀY EM HƠI KHÓ HIỂU MONG CÁC PAC GIẢI THÍCH CHO EM
 
Ðề: VAS17(P1)

Cảm ơn tất cả các Bác. Nhờ nghiền ngẫm nội dung thảo luận của các em em đã hiểu ra vấn đề. Nhưng tiện đây em vẫn còn một chút thắc mắc muốn hỏi luôn các Bác: Khoản chênh lênh vĩnh viễn phát sinh không thuộc diện điều chỉnh của VAS 17 thì cái gì điều chỉnh nó, phải chăng đẩy sang 1388 để quy trách nhiệm (ví dụ chi phí tiếp thị quảng cáo cơ quan thuế quyết toán lên 30% tổng chi phí thì xử lý thế nào?)

Không được VAS17 điều chỉnh thì được luật kế toán điều chính.
Đẩy đi đâu cũng được, vì là vĩnh viễn nên chắc chắn bản thân doanh nghiệp phải chịu thiệt phần vĩnh viễn này. Qui trách nhiệm được thì tốt, không được thì cứ qui cho ông kế toán trưởng, ông kiểm sóat nội bộ, ông ISO, ông CFO hay tốt nhất là cứ qui cho ông BOS. Chấm hết
 
Ðề: VAS17(P1)

Tui xin góp vui tí chút = 1 ví dụ trong thực tế
Các câu sau không được hiểu là đồng nhất vì nó thể hiện trên các TK khác nhau - tuy đôi lúc các khoản này có thể bằng nhau về giá trị
1. Thuế TNDN hoãn lại phải trả - thể hiện trên TK 347
2. Tài sản thuế TNDN hoãn lại - thể hiện trên TK 243
3. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
CP thuế TNDN hiện hành - TK 8211
CP thuế TNDN hoãn lại - TK 8212
4. Nghĩa vụ thuế phải nộp của doanh nghiệp trong kỳ kế toán - "xác định theo luật thuế" - TK 3334
Ví dụ về xử lý và thể hiện thuế TNDN hoãn lại, TS thuế TNDN hoãn lại, Chi phí thuế TNDN hoãn lại trên BCTC riêng
Áp dụng với trường hợp Chênh lệch tỉ giá gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán (31.12) tính vào chi phí hay thu nhập doanh nghiệp trong năm báo cáo
Nhưng luật thuế TNDN lại không cho tính vào CF hợp lệ or thu nhập khi tính thuế TNDN năm báo cáo

Báo Cáo DN theo VSA
Năm 2007
Tổng thu nhập 300,000
Tổng CF DN 280,000
Lãi kế toán 20,000
Lãi Cty con
chuyển lên
Cty mẹ 10,000
CF không hợp lệ
- TK 8111 200
Lãi CLTG gốc
ngoại tệ được
đánh giá lại vào
- 31.12.07 112
TN tính thuế 10,200
CP thuế
TNDN theo KQKD 2,856.00
8211 (2,824.64)
8212 (31.36)

Kết quả 17,144.00

Quyết toán thuế theo Luật Thuế TNDN
Năm 2007
Tổng thu nhập 300,000
Tổng CF DN 280,000

Lãi kế toán 20,000

Lãi Cty con
chuyển lên Cty mẹ 10,000 đã chịu thuế ở Cty con,
Cty mẹ không phải nộp
CF không hợp lệ - TK 8111 200 CF không hợp lệ theo luật thuế bị loại
khi tính thuế
Lãi CLTG gốc ngoại tệ
được đánh giá lại vào
31.12.07 112 TN từ lãi CLTG gốc ngoại tệ cuối kỳ
loại ra khi tính thuế -> tính vào TN
2008 khi TS và công nợ gốc ngoại tệ
tại 31.12.07 đã được thực hiện trong
năm 2008
TN tính thuế 10,088
Số thuế phải nộp NSNN
năm 2007 2,824.64
Kết quả = 17,175.36

Hạch toán:
a) Nợ 911/ Có 8211 = 2,824.64
b) Nợ 911 / Có 8212 = 31.36
c) Nợ 8211 / Có 3334 = 2,824.64
d) Nợ 8212 / Có 347 = 31.36

Sang năm 2008
Báo Cáo KQDK theo VSA
Tổng thu nhập 500,000
Tổng CF DN 450,000

Lãi kế toán 50,000
* Trong đó:
+ Lãi Cty con chuyển lên Cty mẹ 20,000
+ 8111 700
+ Lỗ CLTG - 2008 1,230

TN tính thuế 30,700
8211 (8,596.00)
8211 (36.90) = 1230*3%

Kết quả 41,367.10

Kết quả lũy kế 58,511.10

Quyết toán thuế theo luật thuế
Tổng thu nhập 500,000
Tổng CF DN 450,000

Lãi kế toán 50,000
* Trong đó:
+ Lãi Cty con chuyển lên Cty mẹ 20,000
+ 8111 700
+ Lỗ CLTG - 2007 112 TN từ lãi CLTG gốc ngoại tệ cuối kỳ 31.12.07 tính vào TN chịu thuế năm 2008
+ Lỗ CLTG - 2008 1,230
TN tính thuế 32,042
Thuế TNDN phải nộp năm 2008 = (8,971.76)
Kết quả = 41,028.24
Kết quả lỹ kế = 58,203.60

Hạch toán:
a) Số thuế hoãn lại năm 2007 sang 2008 phải nộp (do các khoản gốc ngoại tệ tại 31.12.07 đã thực hiện)
Nợ TK 347 / Có TK 3334
b) Nợ TK 243 / Có TK 8212 = 1230*25% = 307.5
c) Nợ TK 8212 / Có 243 = 307.5
e) Nợ TK 911 / Có 8211 = 8596 + 1320*3% = 8,632.9
f) Nợ TK 8211 / Có TK 3334 = 8,632.9

Khi để ý sẽ thấy kết quả luỹ kế giữa BCKQKD của DN sẽ chênh lệch với kết quả của quyết toán thuế TNDN = số thuế TNDN hoãn lại or tài sản thuế TNDN hoãn lại
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS17(P1)

Công ty mình đang được miễn thuế ,nếu phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời thì có phải hạch toán vào TK 8212 không?Nếu có thì mức thuế suất áp dụng các khoản chênh lệch này là bao nhiêu?
* Khi nắm rõ chuẩn mực VAS17 thì có thể hiểu và sử dụng được TK821 một cách dễ dàng hơn và vận dụng linh hoạt hơn trong thực tế công việc :ibbanana:



* Các loại chênh lệch vĩnh viễn này kế toán phải loại ra khi quyết toán thuế, đây chính cái làm nên sự khác nhau giữa Lợi nhuận kế toán VS lợi nhuận thuế


Chênh lệch tạm thời này sẽ được đưa vào các TK821,243,347 để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong kỳ của DN hay nói cách khác là ko ảnh hưởng đến số thuế bạn phải đóng trong kỳ => thực tế rất ít người áp dụng cái này.
* Mình đưa ra VD sau để chúng ta cùng thảo luận:
+ Doanh thu thực tế đã phát sinh nhưng chưa kịp xuất hóa đơn(VD hơi ko thực tế) => cần ghi tăng Doanh thu hay nói cách khác là giảm chi phí
=> N243/C8212
+ Khấu hao theo kế toán lớn hơn khấu hao theo chính sách thuế(theo khung mẫu 206)
=> ghi nhận giảm chi phí khấu hao
=>N243/C8212
+ Thời gian khấu hao của kế toán dài hơn mức quy định của thuế (theo 206)
=> ghi nhận tăng chi phí
N8212/C347

* Mong các pác chỉ giáo và thảo luận!!! pác [you] cho ý kiến nhé !!!
 
Ðề: VAS17(P1)

Công ty mình đang được miễn thuế ,nếu phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời thì có phải hạch toán vào TK 8212 không?Nếu có thì mức thuế suất áp dụng các khoản chênh lệch này là bao nhiêu?

Với DN thông thường là 25%.
Đối với DN của bạn thì thường là sau thời gian miễn thuế còn có 1 khoảng thời gian được giảm thuế, theo số đó mà tính.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top