VAS17(P1)

Dragon489

Member
Hội viên mới
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành.

Chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán

Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này được phân thành hai loại liên quan đến thời điểm khấu trừ/tính thuế thu nhập: Chênh lệch vĩnh viễn và Chênh lệch tạm thời.

Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu/chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế hiện hành. Ví dụ Chênh lệch vĩnh viễn do: Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị vượt mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ; Khoản chi phí không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh; Các khoản tổn thất tài sản; … Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS 17.

Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences); và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Quyết định 206); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép nhưng chưa thực chi; … Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17.


Lợi nhuận kế toán (Accounting Profit/Loss)

Theo VAS 17, lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Lợi nhuận kế toán phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng như: chính sách khấu hao; chính sách phân bổ tài sản đã xuất dùng; chính sách ghi nhận doanh thu; chính sách và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành;... Các chính sách này phải được thuyết minh chi tiết trong phần Thuyết minh Báo cáo tài chính.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax Expense or Income)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) được xác định bằng lợi nhuận/lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) nhân (x) với thuế suất. Thông thường, theo Luật thuế của Việt Nam: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) = Lợi nhuận/Lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) X 28%. Khái niệm này rất quan trọng, sau khi ban hành VAS 17, nó đánh dấu bước tiến mới khi coi thuế thu nhập là một khoản chi phí, thể hiện một quan điểm “tài chính” rất rõ rệt. Quan niệm này sẽ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển mạnh, thuế là một yếu tố chi phí quan trọng và tất yếu khi xem xét và ra các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

Thu nhập chịu thuế (Taxable Profit / Tax loss)

Theo VAS 17, Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được). Khoản chênh lệch giữa Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận kế toán chính là các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời đã được đề cập.

Theo Kiemtoan.com
 
VAS17(P2)

Ứng xử như thế nào đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh?

Vấn đề đặt ra là khi phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời, các doanh nghiệp ghi nhận chúng như thế nào trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo phản ánh một cách trung thực và hợp lý nhất tình hình tài chính của mình. Trước khi ban hành VAS 17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, khi phát sinh, được ghi nhận giảm/tăng lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng/giảm thuế thu nhập phải nộp một cách tương ứng. Như vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời được đánh đồng với các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh đúng bản chất của các khoản chênh lệch và làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

VAS 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm thời. Các khoản chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu nhập phải nộp/phải thu trong các kỳ tương lai. Từ đó tạo ra hai khái niệm: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Hai khái niệm này là hai khoản mục được trình bày như là một khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán.

Để hiểu tại sao các chênh lệch tạm thời lại tạo ra tài sản và công nợ ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, chúng ta cần vận dụng Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 để giải thích.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred Tax Asset)

Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 có định nghĩa “Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập trong năm hiện hành so với số liệu kế toán ghi nhận theo các chuẩn mực và chế độ kế toán. Ví dụ: Chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp khiến cho chi phí khấu hao cao hơn so với mức khấu hao quy định bởi chính sách thuế (Quyết định 206), dẫn tới theo cơ quan thuế, thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp năm hiện hành sẽ cao hơn so với số liệu kế toán. Tuy nhiên, những chênh lệch tạm thời dạng này sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp ít thuế thu nhập hơn trong những kỳ tương lai so với số liệu kế toán. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được một lợi ích trong tương lai từ việc nộp một khoản thuế nhiều hơn trong năm hiện hành do các khoản chênh lệch tạm thời tạo ra. Như vậy, khoản thuế đã nộp nhiều hơn này, theo VAS 01, thoả mãn điều kiện ghi nhận như một khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred Tax Liability)

Tương tự như vậy, một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp một khoản thuế thu nhập ít hơn so với số liệu kế toán trong năm hiện hành. Khoản thuế thu nhập chưa phải nộp này sẽ phải trả trong các kỳ tương lai. Như vậy nó thoả mãn điều kiện ghi nhận như là một khoản công nợ trên bảng cân đối kế toán theo định nghĩa công nợ tại VAS 01.

Tại Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành tài khoản 243 và tài khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả tương ứng. Trong Thông tư này, Bộ Tài chính cũng đồng thời bổ sung thêm tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, với 02 tài khoản cấp hai:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Current Tax)

Theo VAS 17, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Deferred Tax)

Chi phí Thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp/thu trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại được tính bằng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại bù trừ với Công nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Chi phí/thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax Expense)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

Sau đây là sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006:

Theo kiemtoan.com.vn
 
Ðề: VAS17(P1)

* Khi nắm rõ chuẩn mực VAS17 thì có thể hiểu và sử dụng được TK821 một cách dễ dàng hơn và vận dụng linh hoạt hơn trong thực tế công việc :ibbanana:

Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu/chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế hiện hành. Ví dụ Chênh lệch vĩnh viễn do: Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị vượt mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ; Khoản chi phí không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh; Các khoản tổn thất tài sản; … Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS 17.

* Các loại chênh lệch vĩnh viễn này kế toán phải loại ra khi quyết toán thuế, đây chính cái làm nên sự khác nhau giữa Lợi nhuận kế toán VS lợi nhuận thuế

Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences); và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Quyết định 206); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép nhưng chưa thực chi; … Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17.
Chênh lệch tạm thời này sẽ được đưa vào các TK821,243,347 để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong kỳ của DN hay nói cách khác là ko ảnh hưởng đến số thuế bạn phải đóng trong kỳ => thực tế rất ít người áp dụng cái này.
* Mình đưa ra VD sau để chúng ta cùng thảo luận:
+ Doanh thu thực tế đã phát sinh nhưng chưa kịp xuất hóa đơn(VD hơi ko thực tế) => cần ghi tăng Doanh thu hay nói cách khác là giảm chi phí
=> N243/C8212
+ Khấu hao theo kế toán lớn hơn khấu hao theo chính sách thuế(theo khung mẫu 206)
=> ghi nhận giảm chi phí khấu hao
=>N243/C8212
+ Thời gian khấu hao của kế toán dài hơn mức quy định của thuế (theo 206)
=> ghi nhận tăng chi phí
N8212/C347

* Mong các pác chỉ giáo và thảo luận!!! pác [you] cho ý kiến nhé !!!
 
Ðề: VAS17(P1)

..Chênh lệch tạm thời này sẽ được đưa vào các TK821,243,347 để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong kỳ của DN hay nói cách khác là ko ảnh hưởng đến số thuế bạn phải đóng trong kỳ => thực tế rất ít người áp dụng cái này.
Câu này em chưa hiểu :confuse1: em cứ tưởng chênh lệch về LN,CP thì phải theo ở bảng riêng, chỉ khi tính ra chi phí thuế hay thuế phải nộp thì mới hạch tóan ??:confuse1:
* Mình đưa ra VD sau để chúng ta cùng thảo luận:
+ Doanh thu thực tế đã phát sinh nhưng chưa kịp xuất hóa đơn(VD hơi ko thực tế) => cần ghi tăng Doanh thu hay nói cách khác là giảm chi phí
=> N243/C8212

Doanh thu thực tế chưa kịp xuất hóa đơn -> DT kế toán > DT thuế
-> Chi phí thuế KT > chi phí thuế Thuế
vậy KT phải thể hiện phần cl chi phí thuế qua một khoản mục nguồn ( khác phải trả CQ thuế ) nên TK cần hạch toán là 347.

ủa, sao em với bác lại ra kết quả khác nhau nhỉ ??:confuse1:
 
Ðề: VAS17(P1)

* Khi nắm rõ chuẩn mực VAS17 thì có thể hiểu và sử dụng được TK821 một cách dễ dàng hơn và vận dụng linh hoạt hơn trong thực tế công việc :ibbanana:



* Các loại chênh lệch vĩnh viễn này kế toán phải loại ra khi quyết toán thuế, đây chính cái làm nên sự khác nhau giữa Lợi nhuận kế toán VS lợi nhuận thuế

Nên đưa các khoản chênh lệch này vào một tk riêng để dễ cho việc tính thuế về sau, ví dụ TK 642 bạn mở để quản lý đến cấp 2: 64211, 6422,... 64218 thì đưa khoản chi phí này vào 642182

Đưa chênh lệch tạm thời vào 64281
Chênh lệch tạm thời này sẽ được đưa vào các TK821,243,347 để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong kỳ của DN hay nói cách khác là ko ảnh hưởng đến số thuế bạn phải đóng trong kỳ => thực tế rất ít người áp dụng cái này.
* Mình đưa ra VD sau để chúng ta cùng thảo luận:
+ Doanh thu thực tế đã phát sinh nhưng chưa kịp xuất hóa đơn(VD hơi ko thực tế) => cần ghi tăng Doanh thu hay nói cách khác là giảm chi phí
=> N243/C8212
+ Khấu hao theo kế toán lớn hơn khấu hao theo chính sách thuế(theo khung mẫu 206)
=> ghi nhận giảm chi phí khấu hao
=>N243/C8212
+ Thời gian khấu hao của kế toán dài hơn mức quy định của thuế (theo 206)
=> ghi nhận tăng chi phí
N8212/C347

* Mong các pác chỉ giáo và thảo luận!!! pác [you] cho ý kiến nhé !!!

Ý kiến của sói về ví dụ của Kid:
Vd về doanh thu:
Chuyện phát sinh và chưa xuất hóa đơn ko fải cần ghi tăng doanh thu mà tạo ra một khoản chênh lệch giữa doanh thu theo cách tính của thuế và doanh thu theo kế toán.
Ex:
Doanh thu trong năm là 1100 trong đó: doanh thu đã xuất hóa đơn là 1000, khoản đủ điều kiện ghi nhận là doanh thu theo chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu là 100,
Thì chênh lệch tạm thời là 100.
Khi đó 100*28% sẽ là khoản đáng lẽ ra DN fải nộp nhưng chưa nộp --> đang nợ của cq Thuế, sang năm xuất hóa đơn sẽ nộp thuế sau. Tk fát sinh: Có 347
 
Ðề: VAS17(P1)

Câu này em chưa hiểu :confuse1: em cứ tưởng chênh lệch về LN,CP thì phải theo ở bảng riêng, chỉ khi tính ra chi phí thuế hay thuế phải nộp thì mới hạch tóan ??:confuse1:


Doanh thu thực tế chưa kịp xuất hóa đơn -> DT kế toán > DT thuế
-> Chi phí thuế KT > chi phí thuế Thuế
vậy KT phải thể hiện phần cl chi phí thuế qua một khoản mục nguồn ( khác phải trả CQ thuế ) nên TK cần hạch toán là 347.

ủa, sao em với bác lại ra kết quả khác nhau nhỉ ??:confuse1:

Khà khà chính vì khác nhau thì cậu mới vào đây mà thảo luận, chứ nếu giống thì anh em ta có gì mà nói nhỉ => đúng rùi dùng TK347

Ý kiến của sói về ví dụ của Kid:
Vd về doanh thu:
Chuyện phát sinh và chưa xuất hóa đơn ko fải cần ghi tăng doanh thu mà tạo ra một khoản chênh lệch giữa doanh thu theo cách tính của thuế và doanh thu theo kế toán.
Ex:
Doanh thu trong năm là 1100 trong đó: doanh thu đã xuất hóa đơn là 1000, khoản đủ điều kiện ghi nhận là doanh thu theo chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu là 100,
Thì chênh lệch tạm thời là 100.
Khi đó 100*28% sẽ là khoản đáng lẽ ra DN fải nộp nhưng chưa nộp --> đang nợ của cq Thuế, sang năm xuất hóa đơn sẽ nộp thuế sau. Tk fát sinh: Có 347
Cảm ơn Sói nhé !!! Vậy cái này theo em là N8212/C347 chi phí thuế TNDN Hoãn lại ? :ibbanana:
 
Ðề: VAS17(P1)

Cảm ơn Sói nhé !!! Vậy cái này theo em là N8212/C347 chi phí thuế TNDN Hoãn lại ? :ibbanana:

Sói chỉ mới nghĩ tới đoạn DN fải trả khoản đó cho cq Thuế nên ghi có 347 chứ chưa bít Nợ cái nào, Kid nhường thêm cho sói một ít cơm chiên thì có khi nghĩ ra cũng nên.

Về mặt kế toán, ông kế toán dở cuốn chuẩn mực ra ngồi đọc ng tắc Matching và cảm thấy uh, tương đương với khoản doanh thu 100 chưa xuất hóa đơn đó thì ngoài việc fải ghi nhận khoản chi phí như về giá vốn, quản lý, bán hàng... tương đương với doanh thu 100 còn fải ghi nhận chi phí thuế 100*28% của khoản doanh thu đó. Như vậy kết quả KD mới đúng đc. Bởi vậy ổng đưa 100*28% vào chi phí ....
Chắc có lẽ là sử dụng TK 8212 đó Kid. Hổng bít có đúng ko nữa, lâu ngày ko cắn cổ ai nên tư duy của sói ko được tỉnh táo lắm.
 
Ðề: VAS17(P1)

Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences); và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Quyết định 206); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép nhưng chưa thực chi; … Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17.

Em thấy việc xác định : chênh lệch tạm thời - mi là ai quan trọng trong việc xác định thuế TNDN hoãn lãi .

Vậy chúng ta có thể đi sâu phân tích các nội dung hoặc tìm thêm ra các khoản sinh chênh lệch tạm thời ( em nghĩ vậy mới thiết thực ):confuse1:
 
Ðề: VAS17(P1)

Sói chỉ mới nghĩ tới đoạn DN fải trả khoản đó cho cq Thuế nên ghi có 347 chứ chưa bít Nợ cái nào, Kid nhường thêm cho sói một ít cơm chiên thì có khi nghĩ ra cũng nên.

Về mặt kế toán, ông kế toán dở cuốn chuẩn mực ra ngồi đọc ng tắc Matching và cảm thấy uh, tương đương với khoản doanh thu 100 chưa xuất hóa đơn đó thì ngoài việc fải ghi nhận khoản chi phí như về giá vốn, quản lý, bán hàng... tương đương với doanh thu 100 còn fải ghi nhận chi phí thuế 100*28% của khoản doanh thu đó. Như vậy kết quả KD mới đúng đc. Bởi vậy ổng đưa 100*28% vào chi phí ....
Chắc có lẽ là sử dụng TK 8212 đó Kid. Hổng bít có đúng ko nữa, lâu ngày ko cắn cổ ai nên tư duy của sói ko được tỉnh táo lắm.

vấn đề này tớ ko hiểu lắm, mấy bác có thể giải thích rõ hơn giúp tớ không ?
 
Ðề: VAS17(P2)

Ứng xử như thế nào đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh?

...

Bác có thể cho em biết thêm nội dung khác biệt của topic này so với Topic VAS17( P1 ) -> nội dung thảo luận được tập trung hơn ạ !!
 
Ðề: VAS17(P1)

Em có thắc mắc :

Năm 2007 em có thuế suất 0%
Tài khoản trả trước cuối kỳ ( có hóa đơn nha ) là 100
Tài khoản trích trước cuối kỳ ( chưa có hóa đơn ) là 300

Năm 2008 em có thuế suất 10%

Vậy trong BCTC năm 2007 , em có tài sản thuế TNDN hoãn lại hay thuế TNDN hoãn lại phải trả hay không ?
 
Ðề: VAS17(P1)

Em có thắc mắc :

Năm 2007 em có thuế suất 0%
Tài khoản trả trước cuối kỳ ( có hóa đơn nha ) là 100
Tài khoản trích trước cuối kỳ ( chưa có hóa đơn ) là 300

Năm 2008 em có thuế suất 10%

Vậy trong BCTC năm 2007 , em có tài sản thuế TNDN hoãn lại hay thuế TNDN hoãn lại phải trả hay không ?

Mạn phép trả lời Ku ni, có gì ko fải mong bác chỉ giáo thêm.

- Khoản trả trước cuối kỳ (có hóa đơn) là 100. Về mặt thuế, nó là chi phí của năm 2007 --> miễn thuế. Khoản này ko làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lãi và TS/Nợ thuế TNDN hoãn lại.

- Tài khoản trích trước cuối kỳ )chưa có hóa đơn_ là 300, về mặt thuế, sang năm có hóa đơn --> về mặt thuế, nó là chi phí của năm tới (chắc chắn phải nộp) Khoản này có làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại. Đại loại là trong nay Chi phí kế toán lớn hơn chi phí theo thuế...

Đứt mạch tư duy rùi, mai sói post tiếp sau nhé
 
Ðề: VAS17(P1)

Nhận được tin nhắn của sói con em xin thảo luận làm rõ vấn đề như sau

Danh sách các tài khoản liên quan:

Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Tài khoản 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Gã sẹo xin đưa ra một ví dụ để các bạn cùng thảo luận và dễ hiểu (chỉ lấy những giá trị cơ bản nhé)
Một công ty trong năm có số liệu sau :
Doanh thu : 1.200.000
Chi phí : 1.000.000
Theo cách nghĩ cũ => thuế TNDN phải nộp là = (1.200.000 – 1.000.000)x28% = 56.000 Hạch toán Nợ 8211/Có 3334 : 56.000.

Tuy nhiên có một số yếu tố mới như sau:

Trường hợp 1: Doanh thu xác định của kế toán khác với doanh thu theo qui định của thuế (có một số lý do)
Doanh thu của kế toán : 1.500.000 (tăng 300.000). Chi phí kế toán tăng tương ứng: 1.200.000 (tăng 200.000).
Như vậy, lợi nhuận kế toán lúc này là = 1.500.000 – 1.200.000 = 300.000.
- Thuế TNDN tương ứng = 300.000 x28% = 84.000

So sánh : 84.000 và 56.000 có sự chênh lệch (vậy phải xử lý thế nào? Câu hỏi được đặt ra).

Suy nghĩ tiếp ta thấy : 3334 (thuế TNDN) phải khớp với số của thuế = 56.000, như vậy bút toán Hạch toán Nợ 8211/Có 3334 : 56.000 giữ nguyên. Trong khi đó khoản phải trả thuế trong năm mà ta xác định với doanh thu và chi phí trên là 84.000. Như vậy phải trả thêm 84.000 – 56.000 = 28.000 (khoản này sẽ phải trả trong tương lai, cụ thể là năm sau).
Khoản này phải trả => vứt tạm vào 347, nó phải có đối ứng => Nợ 8212/Có 347 28.000.

Tiếp đến năm sau: Bởi doanh thu và chi phí ta đã hạch toán năm trước rồi, năm sau còn đâu nữa mà hạch toán. Nhưng khoản doanh thu và chi phí này theo thuế thì năm sau mới phải nộp. Thế là đến năm sau ta chỉ việc hạch toán Nợ 347/Có 3334 28.000. Đến lúc này 347 tất toán, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế lại trùng khớp nhau.

Mai em sẽ viết tiếp ví dụ trường hợp 2 để liên quan tới tài khoản 243, heheheh
 
Ðề: VAS17(P1)

Nhận được tin nhắn của sói con em xin thảo luận làm rõ vấn đề như sau

Danh sách các tài khoản liên quan:

Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Tài khoản 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Gã sẹo xin đưa ra một ví dụ để các bạn cùng thảo luận và dễ hiểu (chỉ lấy những giá trị cơ bản nhé)
Một công ty trong năm có số liệu sau :
Doanh thu : 1.200.000
Chi phí : 1.000.000
Theo cách nghĩ cũ => thuế TNDN phải nộp là = (1.200.000 – 1.000.000)x28% = 56.000 Hạch toán Nợ 8211/Có 3334 : 56.000.

Tuy nhiên có một số yếu tố mới như sau:

Trường hợp 1: Doanh thu xác định của kế toán khác với doanh thu theo qui định của thuế (có một số lý do)
Doanh thu của kế toán : 1.500.000 (tăng 300.000). Chi phí kế toán tăng tương ứng: 1.200.000 (tăng 200.000).
Như vậy, lợi nhuận kế toán lúc này là = 1.500.000 – 1.200.000 = 300.000.
- Thuế TNDN tương ứng = 300.000 x28% = 84.000

So sánh : 84.000 và 56.000 có sự chênh lệch (vậy phải xử lý thế nào? Câu hỏi được đặt ra).

Suy nghĩ tiếp ta thấy : 3334 (thuế TNDN) phải khớp với số của thuế = 56.000, như vậy bút toán Hạch toán Nợ 8211/Có 3334 : 56.000 giữ nguyên. Trong khi đó khoản phải trả thuế trong năm mà ta xác định với doanh thu và chi phí trên là 84.000. Như vậy phải trả thêm 84.000 – 56.000 = 28.000 (khoản này sẽ phải trả trong tương lai, cụ thể là năm sau).
Khoản này phải trả => vứt tạm vào 347, nó phải có đối ứng => Nợ 8212/Có 347 28.000.

Tiếp đến năm sau: Bởi doanh thu và chi phí ta đã hạch toán năm trước rồi, năm sau còn đâu nữa mà hạch toán. Nhưng khoản doanh thu và chi phí này theo thuế thì năm sau mới phải nộp. Thế là đến năm sau ta chỉ việc hạch toán Nợ 347/Có 3334 28.000. Đến lúc này 347 tất toán, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế lại trùng khớp nhau.

Mai em sẽ viết tiếp ví dụ trường hợp 2 để liên quan tới tài khoản 243, heheheh

Bác Gã sẹo nói đúng rồi ( nhưng bác làm ơn cho em xin thêm cái giá vốn của DT 300.000 cho nó ổn lun ) .
Em đang đặt vấn đề 142 và 335 ảnh hưởng đến thuế TNDN hoãn lại ntn ? ( bác giúp em nha )
 
Ðề: VAS17(P1)

Bác Gã sẹo nói đúng rồi ( nhưng bác làm ơn cho em xin thêm cái giá vốn của DT 300.000 cho nó ổn lun ) .
Em đang đặt vấn đề 142 và 335 ảnh hưởng đến thuế TNDN hoãn lại ntn ? ( bác giúp em nha )

Làm tiếp luôn nhé, lần này sẽ diễn giải dễ hiểu để cho nó liên quan tới 243 và sẽ giải thích luôn trường hợp của Kuki nhé.

Vẫn số liệu như trên trích:
Một công ty trong năm có số liệu sau :

Doanh thu : 1.200.000
Chi phí : 1.000.000
Theo cách nghĩ cũ => thuế TNDN phải nộp là = (1.200.000 – 1.000.000)x28% = 56.000 Hạch toán Nợ 8211/Có 3334 : 56.000.

Tuy nhiên lại có một số yếu tố mới như sau:

Do các ông thuế nhà ta bắt tính khấu hao theo đường thẳng, số năm lại do ông quy định nhưng ngược lại ông giám đốc nhà em lại muốn nhanh nhanh để đổi mới. Thế là em khấu hao nhanh, nhưng mà lại nhanh quá.

Với ví dụ trên là tính theo thuế với mức khấu hao bình thường. Nhưng với mức khấu hao nhanh làm chi phí kế toán (theo kế toán tính toán) là 1.150.000 (tăng 150.000)
Vậy lợi nhuận kế toán là : 1.200.000 - 1.150.000 =50.000.
=> thuế TNDN theo tính toán của kế toán là =50.000x28% = 14.000

Thế mà theo thuế lại phải nộp tận 56.000. Lại có chênh lệch giữa 56.000 và 14.000 = 42.000, lại xử lý như thế nào?

Suy nghĩ tiếp ta thấy : 3334 (thuế TNDN) phải khớp với số của thuế = 56.000, như vậy bút toán Hạch toán Nợ 8211/Có 3334 : 56.000 giữ nguyên. Trong khi đó ta đã xác định phải trả thuế 56.000 mà theo kế toán năm nay ta chỉ phải trả 14.000 (khoản này sẽ phải thu trong tương lai, cụ thể là năm sau).
Khoản này phải thu => vứt tạm vào 243, nó phải có đối ứng => Nợ 243/Có 8212 42.000.

Tiếp đến năm sau: Bởi chi phí ta đã hạch toán năm trước rồi, năm sau còn đâu nữa mà hạch toán. Nhưng chi phí này theo thuế thì năm sau mới được tính và tính như thế làm giảm thuế TNDN phải nộp năm sau = 42.000 . Thế là đến năm sau ta chỉ việc hạch toán Nợ 3334/Có 243 42.000. Đến lúc này 243 tất toán, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế lại trùng khớp nhau.

Trả lời luôn Kuki nhé, tất cả 335,142 rồi các tài khoản khác (đầu 1,2,3,4) khi phát sinh tăng giảm mà có liên quan tới chi phí hoặc doanh thu, nó sẽ tạo ra cái gọi là chênh lệch tạm thời. Ví dụ : Nợ 642/Có 142 (liên quan tới 642, tuy nhiên 642 này theo kế toán lại lớn hơn 642 do thuế xác định) => lại có chênh lệch tạm thời và chúng ta lại quay lại xem xét như Gã sẹo đã trả lời ở các mục trên.

Vài lời thô thiển bình loạn, các bác nào chưa hiểu ý em thì mời đàm đạo tiếp
 
Ðề: VAS17(P1)

Gã sẹo xin đưa ra một ví dụ để các bạn cùng thảo luận và dễ hiểu (chỉ lấy những giá trị cơ bản nhé)
Một công ty trong năm có số liệu sau :
Doanh thu : 1.200.000
Chi phí : 1.000.000
Theo cách nghĩ cũ => thuế TNDN phải nộp là = (1.200.000 – 1.000.000)x28% = 56.000 Hạch toán Nợ 8211/Có 3334 : 56.000.
Ví dụ đưa ra của Gã sẹo chưa chặt chẽ: Chỉ có chênh lệch tạm thời mới làm phát sinh thuế hoãn lại, chênh lệch vĩnh viễn thì không.
Thêm nữa là năm sau không phải ghi N347/C3334 mà phải ghi có 8212 để ghi giảm chi phí thuế của năm thứ 2, không ghi giảm số thuế phải nộp.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS17(P1)

Ví dụ đưa ra của Gã sẹo chưa chặt chẽ: Chỉ có chênh lệch tạm thời mới làm phát sinh thuế hoãn lại, chênh lệch vĩnh viễn thì không.

Vâng, đúng vậy, bài của em không đề cập đến chênh lệch vĩnh viễn, hehehe, hôm nào em lại làm một bài về cái gọi là chênh lệch vĩnh viễn, hehehehhe.
 
Ðề: VAS17(P1)

Do các ông thuế nhà ta bắt tính khấu hao theo đường thẳng, số năm lại do ông quy định nhưng ngược lại ông giám đốc nhà em lại muốn nhanh nhanh để đổi mới. Thế là em khấu hao nhanh, nhưng mà lại nhanh quá.
Không phải mọi khấu hao nhanh quá đều được coi là ước tính hợp lý khi làm kế toán Sẹo à. Khấu hao phải tuân thủ chuẩn mực kế toán
Thế là đến năm sau ta chỉ việc hạch toán Nợ 3334/Có 243 42.000. Đến lúc này 243 tất toán, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế lại trùng khớp nhau.
Không được đối ứng giữa 3334 và 243. Theo tình huống trên thì năm sau phải ghi tăng CP thuế TN: N8212/C243.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: VAS17(P1)

Không phải mọi khấu hao nhanh quá đều được coi là ước tính hợp lý khi làm kế toán Sẹo à. Khấu hao phải tuân thủ chuẩn mực kế toán
Không được đối ứng giữa 3334 và 243. Theo tình huống trên thì năm sau phải ghi tăng CP thuế TN: N8212/C243.

Hinh như không được bác ạ, bởi nếu hạch toán Nợ8212/Có 243 thì vô hình chung ta lại tăng thêm chi phí cho năm sau một khoản bằng 42.000 mặc dù khoản chi phí này đã tính vào năm trước. Nếu muốn sử dụng 8212 ở đây thì bác phải điều chỉnh cả bút toán Nợ 8211/Có 3334 trong năm nữa, như vậy nó lại không thống nhất. Hehehehe, bác thử nghĩ kỹ lại xem nào?
 
Ðề: VAS17(P1)

Hinh như không được bác ạ, bởi nếu hạch toán Nợ8212/Có 243 thì vô hình chung ta lại tăng thêm chi phí cho năm sau một khoản bằng 42.000 mặc dù khoản chi phí này đã tính vào năm trước. Nếu muốn sử dụng 8212 ở đây thì bác phải điều chỉnh cả bút toán Nợ 8211/Có 3334 trong năm nữa, như vậy nó lại không thống nhất. Hehehehe, bác thử nghĩ kỹ lại xem nào?
Vấn đề điều chỉnh chỉ liên quan đến việc trình bày chi phí thuế trên BCKQKD (TK821), không liên quan gì đến nghĩa vụ thuế phái nộp (TK3334).
Năm trước ghi N243/C8211 để điều chỉnh giảm CP thuế, làm cho CP thuế đúng với bản chất của nó. Năm nay phải ghi tăng CP thuế để hoàn nhập để ghi tăng CP thuế, vì CP hiện hành ghi N8211/C3334 chưa phản ánh đúng với CP thuế theo kế toán.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top